Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đa dạng sinh học bộ phù du (ephemeroptera) ở đai cao 600 – 1600m tại ...

Tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học bộ phù du (ephemeroptera) ở đai cao 600 – 1600m tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai

.PDF
58
78
137

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ------oOo------ PHẠM THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC BỘ PHÙ DU (EPHEMEROPTERA) Ở ĐAI CAO 600 - 1600M TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Động vật học Hà Nội - 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ------oOo------ Phạm Thanh Huyền NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC BỘ PHÙ DU (EPHEMEROPTERA) Ở ĐAI CAO 600 - 1600M TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Động vật học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Th.S. Nguyễn Văn Hiếu Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Nguyễn Văn Hiếu, cán bộ giảng dạy tổ Động vật, Khoa Sinh- KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những ý kiến quý báu trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời, qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa cùng các thầy, cô giáo Khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, những người đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, thầy cô những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Phạm Thanh Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS.Nguyễn Văn Hiếu. Các số liệu, những nghiên cứu được trình bày trong Khóa luận này trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Phạm Thanh Huyền MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẤU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................... 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du trên thế giới ...................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du ở Việt Nam ....................................... 6 1.3. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du ở Vườn quốc gia Hoàng Liên........... 9 1.4. Một số đặc điểm tự nhiên của Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai ............................................................................................................. 10 1 1 t a 1 2 a h nh ......................................................................................... 10 1.4.3. a h t v th nh .................................................................................... 10 ng................................................................. 11 1 h h u .......................................................................................... 11 1 h văn ........................................................................................ 12 Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13 2.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 13 2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 13 2.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17 2 1 Ph ơng pháp nghiên ứu ngoài tự nhiên................................... 17 2.4.2. Ph ơng pháp phân t h mẫu trong phòng thí nghiệm ................ 18 2.4.3. Ph ơng pháp xử lí số liệu ........................................................... 18 2.5. Chỉ số Đa dạng sinh học ...................................................................... 20 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 22 3.1. Đa dạng loài bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu ................................. 22 3.1.1. a dạng loài bộ Phù du (Ephemeroptera) ................................. 27 3.1.2. Lo i u thế và chỉ số a dang sinh học ...................................... 28 3.2. Phân bố theo mùa của bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu .................. 32 3.2.1. So sánh thành phần loài bộ Phù du giữa mùa khô v mùa m a ...... 32 3.2.2. So sánh m t ộ Phù du giữa mùa khô v mùa m a ...................... 38 3.3. Phân bố các loài bộ Phù du theo tính chất của thủy vực .................... 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 46 1. Kết luận ................................................................................................... 46 2. Đề nghị .................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC ẢNG Bảng Bảng 2. Tên bảng Trang Một số đặc điểm sinh cảnh tại các điểm thu mẫu ở đai 14 cao 600-1600m Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai Bảng 3.1. Thành phần loài bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu 22 Bảng 3.2. Loài ưu thế, chỉ số DI và H’ ở mùa mưa tại khu vực 28 nghiên cứu Bảng 3.3. Loài ưu thế, chỉ số DI và H’ ở mùa khô tại khu vực 30 nghiên cứu Bảng 3.4. Thành phần loài bộ Phù du theo mùa 32 Bảng 3.5. Thành phần loài bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu 34 Bảng 3.6. Số lượng cá thể các loài Phù du tại khu vực nghiên cứu 39 ở mùa khô và mùa mưa (đơn vị diện tích 1,5m2) Bảng 3.7. Số lượng loài và số lượng cá thể Phù du ở nơi nước chảy 42 và nước đứng ở mùa khô (đơn vị diện tích 0,25 m2) Bảng 3.8. Số lượng loài và số lượng cá thể Phù du ở nơi nước chảy và nước đứng ở mùa mưa (đơn vị diện tích 0,25 m2) 44 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 3.1. Tỷ lệ % số loài thuộc các họ Phù du tại khu vực nghiên cứu 23 Hình 3.2. Số lượng loài bộ Phù du ở mùa mưa và mùa khô 33 Hình 3.3. Số lượng cá thể loài Phù du theo mùa tại khu vực nghiên 40 2 cứu (đvdt 1,5m ) MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bộ Phù du (Ephemeroptera) thuộc nhóm côn trùng nước. Phù du phân bố rộng khắp trên toàn thế giới và có mặt ở hầu hết các dạng thủy vực nước ngọt, như sông, suối, ao, hồ… Thậm trí chúng cũng có thể có mặt ở những khe hoặc rãnh nước nhỏ, nhưng phổ biến nhất là các thủy vực dạng suối. Giai đoạn ấu trùng của phù du được phân biệt với tất cả các nhóm côn trùng sống trong nước khác bởi có hàng mang ở hai bên phần bụng và có 2 hoặc 3 tơ đuôi dài ở phía cuối cơ thể. Phần lớn Phù du đều có cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống bám hay bơi lội tự do. Ngoài ra, ấu trùng của một số loài phù du có tập tính đào hang ở dưới nền đáy, lớp bùn hay cát của các thủy vực và sống ở đó cho đến khi vũ hóa thành giai đoạn trưởng thành. Ấu trùng một số loài khác lại có lối sống bám vào bề mặt của những khối hoặc viên đá trong thủy vực dạng suối. Giai đoạn ấu trùng của Phù du sống hoàn toàn trong nước, khi phát triển đầy đủ chúng chuyển lên mặt nước và vũ hóa bước vào giai đoạn trưởng thành. Thời gian sống của Phù du khi đã trưởng thành ngắn hơn rất nhiều so với giai đoạn ấu trùng, có loài chỉ tồn tại khoảng 1-2 giờ sau khi vũ hóa. Con đực sẽ chết sau khi giao phối, con cái sẽ chết sau khi đẻ trứng và giai đoạn trưởng thành chủ yếu làm nhiệm vụ sinh sản. Thức ăn chủ yếu của Phù du là chất mùn bã hữu cơ có trong thủy vực hoặc các loài thực vật thủy sinh, đặc biệt là các loài tảo. Cũng có một số loài Phù du ăn thịt nhưng tỉ lệ các loài này không cao. Mặt khác, chúng lại là nguồn thức ăn của cá và nhiều nhóm động vật có xương sống khác. Chính vì vậy Phù du giữ một vị trí quan trọng trong hệ sinh thái. Bên cạnh đó, do Phù du có đời sống chuyển từ nước lên cạn và vòng đời ngắn nên chúng được sử dụng là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu gần đây đã 1 khẳng định Phù du là những sinh vật rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước nên chúng đang được sử dụng làm sinh vật chỉ thị chất lượng môi trường nước. Với ý nghĩa thực tiễn như vậy nên Phù du đang được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai là một trong những nơi có hệ thống khe, suối phong phú đa dạng. Đặc biệt là những mạng lưới sông suối phân bố theo đai cao và các địa hình khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống, tồn tại và phát triển của các loài thuộc bộ Phù du. Đai cao 600 – 1600m ở Vườn quốc gia Hoàng Liên là đai khí hậu á chí tuyến gió mùa trên núi [3]. Tuy nhiên việc nghiên cứu về bộ Phù du ở đai cao này còn ít và tản mạn. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu rõ hơn về nhóm sinh vật này tại đai cao 600 – 1600m thì tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học bộ Phù du (Ephemeroptera) ở đai cao 600 – 1600m tại Vƣờn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự đa dạng về loài và sự phân bố của bộ Phù du theo mùa và theo tính chất dòng nước chảy ở đai cao 600 - 1600m tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những dẫn liệu đa dạng về loài của bộ Phù du và sự phân bố theo tính chất dòng chảy và theo mùa ở đai cao 600 - 1600m thuộc địa phận Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của nghiên cứu này góp phần cung cấp những tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về bộ Phù du sau này tại đai cao 600 - 1600m nói riêng cũng như địa phận Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai nói chung. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du trên thế giới Bộ Phù du (Ephemeroptera) là một trong những bộ côn trùng có cánh cổ sinh, bao gồm những côn trùng tương đối nguyên thuỷ. Hoá thạch đầu tiên của bộ Phù du được tìm thấy ở kỷ Cacbon và kỷ Pecma thuộc đại Cổ sinh cách đây ít nhất 250 triệu năm (Dudgeon,1999; Edmund, 1982) [13],[14]. Mối quan hệ của Phù du với các loài côn trùng có cánh hiện đại vẫn là một chủ đề đang được tranh luận. Cùng với bộ Chuồn chuồn (Odonata), bộ Phù du (Ephemeroptera) thường được xếp trong Paleoptera, được coi là nhóm chị của tất cả các Bộ có cánh còn tồn tại từ cổ xưa (Kukalová-Peck, 1991). Ấu trùng của bộ Phù du được phân biệt với các loài của các bộ côn trùng thuỷ sinh khác do chúng có những đặc điểm hình thái đặc trưng như cấu tạo của mang, khí quản, tơ đuôi và phần phụ miệng. Nhà tự nhiên học nổi tiếng Linnaeus (1758) [16], đã mô tả 6 loài bộ Phù du tìm thấy ở Châu u và xếp chúng vào một nhóm ông đặt tên gọi là Ephemera. Có thể xem đây là công trình đầu tiên đặt nền móng cho công tác nghiên cứu về Phù du. Nghiên cứu về Phù du thực sự phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XX, điển hình là các công trình nghiên cứu của Ulmer (1920,1924,1925,1932-1933) và Navas (1920, 1930), Lestage (1921, 1924, 1927, 1930), Needham và cộng sự (1935). Edmunds (1982) [14], đã xây dựng hệ thống phân loại đến họ thuộc bộ Phù du trên toàn thế giới. Ông đã đưa ra một bức tranh tổng thể về khóa phân loại bậc cao cũng như nguồn gốc phát sinh của Phù du. Sau này, do sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực nghiên cứu về Phù du cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nên hệ thống phân loại của ông càng ngày càng bị hạn chế. Mc Cafferty và Edmunds (1973) [17], đã bổ sung những dẫn liệu mới và chỉnh lý 3 khóa phân loại cho phù hợp với thực tế nghiên cứu đòi hỏi. Trong khóa định loại của Mc Cafferty và Edmunds ngoài việc mô tả đặc điểm hình thái thì mối quan hệ họ hàng giữa các loài trong qúa trình tiến hóa cũng được các tác giả đề cập đến. Cho đến nay, hệ thống phân loại này vẫn được áp dụng trên thế giới khi nghiên cứu về Phù du. Đến năm 1990, toàn thế giới đã xác định được khoảng 2000 loài Phù du thuộc 317 giống trong đó có 61 giống đã hoá thạch của 26 họ khác nhau. Thành phần loài hay nói cách khác sự đa dạng về mức độ loài của Phù du ở các họ thể hiện rất khác nhau, có những họ chỉ có một vài loài như Teloganiella, Teloganidae...hay có những họ có tới hàng trăm loài như Heptageniidae, Leptophlebiidae... Tuy nhiên những con số này chưa phản ánh hết mức độ đa dạng của Phù du vì còn nhiều khu vực trên thế giới vẫn chưa được khám phá hết, nhất là các khu vực nhiệt đới [20]. Các nghiên cứu về bộ Phù du ở các khu vực khác nhau trên thế giới cũng thể hiện sự khác nhau rõ rệt. Đối với khu vực châu Âu và châu Mỹ, Phù du được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và kết quả nghiên cứu cũng phong phú hơn so với các khu vực khác. châu , những nghiên cứu đầu tiên về khu hệ Phù du được thực hiện bởi các nhà Côn trùng học đến từ châu u như: Lestage (1921, 1924), Navás (1922, 1925) [15],[18]. Những nghiên cứu này là cơ sở và nền tảng thúc đẩy việc nghiên cứu về Phù du ở khu vực đông dân nhất thế giới. Trong thế kỷ XX, đã có nhiều quốc gia trong khu vực quan tâm nghiên cứu về Phù du như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ở châu Á có khoảng 128 giống thuộc 18 họ của bộ Phù du (Dudgeon, 1999; Hubbard, 1990; McCaffrty, 1991; McCaffrty & Wang, 1997, 2000) [13], [17]. Cho đến nay, những nghiên cứu liên quan đến phân loại và hệ thống học về Phù du khá tỉ mỉ, các nhà khoa học đã xây dựng khoá phân loại chi tiết tới loài kể cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Hiện nay, hướng nghiên cứu của các quốc gia này tập 4 trung vào các vấn đề sinh thái, phục hồi và bảo tồn các loài cũng như các nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn của Phù du. Ngoài các công trình nghiên cứu về đặc điểm phân loại của Phù du, nhiều nhà khoa học còn quan tâm nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến Phù du như Sinh thái học, Địa động vật, đó là các công trình của Lestage (1930), Needham (1935) [15],[19]. Về sinh thái học, Needham đã cung cấp tương đối đầy đủ các số liệu về vòng đời, quá trình lột xác chuyển đổi từ đời sống dưới nước lên trên cạn, tập tính dinh dưỡng, tập tính sinh sản, biến động số lượng theo mùa của nhiều loài Phù du. Về địa động vật học, Lestage đã nhận xét về phân bố của Phù du cho rằng các loài Phù du ưa sống ở những thuỷ vực nước chảy với hàm lượng ôxy hoà tan trong nước cao. ên cạnh đó, cấu trúc nền đáy của các thủy vực cũng là yếu tố quan trọng quyết định độ đa dạng loài của bộ Phù du do ấu trùng của chúng chủ yếu sống bám đá hay sống vùi mình trong bùn cát. Qua nghiên cứu cho thấy những thủy vực nước chảy mà ở đó cấu trúc nền đáy là các khối đá với nhiều kích thước khác nhau và có chứa mùn bã hữu cơ thì thành phần loài Phù du rất đa dạng. Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên khác như độ cao, độ che phủ của rừng tự nhiên, … cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài Phù du. Điều đó chứng tỏ rằng các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của Phù du nhưng thể hiện khác nhau giữa các loài, các giống do khả năng thích nghi, sức chịu đựng của các loài khác nhau. Cụ thể khi tập trung nghiên cứu đối với các họ thuộc bộ Phù du, nhận thấy có sự chênh lệch khá lớn về thành phần loài giữa chúng. Như các họ aetidae, Heptageniidae, Ephemerellidae, Leptophlebiidae và Caenidae là những họ có thành phần loài chiếm ưu thế trong các thủy vực, trong khi các họ Oligoneuridae, Potamanthidae, Polymitarcyidae và Prosopistomatidae lại có số lượng loài rất nhỏ, chẳng hạn như họ Prosopistomatidae cho đến nay trên toàn thế giới chỉ có một giống Prosopistoma với 3 loài [13]. Với dẫn liệu này, một lần nữa khẳng định vai 5 trò của điều kiện tự nhiên cũng như tính chất lí hóa của thủy vực sống đối với sự phân bố của bộ Phù du. Về khía cạnh ứng dụng, các nghiên cứu ứng dụng của Phù du hiện nay tập trung vào việc dùng Phù du làm sinh vật chỉ thị môi trường. Khi nghiên cứu khía cạnh này, các tác giả cho rằng việc sử dụng Phù du làm sinh vật chỉ thị dễ thực hiện và có nhiều ưu điểm. Hai ưu điểm nổi bật là: thứ nhất có nhiều công trình nghiên cứu phân loại đã được thực hiện, nên việc định loại tới loài dễ dàng hơn; thứ hai là hầu hết các loài Phù du rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường nên sự việc sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực. 1.2. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du ở Việt Nam Việt Nam, trong những năm đầu của thế kỷ 20, các mô tả về bộ Phù du cũng được đề cập và quan tâm nghiên cứu. Mở đầu cho những nghiên cứu về bộ Phù du ở Việt Nam, nhà côn trùng học Lestage (1921, 1924) [15], đã mô tả một loài mới của bộ Phù du cho khoa học, dựa vào mẫu vật được lưu giữ ở bảo tàng Pari (mẫu vật thu được ở miền Bắc Việt Nam). Ông đặt tên loài là Ephemera duporti, do các loài thuộc giống Ephemera có kích thước lớn, phân bố khá rộng và dễ thu thập nên nó được tiếp tục nghiên cứu ở giai đoạn này. Ngay sau đó, Navas (1922,1925) [18] đã công bố hai loài Ephemera longiventris Navas và Ephemera innotata Navas, cũng dựa trên các mẫu vật thu được ở miền Bắc Việt Nam. Cho đến nay, hai loài này cũng chưa tìm thấy ở các khu vực phân bố khác, nên có thể xem chúng như là loài đặc hữu cho khu hệ bộ Phù du ở Việt Nam. Đặng Ngọc Thanh (1980) [6], xác định khu hệ Phù du ở Bắc Việt Nam bao gồm 54 loài, 29 giống thuộc 13 họ khác nhau. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 13 loài là được định tên đầy đủ, số còn lại chỉ ở mức độ giống. Đặc biệt trong nghiên cứu này ông đã mô tả hai loài mới cho khoa học đó là Thalerosphyrus vietnamensis Dang và Neopheieridae cuaraoensis Dang. 6 Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001) [5], khi xây dựng khoá định loại các nhóm động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam đã đưa ra khoá định loại tới họ ấu trùng Phù du. Kết quả của công trình này là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu phân loại về Phù du cũng như việc sử dụng đối tượng này là sinh vật chỉ thị cho các thuỷ vực nước ngọt ở Việt Nam. Nguyễn Văn Vịnh (2003) [20], trong nghiên cứu khu hệ Phù du ở Việt Nam đã xác định được 102 loài thuộc 50 giống và 14 họ. Trong đó, có 23 loài đã được biết đến trong các nghiên cứu trước, 30 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam, 37 loài mới cho khoa học và 12 loài dự đoán là loài mới cho Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng khóa định loại và mô tả đặc điểm hình dạng ngoài của các loài thuộc bộ Phù du ở Việt Nam, nghiên cứu này là cơ sở để phục vụ cho các hướng nghiên cứu tiếp theo về bộ Phù du ở nước ta. Nguyễn Văn Vịnh (2004) [7], khi nghiên cứu về Phù du ở Vườn quốc gia Tam Đảo đã xác định được 32 loài thuộc 24 giống và 8 họ. Trong đó, có 10 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ động vật Việt Nam cũng như Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, đó là: Platybaetis edmundsi Muller Liebenau, 1980; Baetiella trispinata Tong and Dudgeon, 2000; Serratella albostriata Tong and Dudgeon, 2000; Torleya arenosa Tong and Dudgeon, 2000; Cincticostella boja Allen, 1975; Ephemera serica Eaton, 1871; Choroterpes trifrucata Ulmer, 1939; Habrophlebiodes prominens Ulmer, 1939; Caenis cornigera Kang and Yang, 1994; Isonychia formosana Ulmer, 1912. Ngoài việc phân loại các loài thuộc bộ côn trùng này, tác giả còn nhận xét về sự phân bố của chúng theo độ cao của suối Thác Bạc. Nguyễn Văn Vịnh (2005) [8], trong dẫn liệu bước đầu về Phù du ở Vườn quốc gia a Vì, Hà Tây, đã thu được 27 loài thuộc 22 giống và 9 họ. Trong đó, có một loài mới cho khoa học là Polyplocia orientalis Nguyen and 7 ae, 2003, đã được công bố từ mẫu vật thu được ở Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội và một loài ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ động vật Việt Nam là Teloganodes tristis (Hagen, 1858). Trong cùng thời gian này, khi điều tra thành phần loài Phù du ở một số suối tại Sapa, Lào Cai, tác giả cũng đã xác định được 53 loài thuộc 31 giống và 11 họ. Kết quả đã công bố được 4 loài mới cho khoa học dựa vào các mẫu chuẩn thu được tại Sapa, đó là: Isca fasica Nguyen and Bae, 2003; Rhoenanthus sapa Nguyen and Bae, 2004; Afronurus meo Nguyen and Bae, 2003; Iron longintibius Nguyen and ae, 2004. Đồng thời, xác định được 10 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ động vật của Việt Nam đó là: Isca janiceae Peters and Edmunds, 1970; Thraulus bishopi Peter and Tsui, 1972; Cincticostella gosei Allen, 1975; Cincticostella insolta Allen, 1971; Crinitella coheri Allen and Edmunds, 1963; Ephacerella commodema Allen, 1971; Teloganodes tristis Hagen,1858; Epeorus aculeatus Braasch, 1990; Rhithrogena parva Ulmer, 1912; Platybaetis edmundsi Muller Liebenau, 1980. Đặc biệt, bổ sung cho họ Heptageniidae thêm 2 loài: Compsoneuria thienenmani Ulmer và Rhithrogena parva Ulmer. Nguyễn Văn Quân (2006) [4], khi nghiên cứu về thành phần loài Phù du tại suối Mường Hoa, Sapa, tỉnh Lào Cai đã xác định được 57 loài thuộc 29 giống và 9 họ. Kết quả này, đã bổ sung cho khu hệ Phù du ở Sapa, Lào Cai 6 loài đó là: Eatonigenia sp.1; Drunella perculta, Eburella brocha; Isonychia formosana; Asionurus primus và Labiobaetis sp. Và một họ là Isonychiidae với một loài Ionychia formosan. Hầu hết các loài này chỉ phân bố ở những khu vực suối thấp. Nhâm Thị Phương Lan (2007) [2], khi nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của 3 bộ côn trùng nước, trong đó có bộ Phù du tại suối Mường Hoa, Sapa, tỉnh Lào Cai, đã xác định được 60 loài thuộc 28 giống và 9 họ. Khu vực nghiên cứu này, có mức độ đa dạng loài Phù du cao, mặc dù trong 8 đó nhiều họ như aetidae, Caenidae, hầu hết các loài chưa xác định được tên cụ thể, điều này tiềm ẩn nhiều loài mới cho khoa học. Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Thị Minh Huệ (2008) [10], trong nghiên cứu về thành phần loài của bộ Phù du (Ephemeroptera) ở Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế, đã xác định được 56 loài thuộc 33 giống và 11 họ. 1.3. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du ở Vƣờn quốc gia Hoàng Liên Vườn quốc gia Hoàng Liên nằm trong khu vực Tây ắc Việt Nam, là một trong những nơi có địa hình đa dạng và phức tạp với nhiều núi cao và hệ thống suối tự nhiên dày đặc, do vậy rất phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của bộ Phù du. Sự nghiên cứu về Phù du đã và đang được các nhà khoa học quan tâm. Nguyễn Văn Vịnh (2004) [7], khi nghiên cứu về Phù du ở Vườn quốc gia Hoàng Liên đã xác định được 32 loài thuộc 24 giống và 8 họ. So với nghiên cứu của chính tác giả trước đó (2001), trong nghiên cứu này tác giả đã bổ sung thêm một họ là họ Austremerellidae cho khu vực nghiên cứu. Trong 32 loài đã định loại được có 10 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ động vật Việt Nam cũng như Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai là Choroterpes trifurcata, Habrophlebiodes prominens thuộc họ Leptophlebiidae; Ephemera serica thuộc họ Ephemeridae; Cincticistella boja, Serratella albostriata và Torleya arenosa thuộc họ Ephemerellidae; Caenis cornigera thuộc họ Caenidae; Isonychia formosana thuộc họ Isonychiidae và 2 loài Baetiella trispinata, Platybaetis edmundsi thuộc họ Baetidae. Bên cạnh việc nghiên cứu về loài, tác giả còn nghiên cứu sự phân bố của các loài thuộc bộ Phù du theo độ cao. Nguyễn Văn Vịnh (2005) [8], khi điều tra thành phần loài Phù du ở một số suối tại Sapa, tỉnh Lào Cai, đã xác định được 53 loài thuộc 31 giống và 11 họ. Kết quả đã công bố được 4 loài mới cho khoa học dựa vào các mẫu chuẩn thu được tại Sapa, đó là: Isca fasica Nguyen and Bae, 2003; Rhoenanthus 9 sapa Nguyen and Bae, 2004; Afronurus meo Nguyen and Bae, 2003; Iron longintibius Nguyen and Bae, 2004. Đồng thời, xác định được 10 loài ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng của Việt Nam. Phạm Thị Thúy Hồng (2010) [1], khi nghiên cứu thành phần loài, phân bố của Phù du (Ephemeroptera, Insecta) tại một số suối thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định được 71 loài thuộc 35 giống, 12 họ. Những nghiên cứu này, đã công bố hàng loạt các kết quả về khu hệ Phù du ở Việt Nam, và đã bổ sung danh sách thành phần loài, mô tả các loài mới, cũng như xây dựng các khóa định loại tới loài của tất cả các họ. Như vậy, các nghiên cứu về Phù du ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai chủ yếu tập trung vào các nghiên cứu về phân loại học và thành phần loài, các nghiên cứu về sự phân bố còn ít và chưa được cụ thể. 1.4. Một số đặc điểm tự nhiên Vƣờn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai Theo áo cáo xác định vùng đệm và Dự án đầu tư ảo vệ và phát triển rừng, ổn định dân cư tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai [11], [12] thì Vườn quốc gia Hoàng Liên có một số điều kiện tự nhiên như sau: 1.4.1. Vị trí địa ý Vườn quốc gia Hoàng Liên nằm trong khu vực Tây ắc Việt Nam, có vị trí địa lý từ 22 9’- 23 30’ độ vĩ ắc và 103 00 - 103 59’ độ kinh Đông. Về địa giới hành chính gồm 6 xã: trong đó 4 xã: San Sản Hồ, Lao Chải, Tả Van, ản Hồ thuộc huyện Sa Pa và 2 xã Mường Khoa, Thân Thuộc thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai. Diện tích Vườn Quốc gia là 51.803 ha. Trong đó vùng lõi là 29.848 ha, là phần cuối cùng của dãy Himalaya chạy dọc sông Hồng theo hướng Tây ắc - Đông Nam. 1.4.2. Địa h nh Hoàng Liên là một hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000 m chạy theo hướng Tây ắc - Đông Nam. Đặc biệt ở Vườn quốc gia có đỉnh núi Fansipan cao 3.143m so với mặt nước biển. Các hệ chính của dãy núi thoải dần theo 10 hướng Đông ắc và Tây Nam tạo thành hai sườn chính của dãy Hoàng Liên trong đó sườn Đông ắc thuộc huyện Than Uyên. Các dạng địa hình chủ yếu của Vườn quốc gia Hoàng Liên gồm núi cao, thung lũng, sườn núi đồi. 1.4.3. Địa chất và th nhƣ ng Hoàng Liên được cấu tạo từ các loại đá nguồn gốc mắc - ma như granit, amphibolit, filit, đá vôi, trong đó đá granit là phổ biến nhất (Vũ Tự Lập, 1999). Địa chất và địa hình, kết hợp với khí hậu làm nên thổ nhưỡng, quy luật phân bố các loại đất đai ở Vườn quốc gia Hoàng Liên theo đai độ cao được thể hiện khá rõ. Nhìn chung, các loại đất ở đây có hàm lượng mùn cao, phần lớn là dạng viên nhỏ, quá trình xói mòn và rửa trôi yếu, độ tơi xốp cao, độ ẩm lớn, độ dầy tầng đất phổ biến là ở mức trung bình (từ 50 - 120cm), phần cơ giới thịt nh , thịt trung bình, thịt nặng.Trên địa hình dốc đất dễ bị rửa trôi và bào mòn, kết hợp với quá trình hoạt động địa chất lâu dài, những hoạt động xâm thực, phong hóa, bồi tụ đã hình thành nên các thung lũng phủ đầy phù sa màu mỡ nằm rải rác trong Vườn quốc gia Hoàng Liên. 1.4.4. hí hậu Do ở phía Đông của dãy Hoàng Liên, có địa hình phức tạp nên khí hậu ở Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng bị phân hóa mạnh mẽ theo độ cao và hướng địa hình. Một đặc trưng của khí hậu Hoàng Liên là hầu như quanh năm duy trì tình trạng ẩm ướt. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng trên 85 , tháng mưa ít nhất trung bình cũng đạt 20 - 30 mm. Tổng bức xạ mặt trời có chỉ số phổ biến từ 100 - 135 Kcal/cm2 năm. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 13 - 21 C, lớn ở sườn Tây, nhỏ ở sườn Đông. Nhiệt độ cao đạt đỉnh vào tháng 6 - 7 có chỉ số 16 - 25 C. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1, nhiều năm xuống dưới 5 C. Vào mùa đông thường có băng giá và tuyết rơi đôi khi có thể xuống dưới -3 C. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, đặc biệt vào các tháng mùa h , lượng mưa tương đối cao. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 10, trong đó có hai 11 tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 (454,3mm) và tháng 8 (453,8mm). Vào mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, hạn chế lượng bay hơi nước. Vì vậy, đây là khoảng thời gian mưa ít nhất trong năm, lượng mưa trung bình trong tháng khoảng 50 - 100 mm, thấp nhất vào tháng 12 (63,6mm) nhưng do nhiệt độ thấp nên thấy rằng khu vực Hoàng Liên không có tháng nào khô. Lượng ẩm không khí ở khu vực Hoàng Liên tương đối cao, trung bình năm khoảng 86 . Tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 9 và tháng 11 với giá trị 90 , tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 4 có giá trị 82 . Ngoài những yếu tố thời tiết chung thì Vườn quốc gia Hoàng Liên còn có những hiện tượng đặc biệt như sương mù, sương muối, băng giá và mưa đá. 1.4.5. Th y v n Do đặc điểm địa hình của khu vực, Vườn quốc gia Hoàng Liên được tạo thành từ hai sườn chính: sườn Đông ắc dốc thoải về phía sông Hồng và sườn Tây Nam dốc thoải về phía sông Đà, vì vậy trong khu vực cũng tạo nên hai hệ suối chính: - Hệ thống suối thuộc khu vực Đông ắc gồm 3 suối chính: Mường Hoa bắt nguồn từ Fanxipan, S o Trung Hồ bắt nguồn từ Tả Van, Tả Trung Hồ bắt nguồn từ ản Hồ. a suối này gặp nhau tại khu vực ản Dền tạo thành ngòi o đổ ra sông Hồng. Vì địa hình dốc, chia cắt mạnh, nên về mùa đông chúng chỉ là suối cạn song về mùa mưa đặc biệt là vào các tháng có lượng mưa tập trung (7,8,9) thường có lũ và lũ qu t. - Hệ thống suối thuộc khu vực Tây Nam dãy Hoàng Liên gồm hai suối chính: Suối Nậm bắt nguồn từ Fansipan và suối Nậm Pao, Nậm Chăng. Cả hai suối này đều chảy ra con ngòi lớn Nậm Mu và đổ ra sông Đà. Ngoài hai hệ thống suối chính thuộc hai sườn của dãy Hoàng Liên, còn một con suối bắt nguồn từ lưu vực thuộc xã Sa Pả và một phần từ Sa Pa, chảy theo hướng Đông ắc đổ vào sông Hồng tại thị xã Lào Cai. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan