Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực lãnh đạo & sức chiến đấu của cơ sở đảng cơ quan thuộc đảng bộ ...

Tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo & sức chiến đấu của cơ sở đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh

.PDF
63
1457
94

Mô tả:

Nâng cao năng lực lãnh đạo & sức chiến đấu của cơ sở Đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh
A: Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam.Trong suốt trên 70 năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng đă lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cánh mạng tháng tám năm 1945 thành công, đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc đưa cả nuớc đi lên chủ ngiã xã hội với mục tiêu dân giàu nuớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ Đảng ta là một tổ chức chính trị chân chính duy nhất đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mặc dù có sai lầm, khuyết điểm nhưng Đảng ta biết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, tự phê bình và phê bình để vuơn lên, tự hoàn thiện mình bằng thực tiễn lãnh đạo cách mạng, đổi mới tư duy, nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo để đáp ứng với yêu cầu ngày một cao qua các giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy, trải qua bao khó khăn, phức tạp của các giai đoạn cách mạng, Đảng ta không những đứng vững mà còn khẳng định ngày càng vững chắc vai trò lãnh đạo toàn xã hội, đuợc nhân dân tin yêu và thừa nhận vị trí độc tôn là người lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam. Để xứng đáng với niềm tin của nhân dân, Đảng phải luôn luôn tự hoàn thiện; phải biết học tập, chỉnh đốn và rèn luyện: phải biết nghe tiếng nói của nhân dân, tiếng nói của các tổ chức chính trị – xã hội khác trong và ngoài nước; biết tiếp thu những bài học thành công và thất bại của các đảng anh em và ngay của chính mình, những bài học trên cả ba phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Với tinh thần đó, Đảng ta luôn luôn coi công tác xây dựng Đảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào. Hơn thế, công tác xây dựng Đảng 1 không chỉ được coi là vấn đề thường xuyên mà còn có ý nghĩa cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi đất nước chuyển sang giai đoạn đổi mới, thực hiện kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng mừng về kinh tế – xã hội và nhiều mặt khác. Song, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã tạo ra những tiêu cực khó khăn không nhỏ, đang đặt ra những vấn đề bức xúc ở mọi lĩnh vực, ngay cả trong bản thân tổ chức của đảng và trước hết là ở các tổ chức cơ sở Đảng. ở đó, một bộphận đảng viên thoái hoá, biến chất, phai nhạt lý tưởng, vi phạm kỷ luật; một số tổ chức cơ sở đảng không phát huy được vai trò lãnh đạo của mình; mối quan hệ giữa đảng uỷ cơ sở với lãnh đạo chuyên môn với ban cán sự, đảng đoàn ở các cơ quan không rõ ràng, nhiệm vụ chồng chéo, khó xác định; sinh hoạt đảng bộ, chi bộ thiếu nội dung, xơ cứng với và hình thức; vai trò là hạt nhân chính trị của cấp uỷ bị lu mờ, thiếu sức chiến đấu. Công tác quản lý đảng viên bị buông lỏng; tư tưởng trung bình chủ nghĩa tương đối phổ biến; công tác giáo dục, vận động quần chúng chậm được đổi mới; đội ngũ làm công tác Đảng ở cơ sở chưa được chăm lo đúng mức, trình độ năng lực chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vu.Do đó, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng không chỉ là vấn đề có ý nghĩa thường xuyên, lâu dài mà còn mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá là một Đảng bộ có số Đảng viên tương đối lớn. Đảng bộ Cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá trực thuộc Tỉnh uỷ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ với chức năng, nhiệm vụ tương đối đặc thù do cơ cấu mô hình cụ thể của các cơ quan, đơn vị, ban, nghành, công ty, xí nghiệp thuộc tỉnh quản lý. Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh có ba loại hình tổ chức cơ sở đảng là cơ quan sự nghiệp và doanh nghiệp. Các tổ chức cơ sở đảng cơ quan trong điều kiện hiện giữ một vai trò 2 đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị cuả các nghành cấp tỉnh. Với lý do đó, là một cán bộ công tác tại Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá, tôi nhận thức về sự cần thiết cấp bách phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng cơ quan, cho nên tôi chọn chuyên đề : “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay “. 2. Tình hình nghiên cứu chuyên đề: Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá thành lập ngày 3-11-1988 theo quyết định của Ban Thường Vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá ; là Đảng bộ đượcthành lập hơn 10 năm, mô hình tổ chức còn mới và có những đặc thù rất riêng về choc năng và nhiệm vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu của chuyên đề về tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh cũng là vấn đề còn mới mẻ.Nhiều vấn đề công tác xây dựng Đảng ở loại hình tổ chức cơ sở đảng này còn vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong thực tiễn.Do đó chuyên đề này chỉ nêu ra những nội dung chủ yếu, bước đầu tìm ra giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá. 3. Mục đích nhiệm vụ chuyên đề : Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh, chuyên đề góp phần tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng , nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng cơ quan nói riêng và của Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh nói chung. Từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cơ quan. Đồng thời qua nghiên cứu chuyên đề sẽ giúp cho bản thân phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác của bản thân. 3 Nhiệm vụ của chuyên đề là nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận,thực tiễn và phương pháp nghiên cứu : Các nội dung của chuyên đề được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng. Đồng thời xuất phát từ tình hình cụ thể của các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá, chuyên đề đánh giá thực trạng và nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan. Các nội dung nêu trên của đề tài được trình bày dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng với phương pháp nghiên cứu là kết hợp cả phân tích và tổng hợp, khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm, thu thập tài liệu, kết hợp lý luận với thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm, thu thập tài liệu, kết hợp lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung và yêu cầu của chuyên đề đặt ra. 5. Kết thúc của chuyên đề : Gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, tổ chức thực hiện, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. 4 B. nội dung I/ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan cấp tỉnh thanh hoá là nhu cầu cần thiết cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 1/Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của tổ chức cơ sở đảng. Trong lịch sử nhân loại các tổ chức chính trị, các Đảng chính trị ra đời từ khi có giai cấp, đấu tranh giữa giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ và lực lượng kìm hãm sự tiến bộ. Giai cấp nào cũng phải xây dựng cho mình một tổ chức chính trị, thể hiện sứ mệnh là tham mưu chỉ huy cuộc chiến tranh giành quyền lãnh đạo xã hội, giai cấp công nhân cũng không ngoài quy luật đó. C.Mac và Ph.Ăng ghen đã chỉ ra giai cấp vô sản các nước phải đoàn kết lại, lật đổ chế độ cũ, lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của mình, xây dựng chũ nghĩa xã hội, tiến lên chũ nghĩa cộng sản. Sứ mệnh lịch sử đó là tất yếu khách quan, vì trong nền sản xuất đại công nghiệp chỉ có giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, mới có đủ khả năng lãnh đạo giai cấp khác, đưa xã hội tiến lên trình độ văn minh hơn. Muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân không chỉ đoàn kết lại mà còn phải xây dựng được chính đảng của mình, đó là đội tiên phong được tổ chức chặt chẽ gồm những người ưu tú, là bộ tham mưu vạch ra đường lối, chiến lược, sách lược, vạch ra các mục tiêu cho giai cấp và cho toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo của C.Mác và Ph.Ăng ghen, tổ chức cộng sản đầu tiên. Liên đoàn những người cộng sản đã được thành lập, và hai ông đã khẳng định trong bức thư gửi những nhà lãnh đạo của liên đoàn :”Đảng công nhân phải hoạt động sao cho có tổ chức nhất, thống nhất, độc lập nhất [13,168] biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân [13,173]. 5 Các lãnh đạo đầu tiên của giai cấp công nhân đã chỉ ra vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở đảng ngay từ những năm tháng đầu tiên khi mới hình thành tổ các chức cộng sản. Sau này trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức và tiến hành xây dựng một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân V.I Lê nin đã phát triển tư tưởng đó, chăm lo xây dựng nhằm xác lập vai trò lãnh đạo của các tiểu tổ công nhân dân chủ –xã hội, phát triển các tiểu tổ đó trở thành chi bộ cơ sở trong các nhà máy, công xưởng, những khu dân cư … của Đảng bôn sê vích Nga. Khi cách mạng chuyển sang giai đoạn chuyên chính vô sản, Đảng trở thành lãnh đạo chính trị của toàn xã hội. Xuất phát từ vai trò đó, các tổ chức cơ sở đảng đã tăng lên về số lượng và phong phú về nội dung, phương thức hoạt động. V.I Lê nin viết : “ Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống [11,233]. Vai trò của các tổ chức cơ sở đảng ngày càng quan trọng ở thời kỳ Đảng tập trung sự lãnh đạo của mình vào lĩnh vực kinh tế. Khi chuyển sang lãnh đạo thực hiện chính sách kinh tế mới, V.I Lê nin cho rằng, để giành được thắng lợi trong bứơc chuyển biến chiến lược này, các tổ chức cơ sở đảng có vai trò hết sức to lớn. Do vậy, Người đặt ra vân đề, các tổ chức đảng, các tổ chức Xô Viết “ phải đem hết sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động lớn hơn ở cơ sở [11,279] Kế thừa tư tưởng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã vận dụng vào thực tiễn xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam. Xác định tổ chức cơ sở đảng là cấp tổ chức nền tảng của Đảng, là nơi xuất phát, hình thành cơ sở thực tiễn và lý luận cho những chủ chương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và cũng là nơi tổ chức thực hiện, đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn sinh động của cuộc sống, vật 6 chất hoá nó bằng các mục tiêu cụ thể phục vụ cho đời sống con người, nó là nơi mở đầu cũng là nơi kết thúc: từ thực tiễn cách mạng đặt ra và mục tiêu cách mạng giải quyết. Với ý nghĩa đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng :” Muốn làm nhà cho tốt phải xay dựng nền cho vững “ [16,114] ; ”nền” ở đây theo tư tưởng của người là các chi bộ, đảng cơ sở. Chi bộ, đảng bộ cơ sở vững mạnh trong sạch là yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tổ chức cơ sở đảng không phải là một kháI niệm trùi tượng, nó là một cấp trong hệ thống tổ chức chặt chẽ của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, nó chụi sự chi phối, lãnh đạo của cấp trên; nó phục tùng nguyên tắc tổ chức của Đảng nhưng có vai trò to lớn đối với quá trình hoạt động của Đảng. Tổ chức cơ sở đảng là nơi kiểm nghiệm, đáng giá thực chất sự đúng, sai, thành, bại của phong trào, của đường lối, chính sách của Đảng; tổ chức cơ sở là nơi cơ quan các đảng viên thi hành nhiệm vụ của mình, từ khâu phản ánh hiện thực, yêu cầu của cuộc sống và lãnh đạo giải quyết các yêu cầu đó bằng phương thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng. Xét cho đến cùng, tổ chức cơ sở đảng là nơi kiểm chứng các tiêu chuẩn chân lý. Với vị trí quan trọng như vậy nên chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết luận:” Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt “ [16,149]. Quan điểm, tư tưởng đó đẵ xuyên suốt quá trình phát triển của Đảng, được đại hội toàn quốc lần thứ IV khẳng định và rút ra bàI học kinh nghiệm về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong điều kiện cách mạnh xã hội chủ nghĩa ; các đại hội tiếp theo đã làm phong phú, sâu sắc thêm tư tưởng này. Đại hội Vicủa Đảng nêu rõ : “Những thành tựu đẵ đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có gí trị đều bắt nguồn từ từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng “ [5,114]. 7 Đại hội toàn quốc lần thứ Vi mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng, của,của đất nước dến nay đẵ giành được những thành tựu đáng kể, đồng thời quá trình đó cũng bộc lộ ra những khuyết điểm, yếu kém của Đảng ta,trong đó có trách nhiệm của các tổ chức cơ sở đảng. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới toàn diện đang đặt ra những yêu cầu chất lượng ngày càng cao đối với các tổ chưc cơ sở đảng. Những quan điểm, chính sách của đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội theo hướng dân chủ hoá, phát huy vai trò chủ động,sáng tạo của đơn vị cơ sở, khai thác tốt tiềm năng lao động, tài nguyên cơ vật chất – kỹ thuật … nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân ; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đoạ của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn. Sự nghiệp đó càng đề cao vị trí nền tảng của các đảng bộ cơ sở trong hệ thống tổ chức và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá VI ) đã nêu :”Trong điều kiện chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế cơ sở, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, các tổ chức cơ sở đảng phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị trong các tập thể lao động …”.Với vai trò đó,các đảng bộ cơ sở phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, bảo đảm công cuộc đổi mới được thực hiện trên thực tế ở đơn vị cơ sở ; đồng thời, từ thực tiễn cuộc sống, đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước để hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật. Lý luận và thực tiễn chứng minh, dù ở giai đoạn nào trên con đường phát triển của cách mạng do Đảng lãnh đạo, với vị trí nền tảng của mình, các đảng bộ cơ sở luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là người đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng được tổ chức thực có kết quả ở đơn vị cơ sở và là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành xây dựng nội bộ Đảng. Đất nước đang đứng trước thời cơ và vận hội lớn nhưng đồng thời cũng đang gặp khó khăn, thác thức không nhỏ, vì vậy tình hình đặt ra cho toàn Đảng,toàn dân phải vượt qua những khó khăn và thách 8 thức để chip lấy thời cơ giành lấy vận hội. Đảng phải kiên trì mục tiêu cách mạng, khắc phục khó khăn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, và trước hết là ở các tổ chức cơ sở đảng để xứng đáng với vị trí, vai trò là hạt nhân chính trỉ các đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức xã hôI nước ta.Vị trí, vai trò hạt nhân chính trị thực chất là sự lãnh đạo toàn diện, là bằng thực tiễn của mình lãnh đạo mọi tổ chức đoàn thể, lãnh đạo mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, đảm bảo cho đường lối đổi mới trở thành thực tiễn sinh động trong đời sống ; và đồng thời, từ thực tiễn cuồc sống đóng góp vào quá trình hoàn thiện đứng đắn, đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac –Lê nin, hơn 70 năm qua,thực tiễn sinh đông trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng ta, cả lúc chưa giành chính quyền cho đến khi trở thành một Đảng cầm duy nhất như ngày nay, đã chỉ ra rắng :Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, ở đâu và mục tiêu cụ thể gì, các tổ chức cơ sở đảng luôn luôn là hạt nhân chính trị, giữ vai trò toán diện, đảm bảo cho đường lối chính sách của Đảng được thực hiện cí kết quả, đảm bào cho mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân luôn luôn gắn bó mau sthịt với nhau, đảm bảo cho Đảng luôn luôn khẳng định vị tri lãnh đạo toàn xã hội. 2/ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. *Năng lực lãnh đạo : Năng lực trước hết là khả năng hiện thực, sẵn có của chủ thể thể thực hiện mặt hoạt động nào đó, khả năng hoàn thành một công việc hay khả năng biến các yếu tố, các điều kiện đã có của tư duy trở thành hiện thực ( lời nói hay việc làm ). Năng lực tư duy hay năng lực hành động đều là một khả năng có thật, có thể trở thành hiện htực nếu con người “ vật chất hoá ” bắng các thao tác quy luaatj của tư duy, ý thức hay thực tiễn. 9 Năng lực lãnh đạo của Đảng cũng xuất phát từ khẳ năng thực tế đó, nó bao hàm “ khả năng “ và “ thực hiện “. Năng lực lãnh đạo của Đảng bao gồm nhiều nội dung : năng lực lãng đạo, chỉ đạo thực hiện đướng lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết và chỉ đạo thực hiện nó. Năng lực đề ra đương lối, chủ trương của Đảng :Đó là một khả năng thực tế được cụ thể hoá bằng việc xây dựng các cương lĩnh, đường lối, chủ trương chiến lược.Cương lĩnh, đường lối, chủ trương chiến lược bao quóat, định hướng cho cả một thời kỳ lịch sở tương đồi dài ; đòi hỏi phải nghiên cứu, am hiểu rất nhiều lĩnh vực để tổng kết, kháI quóat, đưa ra các vấn đề và giải đáp nó với quan điểm lớn, tổng thể ; nó không chỉ trong phạm vi hẹp mà rất rộng lớn về không gian, về thời gian - đó là không gian quốc gia, và quốc tế và thì gian thường là một giai đoạn hay một thời kỳ lịch sử ; quy mô và nội dung bao gômg tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế xã hội, dân tộc trong và ngoài nước, đướng lối, cương lĩnh chi phối cả dân tộc, và cao hơ, ảnh hưởng đến dân tộc khác. Trong lịch sử hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực đè ra đường lối đúng đằn, lãnh đạo nhân dân ta đứng lên lật đổ chế độ cũ, đánh dưởi bọn xâm lược, giành độc lập dân tộc, đưa đất nước đi lên chũ nghĩa xã hội vứi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bắng văn minh. Năng lực xây dựng nghị quyết của Đảng : Đó là những vấn đề đã được nghiên cứu, xem xét, thảo luận của một tập thể ( tổ chức đảng,Ban chấp hành các cấp ) và đi đến quyết định thực hiện. Nghị quyết gồm nhiều loại và có các mức khác nhau : Từ cấp chi bộ đến cấp trung ương ; các loại nghị quyết đều mang dấu ấn của trí tuệ, ý chí của tập thể, dù trực tiếp hay gián tiếp đều tham gia vào quá trình ra quyết định thực hiện, giải quyết những vấn đề đặt ra trong quà trình lãnh đạo của Đảng. Có nghị quyết lớn 10 của Trung ương phải giải quyết những vấn đề trọng của đất nước trong một giai đoạn lịch sử quan trọng ; cũng có nghị quyết chỉ giải quyết một việc của một người (khai trừ hay kết nạp ).Dù nghị quyết ở trong phạm vi, mức độ nào cũng đòi hỏi kiến thức, trình độ, tư duy, lý luận và thực tiễn cao của tập thể lãnh đạo từ chi bộ đến Ban chấp hành Trung ương. - Năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng là khả năng nắm bắt, am hiểu các vấn đề thuộc phạm vi đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết đề ra, đồng thời biết cách tổ chức, xây dựng điều kiện, huy động và bố trí lực lượng có biện pháp đúng để triển khai thực hiện có kết quả những chương trình, kế hoạch đặt ra của nghị quyết. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng hơn 70 năm qua, Đảng ta đã trưởng thành lớn mạnh. Thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, những thành tựu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả của việc đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối và các nghị quyết ấy. Năng lực tổ chức thực hiện gồm nhiều vấn đề, trong đó có năng lực đề ra và tiến hành phương pháp cách mạng, phương phap tổ chức thực hiện thắng lợi các kế hoạch, mục tiêu đề án ; trong đó các vấn đề tổ chức huy dộng lực lượng, tạo dộng lực cách mạng và các biện pháp cách mạng. Những vấn đề chủ yếu nêu trên đều thuộc phạm trù năng lực lãnh đạo của Đảng, trong đó có các năng lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng. *Sức chiến đấu : Sức chiến đấu của Đảng là sức mạnh thực tế của tổ chức Đảng, bao gồm cả “ nội lực” và “ngoại lực” mà tổ chức Đảng huy động được ; là khử năng phát huy tính tiền phong để tiến công ; là khả năng đề kháng có hiệu quả mọi nguy cơ trái với tôn chỉ mục đích của Đảng, là khả năng chống lại có hiệu quả mọi sự tấn công của kẻ thù nhằm mục đích bảo vệ tổ chức Đảng , bảo vệ mọi vai trò lãnh đạo, uy tín, thanh danh, đường lối, chủ trương, bảo vệ đảng viên của Đảng ; bảo vệ 11 thành tranh trên moị mặt trận, trên mọi lĩnh vực tí qủ cách mạng mà Đãng đã lãnh đạo nhân dân giành được qua các cuộc đấu. Sức chiến đấu của Đảng được thể hiện ở mọi cấp từ Trung ương đến các chi bộ và đảng viên, được thể hiện ở trí tuệ, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, ở ý thức tự giác, tính tiền phong, tính kỷ luật,đức hy sinh v.v… Sức chiến đấu của Đảng được thể hiện ở mọi lĩnh vực, trên các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tư tưởng,văn hoá v.v… nó diễn ra không chỉ ở bên ngoài mà còn diễn ra ngay trong nội bộ Đảng. Bởi vì,là một tổ chức chính trị hoạt động trong xã hội nên tổ chức Đảng cũng tất yếu phản ánh vào trong bản thân nó những mâu thuẫn của xã hội, những đặc điểm của các giai đoạn lịch sử mà nó đã trảI qua nhất lả những mâu thuẫn, những đặc điểm xã hộitừ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng là tất yếu khách quan, vì cũng như mọi đảng chính trị xã hội khác, Đảng ta là một cơ thể chính trị xã hội sống động không ngừng vận động phát triển, không ngừng phải đấu tranh giữa cái tiên tiến và lạc hậu, giữa tích cực và tiêu cực …để vươn lên. chỉ có khác là, đối với Đảng ta, đấu tranh nội bộ không phải cuộc dấu tranh nhằm giải quyết những vấn đề nội bộ.Đấu tranh để đi đếnthồng nhất và đoàn kết nội bộ. Đấu tranh để loại trừ những tư tưởng, hành động phi cộng sản.Đấu tranh để chống lại những hành vi, những biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luận. Đấu tranh để loại trừ những biểu hiện thoáI hoá, biến chất, những biểu hiện tiêu cực khác. Tất cả các cuộc đấu tranh trên mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn, bất cứ phạm vi nào đều thể hiện sức chiến đấu của Đảng. Thông thường, cuộc đấu tranh thắng lợi giòn giã, to lớn là biểu hiện sức chiến đấu cao, sức mạnh lớn. Song, cũng có thể sức chiến đấu cao nhưng không giành được thắng lợi thì đó lại phải hiểu rằng : Lực lượng, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng chưa đủ để đi đến thắng lợi. 12 Vì vậy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là hai phạm trù, hai nội dung có quan hệ biện chứng, qui định lẫn nhau. Mối quan hệ này liên quan chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh của Đảng. Có thể nói năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng như là tài và đức của con người, không thể thiếu mặt nào nếu con người muốn làm nên sự nghiệp lớn. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu là hai mặt chủ yếu tạo nên sức mạnh của Đảng. Sức mạnh này được hội tụ từ mỗi đảng viên, từ mỗi chi bộ, từ tổ chức cơ sở đảng, từ các cấp đảng hợp lại ở Ban chấp hành Trung ương, toàn Đảng thành sức mạnh lớn làm nên sự nghiệp cách mạng lớn trong hơn 70 năm qua của Đảng ta. Với ý nghĩa đó, nâng cao năng lực lãnh đạo và sứ chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn Đảng cũng như đối với các tổ cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá. 3. Vị trí, vai trò, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh thanh hoá. * Vị trí,vai trò của các cơ quan cấp tỉnh ( các sở, ban, nghành ): Các cơ quan cấp tỉnh ( các sở, ban, nghành cấp tỉnh ) là đầu mối trung tâm lãnh đạo của một nghành địa phương ( cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các nghành ở địa phương ; đồng thời dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân cấp trên theo nghành dọc của Trung ương ( các bộ, cơ quan ngang bộ và Chính phủ …). Nó giữ mối liên hệ trực hiện trực tiếp và đảm bảo sự lãnh đạo của Trung ương, của tỉnh đối với toàn bộ hoạt động của nghành đó tại địa phương ; chụi trách nhiệm tham mưu cho Trung ương, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về các chủ trương, biên pháp lãnh đạo của hoạt động của nghành. Trong quá trình phát triển, trưởng thành của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cũng như các cơ quan, ở các cấp, các cơ quan tỉnh được hoàn thiện dần về tổ chức và biên chế, được tăng cường, nâng cao về chât lượng – bao gồm một đội ngũ 13 cán bộ có năng lực chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản và hiểu biết thực tiễn phong phú. Với vị trí, vai trò, chức năng như vậy, thì hoạt động của bất kỳ một cơ quan cấp tỉnh nào cũng đều có tác động không nhỏ đến nhiệm vụ của toàn tỉnh, nhất là đối với các nghành then chốt. Xuất phát từ đặc điểm đó, tổ chức cơ sở đảng ở các cơ quan lại càng có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ chính trị. *Vị trí,vai trò của các tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh. Tổ chức cơ sở đảng cơ quan là hạt nhân chính trị lãnh đạo, đảm bảo cho các quan điểm, đường lối, chính sách, các chủ trương kế hoạch công tác của Trung ương, của tỉnh, của nghành được nhận thức đúng và cụ thể hoá phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng còn thể hiện ở những nét đặc trưng của cơ quan :là nơi tập trung nhiều cán bộ, đảng viên có chất lượng cao ; nơi tập trung tư duy trí tuệ của mỗi nghành, nhất là cơ quan chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các tập thể chính trị xã hội. Mọi tư duy, hành động đúng, sai,tốt, xấu đều từ hạt nhân chính trị này xuất phát, lan tỏa đến mọi nơi của địa phương, tác động vào thực tiễn cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư trên toàn tỉnh ; đôi khi còn ảnh hưởng ở phạm vi rộng lớn hơn trên địa bàn cả nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, tổ chức cơ sở đảng với vai trò hạt nhân chính trị không chỉ phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên, làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ma còn đóng vai trò hạt nhân trong việc giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên ; kiểm tra đảng viên chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng ; kiểm tra đảng viên là thủ trưởng cơ quan trong phạm vi chấp hành đường lối, chính sách của đảng 14 và nhà nước, làm công tác tổ chức và cán bộ trong phạm vi cơ quan ; đấu tranh chống mọi quan điểm, tư tưởng và hành vi sai trái đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống các tệ nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng dưới mọi hình thức. *Đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuôc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá. Vào những năm cuối của thập kỉ 80, tình hình thế giới diễn ra vô cùng phức tạp : Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đang đứng trước nguy cơ sụp đổ không thể tránh khỏi, phong trào cộng sản lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, các thế lực phản động nhân cơ hội này tiếp tục thổi bùng lên ngọn lửa thù địch, điên cuồng chống phá chủ nghia xã hội là các Đảng Cộng Sản. Ơ trong nước sau đại hội toàn quốc lân thứ VI ( 1986) Đảng ta băt đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện với khâu đột phá là đổi mới tư duy kinh tế, xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu trước mắt là đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, ổn định tình hình chính trị – xã hội giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh , Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm ( khoá VI ), về công tác xây đựng Đảng đã nêu lên những yêu cầu cấp bách về kiện toàn tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tập trung, thống nhất ở mọi nghành , mọi cấp, mọi địa bàn hoạt động. Thực hiện tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã quyết định giải thể 4 Đảng bộ khối : khối dan chính đảng, khối kinh tế, khối nông nghiệp, khối văn xã, ra quyết định số 225 QĐ/TCTU, ngày 3/11/1988, thành lập Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá. +Về tổ chức: 15 Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, đến nay Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá có 72 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 45 tổ chức cơ sở đảng là đảng bộ và 27 chi bộ ; khối cơ quan có 57 tổ chức cơ sở đảng, khối sự nghiệp có 5 tổ chức cơ sở đảng và khối doanh nghiẹp có 10 tổ chưc cơ sơ đảng. Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là 4.038. Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh ra đời trên cơ sở vận dụng những quy định của Điều lệ Đảng ; là Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng ở các đảng bộ, chi bộ thuộc các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh. Từ thực tế, Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh có những đặc điểm chủ yếu sau : -Một là : Đảng bộ không có hệ thống tổ chức nhà nước ( chính quyền ) cùng cấp.Đặc điểm nổi bật này đã tác động có tính chất chi phối chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Đảng bộ. -Hai là: Là một Đảng bộ bao gồm các tổ chức cơ sở đảng nằm trong đơn vị cơ quan cấp tỉnh, nhiều dơn vị giữ vai trò trọng yếu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, đoàn thể và nội chính ; những cơ quan đơn vị này có nhiệm vụ vừa là tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, vừa tổ chức chỉ đạo thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh. Do vậy, tổ chức cơ sở Đảng bộ có vai trò quan trọng ; mọi hoạt động đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp trên phạm vi toàn tỉnh. - Ba là: Về cán bộ đảng viên ; Đảng bộ có nhiều đồng chí lãnh đạo các nghành, nhiều đồng chí tỉnh uỷ viên tham gia sinh hoạt trong Đảng bộ. Đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung có trình độ học vấn, chuyên môn,chính trị tương đối cao so với mặt bằng trong tỉnh. Đặc điểm này đòi hỏi cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực và phương pháp công tác thì mới đáp ứng dược yêu cầu nhiệm vụ. Tỉnh uỷ Thanh Hoá có 27 huyện, thị, thành và 11 đảng uỷ trực thuộc, có 1.628 tổ chức cơ sở đảng và 144.093 đảng viên trong đó Đảng bộ Cơ quan Cấp 16 tỉnh được xác định có vai trò quan trọng nổi bật với nhiệm vụ bao quóat là lãnh đạo và trực tiếp quản lý các tổ chức cơ sở đảng ban, nghành cấp tỉnh. Mặc dù không quản lý hệ thống chính quyền cùng cấp nhưng với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao. Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh đẵ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong hơn 10 năm qua ; góp phần không nhỏ vaòa thành tựu kinh tế, chính trị,xã hội, quốc phòng –an ninh của tỉnh trong đó có sự đóng góp quan trọng của các tổ chức cơ sở đảng cơ quan của Đảng bộ. Tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ cơ quan Cấp tỉnh cỏ 57 đợn vị gồm 33 đảng bộ và 24 chi bộ cơ sở với 2.913 đảng viên chiếm 72% số đảng viên trong toàn Đảng bộ ; khác với một số tỉnh, thành là Đảng bộ cơ quan Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh không trực thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh và cũng khác với Đảng bộ dân chính đảng trước đây. Cơ quan Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn và đủ, đáp ứng với yêu cầu hoạt động gồm ba ban chuyên môn là : Ban tổ chức,Ban tuyên giáo,Uỷ ban kiểm tra và Văn phòng Đảng uỷ với 21 biên chế chính thức (và 3 biên chế làm cán bộ chuyên trách đảng ở Đảng bộ cơ sở lớn ). + Về cán bộ: Cán bộ là đảng viên của Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh nói chung có trình độ chuyên môn, lý luận tương đối cao và cán bộ làm công tác Đảng nói riêng trong những năm gần đay cũng được nâng lên rõ rệt ; xu hướng bố trí, bầu chọn cán bộ vào Ban chấp hành các tổ chức cơ sở đảng cũng được nâng cao dần về chất lượng. Đại hội nhiệm kỳ các tổ chức cơ sở đảng năm 1998 cho they xu hướng bầu chọn các đồng trí vừa có năng lực, trình độ vừa đảm nhiệm các trọng trách về chuyên môn, chính quyền ; thông thường các đồng chí Phó giám đốc sở, ban, nghành làm bí thư ; hạn hữu có đồng chí trưởng phòng làm bí thư nhưng là những đồng chí thừc sự có năng lực và uy tín.Đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng của Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh còn phải kể đến 22 đồng chí là Tỉnh uỷ viên sinh hoạt trong Đảng bộ 17 (trong tổng số 51 đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Tỉnh ) ;50 đồng chí vừa làm trưởng nghành vừa làm Bí thư Ban cán sự, đảng đoàn và 100 đồng chí là phó nghành, đây là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh. + Về Đảng viên: Đặc điểm nổi bật của đảng viên khối cơ quan là trình độ, năng lực cao hẳn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh ; và ngay cả trong Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh, đảng viên khối cơ quan cũng cao hơn các khối khác về trình độ năng lực nói chung. Số đảng viên khối cơ quan là 2913 đồng chí chiếm 55,8% cán bộ công nhân viên của khối cơ quan ; số đông có trình độ chuyên môn đại học, trình độ trung cấp lý luận trở lên ; cơ cấu cán bộ dần đáp ứng theo tinh thần đổi mới công tác cán bộ mà Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba ( khoá VIII ) đặt ra về các mặt : trình độ, năng lực, phẩm chất, độ tuổi, giới tính … Do tính chất nhiệm vụ, đảng viên khối cơ quan thường ổn định vế mặt tổ chức, do vậy tuổi đời trung bình thường cao hơn các khối doanh nghiệp và sự nghiệp ; một ssó tổ chức cơ sở đảng có hiện tượng “ lão hoá” về tuổi bình quân mặc dù số đảng viên kết nạp hàng năm có tăng lên. II/ thực trạng năng lực lãng đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh thanh hoá. 1/ Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh thanh hoá. Việc thành lập Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng của của các nghành cấp tỉnh, phát huy khả năng lãnh đạo chính trị, chuyên môn và sức chiến đấu của cán Đảng Bộ chi bộ cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Để htực hiện nhiệm vụ tỉnh giao cho, Ban Chấp hành Đảng bộ khoá II đã xây dựng chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ trình ban thường vụ tỉnh uỷ phê duyệt để thực hiện gồm những nội dung sau : 18 - Chụi trách nhiệm trước Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng đường lối chính sách của Đảng cho đội ngũ cán bộ đảng viên, thương xuyên kiểm tra đảng viên thực hiện nhiẹm vụ và điều lệ Đảng. -Xây dựng các đảng bộ, chi bộ và các tổ chức quần chúng trong sạch vững mạnh, thực sự là người lãnh đạo về chính trị, chuyên môn có hiệu quả, chất lượng cao, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị tong đơn vị. -Đề xuất với Tỉnh uỷ những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế –xã hội, về công tác xây dựng đảng : chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng Đảng.Đề xuất với Tỉnh uỷ về lập cán bộ kế cận, về bố, đề bạt, thực hiện chính sách, xử lý cán bộ thuộc diện cán bộ Tỉnh uỷ quản lý. Chức năng nhiệm vụ của Đảng bộ Cơ quan Cấp gồm ba nội dung cơ bản như trên, quy định vị trí, vai trò quan trọng của Đảng bộ, đảm bảo cho Đảng bộ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác thông qua hệ thống tổ chức đảng các cấp, thông qua đội ngũ cán bộ đảng viên của mình trên tổng vị trí công tác. Vấn đề quan trọng nhất trong quá trình thực hiện vai trò,thực hiện nhiệm vụ là Đảng uỷ đã cuj thể hoá được chức năng, nhiệm vụ thành các nghị quyết đứng đắn, sát hợp với thực tiễn của Đảng bộ và nhiệm vụ Tỉnh uỷ giao cho. Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh luôn coi trọng cả ba mặt công tác về chính, tư tưởng và tổ chức đối với tổ chức cơ sở đảng, nên đã xây dựng thành các mục tiêu chủ yếu sau đây : -Đảng bộ, chi bộ lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. - Quán triệt, làm cho đảng viên và quần chúng thông suốt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Chấp hành nghiêm túc nguyên tác tổ chức và sinh hoạt Đảng, lấy nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh là công tác trọng tâm trong quá trình hoạt động. 19 Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh đã luôn luôn chủ động nắm bắt tình hình các tổ chức cơ sở đảng, trong đó có các tổ chức cơ sở đảng cơ quan, đề ra các chủ trương biện pháp, kế hoạch, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng liên tục đẩy mạnh các hoạt động xây đảng thông qua các đợt sinh hoạt chính trị lớn như học tập, quná triệt và thực hiện bàI nói : “ Giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết ngăn chặn vô tổ chức, vô kỷ luật “ của đồng chí tổng bí thư Đỗ Mười tại hội nghị cán bộ toàn quốc họp ngày 16/4/1992,các nghị quyết Trung ương ba ( khoá VII ) về đổi mới và chỉnh đồn đảng, chỉ thị số 14 của Ban bí thư Trung ương Đảng ( khoá VII ) về tự phê bình đối với cán bộ chủ chôts ( từ cấp huyện, thị trở lên ), nghị quyết Trung ương sáu, lần 2 ( khoá VIII ) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong conog tác xây dựng đảng, … Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh đã chỉ đạo cho các tổ chức cơ sở đảng xây dựng Quy chế hoạt động trong đó bao gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ cụ thể giữa lãnh đạo chuyên môn, Ban cán sự, đảng đoàn và các tổ chức đoàn thể với cấp uỷ cơ sở. Với cơ chế đó, Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh đã tham gia bằng nhiều hình thức vào quá trình nắm bắt, theo dõi, kiểm tra việc xây dựngvà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị. Cơ chế đó là thực tiễn phản ánh qúa trình đảng bộ lãnh đạo thực hiện nhiêm vụ chuyên môn, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các chương trình, thắng lợi của tỉnh nhà. Quá trình hoạt động của các tổ chức cơ sỏ đảng những năm qua đẵ phát huy những mặt mạnh, tích cực nhưng đồng thời cũng bộc lộ những thiếu sót, yếu kếm cần được khắc phục. Cụ thể là : a. Những ưu điểm và nguyên nhân : + Về lãnh đạo công nhân viên chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan : 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan