Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ n...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ năm 1996 đến 2005

.PDF
99
49609
82

Mô tả:

Đại học quốc gia hà nội Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Mai Thị Thanh Châu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ 1996 đến 2005 Luận văn thạc sỹ lịch sử Hà Nội - năm 2007 Đại học quốc gia hà nội Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Mai Thị Thanh Châu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ 1996 đến 2005 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Hương Hà Nội - năm 2007 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội và những yêu cầu đặt ra đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở tỉnh Nghệ An 7 1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội Nghệ An và những tác động đối với công tác chăm sóc và bảo vệ nhân dân 7 1.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở Nghệ An trong những năm đầu tái lập tỉnh (1991-1995) 9 1.2.1. Vai trò quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân 9 1.2.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với Nghệ An trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở tỉnh Nghệ an trong những năm đầu tái lập tỉnh (1991-1995) 12 Chương 2: Quá trình lãnh đạo thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của tỉnh đảng bộ nghệ an ( 1996-2005) 21 2.1. Lãnh đạo thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của tỉnh đảng bộ Nghệ An từ 1996-2000 21 2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước 21 2.1.2. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1996-2000) 28 2.1.3. Kết quả quá trình thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của tỉnh đảng bộ Nghệ An từ 1996-2000 32 2.2. Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chiến lược chăm sóc 42 và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ 2001-2005 2.2.1. Đảng bộ tỉnh Nghệ An quán triệt thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 42 2.2.2. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (2001-2005) 55 2.2.3. Kết quả quá trình thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ (2000-2005) 58 Chương 3: Kết quả và một số kinh nghiệm quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1995 - 2005) 68 3.1. Kết quả quá trình thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ 1995 - 2005 68 3.1.1. Những thành tựu đạt được 68 3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục 77 3.2. Một số kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ 1995 - 2005 79 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong 20 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Trong những thành tựu đó, có sự đóng góp quan trọng của ngành y tế trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Quan điểm chỉ đạo cơ bản xuyên suốt quá trình đổi mới đất nước là vì dân. do vậy công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những mục tiêu hướng tới của công cuộc đổi mới. Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về một số vấn đề cấp bách trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết đã nêu rõ con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất của xã hội, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Do vậy, với bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa trong trong quá trình phát triển, ngành y tế nước ta phải đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng đã khẳng định: "Thực hiện đồng bộ các chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là ở cơ sở. Xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu, đẩy mạnh sản xuất dược phẩm, bảo đảm các loại thuốc thiết yếu đến mọi địa bàn dân cư. Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ; đổi mới cơ chế chính sách viện phí, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Nhà nước ban hành chính sách quốc gia về y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền từ khâu đào tạo đến khâu khám bệnh và điều trị" [16, tr.107]. Bước vào thế kỷ XXI, cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo chặt chẽ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 đã vạch ra phương hướng phát triển và các giải pháp tổng thể phát triển công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Đặc biệt ngày 22/01/2002, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 06 - CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở nhằm tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đối với một tỉnh nghèo, dân số đông là một thách thức đối với Ngành y tế Nghệ An. Trong hơn 10 năm qua, xác định rõ sức khoẻ là vốn quý, đầu tư cho sức khoẻ có nghĩa là đầu tư cho phát triển, góp phần cùng địa phương xoá đói giảm nghèo. Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ XV tỉnh Đảng bộ Nghệ An về phát triển y tế đã nêu rõ: "Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế, đồng thời quan tâm thích đáng những người có công với cách mạng, người nghèo..." [25, tr.31]. Được sự quan tâm của Bộ y tế, Tỉnh ủy - UBND tỉnh, ngành y tế Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng kể góp phần chiến thắng dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, các quy trình làm việc trong bệnh viện, quy chế chuyên môn được triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả. Tuy nhiên, trước quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành y tế cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Do vậy, cần phải đánh giá lại một cách khách quan những thành công, hạn chế để đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công tác chăm sóc và bảo vế sức 2 khoẻ nhân dân của tỉnh nhà, để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trước yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tôi chọn vấn đề: "Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ 1996 đến 2005" làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cùng với những thành tựu của ngành y tế, rất nhiều cuốn sách, nhiều bài báo đã tổng kết, đánh giá và đưa ra những giải pháp kịp thời đối với ngành y tế. Bên cạnh đó, các công trình của các nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, lịch sử đã góp phần đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhìn tổng thể có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau: Nhóm thứ nhất, là những nghiên cứu của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đáng kể nhất phải đề cập đến sách "Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI ", Nxb Y học, Hà Nội 2002. Các tác giả tổng kết những thành tựu cũng như đăng tải những văn bản pháp lý quan trọng có tính chất cơ sở cho ngành y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đồng thời đề cập đến nhiệm vụ của ngành y tế trong thời kỳ mới và thông tin về công tác y tế của các địa phương trong cả nước; Cuốn sách " Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới " do GS. TS Đỗ Nguyên Phương chủ biên, Nxb Y học, Hà Nội 1999 tập hợp nhiều bài viết về những lĩnh vực khác nhau của ngành y tế trong quá trình đổi mới. Cuốn sách "Chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu" của Bộ Y tế, Nxb Y học, Hà Nội 2002 đăng tải nhiều văn bản và chủ trương về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các bài viết của lãnh đạo Bộ y tế. Nhóm thứ hai là những luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học trong phạm vi cả nước và địa phương về y tế nói chung. Tuy nhiên, cũng 3 chỉ mới dừng lại ở việc đưa tin, nhận xét, báo cáo tổng kết, phương hướng, giải pháp và chương trình hành động của ngành y tế. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách có hệ thống về quá trình lãnh đạo của một tỉnh Đảng bộ địa phương cũng như ở Nghệ An về thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đây cũng là một thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn từ 1996 đến 2005, luận văn làm rõ tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở tỉnh Nghệ An nói riêng và trong công cuộc đổi mới trên cả nước nói chung. Qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với việc thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là: - Làm rõ đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của Nghệ An ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. - Hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quán triệt, vận dụng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (từ 1996-2005). - Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ năm 1996 đến 2005. 4 - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về quá trình thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ năm 1996 đến 2005. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu công tác y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân với 4 mục tiêu cơ bản: giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, cải thiện giống nòi; ngoài ra còn có những vấn đề khác như thể dục thể thao, giáo dục - đào tạo... liên quan đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thời gian từ 1996-2006. 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc; ngoài ra kết hợp với các phương pháp khác như: Phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng kết, khảo sát thực tế. Những phương pháp này được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung. 5.2. Nguồn tư liệu nghiên cứu 5 - Các văn kiện của Đảng qua các Đại hội, Hội nghị Trung ương từ 1986 - 2006 trong đó trọng tâm 1996 - 2005. - Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XII, XIII, XIV, XV, XVI. - Các Quyết định, Nghị định của Chính phủ về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. - Các văn kiện Đại hội Đảng bộ của Sở y tế Nghệ An từ 1996 - 2005. - Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VI, VII, VIII, IX. - Chương trình hành động, Kế hoạch, Báo cáo hàng năm của Sở y tế Nghệ An về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. - Sách, báo, tạp chí của Trung ương và Nghệ An về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 6. Những đóng góp của luận văn Đánh giá một cách khách quan thực trạng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của tỉnh Nghệ An từ 1996-2005. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6tiết. 6 Chương 1 Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội và những yêu cầu đặt ra đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở tỉnh Nghệ An 1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội Nghệ An và những tác động đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.648.7km2, đứng đầu cả nước. Tỉnh Nghệ An ở vị trí trung tâm của tiểu vùng Bắc bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và đường xuyên á Đông - Tây, cách Thủ đô Hà Nội 297km về phía bắc, cách biên giới Việt - Lào khoảng 80km. Nghệ An hội tụ đủ các tuyến giao thông quốc gia qua địa bàn là: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Vị trí địa lý kinh tế là một lợi thế so sánh của Nghệ An trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. * Về địa hình: Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Diện tích đồi núi chiếm 83% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Tây của tỉnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 17% diện tích tự nhiên chạy từ Nam đến Bắc giáp biển Đông và bị các dãy núi bao bọc. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi xen kẽ. Đó cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển, giao thông và tiêu thụ sản phẩm. * Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Số giờ nắng trong năm từ 1.500 - 1.700 giờ, bức xạ mặt trời 74,6kalo/cm2. Nhiệt độ trung 7 bình năm khoảng 230C, cao nhất 430C, thấp nhất 20C. Lượng mưa trung bình năm 1.800 - 2.000mm. Hàng năm Nghệ An còn chịu ảnh hưởng gió Tây Nam, khô nóng. Do địa hình phân dị phức tạp nên khí hậu cũng phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ. * Về hành chính- dân số: Tỉnh Nghệ An có 19 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, 10 huyện miền núi (Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn) và 7 huyện đồng bằng (Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành). Nghệ An có hơn 3 triệu người dân, phần lớn dân cư sống trên địa bàn miền núi. Tổng nguồn lao động xã hội có khoảng 1,5 triệu người, trong đó làm việc trong các ngành nghề kinh tế quốc dân là 1.380 nghìn người. Hiện nay, toàn tỉnh có 103 tiến sỹ, 406 thạc sỹ, 23.677 người có trình độ đại học, 13.544 có trình độ cao đẳng, 60 nghìn cán bộ kỹ thuật trung cấp, 58 nghìn công nhân kỹ thuật, lao động được đào tạo chiếm 14,5% số lao động đang làm việc. * Về văn hoá - nhân văn: Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống văn hoá và giáo dục. Con người Nghệ An nổi tiếng bởi sự cần cù, cương trực, thông minh, hiếu học, có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí, tinh thần cách mạng và đổi mới. Xứ Nghệ, mảnh đất địa linh nhân kiệt, đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài mà kết tinh là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trên quê hương Nghệ An có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng và nhiều danh thắng nổi tiếng, nhiều nét văn hoá dân tộc đậm đà bản sắc xứ Nghệ được giữ gìn tôn tạo và phát triển. Những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể đó là cội nguồn tinh hoa giá trị dân tộc đang hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến nghiên cứu, tham quan. 8 * Về truyền thống y học: Ngoài các kinh nghiệm đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ quê hương xứ sở, bảo vệ cuộc sống bình yên, nhân dân Nghệ An đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bảo vệ sức khoẻ con người. Những kinh nghiệm dân gian phong phú cùng với những kết quả nghiên cứu của các danh y lỗi lạc đã góp phần làm cho nền y học cổ truyền nước ta phát triển. Trong hàng trăm danh y tỉnh nhà ở các thời kỳ lịch sử có Hoàng Nguyên Cát, Hoàng Danh Sưởng... đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho nền y học nước nhà. 1.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở Nghệ An trong những năm đầu tái lập tỉnh (1991-1995) 1.2.1. Vai trò quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ [4, tr.23]. Người luôn quan tâm tới sức khoẻ của đồng bào, ngay từ những ngày đầu của Cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã chỉ rõ “Mỗi người dân khoẻ thì cả nước khoẻ” và “luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. [4, tr.24]. Để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tốt, Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ y tế "Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt” [4, tr.25]. Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của các ngành y tế. Chính vì thế, Đảng và Chính phủ ta rất coi trọng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 9 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) khẳng định: "Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của nhân dân. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm cao quý của Đảng và Nhà nước ta, trước hết là của các ngành y tế" [10, tr.126,]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) cũng nêu rõ: "Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân là một nhiệm vụ cách mạng cao cả. Mỗi cán bộ y tế, thầy thuốc cũng như những người bào chế thuốc, từ giáo sư, bác sĩ, đến y tá và nhân viên phục vụ, cần nhận rõ nhiệm vụ vẻ vang của mình, nêu cao đạo đức của người cán bộ y tế xã hội chủ nghĩa "Thầy thuốc như mẹ hiền ", hết lòng cống hiến trí tuệ, lương tâm để phục vụ người bệnh và chăm lo sức khoẻ của nhân dân" [11, tr.69,]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) của Đảng cũng khẳng định: "Bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân phải trở thành hoạt động tự giác của mỗi người, với sự quan tâm của Nhà nước và của toàn xã hội " [13, tr.115]. "Phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và của nhân dân, theo hướng dự phòng là chính; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Sắp xếp lại hệ thống y tế, củng cố y tế cơ sở, đặc biệt là ở miền núi... Bảo đảm nhu cầu về thuốc chữa bệnh. Phát triển bảo hiểm khám chữa bệnh, tăng ngân sách cho hoạt động khám chữa bệnh ". " Mở rộng hợp tác quốc tế về y tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế trong lĩnh vực y tế " [12, tr.115]. Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là y đức “Thầy thuốc như mẹ hiền”, đó cũng là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta. Tại buổi lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/1996 và đón nhận Huân chương 10 Sao vàng, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ thị cho Ngành y phải phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của ngành, không ngừng nâng cao trình độ ngang tầm nhiệm vụ, rèn luyện phẩm chất, đặc biệt là nâng cao y đức, hết lòng chăm nom người bệnh, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Rất quan tâm đến sức khoẻ của nhân dân, bằng tâm huyết của mình, trong thư gửi báo Sức khoẻ và Đời sống, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã ân cần căn dặn cán bộ ngành y tế: “Công việc của người thầy thuốc được ví như công việc của Người Mẹ, chăm lo cho con cái, cho gia đình, cho nòi giống, cho con người, từ thuở chưa lọt lòng đến giây phút thanh thản từ giã cuộc đời, giúp cho bà con vượt qua số phận hẩm hiu, những đau đớn quằn quại của bệnh tật, sự sinh nở được mẹ tròn con vuông, giúp cho lứa đôi hạnh phúc, các cụ già trường thọ”. Đồng chí Tổng Bí thư dặn dò mỗi cán bộ y tế: “Đem tình thương vĩnh cửu của Người Mẹ để làm công việc cao quý của mình”. Luôn luôn lo tới sức khoẻ của nhân dân và rất quan tâm tới Ngành y tế, trong thư gửi cán bộ y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam ngày 27 tháng 02 năm 2002, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ân cần dặn dò cán bộ ngành y tế: “Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một công việc đặc biệt liên quan đến tài sản vô giá là sinh mệnh con người. Cán bộ y tế phải không ngừng rèn luyện, gắn “đức” và “tài”, phải có “cái tâm trong sáng” mới làm được nghề cao quý này” và đồng chí Tổng Bí thư cũng nhắc nhở cán bộ y tế rất cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ:“Phải tiếp tục nâng cao y đức của cán bộ y tế, thể hiện bằng các hành động cụ thể từ tiếp đón người bệnh, khám bệnh, chẩn đoán đến điều trị và chăm sóc tại các cơ sở y tế. Mọi biểu hiện “thương mại hoá” trong Ngành y tế, dù dưới bất kỳ hình thức nào đều cần phải sớm được khắc phục”. 11 Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là: "Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy chúng ta phải phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ". Trong quá trình phát triển kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo là không thể tránh khỏi, vì vậy, bảo vệ người nghèo trong chăm sóc sức khoẻ trước sức ép của kinh tế thị trường là mục tiêu hàng đầu của nền y tế Việt Nam. Mục tiêu của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với thực hiện công bằng xã hội, sự nghiệp y tế là của toàn dân, của nhiều ngành trong đó ngành y tế đóng vai trò cơ bản. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.2.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở Nghệ An (1991-1995) Trước năm 1986, ngành y tế Việt Nam nói chung và ngành y tế Nghệ Tĩnh nói riêng đã phải đi lên từ những khó khăn thử thách. Đây chính là giai đoạn chuyển mình của ngành trong điều kiện đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, biến động. Ngành y tế vừa phải đảm nhận và hoàn thành những trọng trách lớn lao, nặng nề trong việc thể hiện "Lương y như từ mẫu", vừa đổi mới củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức và lực lượng đội ngũ cán bộ y tế. Ngành y tế Nghệ Tĩnh đã sớm xác định đúng chức năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của mình. Toàn ngành phát triển phong trào thi đua "Thầy thuốc phải như mẹ hiền" để xây dựng đội ngũ cán bộ y tế với hai trọng tâm: chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho mọi người dân theo mười nội dung và nâng cao chất lượng trên mọi mặt hoạt động. 12 Mười nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu: 1. Giáo dục sức khoẻ. 2. Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở. 3. Cung cấp đủ nước sạch và tinh khiết. 4. Tiêm chủng, chủ yếu phòng 6 bệnh lây truyền trẻ em. 5. Phòng và chống các bệnh lưu hành ở địa phương. 6. Cải tiến bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm. 7. Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc bà mẹ trẻ em. 8. Bảo đảm thuốc thiết yếu, chủ yếu là thuốc Nam. 9. Chữa bệnh tại nhà và xử lý vết thương thông thường. 10. Quản lý sức khoẻ. Với phong trào thi đua "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", ngành y tế Nghệ Tĩnh trước đổi mới đã có những hoạt động và những thành tích quan trọng, góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhìn chung hiệu lực của công tác y tế Nghệ Tĩnh vẫn còn một số hạn chế, hoạt động của hệ thống các cơ quan y tế còn phụ thuộc và bị động trước các cấp chính quyền. Trên tinh thần quán triệt và nắm vững quan điểm Đại hội VI của Đảng, Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh đã xác định Y học phòng ngừa kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, bảo vệ và làm sạch môi trường. Củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị ở các cơ sở y tế từ xã đến huyện và tỉnh. Củng cố tốt mạng lưới và thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với cán bộ y tế cơ sở. Quan tâm đúng mức việc xây dựng mạng lưới y tế ở các làng, bản, các xã vùng núi cao. Không ngừng nâng cao trách nhiệm và lương tâm với 13 tinh thần phục vụ người bệnh vô điều kiện của người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh loại trừ những hiện tượng tiêu cực ở các cơ sở khám bệnh, phân phối và cấp phát thuốc. Có quy hoạch và chính sách khuyến khích việc nuôi trồng cây, con làm thuốc, khai thác và chế biến dược liệu, bảo đảm có đủ thuốc thông thường từ dược liệu địa phương chữa bệnh cho nhân dân. Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế hoạt động ở miền núi và cơ sở cả về vật chất và tinh thần. Trên cơ sở đó, ngành y tế Nghệ Tĩnh chủ yếu tập trung vào 2 nhiệm vụ trọng tâm: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu và nâng cao chất lượng mọi mặt công tác y tế. Hướng tập trung vào công tác trọng tâm như: Tiếp tục kiện toàn tổ chức mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở và y tế huyện; đẩy mạnh công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình; đẩy mạnh hoạt động vệ sinh phòng dịch, phòng chống dịch, tích cực phòng ngừa khống chế các loại dịch bệnh: tả, lỵ, sốt rét...; triển khai thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình được các tổ chức y tế thế giới tài trợ; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; giải quyết tốt công tác sản xuất, lưu thông, phân phối sử dụng thuốc và các trang thiết bị, dụng cụ y tế; đồng thời phải làm tốt các nhiệm vụ đột xuất của y tế quân sự; phòng chống thiên tai, phục vụ yêu cầu kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII, Quốc hội ra Nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó có tỉnh Nghệ Tĩnh. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 20/8/1991, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã ra thông báo số 02-TB/UB về việc tách tỉnh. Như vậy, sau 15 năm hợp nhất, tỉnh Nghệ Tĩnh lại được chia ra thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngành y tế Nghệ An cũng được thành lập lại và có sự thay đổi phù hợp với thời kỳ mới. Sau khi tách tỉnh vào tháng 8/1991, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Tình hình dịch bệnh có 14 nhiều diễn biến phức tạp, dịch sốt rét có nguy cơ lan rộng, bướu cổ chiếm tỷ lệ cao, phát triển dân số còn ở mức 2,2%. Môi trường ô nhiễm nặng, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng cao. Đội ngũ cán bộ y tế tương đối đông nhưng bố trí không đều, đời sống cán bộ y tế còn nhiều khó khăn, nhất là cán bộ y tế cơ sở. Ngân sách cấp cho ngành y tế thấp, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 1991, tỉnh Nghệ An được tái lập. Thời kỳ này, cả nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, các cấp, các ngành đứng trước nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi. Đối với ngành y tế, khó khăn càng rõ nét hơn. Trước đây, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được bao cấp, vì vậy, khi chuyển sang cơ chế thị trường, ý thức của cán bộ y tế, ý thức của nhân dân chưa theo kịp nên gặp nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình vận hành cơ chế mới. Cán bộ y tế chủ yếu được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, không còn phù hợp, công tác đào tạo mới chưa kịp thời. Cơ sở vật chất phần lớn được xây dựng từ những năm 70, 80 đã bị xuống cấp. Do tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ y tế có thái độ phiền hà, sách nhiễu bệnh nhân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với ngành. Tại Hội nghị tổng kết ngành y tế Nghệ An tháng 12/1991 đã nhận định: sau khi tách tỉnh, Nghệ An vẫn có diện tích rộng, dân số đông với một thành phố và 17 huyện, 451 xã, phường, thị trấn. Diện tích miền núi và trung du chiếm 80%. Tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, dịch sốt rét có nguy cơ lan rộng, bướu cổ chiếm tỷ lệ cao, phát triển dân số còn ở mức 2,2%, môi trường ô nhiễm nặng, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng cao. Đội ngũ y tế tương đối đông nhưng bố trí không đều, đời sống cán bộ y tế còn nhiều khó khăn nhất là cán bộ y tế cơ sở. Ngân sách cấp cho ngành y tế thấp, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Thực hiện Quyết định 109 về việc sắp xếp tổ chức biên chế hành chính sự nghiệp của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và công văn hướng dẫn 2521 của 15 Bộ y tế, Ngành y tế đã tiến hành hợp nhất phòng y tế, bệnh viện huyện, đội y tế dự phòng và hiệu thuốc huyện thành thành trung tâm y tế huyện. Cuối năm 1991 đã thành lập được 13/18 trung y tế huyện, năm 1993 thành lập thêm được Trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu, năm 1994 thành lập thêm được Trung tâm y tế Thị xã Cửa Lò. Đầu những năm 90, do tác động của cơ chế thị trường, hệ thống y tế xã, thôn, bản, ở nhiều nơi yếu, thậm chí mất trắng. Năm 1991, toàn tỉnh có 103 xã trắng về y tế, không có trạm xá, không có y tế thôn bản. Mạng lưới y tế cơ sở trong thời gian đầu tái lập tỉnh bộc lộ bất cập: cơ sở vật chất thiếu thốn, khả năng cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng theo định hướng công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa... rất nhiều hạn chế, có nơi yếu kém. Năm 1991, dịch sốt rét diễn ra trên phạm vi cả nước, ở Nghệ An, do địa hình phức tạp, đồi núi nhiều, điều kiện y tế cơ sở khó khăn nên dịch sốt rét có điều kiện lan nhanh và diễn biến phức tạp. Từ năm 1991 đến năm 1992, Nghệ An có 68 vụ sốt rét, có 108.989 người mắc bệnh và có 824 người tử vong, đặc biệt ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét rất cao. Thời kỳ này, ở Nghệ An, tỷ lệ người dân mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu Iốt cao so với cả nước. Theo số liệu điều tra năm 1990, ở miền núi tỷ lệ người dân bị bướu cổ là 38,1%, tỷ lệ đần độn ước tính 1,6%, chậm phát triển trí tuệ khoảng 8-10%. Đặc biệt ở các xã có tỷ lệ người dân bị bướu cổ rất cao như: Phà Đánh (Kỳ Sơn) là 79%, Bắc Lý (Kỳ Sơn) là 60%, ở đồng bằng ven biển, tỷ lệ bướu cổ học sinh 8-12 tuổi là 10,5-15%. Giai đoạn này, hoạt động phòng chống lao đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bệnh lao vẫn có những diễn biến phức tạp, làm cho công tác phòng chống lao đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Cơ chế thị 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan