Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch lớp Đảng Viên mới đi thực tế tại Khu di tích K9 Đá Chông và Làng v...

Tài liệu Bài thu hoạch lớp Đảng Viên mới đi thực tế tại Khu di tích K9 Đá Chông và Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

.DOC
8
28070
135

Mô tả:

Bài thu hoạch lớp Đảng Viên mới đi thực tế tại Khu di tích K9 Đá Chông và Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH Họ và tên học viên: Mai Thế Thống Đơn vị công tác: UBND thành phố Thanh Hóa Lớp: Đảng viên mới khóa 3 năm 2017 I. Phần mở đầu: Thực hiện kế hoạch học tập, Lớp Đảng viên mới khóa 3 năm 2017 được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Thanh Hóa, Lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Thanh Hóa và cô giáo chủ nhiệm lớp đã tổ chức đi nghiên cứu học tập thực tế tại “Khu di tích K9 Đá chông và Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam” trong ngày 08/09/2017. Mục đích của đợt nghiên cứu học tập thực tế là giúp các học viên có điều kiện tiếp xúc về thực tế để tham quan và tăng sự hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cảm nhận nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc bằng trải nghiệm thực tế. Mă ăt khác, chuyến đi thực tế này rất có ý nghĩa nhằm tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của công dân Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh đất nước ta hiê ăn nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang lợi dụng sự rối ren, lợi dụng những điểm yếu, mă ăt chưa được của ta như vụ cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng, nợ công, các dự án treo bỏ hoang, bằng cấp, thất nghiê ăp, biến tướng văn hoá lễ hô ăi, các vấn đề về thực phẩm bẩn, rác thải tại biển, biển đảo......... để kích đô nă g nhân dân tham gia biểu tình và làm lan toả thông tin xấu trên cô nă g đồng mạng làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta. Để chuẩn bị cho chuyến đi thực tế, ban cán sự lớp đã làm tốt công tác tổ chức và chuẩn bị hâ ău cần. Kinh phí phục vụ chuyến đi được các học viên đóng góp cùng với sự hỗ trợ mô ăt phần của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố. Ban cán sự lớp đã phân công công viê ăc cụ thể cho từng thành viên ban cán sự để chuẩn bị điều kiê ăn cần thiết cho chuyến đi bao gồm: liên hê ă nhà xe phục vụ tốt nhất với hình thức trọn gói theo yêu cầu của lớp và chuẩn bị chương trình công tác trước, trong và sau chuyến tham quan thực tế. Thành phần đoàn đi tham quan thực tế gồm: Cô Thiều Thị Duyên là giáo viên chủ nhiê ăm lớp làm trưởng đoàn cùng sự có mă ăt của 80/126 học viên của lớp . Còn các học viên vì điều kiê ăn công tác đô tă xuất hoặc do con nhỏ dưới 6 tháng 1 tuổi không tham gia chuyến đi, đã được nhà trường cho phép miễn tham gia thực tế và thực hiê ăn viết bài thu hoạch tại địa phương. II. Phần nội dung: 1. Khu di tích K9: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Những miền quê đất nước Người đã từng sống và làm việc đã trở thành địa danh lịch sử, văn hoá Việt Nam. Khu Di tích K9 nằm bên bờ sông Đà, thuộc Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một trong những địa danh lịch sử, văn hoá đó. Đây là di tích đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Người còn sống đến khi Người đã qua đời. Khu Di tích K9 (Khu Di tích Đá Chông, trước đây gọi là K84) nằm trong hệ thống đồi gò có diện tích 234 ha, giáp địa giới hành chính với ba xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Xưa kia, đây là khu đồi thông yên tĩnh, xen kẽ với các loài cây gỗ lớn, tán lá rộng tạo thành khu rừng nguyên sinh đầy sức quyến rũ. Trên đồi có những tảng đá to đứng lô nhô, sắc nhọn như những mũi chông, ngọn mác nên gọi là Đá Chông. Truyền thuyết kể lại rằng đây là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Theo trí tưởng tượng dân gian, khu vực này mang dáng dấp một con rồng, đầu đang cúi xuống uống nước sông Đà, U Rồng là đỉnh cao nhất của khu đồi. Địa danh này có đặc điểm rất kỳ lạ là sông Đà chảy qua Lai Châu về Hoà Bình, chảy xuôi qua đằng Khê Thượng, đến đây đột ngột chuyển dòng ngược về hướng Bắc, tạo thành một khúc gầy, đến ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) gặp sông Hồng, sông Thao để rồi cùng chầu về Đền Hùng, đất Tổ. Vùng đất này đã có một sự kiện đặc biệt để rồi sau này trở thành một địa danh lịch sử. Đó là vào một ngày của tháng 5 năm 1957, Bác đến thăm Trung đoàn 36 – Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà. Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi, nơi có 3 mỏm đá nhọn như hình mũi chông, ngọn mác xếp liền kề nhau. Bác đứng ở vị trí Đá Chông, nhìn ra sông Đà trước mặt thấy đây là nơi sơn thuỷ hữu tình, dòng sông uốn khúc, cảnh vật tươi đẹp, gần dân mà xa đường quốc lộ. Với tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài, Người đã ngỏ ý với các đồng chí cùng đi xây dựng ở đây một nhà làm việc của Bác và Trung ương, đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Sáng ngày 23/2/1958, Bác Hồ lên thăm và xem xét lại địa bàn khu vực Đá Chông, cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng – Uỷ viên Trung ương Đảng và một số đồng chí khác của Phủ Chủ tịch và lãnh đạo tỉnh Sơn Tây. Sau chuyến đi của Bác, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam được giao nhiệm vụ xây dựng một số ngôi nhà cấp bốn trong khu vực Đá Chông. Bước sang năm 1959, trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc của đế quốc Mỹ đã rõ ràng. Cục Doanh trại, Tổng 2 cục Hậu cần được lệnh tiếp tục lên xây dựng khu căn cứ của Trung ương. Đồng chí Hoàng Linh, Cục trưởng Cục Doanh trại phụ trách được giao vẽ thiết kế ngôi nhà 2 tầng, phỏng theo kiểu nhà sàn. Đặc biệt, Bác đã trực tiếp duyệt thiết kế, cắm cọc, nhắm hướng cho ngôi nhà chính làm nơi hội họp, nghỉ ngơi của Bác và Trung ương. Công trình được chuẩn bị từ tháng 6 và đến tháng 9 năm 1959 bắt đầu khởi công xây dựng. Bộ đội Công binh xây dựng một hệ thống công sự kiên cố. Quá trình xây dựng, khu vực này mang mật danh “Công trường 5”, (gọi tắt là KV). Theo gợi ý của Bác, khu căn cứ của Trung ương chia làm 3 khu vực. Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ. Quá trình thi công, Bác Hồ đã lên thăm và trực tiếp kiểm tra nhiều lần. Ngày 15 tháng 3 năm 1960 ngôi nhà 2 tầng được hoàn thành, Bác đã đi máy bay trực thăng lên dự buổi khánh thành. Từ lúc này nơi đây được đổi tên thành “Khu căn cứ K9”. Trong 9 năm (từ 1960 – 1969) Bác Hồ và một số đồng chí trong Bộ Chính trị, chỉ huy Quân đội đã nhiều lần đến làm việc tại đây. Đặc biệt, ngày 20 / 9/1964, Bác Hồ cùng đồng chí Phạm Văn Đồng và một số đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị đã lên họp tại K9. Bác và các đồng chí cùng đi đã trao đổi về tình hình quốc tế và trong nước từ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (ngày 5 tháng 8 năm 1964) và một số vấn đề về công tác phòng không nhân dân. Cũng tại nơi này, Bác đã từng tiếp đón bà Đặng Dĩnh Siêu- phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, ông Hà Vĩ – Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và Đoàn cán bộ Quân đội Liên Xô do Anh hùng phi công vũ trụ G.M Ti-tốp dẫn đầu. Vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Hồ Chủ tịch qua đời. Thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Từ cuối năm 1969, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Đề phòng chiến tranh có thể xảy ra trên phạm vi cả nước, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định tìm một vị trí thật yên tĩnh, bí mật, xa Hà Nội, thuận tiện cho di chuyển thi hài Bác khi chiến tranh lan rộng. K9 đã được quyết định chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác. Lúc này K9 được mang mật danh “Khu căn cứ K84”. Trong 6 năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1969 – 1975), thi hài Bác được giữ gìn bảo quản tại K9 ba lần với tổng thời gian là 4 năm 4 tháng 19 ngày. Đó là các thời gian sau: – Đợt 1: Từ ngày 23/12/1969 tới ngày 03/12/1970, vì lúc đó cả nước có chiến tranh nên lưu giữ Bác ở căn cứ K84 an toàn hơn ở Hà Nội. Cuối năm 1970 do Mỹ – Nguỵ tập kích bằng máy bay trực thăng xuống một vị trí ở gần thị xã Sơn Tây, cho nên thi hài Bác lại được chuyển về Viện Quân y 108. – Đợt 2: Từ ngày 19/8/1971 tới ngày 11/7/1972, khi đó ở miền Bắc mưa to liên tiếp 10 ngày, nước sông Hồng dâng cao 12m80, có nguy cơ vỡ đê nên thi hài Bác lại được đưa trở về bảo quản tại khu căn cứ K84. Cuối năm 1972 ta nhận định có nguy cơ Mỹ dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng, mà K84 nằm trên đường bay của địch từ Thái Lan sang, cho nên thi hài Bác lại được chuyển sang bảo quản tại H21. 3 – Đợt 3: từ ngày 08/02/1973 tới ngày 17/7/1975, sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, thi hài Bác lại được đưa trở lại K84 để bảo quản, vì nơi đây có điều kiện kỹ thuật tốt hơn ở H21. Tại K84 không chỉ là nơi giữ gìn bảo quản thi hài Bác một cách đơn thuần, mà còn diễn ra nhiều sự kiện chuyên môn rất quan trọng như tiến hành chỉnh hình thi hài Bác. Hội đồng khoa học liên quốc gia Liên Xô – Việt Nam đánh giá trạng thái thi hài Bác. Cũng tại nơi đây chúng ta không chỉ giữ gìn an toàn thi hài Bác mà còn tổ chức nhiều buổi viếng Bác rất trọng thể cho nhiều đoàn đại biểu khác nhau. Tiêu biểu nhất là đoàn Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương do đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng dẫn đầu viếng Bác vào ngày 23/8/1970; đoàn cán bộ Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh dẫn đầu viếng Bác (tháng 2/1974). Cũng tại nơi đây chúng ta cùng với các chuyên gia Liên Xô đã nghiên cứu một số vấn đề để chuẩn bị cho việc phục vụ lễ viếng thường xuyên sau này tại Lăng Bác ở Quảng trường Ba Đình lịch sử. Ngoài ra còn nhiều cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia Bạn và cán bộ y tế của ta để học tập kinh nghiệm của Bạn, cũng là nơi để thử thách rèn luyện cả về ý chí lý tưởng cách mạng cho tất cả các lớp cán bộ, cũng là nơi tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn trong chuyên môn nghiệp vụ về y tế, kỹ thuật, phương án bảo vệ an ninh trong điều kiện đất nước có chiến tranh. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (ngày 30/4/1975), miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổ quốc thống nhất, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta mong đợi được đón Bác về Lăng. Đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời K84 về Lăng của Người tại Ba Đình lịch sử. Lúc này Khu căn cứ K84 trở thành căn cứ dự phòng cho Lăng Bác. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã in dấu khắp năm châu bốn biển, ở đâu Người cũng hiện thân của sự hoà đồng giữa con người với thiên nhiên. Bác ở Khu căn cứ K9 cũng vậy, ngay khi xây dựng ngôi nhà, làm đường sá, Người đã yêu cầu giữ lại tất cả các cây trồng lấy gỗ. Các ngôi nhà, đường sá đều được làm trên những khoảng đất trống không có cây trồng. Bác còn tạo những mảnh vườn nhỏ để trồng các loại cây nhãn, quế, vải, bưởi, trồng rau xanh và trồng hoa. Hai loại cây được trồng ở những nơi thường xuyên Người có thể nhìn thấy được đó là cây vú sữa của miền Nam thân yêu và cây hoa râm bụt của quê hương. Cây vú sữa được trồng ngay trước cửa sổ bàn làm việc; cây hoa dâm bụt trồng ở con đường bậc thang ngày ngày Bác vẫn đi dạo rèn luyện sức khoẻ. Có thể nói, với tư cách là chủ thể, Bác đã không chỉ giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ mà còn cải tạo, điểm tô cho thiên nhiên trở lại phục vụ con người, biến thiên nhiên trở thành đối tượng của cái đẹp dành cho con người thưởng thức, hưởng thụ. Bởi thế cho đến hôm nay các công trình đều được ẩn mình trong một không gian xanh của những tán rừng nguyên sinh. Tất cả những gì của thiên nhiên vẫn còn nguyên vẹn. Những con đường sỏi, những bậc đá trên đường dẫn xuống sông, hòn non bộ vẫn được lưu giữ như thuở nào. Bởi lẽ, bảo tồn nguyên vẹn di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9 chính là bảo tồn một không gian thiêng liêng, một không gian thể hiện tư tưởng, đạo đức tác phong của Người. Đã qua một thời gian dài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng tất cả cảnh quan, kiến trúc, các di vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đây 4 vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Từ những vườn cây tự tay Người trồng tỉa đến phòng họp của Bộ Chính trị ở ngôi nhà hai tầng, phòng ở của Bác Hồ, phòng nghỉ của khách, nơi làm việc của các đồng chí bảo vệ, cơ quan văn phòng… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, lương tâm của thời đại. Chính vì vậy, những địa danh gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành di tích văn hoá, lịch sử vô giá, được các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, thành kính thăm viếng. Khu Di tích K9 là một trong số trên 600 địa điểm như vậy trong cả nước. Đầu năm 1995, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII), sau khi báo cáo Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức tổ chức đón tiếp các cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương trong cả nước đến dâng hương tưởng niệm Bác, sinh hoạt chính trị và tham quan Khu di tích. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi lên tham Khu di tích đã trồng cây lưu niệm. Chỉ tính từ năm 1999 đến nay, từ chỗ có gần 300 đoàn đến Khu di tích trong một năm; năm 2010 đã có 4.293 đoàn với hơn 120 nghìn lượt người. Đến đây ai cũng xúc động trước những hiện vật, những công trình liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bác, khi người còn sống và lúc đã đi xa. Trong số các Khu di tích, điểm lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, Khu Di tích K9 có một giá trị đặc biệt về ý nghĩa lịch sử, văn hoá đó là nơi Bác Hồ và các đồng chí thân thiết của Người đã làm việc và nghỉ ngơi; nơi thể hiện tình cảm cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bầu bạn quốc tế; nơi bảo vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác trong những năm chiến tranh ác liệt; nơi thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu và cũng là một căn cứ dự phòng của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi tiếp nối mạch nguồn lịch sử – văn hoá của thời đại Hồ Chí Minh. Địa danh Đá Chông nằm ở nơi bắt nguồn, nơi tiếp nối của mạch nguồn lịch sử – văn hoá, bắt đầu từ thời Hùng Vương. Đứng trên núi tổ Ba Vì ta có thể thấy Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, phóng xa tầm mắt về phía Bắc là miền trung du đất tổ Vua Hùng, phía sau là đồng bằng Bắc Bộ, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trên vùng đất địa linh nhân kiệt này có biết bao huyền thoại, tồn tại rất nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử – văn hoá. Chắc chắn vùng đất này chứa đựng những trầm tích lịch sử – văn hoá đặc biệt, mà một linh cảm đặc biệt mà Bác đã phát hiện ra và để lại dấu ấn của mình. Khu Di tích K9, thể hiện dấu ấn của một con người có đạo đức, phong cách sống giản dị, hiện thân của nhà văn hoá Hồ Chí Minh với tư tưởng “con người sống hoà hợp với thiên nhiên”. Di sản của Người để lại nơi đây chính là đạo đức, tác phong sống cao đẹp, giản dị, cùng một cảnh quan thiên nhiên đã được Người chăm sóc và gìn giữ. Vì thế chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá của Khu di tích lịch sử này để góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục truyền thống cách mạng, tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau để chúng ta vững vàng, có niềm tin thực hiện thắng lợi mong muốn của Bác lúc sinh thời là xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. 2. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam: 5 Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích 1.544 ha. Bao gồm 7 khu chức năng là khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí hiện đại, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, khu dịch vụ du lịch tổng hợp và khu quản lý điều hành văn phòng. Với diện tích 198,61 ha, khu các làng dân tộc có địa hình gồm đồi, núi, thung lũng, hồ nước đan xen, mô hình bản làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nhằm tái hiện khung cảnh thiên nhiên, văn hóa 4 cụm làng trên khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, khu các làng dân tộc đã được đưa vào hoạt động phục vụ du khách, các khu còn lại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Do điều kiện, đoàn được đi tham quan thực tế tại một số điểm của cụm các làng. Tiếp theo, đoàn đi chiêm ngưỡng quần thể Tháp Chăm được xây dựng theo nguyên mẫu của tháp PoKlongGarai Ninh Thuận theo tỷ lệ 1:1, bao gồm: Tháp chính Kalan cao hơn 20m, tháp cổng Gopura cao hơn 8,0 m và tháp hỏa Kosaghra cao hơn 9,0 m. Tháp trung tâm được xây bằng gạch, có bốn mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông, có cửa ra vào, ba mặt còn lại ở 3 hướng và có 3 cửa giả. Tháp có 3 tầng được cấu trúc như nhau, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối, vòm cửa thu vào và vút cao hình mũi giáo. Trên mặt tường các trụ ốp được tạo với những đường gờ nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc được tạo những phiến đá điểm cách điệu. Điểm tham quan tiếp theo, đoàn đến quần thể chùa Khmer và được chiêm ngưỡng những ngôi nhà ở truyền thống của người Khmer Nam Bộ, cùng ngôi chùa vừa mới khánh thành vào ngày 23/11/2013 phủ màu vàng lộng lẫy tọa lạc bên hồ nước Đồng Mô. Đây là chùa Khmer đầu tiên hiện diện trên đất Hà Nội và là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông thứ 454 của cả nước, được xem như một điểm sáng về phục dựng những công trình kiến trúc mang nét đặc sắc. Chùa được khởi công vào ngày 16-1-2010 trên khu đất rộng 0,8ha, xây dựng theo nguyên mẫu chùa Kh’leang ở đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể chùa gồm chính điện, am thờ, tháp góc, nhà thiêu, vườn tháp, nhà ghe ngo, nhà thuyền, chùa nhỏ, nhà sa la, cột cờ và ao sen. Mỗi công trình nằm ở cao độ khác nhau và liên kết với nhau bởi những dãy hành lang lát đá hòa nhập với cảnh quan xung quanh, bên ngoài bao bọc bởi hệ thống đường dạo len lỏi giữa vườn cây. Chiêm ngưỡng ngôi chùa, đoàn dễ dàng nhận thấy mọi tinh hoa kiến trúc tiêu biểu đặc trưng nhất của các ngôi chùa Khmer từ Nam Bộ đã tụ hội về đây, như: mái các công trình lợp ngói vẩy cá, các ngọn tháp, tượng nhỏ, họa tiết trang trí hoa lá, các vị thần có ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Vào trong Chánh điện tháp Chăm, đoàn được hướng dẫn viên giới thiệu về triết lý Phật giáo, mang theo những câu chuyện về quá trình tu hành khổ hạnh thành chính quả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Tại vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavattsu), ngày nay thuộc nước Nepal, vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, hoàng hậu là Ma Da (Mahamaya) là vợ đức vua Tịnh Phạn (Suddodana) sinh hạ đứa con đầu lòng đặt tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha), nghĩa là “người mà sẽ đạt được mục đích của mình.” Năm hoàng tử 16 tuổi đã thành hôn với công chúa 6 nước láng giềng là Da Du Đà La và sinh hạ được một người con là La Hầu La (Rahula), nghĩa là “sự ràng buộc.” Hoàng tử Tất Đạt Đa thấy cuộc sống nhung lụa vô nghĩa và cuối cùng đã quyết định bỏ trốn đi trong đêm sau khi nhìn vợ con lần cuối, rồi phóng đi trên con ngựa Kiền Trắc với sự giúp đỡ của người thầy thân tín Sắc Na. Sau cuộc hành trình đầy gian khổ tìm kiếm chân lý cuộc đời của Tất Đạt Đa. Ông đã ngồi dưới cội Bồ đề trong rừng Urvela và giác ngộ cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định. Ngay sau khi chứng đắc quả vị Phật, ông bắt đầu sứ mệnh tiền định của mình là truyền rộng Phật Pháp, cứu độ chúng sinh. Thích Ca Mâu Ni đã giảng bài Pháp đầu tiên cho những người đồng tu trước đây của ông, năm nhà tu hành ở Benares. Dần dần, số lượng các đồ đệ của ông ngày một tăng lên nhanh chóng. Trong rất nhiều lời truyền giảng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại những lời tiên tri về thời mạt kiếp về sự đản sinh của một vị Phật tương lai, 2500 năm sau khi Ngài tạ thế, ứng với thời đại ngày hôm nay của chúng ta. Kinh Phật ghi lại “Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên.” Ngoài ra, đoàn cũng kịp đi tham quan khu vực nhà mồ của dân tộc Gia Rai, nhà phục hồi nguyên trạng của dân tộc Chứt và nhà Rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của một số dân tộc. Sau đó, đoàn được ăn trưa và nghỉ ngơi với các món ăn bản sứ rất ngon như: xôi nương, gà đồi quay, giò đà điểu, cá rán,….tại Ba Vì, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các thành viên trong đoàn giao lưu, gắn kết và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của nhau để hoàn thành công việc tốt nhất và hoàn thành chương trình học theo đúng tiến độ. 3. Bài học kinh nghiệm: Điểm chung của du lịch Việt Nam là mỗi nơi đều có cảnh quan đẹp. Trong đó, các vật thể và phi vật thể tại điểm tham quan lại mang một câu truyện vô cùng ly kỳ và hấp dẫn được truyền miệng từ đời này sang đời khác nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương và thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Qua lần đi tham quan thực tế tại “Khu di tích K9 Đá Chông và Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam” đã cho chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm về du lịch của tỉnh ta là cần khơi dậy tiềm năng du lịch Thanh Hóa và phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút khách du lịch nhiều hơn, nâng cao nguồn thu nhâ pă từ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng dịch vụ du lịch vào GDP của tỉnh. Bởi lẽ, tỉnh ta có hơn nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có nhiều di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng hàng nghìn tài liê ău và hiê ăn vâ ăt, cổ vâ ăt có giá trị. Tiêu biểu là các cụm di tích danh thắng Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), Khu di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), Đền Bà Triệu (huyện Hậu Lộc), Biển Sầm Sơn (thành phố Sầm Sơn)......... Muốn làm được điều đó thì toàn tỉnh phải đưa ra mô ăt số giải pháp phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới như: Mở rô nă g thị trường du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, kết hợp liên doanh, liên kết với các doanh nghiê ăp, các tỉnh, thành phố nhằm 7 kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch; Tâ pă trung đầu tư các khu di tích đang thu hút khách du lịch; Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn du khách; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt đô nă g du lịch trên địa bàn tỉnh; Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực hiê ăn có, đă că biê ăt là đô iă ngũ cán bô ,ă nhân viên khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch; Lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, hướng tới việc xây dựng những sản phẩm du lịch có thương hiệu. III. Phần kết luận: Qua chuyến đi thực tế này, chúng em thấy cách tổ chức lớp của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố rất khoa học, hợp lý giúp cho học viên hiểu được truyền thống yêu nước của dân tộc, hiểu được thêm vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống quân xâm lược. Ngoài ra học viên còn hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Trên đây là báo cáo kết quả chuyến đi thực tế “Khu di tích K9 Đá Chông và Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam” tại Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố và cô giáo chủ nhiệm lớp đã quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn em hoàn thành tốt chương trình chuyến đi thực tế đạt kết quả tốt./. Thanh Hóa, ngày tháng 9 năm 2017 Người viết bài Mai Thế Thống 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan