Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ b...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên cây đậu rau ở xã tiền phong, mê linh, hà nội

.PDF
63
171
82

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH-KTNN ------o0o------ NGUYỄN THỊ THUỲ LINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NHÓM BỌ XÍT BẮT MỒI VÀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY ĐẬU RAU Ở XÃ TIỀN PHONG, MÊ LINH, HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học HÀ NỘI - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH-KTNN ------o0o------ NGUYỄN THỊ THUỲ LINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NHÓM BỌ XÍT BẮT MỒI VÀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY ĐẬU RAU Ở XÃ TIỀN PHONG, MÊ LINH, HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Người hướng dẫn khoa học ThS. VŨ THỊ THƯƠNG PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN LAM HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS. Vũ Thị Thương và PGS.TS. Trương Xuân Lam đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn, quan tâm dìu dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình em thực hiện đề tài. Xin cảm ơn thầy cô giảng dạy tại Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cán bộ nghiên cứu tại phòng côn trùng thực nghiệm của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giảng dạy, nhiệt tình góp ý, chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn tới các bác, cô chú nông dân ở xã Tiền Phong - Mê Linh - Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành điều tra thu mẫu cũng như cung cấp các thông tin sản xuất rau để tôi hoàn thành tốt đề tài. Cuối cùng, tôi dành lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn động viên, khích lệ giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt bản khóa luận tốt nghiệp này. Xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không sao chép từ bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào đã được công bố. Tôi cũng xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................... 2 NỘI DUNG ................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................. 3 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài của bọ xít bắt mồi (BXBM ) ......................... 3 1.1.2. Nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học của các loài BXBM ..... 4 1.1.3. Nghiên cứu tập tính bắt mồi, ảnh hưởng của các loại thức ăn, khả năng tiêu thụ vật mồi và vai trò của một số loài BXBM ................................................................ 5 1.1.4. Những nghiên cứu về biến động số lượng, ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ của một số loài BXBM ........................................................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên trong nước .................................................................... 7 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài của BXBM ......................................................... 7 1.2.2. Nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học của một số các loài BXBM ........................................................................................................... 9 1.2.3. Nghiên cứu tập tính bắt mồi, ảnh hưởng của các loại thức ăn, khả năng tiêu thụ vật mồi và vai trò của một số loài BXBM .............................................................. 10 1.2.4. Những nghiên cứu về biến động số lượng, ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ của một số loài BXBM ......................................................................................... 11 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 12 2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 12 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 12 2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 12 2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 13 2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần loài bọ xít bắt mồi (BXBM) thuộc bộ Heteroptera. Xác định tần suất xuất hiện, vị trí, số lượng của các loài BXBM ... 13 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu biến động số lượng của BXBM dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ, phun thuốc)........................................................ 14 2.5.3. Phương pháp sử dụng BXBM trong biện pháp sinh học trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau vùng nghiên cứu ............................................................................. 14 2.5.5. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu .................................................................. 14 2.5.6. Chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................................... 14 2.5.7. Phương pháp tính toán ............................................................................................ 15 2.5.8. Xử lý số liệu ............................................................................................................... 16 2.6. Địa điểm, vật liệu tiến hành nghiên cứu .................................................. 16 2.6.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 17 2.6.2.Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ............................................................................. 17 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 18 3.1. Thành phần các loài bọ xít bắt mồi thuộc bộ Heteroptera trên sinh quần cây đậu rau ......................................................................................................... 18 3.1.1. Thành phần các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ....................................... 18 3.1.2. Tỷ lệ các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau .................................................. 20 3.2. Tần suất xuất hiện, vị trí, số lượng của các loài BXBM và vai trò của loài BXBM chính tại xã Tiền Phong huyện Mê Linh (Hà Nội) .............................. 21 3.2.1. Mức độ phổ biến của các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ..................... 21 3.2.2. Mối quan hệ giữa các loài bọ xít bắt mồi với sâu hại trên cây đậu rau .... 23 3.3. Biến động số lượng của loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis trên cây đậu rau dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái.............................................. 25 3.3.1. Diễn biến mật độ của các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu trạch tại Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội .................................................................................................... 25 3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đậu rau đến mật độ loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis ............................................................................................................ 27 3.3.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến mật độ loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis ............................................................................................................................. 31 3.4. Đề xuất khả năng bảo vệ, sử dụng BXBM trong mô hình quản lý tổng hợp sâu hại chủ yếu trên đậu rau .......................................................................... 34 3.4.1. Khả năng nhân nuôi đẻ trứng của bọ xít nâu Coranus fucipennis ............... 34 3.4.2. Tuổi thọ và khả năng ăn mồi của bọ xít nâu Coranus fucipennis ................ 36 3.4.4. Đề xuất khả năng bảo vệ, sử dụng BXBM trong mô hình quản lý tổng hợp sâu hại chủ yếu trên đậu rau .............................................................................................. 39 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 42 PHỤ LỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Viết tắt 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 IPM Quản lý dịch hại tổng hợp 3 BXBM Bọ xít bắt mồi. 4 CT Công thức 5 Ctv cộng tác viên DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Thành phần loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau tại xã Tiền Phong - Mê Linh - Hà Nội..................................................................... 18 Bảng 3.2. Tỷ lệ các loài BXBM trên cây đậu rau tại Tiền Phong - Mê Linh Hà Nội ....................................................................................... 20 Bảng 3.3. Mức độ phổ biến của các loài bọ xít bắt mồi chính trên cây đậu rau tại Tiền Phong - Mê Linh - Hà Nội ........................................ 21 Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa mật độ của các loài BXBM với con mồi trên đậu trạch tại điểm nghiên cứu ..................................................... 23 Bảng 3.5. Diễn biến mật độ (con/m2) của các loài bọ xít bắt mồi theo giai đoạn phát triển của cây đậu trạch tại xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội ............................................................................................ 25 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đậu trạch đến mật độ của loài bọ xít nâu Coranus fuscipennis. .................................................. 28 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của 3 loại thuốc bảo vệ thực vật đến sức sống của bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis trong điều kiện phòng thí nghiệm....................................................................................... 32 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến mật độ tập hợp các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau tại xã Tiền Phong - Mê Linh Hà Nội ....................................................................................... 33 Bảng 3.9. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành bọ xít nâu Coranus fucipennis .................................................................................. 34 Bảng 3.10. Tỷ lệ nở và thời gian phát dục của trứng bọ xít nâu Coranus fucipennis .................................................................................. 35 Bảng 3.11. Thời gian phát dục của thiếu trùng bọ xít nâu bắt mồi Coranus fucipennis .................................................................................. 35 Bảng 3.12. Khả năng ăn mồi của các tuổi thiếu trùng bọ xít nâu Coranus fucipennis .................................................................................. 37 Bảng 3.13. Khả năng ăn mồi của trưởng thành bọ xít nâu Coranus fucipennis với thức ăn là ấu trùng ngài gạo Corcyra cephalonica .................. 38 Bảng 3.14. Tuổi thọ của trưởng thành bọ xít nâu Coranus fuscipennis với thức ăn là ấu trùng ngài gạo, sâu khoang và sâu cuốn lá. .............. 38 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. 4 loài BXBM phổ biến trên cây đậu rau tại điểm nghiên cứu ...... 22 Hình 3.2. Diễn biến mật độ của tập hợp các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu trạch tại xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội năm 2015.................. 26 Hình 3.3. Tương quan mật độ giữa tập hợp các loài BXBM với loài C. fuscipennis trên cây đậu trạch tại Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội . 27 Hình 3.4. Diễn biến mật độ của loài C. fuscipennis ở các thời vụ trên cây đậu trạch tại Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội năm 2015 - 2016 ........... 30 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây rau là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo số liệu báo cáo sản xuất và xuất khẩu nông sản năm 2008 diện tích trồng rau là 710 nghìn héc ta và sản lượng là 11,3 triệu tấn/năm. Hơn 50% tổng sản lượng rau là đậu rau, các cây rau họ hoa thập tự, trong đó đậu trạch, đậu cove, đậu đũa, bắp cải, cải xanh, xu hào… là những loại rau phổ biến trong vụ Đông Xuân, Xuân Hè, Thu Đông. Những cây đậu rau luôn chịu sự phá hại của một số loài sâu: sâu cuốn lá, ruồi đục lá, sâu xám, bọ trĩ, sâu đục quả… Để bảo vệ cây đậu rau người nông dân đã sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu trong phòng trừ sâu. Đặc biệt với những vùng chuyên canh rau, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng nhiều, liên tục đã gây ra những tác hại rất đáng lo ngại, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây tính kháng thuốc của các loài sâu hại, tạo điều kiện cho các loài này trước đây là thứ yếu nay trở thành chủ yếu. Vấn đề rau sạch và bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hiện nay, biện pháp phòng chống dịch hại có hiệu quả và thích hợp nhất là biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), lấy biện pháp sinh học làm cốt lõi ngày càng được coi là một chiến lược tốt nhất. Muốn xây dựng và thực hiện biện pháp IPM thì trước hết chúng ta phải hiểu biết về mối quan hệ giữa cây trồng-sâu hại và những thiên địch của chúng - với các yếu tố của môi trường. Để bảo vệ sự đa dạng sinh học việc duy trì, bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch trong phòng chống sâu hại là một vấn đề đang được quan tâm. Trong những thiên địch của sâu hại đậu rau, các loài bọ xít bắt mồi (BXBM) thuộc bộ Heteroptera được biết đến như là những loài thiên địch quan trọng (Distant,1910). Việc nghiên cứu có tính chất hệ thống đối 1 với các loài BXBM phổ biến trong hệ sinh thái ruộng đậu rau là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc bảo vệ chúng như những nguồn gen có ích và khả năng lợi dụng chúng trong IPM và bảo vệ môi trường. Để góp phần bổ sung tài liệu nghiên cứu và sử dụng loài BXBM thuộc bộ Heteroptera trong quản lý sâu hại đậu rau tổng hợp, đồng thời bổ sung số lượng thiếu hụt của chúng khi bị tác động của yếu tố môi trường, nhất là tác động của con người, góp phần bảo tồn nguồn gen hữu ích của 1 số loài bọ xít bắt mồi quan trọng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên cây đậu rau ở xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xác định thành phần, số lượng loài BXBM thuộc bộ Heteroptera và xác định mối quan hệ giữa các loài BXBM với vật mồi là những loài sâu hại trên đậu rau, đồng thời nghiên cứu biến động số lượng của chúng nhằm lợi dụng, sử dụng các loài BXBM có ý nghĩa trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Xác định thành phần, số lượng loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau, góp phần bổ sung vào danh mục các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở vùng nghiên cứu 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định mối quan hệ giữa các loài bọ xít bắt mồi và vật mồi của chúng trên cây đậu rau, giúp người trồng rau nhận biết vai trò của BXBM. - Cung cấp tài liệu khoa học cho nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ở địa phương về các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến số lượng loài BXBM để lợi dụng, bảo vệ các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài của bọ xít bắt mồi (BXBM ) Trên thế giới, các kết quả nghiên cứu về các loài BXBM phải kể đến những công trình nghiên cứu về thành phần loài có liên quan tới khu hệ BXBM ở vùng Đông Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam mà điển hình là những nghiên cứu của các tác giả Ấn Độ như Distant đã mô tả và phân loại hình thái 422 loài; Livingstone và ctv xây dựng khóa phân loại cho 168 loài thuộc 11 phân họ của bọ xít ăn sâu Reduviidae và đã ghi nhận loài Platelus bhavanii là loài mới cho khoa học (Distant, 1910; Livingstone và ctv, 1998) [22] [27]. Ở Đông Dương, Vitalis (1919) đã công bố 14 loài BXBM bao gồm họ Reduviidae có 11 loài thuộc 9 giống, họ Nabidae có 1 loài, họ Pentatomidae có 2 loài thuộc giống Cazira và Dalpada [35]. Trung Quốc cho đến năm 1971, đã phát hiện được 820 loài côn trùng bắt mồi trong đó có gần 200 loài thuộc nhóm BXBM (Price). Cai Wanzhi và ctv đã mô tả loài BXBM thuộc giống Reduvius và 44 loài thuộc phân họ Harpactorinae (họ bọ xít ăn sâu Reduviidae), trong đó tác giả ghi nhận 3 loài mới cho khoa học (Price, 1975; Cai Wanzhi và ctv, 2000, 2002) [29], [20], [19]. Ở Nhật Bản, đã ghi nhận và mô tả hình thái 58 loài BXBM thuộc 7 họ, các loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae có số lượng nhiều nhất 28 loài. Các công trình nghiên cứu về thành phần loài của nhóm BXBM ở một số nước trên thế giới cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Randall, Jame đã thống kê các loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae trên thế giới có khoảng 6500 loài thuộc 930 giống trong 22 phân họ. Carver, Gross và Woodward đã ghi nhận giống Pristhesancus, Helonotus, Entomcoris, Oncecophalus, Pygolampis, Ploiaria và 3 giống Stenolemus là các giống phổ biến ở Australia. 7 loài thuộc giống Nabicula (họ Nabidae) đã được ghi nhận ở Canada, trong đó loài Nabicula limbata là loài đầu tiên được ghi nhận ở đây (Randall, Jame, 1995; Carver, Gross và Woodward, 1991) [30], [18]. 1.1.2. Nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học của các loài BXBM Miller (1956) đã mô tả các đặc điểm hình thái trứng của 24 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae và mô tả thiếu trùng tuổi 1, tuổi 4 của 7 loài BXBM thuộc họ này [28]. Singh và ctv (1989) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens (Farb). Andrallus spinidens đã được nghiên cứu với vật mồi là loài sâu hại đậu tương Rivula sp. Trong điều kiện nhiệt độ: 24 - 34oC, ẩm độ: 75 - 85% tại phòng thí nghiệm tại Madhya Pradesh, vòng đời của A. spinidens từ khi trứng nở đến khi trưởng thành đẻ trứng tương ứng là 32 và 40 ngày [31]. Bakti D. (2000) đã nuôi loài bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens (F.) từ tháng 4 đến tháng 10/1999 ở Inđônêxia với vật mồi là loài sâu khoang hại đậu tương Spodoptera litura (F.) thấy rằng con cái của loài BXBM A. spinidens phát dục từ 6-10 ngày, trung bình một con cái đẻ 379 quả trứng, thời gian phát dục của trứng trung bình 6,86 ngày, tỷ lệ nở 70,79%, thiếu trùng có 5 tuổi, thời gian phát dục của thiếu trùng từ 14 - 19 ngày và đạt tỷ lệ sống sót 68,77 - 72,81%, con trưởng thành sống trung bình từ 34 - 44 ngày [17]. Ở Ấn Độ, Vennison và ctv (1990) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc ghép đôi lên sự sinh sản và thời gian phát dục của trứng loài BXBM Euagoras plagiatus (họ Reduviidae) (nhiệt độ: 30 - 35oC ẩm độ 75 - 85%) với vật mồi là loài sâu xanh Helicoverpa armigera nhận thấy khi một con cái được ghép đôi từ 3 đến 4 con đực khác tuổi, thì thời gian đẻ trứng ngắn hơn so với thời gian đẻ trứng của một con cái được ghép đôi với một con đực cùng tuổi [34]. Kitamura, Kondo (1995) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời 4 gian phát dục của trứng và thiếu trùng loài BXBM Nabis stenoferus (họ Nabidae) ở Nhật Bản nhận thấy: với nhiệt độ trung bình là 20oC thì trứng và thiếu trùng của loài bọ xít này có thời gian phát dục dài hơn khoảng nhiệt độ từ 24 - 28oC và trong khoảng nhiệt độ từ 13,3 - 13,5oC trứng của loài BXBM này không thấy phát dục. Đặc điểm sinh học của loài BXBM Dicyphus tamaninii, Macropholus calighinous, Orius laevigatus và Orius majusculus đã được Alvarado và ctv (1997) nghiên cứu ở Tây Ban Nha với thức ăn là loài rệp hại bông Aphis gossypii và Macrosiphum euphorbiae (Aphididae) thì thời gian phát dục của thiếu trùng loài Dicyphus tamaninii dài nhất và thời gian phát dục của thiếu trùng loài Orius majusculus là ngắn nhất (Kitamura, Kondo, 1995; Alvarado và ctv, 1997) [26], [15]. 1.1.3. Nghiên cứu tập tính bắt mồi, ảnh hưởng của các loại thức ăn, khả năng tiêu thụ vật mồi và vai trò của một số loài BXBM Bakti (2000) cho biết: trong nhóm côn trùng bắt mồi của 3 loài sâu cắn gié Mythimna spp. hại lúa ở Ấn Độ phải kể đến loài bọ xít nâu viền trắng bắt mồi Andrallus spinidens (họ Pentatomidae). Loài BXBM này ăn cả ấu trùng, nhộng của sâu cắn gié và có vai trò trong việc kìm hãm số lượng của nhóm sâu hại này trên cánh đồng lúa [17]. Jame (1994) đã đi sâu nghiên cứu khả năng tiêu thụ con mồi của loài BXBM Pristhesancus plagipennis (họ Reduviidae) ở Autralia trong các điều kiện nhiệt độ 22,5oC; 25oC và 30oC (vật mồi nuôi gồm trưởng thành loài ruồi dấm Drosophila sp. ấu trùng mọt bột Tribolium castaneum, sâu mọt Tenebrio molitor, thiếu trùng loài Biprorulus bibax và loài bọ xít xanh Nezara viridula). Trung bình mỗi cá thể của loài BXBM này từ khi nở cho đến khi phát dục thành con trưởng thành tiêu thụ hết 153,9 con mồi (nhiệt độ: 22,5oC), 127,6 con mồi (nhiệt độ: 25oC) và 117,3 con mồi (nhiệt độ: 30oC). Mỗi ngày một cá thể của loài này tiêu thụ trung bình 2,5 con mồi (nhiệt độ 30oC), 2,0 con mồi (nhiệt độ 25oC) và 1,3 con mồi (nhiệt độ 22,5oC) [25]. Ambrose và ctv (1994) đã nghiên cứu khả năng ăn mồi của loài BXBM 5 Acathaspis siva (họ Reduviidae) đối với 2 vật mồi là loài Camponotus compressus và loài Dittopternis venusta cho thấy: lượng thức ăn tiêu thụ được có mối quan hệ được với mật độ con mồi. Hai loài BXBM Rhinoceis marginatus và Acanthaspis pedestris ở các tuổi khác nhau đều có vai trò quan trọng trong việc khống chế mật độ của 2 loài côn trùng là sâu khoang hại lạc S. litura và loài mối hại lạc O. assmuthi, khả năng ăn mồi của 2 loài BXBM này phụ thuộc vào mật độ và tuổi của loài côn trùng hại lạc này. Vật mồi ưa thích nhất của 2 loài bọ xít Rhinoceis marginatus và Acanthaspis pedestris là sâu khoang 3 ngày tuổi, sau đó đến sâu khoang 4 ngày tuổi và 5 ngày tuổi [16]. 1.1.4. Những nghiên cứu về biến động số lượng, ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ của một số loài BXBM Carver và ctv (1991) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ong ký sinh lên trứng của loài BXBM Nabis punctatus (họ Nabidae) trên một số cây trồng ở Italia. Tác giả cho thấy: trên cây hoa hướng dương, trứng của loài BXBM Nabis punctatus bị ký sinh bởi loài ong ký sinh Telenomus sp. và loài Polymema sp. (họ Scelionidae) với tỷ lệ trung bình là 12,1%. Trên cây đậu tương 6,2% tổng số trứng của loài BXBM N. punctatus bị loài ong ký sinh Telenomus sp. ký sinh [18]. Ảnh hưởng của 5 loại thuốc hóa học (Monocrotophos, Dimethoate, Methylparathion, Quinalphos và Endousulfan) lên số lượng của loài BXBM Rhynocoris kumarii (họ Reduviidae) đã được George và ctv (1998) nghiên cứu. Kết quả cho biết: loại thuốc hóa học Methylparathion đã làm ảnh hưởng rất lớn đến số lượng thiếu trùng tuổi 3 và con trưởng thành của loài BXBM này. Trong 5 loại thuốc được nghiên cứu ở trên thì thuốc Endousulphan làm ảnh hưởng tới số lượng thiếu trùng cũng như số lượng con trưởng thành của loài BXBM Rhynocoris kumarii ít nhất [23]. Livingston và ctv (1998) đã nghiên cứu biến động số lượng của con trưởng thành và thiếu trùng của 7 loài BXBM (họ Reduviidae) bao gồm: loài Acanthaspis 6 pedestris, Edocla slateri, Catmiarus brevipennis, Haematorrhophus nigroviolaceous, Neohaematorrhophus therasii, Rhinocoris fuscipes và loài R. marginatus trên cánh đồng ở Tamil, Ấn Độ. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 1984 đến tháng 7 năm 1986 tác giả nhận thấy: biến động số lượng của các loài BXBM này có mối quan hệ với số lượng của vật mồi và phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa và gió. Số lượng của loài bọ xít Acanthaspis pedestris thường đạt mật độ cao trong khoảng từ tháng 8/1984 đến tháng 3/1985. Số lượng của loài bọ xít Edocla slateri đạt mật độ cao từ tháng 11/1984 đến tháng 3/1985. Số lượng loài Catamiarus brevipennis đạt mật độ cao vào tháng 4 hàng năm. Số lượng loài Neohaematorrhophus therasii đạt mật độ cao từ tháng 3/1985 đến tháng 8/1986. Số lượng loài Haematorrhophus nigroviolaceous đạt mật độ cao từ tháng 10/1984 đến tháng 2/1985. Số lượng loài Rhinocoris fuscipes đạt mật độ cao từ tháng 12/1984 đến tháng 3/1986. Số lượng loài R.marginatus đạt mật độ cao từ tháng 9/1984 đến tháng 6/1985 [27]. 1.2. Tình hình nghiên trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài của BXBM Ở Việt Nam việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi trên các cây trồng đã được thực hiện trong nhiều năm qua trên một số giống cây trồng như ngô, đậu tương, bông và rau họ thập tự. Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính chất hệ thống về nhóm bọ xít bắt mồi còn ít được quan tâm tới. Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam năm 1981 đã thu thập được 81 loài BXBM thuộc 6 họ trên các cây trồng, trong đó đã xác định được tên 53 loài còn 28 loài chưa xác định được tên. Họ bọ xít ăn sâu Reduviidae có số loài nhiều nhất (71 loài), tiếp theo là họ bọ xít năm cạnh Pentatomidae có 6 loài. Các họ còn lại gồm: họ bọ xít đỏ Pyrhocoridae có 1 loài (giống Antilochus), họ bọ xít mù Miridae có 1 loài (giống Cyrtorhinus), họ bọ xít dài Lygaeidae có 1 loài (giống Geocoris) và họ bọ xít đo nước Hydrometridae có 1 loài (giống Hydrometra) (Ủy 7 ban khoa học Nhà nước, 1981) [13]. Trong danh sách thành phần loài côn trùng bắt mồi của sâu hại bông tại Tô Hiệu (Sơn La), Vũ Quang Côn và ctv (1994) đã thu thập và xác định tên được 10 loài BXBM thuộc 3 họ. Họ bọ xít ăn sâu Reduviidae có 5 loài, họ Pentatomidae có 4 loài và họ bọ xít đỏ Pyrrhocoridae có 1 loài [1]. Trong 40 loài côn trùng bắt mồi (thuộc 6 họ) của sâu hại cây ngô ở Hà Nội và vùng phụ cận, thì nhóm BXBM có 9 loài (chiếm 22,5%). Trong đó họ bọ xít ăn sâu Reduviidae có 3 loài, họ bọ xít Pentatomidae có 2 loài, họ bọ xít mù Miridae, họ Nabidae, họ bọ xít đỏ Pyrrhocoridae và họ bọ xít dài Lygaeiidae mỗi họ có 1 loài (Phạm Văn Lầm, 1997) [9]. Gần đây, công trình nghiên cứu về thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam, Phạm Văn Lầm (1997) đã ghi nhận 70 loài BXBM (trong đó xác định tên 47 loài và 23 loài chưa xác định tên) thuộc 9 họ 38 giống. Trong tổng số các loài thu được, các loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae chiếm nhiều nhất 56 loài (xác định tên được 43 loài và 23 loài chưa xác định tên) thuộc 9 họ 38 giống. Trong tổng số các loài thu được, các loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae chiếm nhiều nhất 56 loài (xác định tên được 43 loài) [9]. Hà Quang Hùng và ctv (1999) đã ghi nhận được 5 loài thuộc họ Pentatomidae và họ Reduviidae trên lúa tại Gia Lâm - Hà Nội [24]. Trong điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu tương ở Hà Nội và vùng phụ cận, Trần Đình Chiến (1999) đã xác định được 11 loài BXBM thuộc 4 họ: 7 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae, 2 loài thuộc họ bọ xít năm cạnh Pentatomidae, 1 loài thuộc họ bọ xít dài Lygaeidae và một loài thuộc họ bọ xít mù Miridae [32]. Theo Trương Xuân Lam và ctv (2006) trong thành phần loài của nhóm bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae (Heteroptera) ở huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận 28 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae thuộc 15 giống. Trong đó 8 ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam 4 loài gồm: Sirthenea dimidiate Horvath, Lestomerus sp., Peirates leturoides Wolff và Ectomocoris biguttulus Stal [33]. Trương Xuân Lam (2005) đã ghi nhận được 12 loài bọ xít ăn sâu thuộc phân họ Peirarinae (Hemiptera: Reduviidae) và xây dựng khóa định loại 3 loài bao gồm Sirthenea dimidiate Horvath, Peirates leturoides Wolff và Ectomocoris biguttulus Stal được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam [5]. 1.2.2. Nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học của một số các loài BXBM Cho tới nay, ở Việt Nam đã có tác giả quan tâm nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài bọ xít bắt mồi. Nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu về loài bọ xít bắt mồi Cantheconidae furcellata thuộc họ Pentatomidae, được một số tác giả đi sâu nghiên cứu về sinh học và sinh thái học trong điều kiện phòng thí nghiệm và đạt được những kết quả nghiên cứu tương đối đầy đủ. Vũ Quang Côn và ctv (1994) chỉ rõ khi nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi (một nguồn là bọ xít hoa của Thái Lan nhập nội và một nguồn khác là bọ xít hoa nội địa) với thức ăn là sâu khoang kết quả nghiên cứu cho thấy: thời gian phát dục ở các pha của loài bọ xít này thay đổi tùy theo thời gian thí nghiệm trong năm, kéo dài hơn ở mùa đông và ngắn hơn mùa hè. Trứng của loài bọ xít này phát dục từ 4,8 - 20,3 ngày thì nở. Thiếu trùng phát dục qua 5 tuổi, thiếu trùng ở tuổi 1, 2 chỉ uống nước và bắt đầu từ tuổi 3 thì mới sống theo kiểu bắt mồi. Thời gian phát dục của giai đoạn thiếu trùng từ 14,1 - 38,8 ngày. Thiếu trùng tuổi 5 vũ hóa thành con trưởng thành và thường giao phối sau 3,7 - 8,1 ngày. Một bọ xít cái có thể đẻ từ 132,3 - 191,9 quả trứng và tuổi thọ của chúng có thể đạt 56,2 ngày trong mùa đông 15,4 - 21,3 ngày ở mùa hè và mùa thu. Giai đoạn phát dục từ trứng đến khi vũ hóa thành con trưởng thành của loài bọ xít này trung bình từ 20,3 - 59,1 ngày [1]. Phạm Văn Lầm và ctv (1994) cho rằng nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi trong 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan