Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại trên ngô và đặc điểm sinh học của sâu đục...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại trên ngô và đặc điểm sinh học của sâu đục thân ngô (ostrinia furnacalis guenee) vụ đông xuân 2015 2016 ở nam viêm, phúc yên, vĩnh phúc

.PDF
57
252
145

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ----------o0o---------- NGUYỄN THÚY HẠNH THÀNH PHẦN SÂU HẠI TRÊN CÂY NGÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN NGÔ (OSTRINIA FURNACALIS GUENEE) VỤ ĐÔNG XUÂN Ở NAM VIÊM, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học HÀ NỘI – 2016 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ----------o0o---------- NGUYỄN THÚY HẠNH THÀNH PHẦN SÂU HẠI TRÊN CÂY NGÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN NGÔ (OSTRINIA FURNACALIS GUENEE) VỤ ĐÔNG XUÂN Ở NAM VIÊM, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. TRƢƠNG XUÂN LAM HÀ NỘI – 2016 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS. Trƣơng Xuân Lam - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - người đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, ThS. Vũ Thị Thương cùng các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, và tập thể cán bộ nghiên cứu, các anh chị trong phòng Côn trùng học thực nghiệm của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nhiệt tình góp ý và chia sẻ nhiều kinh nghiệp quý trong nghiên cứu giúp em thực hiện đề tài này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Do điều kiện thời gian còn hạn chế, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sử góp ý của thầy, cô giáo cũng như toàn thể các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thúy Hạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thúy Hạnh - Sinh viên lớp 38B Sư phạm Sinh học Khoa Sinh Kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp là kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu trên là hoàn toàn chính xác dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trƣơng Xuân Lam - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nếu có gian dối tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thúy Hạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH LỤC BẢNG DANH LỤC HÌNH MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu.............................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................. 4 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc .......................................................... 4 1.1.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới ................................... 4 1.1.2. Nghiên cứu về sâu hại ngô trên thế giới .............................................. 4 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về sâu đục thân ngô .......................................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................... 6 1.2.1. Thành phần sâu hại trên cây ngô......................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) .......................................................................................................... 7 1.2.3. Đặc điểm sinh thái học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) ......................................................................................... 8 1.2.4. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) ........................................................................................................ 10 CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐịA ĐIểM, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 12 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 12 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 12 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 12 2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu .......................................................... 12 2.2.1. Đối tương nghiên cứu ........................................................................ 12 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 12 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 13 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 13 2.4.1.Nghiên cứu ngoài đồng ruộng ............................................................ 13 2.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................................. 22 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 18 3.1. Thành phần sâu hại ngô vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ...................................................................... 18 3.2. Diễn biến mật độ, tỷ lệ gây hại sâu đục thân ngô ( Ostrinia furnacalis Guenee) tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ...................... 23 3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee)......................................................... 25 3.3.1. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) ........................................................................................................ 25 3.3.2. Đặc điểm sinh học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) ........................................................................................................ 32 3.4. Đề xuất biện pháp kỹ thuật sử dụng trong phòng chống sâu hại ngô nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cây ngô tại vùng nghiên cứu ....................................................................................... 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 42 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh DANH LỤC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần sâu hại ngô vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ........................................................ 18 Bảng 3.2. Mức độ phổ biến của các loài sâu hại chính ở ngô vụ đông xuân 2015 -2016 tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc .............. 20 Bảng 3.3. Tỷ lệ bắt gặp theo bộ trong quá trình điều tra ................................ 21 Bảng 3.4. Tỷ lệ, mật độ gây hại của sâu đục thân ngô vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ...................... 23 Bảng 3.5. Tỷ lệ hại của sâu đục thân ngô trên 2 giống ngô khác nhau vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ......... 24 Bảng 3.6. Kích thước từng giai đoạn của sâu đục thân ngô ........................... 31 Bảng 3.7. Thời gian phát triển các tuổi ở pha sâu noncủa sâu đục thân ngô .......... 33 Bảng 3.8. Thời gian phát triển giữa các pha và vòng đời sâu đục thân ngô ... 34 Bảng 3.9. Thời gian sống của trưởng thành của sâu đục thân ngô. ................ 35 Bảng 3.10. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái sâu đục thân ngô .......... 36 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Các loài sâu hại phổ biến trên ngô vụ Đông Xuân 2015 - 2016 ở Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ............................................ 21 Hình 3.2. Tỉ lệ phần trăm của các bộ côn trùng bắt mồi trên cây ngôtại xã Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc .................................................. 23 Hình 3.3. Diễn biến tỷ lệ gây hại của sâu đục thân ngô ở 2 giống ngô ở vụ Đông xuân năm 2015 - 2016 ở Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ... 25 Hình 3.4. Sâu non tuổi 1.................................................................................. 26 Hình 3.5. Sâu non tuổi 2.................................................................................. 27 Hình 3.6. Sâu non tuổi 3.................................................................................. 27 Hình 3.7. Sâu non tuổi 4.................................................................................. 28 Hình 3.8. Sâu non tuổi 5.................................................................................. 28 Hình 3.9. Nhộng .............................................................................................. 30 Hình 3.10. Con trưởng thành .......................................................................... 30 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây ngô ( Zea mays L.) là một loại cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới. Hiện nay, có khoảng 75 nước trồng ngô bao gồm cả các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển. Ngô là loại cây lương thực có khả năng cho năng suất cao vào loại bậc nhất trong các loại ngũ cốc. Ngô chứa hàm lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin A, B 1, B2, C, nhiệt lượng cao hơn các loại lương thực khác. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực thứ hai sau cây lúa. Nếu cây lúa là cây lương thực chính của con người thì cây ngô là thức ăn chính của ngành chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản). Ngoài ra ngô còn làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có khả năng phát triển trồng ngô rất cao. Năm 2014 diện tíchtrồng ngô của tỉnh là 15.094 ha. Năngsuấtước đạt 42,82tạ/ha, sản lượng ước đạt 64.635 tấn. Do có nhiều chính sách thay đổi cơ cấu giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi giống cũ, đưa các giống Ngô lai mới có tiềm năng năng xuất cao, chịu thâm canh tốt và sản xuất. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm vượt trội về tiềm năng năng xuất, chịu thâm canh tốt thì khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại của các giống ngô lai kém hơn so với giống cũ của địa phương đã trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Mặt khác, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi của một số loài sâu bệnh gây hại nặng cho cây Ngô nói riêng và cho ngành nông nghiệp nước ta nói chung. Một trong số những loài sâu gây hại quan trọng cho cây ngô mà làm giảm đáng kể về năng suất và phẩm chất là sâu đục thân ngô Ostrinia 1 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh furnacalis Guenee(Lepidoptera: Pyralidae). Tùy từng độ tuổi mà sâu đục thân ngô có thể gây hại từng bộ phận khác nhau của cây ngô: Ở tuổi nhỏ, chúng cắn lá, đục vào cuống cờ và râu ngô, tuổi lớn đục trong thân và đục trong bắp. Do đặc điểm của chúng là sống kín trong thân nên việc phòng trừ loài sâu này thường gặp khó khăn hơn các loài sâu hại khác. Theo dõi quy luật phát sinh phát triển sâu hại ngô nói chung và sâu đục thân ngô nói riêng trên đồng ruộng mang ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn biện pháp phòng trừ thích hợp. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp làm giảm số lượng sâu hại ngô là yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ thực vật với mục đích ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả sự phá hại của loài sâu hại, góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt ngô, đồng thời giữ cân bằng sinh học trên hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học sẽ bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Xuân Lam tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại trên ngô và đặc điểm sinh học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) vụ Đông Xuân 2015 - 2016 ở Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc”. 2. Mục đích và nội dungnghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thành phần loài sâu hại ngô, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis Guenee. Từ đó làm cơ sở đề xuất phương pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn nhất, phục vụ cho việc sản xuất ngô năng suất cao chất lượng tốt. 2.2.Nội dung - Điều tra xác định thành phần loài sâu hại trên cây ngô (gồm toàn bộ sâu hại trên lá, thân, rễ, bắp, cờ ngô) trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại xãNamViêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis Guenee trong điều kiện phòng thí nghiệm. - Đề xuất biện pháp kĩ thuật sử dụng trong phòng chống sâu hại ngô nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cây ngô tạivùng nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu Điều tra, thu thập xác định thành phần loàithành phần sâu hại trên cây ngô và xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục thân ngôởxã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học:góp phần xác định thành phần sâuhạitrên cây ngô và đặc điểm sinh thái, sinh học của sâu đục thân hại ngô (Ostrinia furnacalis Guenee). Ý nghĩa thực tiễn:kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành nông nghiệp: làm phong phú thêm về những hiểu biết về sâu đục thân ngô ở nước ta, góp phần làm cơ sở để xây dựng một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở ngô, ứng dụng cho sản xuất nông nghiệp, ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. 3 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 1.1.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới Cây ngô là cây lương thực quan trọng, có khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể bố trí ở các thời vụ trồng khác nhau. Do vậy ngoài những nghiên cứu về giống, biện pháp kỹ thuật canh tác thì những nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Ngô (Zea mays L.) đóng vai trò rất quan trọng trong sản lượng ngũ cốc tại Trung Quốc. Trong số các loại cây ngũ cốc được trồng ở Trung Quốc, ngô đứng thứ hai sau cây lúa về tổng sản lượng và năng suất trung bình. Bình quân diện tích trồng cây hàng năm là 24 triệu ha, tổng sản lượng là 125 triệu tấn, năng suất trung bình là 4,839 tấn / ha. Trung Quốc cũng là nước sản xuất ngô lớn thứ hai trên thế giới[11]. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chương trình Lương thực thế giới, vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển dùng 5% làm lương thực, các nước đang phát triển 22% làm lương thực (IFPRI, 2003) [18]. 1.1.2. Nghiên cứu về sâu hại ngô trên thế giới Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây ngô ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Waterhouse (1993)[4]đã phát hiện được 24 loài sâu hại ngô. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện khí hậu thời tiết mỗi nước một khác, nên thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại có khác nhau. 4 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh Theo Wang Ren Lyli Ying and Waterhouse (1997)[13]ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc xuất hiện 12 loài sâu hại ngô. Đó là sâu đục thân, sâu xám, rệp ngô, bọ xít đen, bọ xít gai, sâu khoang, sâu ba ba, bọ xít dài, sâu cắn lá nõn, bọ xít xanh, châu chấu và sâu róm. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về sâu đục thân ngô Sâu đục thân ngô ưa ẩm, đòi hỏi ẩm độ không khí rất cao. Khi ẩm độ không khí giảm xuống 55 - 60%, tỷ lệ sâu chết 100%. Khi ẩm độ từ 75 - 80% tỷ lệ hoá nhộng < 5%. Khi ẩm độ đạt tới 100% tỷ lệ hoá nhộng tới 60% và sâu hoá nhộng cao nhất khi đựơc tiếp xúc với nước ẩm (L.A. Ladujenxkaia, 1935)[8]. Theo K. V. Krinhixke (1932), độ ẩm còn ảnh hưởng đến thời gian sống và khả năng sống của trưởng thành. Ngài nuôi trong điều kiện không đủ ẩm bị chết rất nhanh không kịp đẻ trứng. Theo dõi trong tủ định ôn, ở nhiệt độ 22 - 350C, ẩm độ 40%, từ ngày thứ 2 - 4 ngài đã bị chết, nếu ngài đã đẻ trứng thì số lượng trứng đẻ không đáng kể. Theo I. I. Lukasa (1959), độ ẩm không khí 80% số lượng trứng đẻ của ngài đã giảm đi còn 42%[15]. V.O. Khomencova cho biết nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của sâu đục thân ngô. Sự phát dục của trứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ từ 9 - 350C, nhưng nhiệt độ thích hợp để trứng nở đều và ít ung là 17,5- 300C. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát dục của sâu là 23 - 280C. Đối với nhộng, nhiệt độ thích hợp để nhộng phát triển từ 15 - 320C[3]. Khi nghiên cứu về đặc điểm của các loài sâu đục thân ngô, Alexandro (1987) khẳng định loài Ostrinia furnacalisGuenee là loài sâu đục thân ngô của châu Á. Waterhouse (1993)[14]cho rằng loài sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis Gueneecó phân bố ở vùng Đông nam châu Á, Ấn Độ, Úc, Trung 5 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh Quốc và Nhật Bản. Đồng thời tác giả cũng cho biết loài sâu đục thân ngô này rất phổ biến ở các nước Việt Nam, Brunei và Philippin. Hill và Waller(1998)[10]cho biết loài Ostrinia furnacalis Guenee là loài sâu hại thứ yếu trong 48 loài thu thập trên ngô vùng nhiệt đới. Rantulangi (2004)[12], cho biết ở châu Á loài sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis Guenee là một trong những tác nhân gây hại quan trọng làm giảm năng suất từ 20 đến 80% sản lượng ngô. Vòng đời của sâu đục thân ngô dao động khoảng 27- 46 ngày, trung bình 37,5 ngày. Sâu non có 5 tuổi, thời gian phát dục của mỗi tuổi 3-7 ngày. Thời gian phát dục của trứng là 3 - 4 ngày, trứng được đẻ ở mặt dưới của lá, thời gian phát dục của nhộng là 7 - 9 ngày. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1. Thành phần sâu hại trên cây ngô Kết quả nghiên cứu của viện bảo vệ thực vật trong những năm 1971 1976 [1] đã phát hiện có 7 bộ côn trùng khác nhau trên cây ngô gồm những bộ sau: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 9 loài. Bộ Cánh đều (Homoptera) 4 loài. Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 12 loài. Bộ Cánh cứng (Coleoptera) 18 loài. Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) 7 loài. Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 2 loài. Bộ Hai cánh (Diptera) 1 loài. Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Thuật (1995) [7] thành phần sâu hại chủ yếu trên ngô gồm có: Sâu xám - Agrostis ysilon. Sâu cắn lá ngô - Leucania separate và Leucania loreyi. Sâu đục thân ngô - Ostrinia furnacalisguenee. 6 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh Sâu xanh đục bắp - Helicoverpa armigera. Rệp muội ngô - Rhopalosiphum maydis. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiêm (1995) [5] cho thấy, tập đoàn sâu hại ngô vùng Hà Nội gồm 35 loài, trong đó có 5 loài thường xuyên gây hại. Ở phía Nam năm (1977-1978)đã xác định có 78 loài côn trùng phá hoại trên cây ngô bao gồm 8 loại thuộc bộ cánh cứng, 9 loại thuộc bộ cánh đều, 18 loại thuộc bộ cánh nửa, 2 loại thuộc bộ cánh tơ và 17 loại thuộc bộ cánh vảy. Trong đó phổ biến nhất là các loại: sâu đục thân ngô xám, sâu xanh đục bắp, sâu cắn lá ngô (bộ cánh vảy), rệp ngô (bộ cánh đều), sâu châu chấu sống lưng vàng (bộ cánh thẳng). Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung về thành phần sâu hại ngô vùng Gia Lâm- Hà Nội vụ xuân năm 2001 cho thấy có 23 loại sâu hại thuộc 6 bộ, 15 họ. Trong đó có 3 loại xuất hiện phổ biến là sâu đục thân ngô, sâu cắn lá ngô, rệp ngô ( Đặng Thị Dung, 2003) [3]. Gần đây khi nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô tại Chiềng Pằn, Yên Châu, Sơn La, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Kiến Quốc (2008) [7]đã xác định được 14 loài sâu hại trên cây ngô thuộc 6 bộ côn trùng. Theo điều tra gần đây nhất của Cục Bảo vệ Thực vật thì cây ngô trồng ở nước ta đã xác định có khoảng 100 loại côn trùng sống và gây hại, và nhóm sâu hại chủ yếu là: sâu đục thân, sâu xám, rệp cờ. Nhóm sâu hại chủ yếu này cũng được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất [16]. 1.2.2. Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalisGuenee) Nghiên cứu của Đặng Thị Dung (2003) [3] cho biết sâu non của loài sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis Guenee có 5 tuổi và thời gian phát dục của sâu non là từ 17 - 22 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 24,80C và độ ẩm là 81,5%. Thời gian phát dục của trứng là 3 - 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 24,80C và ẩm độ là 77,8%, còn thời gian phát dục của 7 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh nhộng là 7 - 10 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26,60C và ẩm độ trung bình 79,4%. Trong điều kiện ôn hoà ẩm độ trung bình khoảng 24,1 26,60C và 77,8 - 82,3% thời gian trước đẻ trứng là 2,8 ngày. Vòng đời trung bình là 36,4 ngày. Trên báo Nông nghiệp Việt Nam - số ra ngày 19/04/2011 [17] cho biết con trưởng thành cái dài khoảng 13-15mm, sải cánh rộng khoảng 30mm, cánh trước mầu vàng nhạt . Con đực nhỏ hơn , mầu nâu vàng . Chúng hoa ̣t động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non. Con cái đẻ trứng thành từng ổ gần gân chính ở mặt sau của những lá bánh tẻ, mỗi ổ vài chục trứng, đôi khi trên trăm trứng. Một con cái có thể đẻ 300-500 trứng (cá biệt trên 1.000 trứng), khi mới đẻ trứng có mầu trắng sữa. Sâu đục thân ngô khi ăn lá non và thân non thì phát triển chậm hơn so với sâu nuôi bằng hoa đực và bắp non. Sâu non mới nở, thả trên cây ngô ở giai đoạn vừa nhú cờ tỷ lệ sống sau 50 ngày là 53,8% còn thả lên cây ngô ở giai đoạn 7 - 8 lá là 8,3 %. Cây ngô càng non thì càng không thuận lợi cho sự sinh trưởng của sâu. Giai đoạn ngô thích hợp nhất đối với sâu non tuổi nhỏ là lúc cây bắt đầu trỗ cờ. Tỷ lệ cây sống cao duy trì trong suốt thời gian phát triển bắp, nhưng sau phun râu 2 tuần thì bắt đầu giảm [2]. Nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật (1977)[1]đã chỉ ra là sâu đục thân ngô chỉ đục lỗ phần đốt cây hoặc trên dưới đốt hoặc trên dưới đốt 3cm, rất ít khi đục suốt dọc thân ngô. Khi sâu non đẫy sức chịu ra khỏi lỗ làm nhộng ở trong bẹ lá hoặc giữa các lá bì của bắp. Nhộng được bọc một lớp tơ như kén, xung quanh bám đầy các mùn cây do quá trình sâu đục thân thải ra. 1.2.3. Đặc điểm sinh thái học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalisGuenee) Mức độ biến động và mức độ gây hại, thời gian xuất hiện của sâu đục thân sớm hay muộn khác nhau ở từng thời điểm, mỗi vùng miền. 8 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh Sự phát triển rộ của sâu đục thân còn phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Trong một vụ, sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) bắt đầu có trên ruộng vào lúc cây có 8 - 10 lá với mật độ thấp và tăng nhanh vào lúc ôm cờ, đỉnh cao về mật độ là lúc tung phấn, ngậm sữa. Giống ngô bị sâu đục thân gây hại nhiều nhất thì nhộng có chiều dài và trọng lượng lớn hơn các giống ít bị sâu hại. Như vậy chứng tỏ trong mỗi giống ngô thì đặc điểm sinh học của từng giống có mang tính chống chịu nhất định với sâu đục thân ngô. Các nghiên cứu nhiều năm của nhiều tác giả chỉ ra rằng các giống ngô khác nhau bị hại ở các mức độ nặng nhẹ không giống nhau. Một số giống ngô ít hấp đẫn đối với ngài đến đẻ trứng thì ít bị hại hơn. Một số thể hiện tính chống chịu sâu là khi sâu mới xâm nhập vào thân, tỷ lệ sâu bị chết rất cao. Khả năng chịu đựng của các giống ngô đối với sâu đục thân cũng không giống nhau. Thường các cây to và dài ngày như Xiêm, Gié Bắc Ninh, ngô lai số 5…có sức chịu đựng với sâu khoẻ hơn. Trên mỗi cây có thể lên tới 4 - 5 sâu hoặc 7 - 8 lỗ đục nhưng cây vẫn khoẻ, không bị gẫy đổ. Ngược lại các giống ngắn ngày cây nhỏ như đỏ Đại Phong, đỏ Nghệ An, Trắng Đồng Đăng, nếp trắng…thì khả năng chịu đựng của cây với sâu hại rất kém, trên mỗi cây có 2 - 3 sâu hoặc có 4 - 5 lỗ đục là đã bị gãy đổ, cây héo vàng, bắp và hạt đều xấu, dẫn đến năng suất giảm nhiều. Ở các tỉnh phía Bắc sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô xuân hè và vụ thu vào các tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 tới tháng 9). Tỷ lệ bị hại có thể lên tới 70 - 100%. Năng suất giảm tới 20 đến 30% hoặc nhiều hơn. Ở ngô Đông, tỷ lệ cây bị hại thường tới 10 - 40%, năng suất giảm 5 - 10%. Sâu đục thân ngô là loại sâu hại ngô quan trọng nhất. Hàng năm sâu phá hoại từ khi trỗ cờ trở đi. Nhiệt độ trong các tháng hè và mùa thu ở miền Bắc từ 23 - 28,50 C là thích hợp cho sâu đục thân ngô phát triển. Nhưng trong các tháng mùa Đông, 9 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh nhiệt độ thường xuống thấp dưới 17,50C không thuận lợi cho trứng nở và sâu non phát dục, tỷ lệ sâu chết tăng lên. Ở các tỉnh phía nam, sâu phá hoại quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 4 và tháng 5 trên ngô Đông (trà muộn) và tháng 7 - 8 trên ngô hè thu. Tỷ lệ cây bị hại thường lên tới 60 100% tuỳ theo từng năm từng vùng[3]. Ở miền Bắc, nhiệt độ trong các tháng mùa hè và mùa thu từ 23 - 28,50C rất thích hợp cho sâu đục thân phát triển, nhưng trong các tháng mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp dưới 17,50C không thuận lợi cho trứng nở và sâu non phát dục, tỷ lệ sâu chết tăng lên. Số lứa sâu hàng năm ở mỗi vùng phụ thuộc nhiều vào thời gian trồng trồng các vụ ngô ở địa phương. Trong vụ ngô đông xuân thì thường có 3 lứa sâu đục thân phá hại: Lứa 1: phát sinh từ hạ tuần tháng 11 đến hạ tuần tháng 2, phá hại trên ngô sớm từ giai đoạn ngô loa kèn đến chin sáp. Lứa 2: phát sinh từ hạ tuần tháng 2 đến trung tuần tháng 4, phá hại trên ngô sớm từ giai đoạn ngô đông xuân đại trà, từ giai đoạn ngô nhú cờ đến chin sáp. Lứa 3: phát sinh từ thượng tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 5 phá hại trên ngô muộn (trồng đầu tháng 1) hoặc ngô xuân (trồng trong tháng 2) từ giai đoạn ngô nhú cờ đến chin sáp. Ở những vùng trồng trồng liên tiếp nhiều vụ trên một năm, sâu đục thân có 7 - 8 lứa trong năm, từ lứa thứ 4, sâu phá hại trên ngô hè và thu nặng nhất. Nhìn chung, trong tất cả các lứa sâu trong năm, lứa thứ 3 gây hại đáng kể (năng suất giảm 20 - 60%) lứa 4,5,6 cũng là những lứa gây hại khá lớn với ngô hè và ngô thu (tỷ lệ cây bị sâu đục thân 60 - 100% năng xuất giảm tới 20 - 30%). 1.2.4. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalisGuenee) Hiện nay biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô bằng thuốc hoá học còn gặp nhiều khó khăn nhất là khi sâu non đã xâm nhập vào bên trong cây. Vì 10 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh vậy, muốn phòng trừ sâu đục thân cần dự tính được giai đoạn trứng nở để tiến hành phun thuốc. Kinh nghiệm cho thấy mật độ của trứng sâu đục thân khá cao ở hai thời điểm: lúc ngô 8 - 11 lá và thời kỳ ngô 13 - 14 lá lúc ôm cờ. Theo viện bảo vệ thực vật (1977) [1]. Có thể sử dụng thuốc Vofatoc nồng độ 0,1% phun khi cây ngô 8 - 11 lá, sau khi phun thuốc thì thấy sâu tuổi 1 - 3 có tỷ lệ chết cao, bình quân chết từ 66,6 - 100% , sâu tuổi 1 chết 100% [1]. Theo nghiên cứu của Lâm Văn Thiên (2007) thuốc trừ sâu Legend 800WG (40g/ha) có hiệu lực sâu đục thân cao nhất sau 7 ngày phun thuốc là 81,60% [6]. Ngoài biện pháp trừ sâu đục thân ngô bằng hoá học từ lâu người dân đã biết tự chăm sóc ruộng ngô của mình bằng các biện pháp thủ công. Theo bộ môn côn trùng (2004), để phòng trừ sâu đục thân ngô thì cần phải làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bở theo đúng thời vụ[2]. Nguyễn Công Thuật (1995) [7] cho rằng nên trồng ngô xen đậu tương để tăng cường sự hoạt động của lượng thiên địch, vừa hạn chế sâu hại vừa đảm bảo mỗi cân bằng sinh học trên đồng ruộng. Ngoài biện pháp canh tác chúng ta còn có thể sử dụng chính thiên địch của chúng để tiêu diệt sâu đục thân ngô ví dụ như sử dụng Trichogramma. 11 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nguyễn Thúy Hạnh CHƢƠNG 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀPHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài thực hiện từ tháng 9/2015 -3/2016. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Đề tài thực hiện tại xãNam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. -Các nghiên cứu sinh học được thực hiện tại phòng Côn trùng học thực nghiệm - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu 2.2.1. Đối tương nghiên cứu Các loài sâu hại trên ngô, chú trọng sâuđục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee). 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu - Cây trồng: một số giống ngô ở xã Nam Viêm (giống ngô nếp lai MX4,giống ngô lai LCH 9 và giống ngô ngọt). - Sâu hại: sâu đục thân ngô và các côn trùng bắt gặp gây hại trên ngô. - Vợt côn trùng dường kính 30cm, cán dài 1m. - Lọ đựng mẫu, ống nghiệm, bút lông, đĩa Petri. - Hộp nuôi sâu to, nhỏ; chai lọ đựng mẫu. - Kính lúp tay, kính hiển vi. - Lồng lưới nuôi sâu, lồng mika ghép đôi giao phối. - Sổ ghi chép số liệu. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan