Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pc1df...

Tài liệu Pc1df

.DOCX
14
417
68

Mô tả:

ảnh hưởng của furan tới môi trường sinh thái
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ------ BÁO CÁO ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của polychlorinated dibenzofurans lên hệ sinh thái SINH VIÊN : Trần Thị Huệ MÔN HỌC : Độc học sinh thái GIẢNG VIÊN : TS.Lê Thị Hoàng Anh Hà Nội, tháng 12 năm 2016 MỤC LỤC I. Giới thiệu về PCDFs………………………………………………….……3 1. Cấu tạo…………………………………………………………………3 2. Tính chất vật lý của PCDFs……………………………………………3 3. Tính chất hóa lý………………………………………………………..4 II.Độc tính và con đường xâm nhập vào môi trường…………………………5 1 1. Độc tính………………………………………………………………...5 2. Con đường xâm nhập và biieens đổi trong môi trường………………...7 III.Ảnh hưởng tới các thái………………………………………...9 cấp độ sinh 1. ảnh hưởng tới cấp độ tế bào…………………………………………….9 2. ảnh hưởng tới cấp độ tế bào…………………………………………….9 3. ảnh hưởng tới hệ thái……………………………………………...11 sinh IV.Kết Luận……………………………………………………………….....13 V.Tài Liệu Tham Khảo………………………………………………………14 2 I) Giới thiệu về PCDFs 1) Cấu tạo Dibenzofuran là một hợp chất hữu cơ có chứa hai vòng benzen hàn lại thành một vòng furan tương ứng. polychlorinated dibenzofurans có ký hiệu là PCDFs(hay còn gọi là furan) là 1 họ của các hợp chất hữu cơ khi một số hydro trong cấu trúc dibenzofuran thay thế nằng clo.với số lượng clo có thể thay thế là từ 1 đến 8.Furan có 135 đồng phân bao gồm: 4 monoCDFs,16 diCDFs,28 triCDFs,38 tetraCDFs,28 pentaCDFs,16 hexanCDFs,4 heptaCDFs và 1 octaCDF,chúng được chia thành 8 nhóm tương tự dioxin.Trong các đồng phân của PCDFs thì có 2,3,4,7,8-PeCDF là chất tiêu biểu nhất. Hình 1:Công thức cấu tạo của PCDFs Hình 2:2,3,4,7,8-PeCDF 2)tính chất vật lý của PCDFs Các furan có tính chất vật lý tương tự như dioxin,chúng là chất rắn ở nhiệt độ thường, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, áp suất hơi và hằng số Henry thấp, giá trị logKow cao nên các furan tan rất it trong nước và tan tốt trong dầu mỡ Tính chất của furan được thể hiện ở bảng 1 3 Bảng 1:Tính chất vật lý cơ bản của Furan ở 25oC STT Nhóm chất Ápsuất hơi(mmhg) LogKow đô tan trong nước Hằng số định luật Henry(L.atm.mol-1) 1 Tetra-CDF 2,5x10-8 6,2 4,2x10-4 6,06x10-4 2 Penta-CDF 2,7x10-9 6,4 2,4x10-4 2,04x10-4 3 Hexa-CDF 2,8x10-10 7 1,3x10-5 5,87x10-4 4 Hepta-CDF 9,9x10-11 7,9 1,4x10-6 5,76x10-4 5 Octa-CDF 3,8x10-12 8,8 1,4x10-6 4,04x10-4 3)Tính chất hóa sinh PCDFs đều là các hợp chất bền vững,chúng không phản ứng với axit mạnh, , kiềm mạnh, chất oxi hóa mạnh khi không có chất xúc tác ngay cả ở nhiệt độ cao. Các phản ứng hóa học của PCDFs được quan tâm nghiên cứu nhằm mục đích phân hủy hoàn toàn hoặc chuyển hóa PCDFs thành các dẫn xuất kém độc hơn. Các phản ứng này được thực hiện trong các điều kiện đặc biệt về nhiệt độ cao, chất xúc tác, các axit có tính oxi hóa mạnh, kiềm đặc, bức xạ hay vi sinh vật Tác động của nhiệt độ và hóa chất: PCDFs bay hơi hoàn toàn ở 8000 C và phân hủy ở 1200o C đến 14000 C. Dùng chất xúc tác có thể giúp hạ nhiệt độ phản ứng phân hủy xuống 3000 C. Ở nhiệt độ khoảng 2500 C, dioxin bị các axit vô cơ có tính oxi hoá mạnh phân huỷ hoàn toàn thành những chất không độc. Dưới tác dụng của kiềm đặc, nhiệt độ và áp suất cao, các nguyên tử clo bị thay thế dần bằng các nhóm hydroxyl để trở hành hợp chất ít độc. 4 Tác động của các bức xạ điện từ: Ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại phân huỷ dioxin theo hướng đề clo hoá, sinh ra các sản phẩm thế clo thấp hơn hoặc không chứa clo Tác động của vi sinh vật: Vi sinh vật phân hủy dioxin với tốc độ chậm. Trong số các vi sinh vật có sẵn trong đất, nước, không khí, chỉ có dòng vi sinh vật nào sản sinh ra hidro mới có khả năng phân huỷ hết PCDFs. Vi sinh vật tiết ra các enzym cắt PCDF thành các phần tử nhỏ rồi hút vào, sau đó là một loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp, tuy nhiên quá trình khử độc xảy ra rất chậm chạp. II) Độc tính và con đường xâm nhập của furan 1) độc tính PCDFs là một trong những hợp chất độc mà con người biết đến.Khi con người bị nhiễm độc PCDFs thì sẽ xuất hiện một số biểu hiện như: nôn mửa và tiêu chảy, thiếu máu (bệnh máu), nhiễm trùng thường xuyên các hiệu ứng khác trên hệ thống thần kinh, và những thay đổi nhẹ trong gan,rối loạn nội tiết,chu kỳ kinh nguyệt không đều,thiểu năng ở trẻ em…. Các furan có từ 4 nguyên tử clo trở lên, thế vào các vị trí 2,3,7,8 của phân tử cũng có cơ chế gây độc tương tự như 2,3,7,8-TCDD nhưng độ độc kém hơn(2,3,7,8-TCDD là dioxin gây độc mạnh nhất). Mức độ tương đối về độ độc của các PCDFs được biểu thị thông qua một giá trị được gọi là hệ số độc tương đương (Toxic Equivalent Factor – TEF), trong đó giá trị TEF của 2,3,7,8-TCDD được qui định là 1. Giá trị TEF cho 10 đồng loại furan theo qui định quốc tế (International-TEF, I-TEF) và qui định của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-TEF, WHO-TEF) được đưa ra trong Bảng 2 sau đây: 5 Bảng 2:hệ số độc tương đương của Furan STT Tên chất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2,3,7,8-TetraCDF 1,2,3,7,8-PentaCDF 2,3,4,7,8-PentaCDF 1,2,3,4,7,8-HexaCDF 1,2,3,6,7,8-HexaCDF 1,2,3,7,8,9-HexaCDF 2,3,4,6,7,8-HexaCDF 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF OctaCDF I-TEF WHO-TEF 0.1 0.05 0.5 0.1 0.1 0.1 0.1 0.01 0.01 0.1 0.05 0.5 0.1 0.1 0.1 0.1 0.01 0.01 0.001 0.0001 Từ 0 giá trị TEF đưa ra trong bảng trên, khi nghiên cứu về độc tính của Furan người ta quan tâm đến khái niệm độ độc tương đương (Toxic Equivalent Quantity – TEQ) của mỗi chất, thường được biểu diễn dưới dạng nồng độ của chất và nhân với hệ số TEF tương ứng, như vậy một chất có nồng độ càng cao và TEF càng lớn thì độ độc tương đương càng lớn. Sau khi phân tích được nồng độ của từng đồng loại, giá trị tổng TEQs được tính toán sẽ phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện mức độ ô nhiễm và giá trị quan trọng để đánh giá tác động độc hại của Furan. 2)con đường xâm nhập và biến đổi của furan 6 Ngày nay, các quá trình đốt cháy và các quá trình nhiệt luôn được xem là những nguồn phát thải chính của furan vào môi trường và furan là chất được hình thành một cách không chủ định mà chính là sản phẩm phụ trong một số quá trình hóa học, chủ yếu là các quá trình cháy trong đó có mặt các nguyên tố cacbon, oxy, hydro và clo. Các thông số của quá trình đốt như loại nhiên liệu sửdụng, loại chất thải thiêu hủy, công nghệ của lò đốt, hiệu suất của quá trình đốt, cơ chế kiểm soát ô nhiễm khi vận hành lò đốt, công nghệ xử lí các nguồn thải sau đốt là những chỉ tiêu quan trọng quyết định lượng furan phát thải. Một số nguồn gây phát thải PCDFs vào môi trường như:các vụ cháy hỏa hoạn sự cố liên quan đến tụ điện,máy biến áp, thiết bị điện khác (ví dụ, thiết bị chiếu sáng huỳnh quang) có chứa polychlorinated biphenyls (PCBs) được biết đến để phát hành mức độ cao của CDF được hình thành do ở nhiệt độ cao PCB biến đổi thành PCDFs.Ví dụ:Một đám cháy liên quan đến một biến áp có chứa PCBs nhiễm Tòa nhà Văn phòng Bang tại Binghamton, New York, với CDF hay tai nạn từ dầu gạo liên quan đến PCBs nóng xảy ra ở Nhật Bản (Yusho sự cố) và vụ Đài Loan (Yu Cheng). . CDF cũng được sản xuất như các hợp chất không mong muốn trong thời gian sản xuất của một số hóa chất khử trùng bằng clo và các sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn như xử lý gỗhóa chất, một số kim loại, và các sản phẩm giấy. Khi nước thải, bùn, hoặc chất rắn từ các quá trình này được phát hành vào các nguồn nước hoặc đất trong dumpsites, chúng trở nên bị ô nhiễm với CDF. CDF cũng nhập vào môi trường từ việc đốt các thành phố và công nghiệp chất thải trong lò đốt. Các khí thải từ ô tô sử dụng xăng pha chì, trong đó có chứa clo, thải ra một lượng nhỏ của CDF trong môi 7 trường. Một lượng nhỏ của CDF thể cũng nhập vào môi trường từ việc đốt than, gỗ, hoặc dầu để sưởi ấm nhà và CDF sản xuất điện. CDF trong không khí tồn tại chủ yếu ở dạng hạt rắn và đến một mức độ thấp hơn rất nhiều khí hơi. Một số của CDF ở lại trong không khí và đất nước ở dạng tuyết và mưa. một lượng CDF ở dạng hơi bị phá hủy bởi phản ứng với các chất hóa học nhất định (Gọi là gốc hydroxyl) có mặt tự nhiên trong khí quyển. CDF có thể tồn tại trong không khí trung bình hơn 10 ngày tùy thuộc vào các hợp chất PCDFs. furan đã được tìm thấy trong không khí và nước và ở dưới đáy hồ và các sông ở khu vực xa nơi họ đã được phát hành vào môi trường. PCDFs có xu hướng để dính vào các hạt lơ lửng và các hạt tồn tại trong các hồ và sông có thể ở lại dưới đáy hồ và sông trong nhiều năm. PCDFs có thể tích tụ trong cá, và số lượng PCDFs trong cá có thể được hàng chục ngàn lần so với các cấp độ trong nước. PCDFs trong nước có thể vào được con chim hay động vật và người ăn cá có chứa PCDFs khác. PCDFs bám chặt vào đất và không có khả năng di chuyển từ lớp đất mặt xuống nước ngầm. Trong một số trường hợp, PCDFs từ một số các bãi chôn lấp chất thải có thể đạt tới nước ngầm. PCDFs có nhiều khả năng để di chuyển từ đất nước hoặc đất khác bởi sự xói mòn đất và lũ lụt. III) Ảnh hưởng furan tới các cấp độ trong hệ sinh thái 1) Ảnh hưởng tới cấp độ tế bào Điều khác biệt giữa Furan và các chất độc môi trường khác là ở chỗ dioxin có khả năng gây ảnh hưởng ngay cả ở những liều tiếp xúc rất nhỏ và ảnh hưởng có thể kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nghiên cứu về cơ chế gây độc đã chỉ ra rằng Furan có khả năng ảnh 8 hưởng tới quá trình sao mã các thông tin di truyền và tổng hợp protein tại nhân tế bào. Việc tổng hợp protein một cách không kiểm soát của cơ thể là nguyên nhân gây ra những tai biến về sức khỏe ví dụ như bệnh ung thư. Thêm vào đó, việc gây nhiễu loạn trong quá trình sao mã cũng dẫn tới hậu quả làm thay đổi các thông tin di truyền và gây ra những đột biến về gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Furan kết hợp với chất thụ cảm nhân thơm AHR (Aryl Hydrocarbon Receptor), cặp phức chất này tương tác tiếp với phối tử chuyển nhân ARNT (Aryl Hydrocarbon Nuclear Translocator) và di chuyển vào nhân tế bào. Tại đây Furan trong phức chất tương tác với một đoạn gen đặc hiệu trong chuỗi ADN có tên gọi là AHRE (Aryl Hydrocarbon Response Element), hoặc còn được gọi là DRE (Dioxin Response Element), kết quả là dẫn tới sự sao mã sai lệch của mRNA và gây ra sự tổng hợp của nhiều gen và enzim khác nhau. 2)Ảnh hưởng furan tới cấp độ quần thể Khi một lương PCDFs đi vào môi trường nó đã gây ảnh hưởng lớn tới người và động vật.Chúng ta có thể thấy các tác hại của CDF từ việc ngộ độc ở Nhật Bản trong những năm 1968 mà nhiều người đã ăn thực phẩm nấu chín có chứa PCDF. Trong sự cố này, dầu gạo nhiễm PCBs có chứa PCDFs. Báo Asahi ngày 10/10/1968 đưa tin nhiều gia đình ở vùng Fukuoka và Nagasaki mang các chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân tay run rẩy, màu da nổi chàm…Ngày 15/10/1968 Cơ quan y tế thành phố Ogura ra lệnh đình chỉ việc bán dầu ăn của Kanemi và cấm công ty nầy sản xuất và kinh doanh dầu ăn từ cám gạo. Hai ngày sau, đại học Kyushu lập đoàn điều tra “bệnh do dầu ăn” với sự tham dự của trưởng bộ môn vệ sinh công cộng của 9 tỉnh mặc dù đây là đoàn không phải do chính phủ tổ chức, phủ nhận nguồn tin dầu này bị nhiễm arsenic.Ngày 4/11/1968 qua hai tuần, đoàn điều tra của Viện nghiên cứu vệ sinh tỉnh Kochi công bố dầu bị nhiễm hợp chất Chlorine hữu cơ. Cùng ngày Tổ nghiên cứu chuyên môn của đại học Kyushu chính thức xác nhận nguyên nhân các triệu chứng lạ ở người bệnh là do dầu ăn có hàm lượng PCB 2000-3000 ppm từ sản phẩm “Kaneclor 400” một hoá chất có chứa PCB khi gia nhiệt-chiên xào tạo ra hợp chất PCDF (Polychlorinated Dibenzofuran—một loại dioxin) độc hại hơn PCB. Vụ ngộ độc này đã gây nghiêm trọng cho hơn 14 000 người ,gây ra các bệnh mãn tính suốt đời và có thể di truyền sanng thế hệ kế tiếp qua con đường sữa mẹ(theo điều tra 1986). Theo Nghiên cứu của GS Miyata năm 1978 công bố người bị nhiễm PCB bình quân là 0.67 g và PCDF (dioxin) là 5.1 mg, một con số vượt mức chịu đựng của cơ thể con người. năm 1986 đại học Kyushu công bố kết quả người bị phơi nhiễm PCDF (dioxin) qua dầu ăn Kanemi có 5-56 lần cao hơn người bình thường, điều đó chứng tỏ qua 18 năm hàm lượng Dioxin tích lũy trong cơ thể vẫn cao, không thể thải ra ngoài vì vậy số người bị di chứng qua các đời sau là rất lớn, đặc biệt tỷ lệ nạn nhân nữ bị hư thai, sảy thai và các chứng ung thư tử cung chiếm gần 50% bệnh nhân. Ngoài ra cũng đã có một số thí nghiệm PCDFs lên động vật: 2,3,7,8-tetraCDF liều duy nhất 1.000 mg / kg và cao hơn, nhưng không 500 mg / kg, đã gây chết i ở khỉ Rhesus quan sát trong 60 ngày. nghiên cứu bằng ống với 2,3,7,8-tetraCDF chỉ ra rằng lợn guinea là nhạy hơn chuột C57B1 / 6Fh (IOANNOU et al 1983;. Moore và cộng sự năm 1979.). một tuần 1 liều 1 mg / kg cho 6-14 tuần thì 30-70% tỷ lệ tử vong ở lợn guinea, trong khi 22 liều 300 mg / kg trong 30 ngày 10 không gây ra trường hợp tử vong ở chuột quan sát thêm 30 ngày (Luster et al. 1979a, 1979b). 3) Ảnh hưởng tới hệ sinh thái Nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đã cho thấy furan có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của nhiều loài động thực vật trong môi trường. Điều đáng lưu ý là ảnh hưởng của furan diễn ra ngay ở những nồng độ rất thấp. Thêm vào đó do tính chất bền vững, dioxin tồn tại rất lâu trong cơ thể động vật và gây ra sự tích lũy làm gia tăng nồng độ theo thời gian. Khi đạt đến một khoảng nồng độ nhất định, dioxin sẽ bắt đầu kìm hãm sự hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng và gây hại tới sự phát triển của sinh vật. Nhiều nghiên cứu trên các loài động vật bậc cao tại các khu bị ô nhiễm ở Hồ Lớn, Hoa Kỳ cho thấy dioxin và các chất tương tự đã làm suy giảm nghiêm trọng số loài chim cũng như số lượng từng loài sống tại khu vực này. Các sinh vật sống dưới nước nhiễm dioxin từ nước và tích lũy tới một giới hạn nhất định trong cơ thể chúng và theo chu trình thức ăn các loài chim bắt cá cũng sẽ tích lũy một lượng dioxin lớn. Sự tích lũy của dioxin tới nồng độ cao như vậy đã gây suy giảm khả năng sinh sản và khả năng miễn dịch, dẫn tới hiện tượng số lượng các con non được sinh ra và sống sót tới khi trưởng thành suy giảm, xuất hiện nhiều con non được sinh ra với những bất thường và dị tật bẩm sinh. Những hiện tượng tương tự cũng được quan sát thấy trên loài hải cẩu và động vật có vú khác sống ở khu vực biển Bắc và biển Baltic. Thức ăn của các loài này chủ yếu là cá nhiễm một mức nhất định dioxin. Do sự tích lũy sinh học, nồng độ dioxin trong cơ thể hải cẩu cao hơn rất nhiều so với môi trường. Hậu quả là khả năng miễn dịch của hải cẩu bị 11 suy giảm mạnh dẫn tới khả năng lây nhiễm bệnh tật và virus tăng cao. Thực tế đã ghi nhận những đợt bùng phát dịch bệnh có khả năng tiêu diệt đại bộ phận của cộng đồng hải cẩu. Tại Việt Nam, chất diệt cỏ có chứa dioxin do quân đội Mỹ phun rải trong chiến tranh đã gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái tại nhiều khu vực như A Lưới, Mã Đà, Hồ Biên Hùng. Các nhà khoa học Việt Nam và thế giới nhận thấy có sự suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học tại những khu vực này. Nhiều loài vi sinh vật bản địa suy giảm tới mức gần như mất hẳn. Số lượng các loài động vật bậc cao cũng bị suy giảm nặng nề. Sự tích lũy dioxin trong động vật sống dưới nước cũng cao hơn hẳn các khu vực khác, dẫn đến sự suy giảm khả năng sinh sản và số lượng của các loài. IV) Kết luận Furan là hợp chất độc tương tư như dioxin, nó gây ảnh hưởng tới các cấp độ trong hệ sinh thái.Đây là một sản phẩm phụ trong quá trình công nghiệp khi ở nhiệt độ cao vì vậy vấn đề quản lý furan là rất khó khăn 12 V) Tài liệu tham khảo 1) R.D KIMBROOUGH AND A.A.JENSEN,1989.halogenated biphenyls terphenyls,naphthalenes,dibenzodioxins and related products.sole distributors for USA and Canada:Elsevier science publishing commany 2) U.S. DEPARTMENT OF HEALTH AND HUMAN SERVICES Public health Service 13 Agency for Toxic Substances and Disease Registry,May 1994. TOXICOLOGICAL PROFILE FOR CHLORODIBENZOFURANS. 3) Văn phòng chỉ đạo 33 bộ tài nguyên và môi trường.Báo cáo hiện trạng ô nhiễm dioxin trong môi trường ở việt nam 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan