Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thự...

Tài liệu Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

.PDF
165
513
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** TRẦN THỊ MAI DUNG HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG SỰ ỦNG HỘ QUỐC TẾ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2010 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** TRẦN THỊ MAI DUNG HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG SỰ ỦNG HỘ QUỐC TẾ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Lê Văn Yên Hà Nội - 2010 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Hồ Chí Minh với cuộc vận động quốc tế trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến (1946-1949) 1.1. Chủ trương đối ngoại và chính sách tập hợp lực lượng bên ngoài trong buổi đầu của cuộc kháng chiến 8 1.2. Hoạt động đối ngoại nhằm nối lại đàm phán hòa bình, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp 19 1.3. Hoạt động đối ngoại tăng cường quan hệ quốc tế, phá thế bao vây 33 Chương 2: Hồ Chí Minh với cuộc vận động quốc tế trong những năm 1950-1954 2.1. Chính sách đối ngoại và vận động quốc tế thời kỳ mới 48 2.2. Hoạt động đối ngoại tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cách mạng thế giới 61 2.3. Hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam 81 Chương 3: Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc đổi mới hiện nay 3.1. Những bài học kinh nghiệm 95 3.2. Vận dụng trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 110 KẾT LUẬN 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC 131 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu một cuộc cách mạng cần phải chú ý đến nhiều phƣơng diện, trong đó, đƣờng lối chính trị cùng với phƣơng pháp cách mạng đƣợc xem là hai lĩnh vực chủ yếu quyết định sự thành công và thất bại của cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi đã chứng minh cho sự kết hợp tài tình giữa đƣờng lối đúng đắn và phƣơng pháp cách mạng thích hợp. Góp phần vào thắng lợi đó, phải kể đến chủ trƣơng vận động, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời xây dựng những cơ sở đầu tiên và cũng là ngƣời hoạt động tích cực nhất. Cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lƣợc Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, trong xu thế phát triển của thời đại mới đƣợc mở ra từ Cách mạng Tháng Mƣời Nga. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới hình thành và phát triển; phong trào giải phóng dân tộc lớn mạnh đánh phá hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dƣới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản ở các nƣớc tƣ bản tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa tƣ bản độc quyền. Tất cả các dòng thác cách mạng đó biểu hiện tập trung sức mạnh của thời đại - một sức mạnh chƣa từng có trong lịch sử loài ngƣời. Xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, đặt cách mạng Việt Nam trong cục diện chung của thế giới và trong xu thế phát triển của thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng tăng cƣờng đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại, coi đó là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Trong hoạt động thực tiễn, Ngƣời đã tập hợp ngày càng rộng rãi lực lƣợng cách mạng, lực lƣợng tiến bộ thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, tăng cƣờng và mở rộng không ngừng hậu phƣơng của ta trên phƣơng diện quốc tế, làm suy yếu hậu phƣơng địch. Việc nghiên cứu và làm vai trò của Hồ Chí Minh trong vận động sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Không chỉ góp phần tổng kết những kinh nghiệm về nhận 1 thức, tƣ tƣởng trong chỉ đạo và hoạt động vận động quốc tế của Ngƣời mà còn tạo cơ sở cho việc hoạch định đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay: đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” làm luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại của thế kỷ XX. Ở Việt Nam cũng nhƣ ở nƣớc ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp cũng nhƣ những cống hiến của Ngƣời đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới với những khía cạnh và nội dung khác nhau. Các hƣớng chính cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc chủ yếu nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, đánh giá những đóng góp của Ngƣời đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Có thể kể đến các tác phẩm, nhƣ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc (Nxb. Sự thật, H,1986) của đồng chí Lê Duẩn; Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta (Nxb. Thông tin lý luận, H,1991) của đồng chí Trƣờng Chinh; Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp (Nxb. Sự thật, H,1990), Hồ Chí Minh quá khứ, hiện tại và tương lai (Nxb. Sự thật, H,1992) của đồng chí Phạm Văn Đồng; Những năm tháng không thể nào quên (Nxb. Quân đội nhân dân, H,1974) của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, v.v... Những tác phẩm trên chỉ mới đề cập đến một cách khái quát hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiến trình lịch sử, bao gồm những nét lớn về tƣ tƣởng và hoạt động quốc tế của Ngƣời. Thứ hai, công trình nghiên cứu của các cơ quan khoa học nhƣ Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,... với những tác phẩm tiểu biểu, nhƣ: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (10 tập) (Nxb. Chính trị quốc qia, H,2004 và 2009); Hồ Chí Minh - Tiểu sử (Nxb. Chính trị quốc gia, H,2009) trình bày chi tiết và cụ thể cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Ngoài ra còn 2 có các sách giáo trình, nhƣ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đề cập đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng trong các thời kỳ cách mạng. Tuy nhiên, với thể loại là tiểu sử, văn kiện và giáo khoa nên hoạt động quốc tế của Ngƣời chƣa đƣợc đề cập rõ ràng và hệ thống. Thứ ba, những hội thảo chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc tập hợp trong các kỷ yếu. Hội thảo kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Ngƣời tập hợp đƣợc 65 công trình; Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngƣời đƣợc tuyển chọn trong cuốn Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nxb. Khoa học xã hội, H,1990); Hội thảo quốc tế năm 1995 về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia và Ủy ban Quốc gia UNESCO tổ chức với kỷ yếu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. Gần đây nhất là Hội thảo kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh do Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì đã thu hút nhiều các học giả trên thế giới về tham dự với hơn 120 tham luận. Những bài nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên các tạp chí Lịch sử Đảng, Cộng sản, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử quân sự, Thông tin lý luận... đều góp phần nghiên cứu thân thế và sự nghiệp cách mạng của Ngƣời. Thứ tư, những tác phẩm chuyên khảo về hoạt động quốc tế và ngoại giao của Hồ Chí Minh, nhƣ: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao (Nxb. Sự thật, H,1990) của Viện Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao; Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh (Nxb. Chính trị quốc gia, H,2008) của nguyên Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên; Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao (Nxb. Chính trị quốc gia, H,2010) của nguyên Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao Vũ Khoan; Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế (Nxb. Chính trị quốc gia, H,1995), Chiến sĩ quốc tế Hồ Chí Minh - Hoạt động thực tiễn và lý luận cách mạng (Nxb. Chính trị quốc gia, H,2010) của GS. Phan Ngọc Liên… Các tác phẩm đã hệ thống hóa rõ nét cuộc đời hoạt động và tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm những nét lớn hoạt động ngoại giao, vận động quốc tế của Ngƣời qua hai cuộc kháng chiến. 3 Thứ năm, những tác phẩm luận án nghiên cứu về vai trò cá nhân Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Có thể kể đến các tác phẩm nhƣ: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn 1945-1954 - Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện của tác giả Nguyễn Minh Đức; Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp của tác giả Đặng Văn Thái; Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của tác giả Nguyễn Văn Sơn... Nhìn chung, các tác phẩm trên đã làm sáng rõ vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp. Trong đó, đáng chú ý là hai công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại giao của Ngƣời. Chín năm kháng chiến chống Pháp không phải là một thời gian dài, song lại có nhiều vấn đề phức tạp về ngoại giao. Trong khuôn khổ một luận án, các tác giả không có điều kiện đi sâu từng vấn đề. Trong luận án Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tác giả Nguyễn Văn Sơn lựa chọn hai mốc thời gian là những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám và những năm cuối của cuộc kháng chiến mà tác giả cho là hai cao điểm quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh ngoại giao giữa Việt Nam với Pháp. Trên cơ sở đó, tác giả chia luận án thành ba chƣơng, trong đó, chƣơng 1 tập trung vào hoạt động của ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946; chƣơng 2 tập trung vào cuộc đấu tranh ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp tại Hội nghị Giơnevơ; chƣơng 3, tác giả rút ra một số nhận xét về cuộc đấu tranh ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp thời kỳ 1945-1954. Trong luận án Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tác giả Đặng Văn Thái chia luận án thành ba chƣơng. Trong chƣơng 1, tác giả nghiên cứu hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh cũng nhƣ Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (19451946) nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Chƣơng 2, tác giả nghiên cứu hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong những năm 1946-1950 với hai với nét lớn: Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh nhằm dàn xếp quan hệ Việt - Pháp bằng 4 đàm phán và hoạt động ngoại giao nối lại quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc. Chƣơng 3, tác giả nghiên cứu hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh những năm 19501954 góp phần kết thúc thắng lợi kháng chiến chống thực dân Pháp với hai nét lớn: Hoạt động ngoại giao tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, củng cố khối Liên minh Việt - Miên - Lào và đấu tranh ngoại giao trong Hội nghị Giơnevơ góp phần kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tác phẩm cũng có đề cập khái quát, ngắn gọn một số nét về tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Do đặc thù của từng đối tƣợng nghiên cứu, các luận án tập trung nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Khai thác về phƣơng diện vận động quốc tế và dƣ luận quốc tế thông qua hoạt động cụ thể của Hồ Chí Minh vẫn còn khá mờ nhạt. Nhìn chung, nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ vai trò cá nhân Hồ Chí Minh nói chung và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nói riêng đƣợc nhiều cơ quan, giới khoa học và các cá nhân quan tâm. Các công trình trên tạo điều kiện cho tác giả luận văn kế thừa thành quả của các tác giả về nội dung và phƣơng pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có công trình chuyên biệt nào làm rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong vận động sự ủng hộ quốc tế thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích sự thay đổi bối cảnh lịch sử thời kỳ 1945-1954, luận văn làm rõ hoạt động cụ thể của Hồ Chí Minh về vận động quốc tế và sự ủng hộ quốc tế với tƣ cách là kết quả của quá trình hoạt động đó. Từ đó, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Tập hợp và hệ thống những tƣ liệu có liên quan đến bối cảnh quốc tế và hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh cũng nhƣ của Đảng và Nhà nƣớc ta trong kháng chiến chống Pháp; - Trình bày những tƣ liệu đó qua các thời kỳ lịch sử gắn liền với điều kiện không thời gian lịch sử; 5 - Phân tích chủ trƣơng và hoạt động cơ bản của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện vận động quốc tế phục vụ mục tiêu cách mạng Việt Nam; - Làm rõ dƣ luận quốc tế và sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế, vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quan điểm cùng hoạt động của Hồ Chí Minh trong thực hiện vận động các lực lƣợng quốc tế ủng hộ cách mạng Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trƣơng và hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh nhằm vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Những sự kiện đƣợc trình bày ở luận văn là những sự kiện quan trọng, tiểu biểu, thể hiện đƣợc quan điểm chiến lƣợc, sách lƣợc trong vận động sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh, cũng nhƣ Đảng và Nhà nƣớc ta. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp chuyên ngành của khoa học lịch sử nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic, so sánh, phân tích, tổng hợp, mô tả,… nhằm tái hiện chân thực và khách quan đối tƣợng nghiên cứu; từ đó rút ra những kết luận đúng đắn nhất. 5.2. Nguồn tài liệu nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tài liệu chủ yếu sau: Thứ nhất, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập (Xuất bản lần thứ hai) là nguồn tài liệu trực tiếp, quan trọng; Thứ hai, các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc, các tài liệu lƣu trữ là nguồn tài liệu đáng tin cậy. 6 Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả trong và ngoài nƣớc; các tài liệu sách báo và các tác phẩm hồi ký là những nguồn tài liệu tham khảo. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn, trên cơ sở nguồn tƣ liệu, khôi phục toàn diện quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh vận động ủng hộ quốc tế nhằm mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; - Làm rõ sự ủng hộ quốc tế đối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; - Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản mang tính chiến lƣợc trong quan hệ quốc tế; đó là những quan điểm mang tính định hƣớng, có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn ngày nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Hồ Chí Minh với cuộc vận động quốc tế trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến (1946-1949) Chƣơng 2: Hồ Chí Minh với cuộc vận động quốc tế trong những năm 1950-1954 Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc đổi mới hiện nay Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhƣng do trình độ và kinh nghiệm chƣa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. 7 Chƣơng 1 HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (1946-1949) 1.1. Chủ trƣơng đối ngoại và chính sách tập hợp lực lƣợng bên ngoài trong buổi đầu của cuộc kháng chiến 1.1.1. Bối cảnh lịch sử 1.1.1.1. Tình hình thế giới và thái độ các nước lớn đối với Việt Nam Tình hình thế giới những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những diễn biến phức tạp, tác động tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Chính sách của Mỹ: Đế quốc Mỹ đứng đầu phe đế quốc triển khai chiến lƣợc toàn cầu. Tháng 3-1947, Tổng thống Truman đọc diễn văn trƣớc Quốc hội, chính thức đề ra cái gọi là “sứ mệnh lịch sử” của Mỹ là lãnh đạo thế giới “tự do” và “giúp đỡ” các dân tộc trên thế giới chống lại sự “bành trƣớng” của nƣớc Nga, bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Với sự ra đời của chủ nghĩa Truman, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô, Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít đã tan vỡ, thay vào đó là “Chiến tranh lạnh” với sự đối đầu giữa hai cực và hai khối Đông - Tây. Ở châu Á và Đông Nam Á, Mỹ đóng vai trò chi phối hòa bình và an ninh khu vực bằng chính sách thực dân mới. Mục tiêu của Mỹ là củng cố vai trò lãnh đạo của mình đối với Nhật Bản và khu vực ảnh hƣởng ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dƣơng, thực hiện chiến lƣợc phong tỏa Liên Xô về phía Đông; đồng thời đối phó với phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Chính sách của Mỹ đối với Đông Dương lúc này là từ chối thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Chính phủ Hồ Chí Minh mà ủng hộ Pháp. Từ giữa tháng 11-1945 đến tháng 3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần gửi điện và thƣ cho Tổng thống, Bộ trƣởng Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại Thƣợng viện Mỹ với những lời khẩn thiết kêu gọi sự ủng hộ chính trị đối với nền độc lập 8 của Việt Nam trên cơ sở Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng, nhƣng không nhận đƣợc lời hồi đáp; bởi Mỹ cho rằng “sẽ không có lợi gì trong việc nền cai trị đế quốc thực dân lại đƣợc thay thế bởi nền triết lý và các tổ chức chính trị bắt nguồn từ Kremlin và do Kremlin kiểm soát” [1, tr. 732]. Bản Chỉ thị gửi các nhà ngoại giao Mỹ ở Pari, Hà Nội và Sài Gòn ngày 13-5-1947 thể hiện rõ nét chính sách của Chính phủ Mỹ đối với Đông Dƣơng là“nhất thiết phải cùng thuyền cùng hội với ngƣời Pháp”, bởi “sự liên kết chặt chẽ giữa Pháp và các thành viên trong Liên hiệp Pháp không phải chỉ có lợi cho các nƣớc liên quân, mà còn có lợi cho chúng ta một cách gián tiếp” [1, tr. 733]. Thái độ của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân: Liên Xô và các nƣớc dân chủ nhân dân đang bƣớc vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, bƣớc đầu giành đƣợc những thành tựu quan trọng. Liên Xô thực hiện hoàn thành vƣợt mức kế hoạch khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng bằng chính nguồn tài nguyên trong nƣớc. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mỹ. Năm 1950, sản lƣợng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trƣớc chiến tranh. Các nƣớc dân chủ nhân dân nhƣ Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Nam Tƣ, Rumani, Tiệp Khắc... đã lần lƣợt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bƣớc vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, đạt đƣợc những thành tựu lớn trên các phƣơng diện kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách toàn cầu của Mỹ. Việc phát động Chiến tranh lạnh, triển khai học thuyết Truman và kế hoạch Marshall, giai cấp tƣ sản và các thế lực phản động trên thế giới tiến hành một chiến dịch phản công quyết liệt chống lại Liên Xô, các lực lƣợng dân chủ hòa bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Mỹ và đồng minh ra sức gây căng thẳng buộc Liên Xô và các nƣớc dân chủ nhân dân Đông Âu phải tham gia vào cuộc chạy đua với Mỹ cả về kinh tế và quân sự. Để đối phó với âm mƣu của Mỹ và các thế lực thù địch, Liên Xô, một mặt, phải tập trung khôi phục, phát triển kinh tế, tăng cƣờng khả năng quốc phòng; mặt khác, giúp đỡ các nƣớc Đông Âu - vành đai phía Tây của Liên Xô củng cố chế độ 9 dân chủ nhân dân. Với những vấn đề quan trọng đó ở tuyến đầu, vấn đề Việt Nam và Đông Dƣơng chƣa thể quan tâm đến. Một số tài liệu mới công bố gần đây đã làm rõ chính sách của Liên Xô đối Việt Nam và Đông Dƣơng trong suốt thời gian dài. Liên Xô theo dõi sát diễn biến cách mạng ở Đông Dƣơng. Chỉ một tuần sau Cách mạng Tháng Tám, ngày 20-8-1945, V.G. Đêkanôdôv - Phó Dân ủy ngoại giao Liên Xô - đã nhận đƣợc một bản báo cáo viết tay của A.B. Bôgômôlôv - Đại sứ Liên Xô tại Pháp - về tình hình Đông Dƣơng. Báo cáo nêu lên âm mƣu của Pháp đối với các nƣớc thuộc địa cũ, đồng thời đề nghị Chính phủ Liên Xô can thiệp để có thể trao Đông Dƣơng nền độc lập cùng với việc đặt Đông Dƣơng dƣới sự bảo hộ của Ủy ban quốc tế gồm Mỹ, Anh, Liên Xô, Pháp và Trung Quốc. Khi báo cáo cùng đề xuất nói trên đƣợc chuyển về cho C.B. Kôdƣrev - Chủ nhiệm văn phòng châu Âu I, V.G. Đêkanôdôv đã đƣa ra ý kiến nhƣ sau: “Theo tôi đƣợc biết, chúng ta không giữ lập trƣờng nhƣ vậy trong vấn đề này. Đồng chí Môlôtốp, trong buổi trao đổi với Katơru (Đại sứ Pháp tại Mátxcơva lúc đó) cách đây không lâu đã đƣa ra câu trả lời rõ ràng về vấn đề này” [74, tr. 211]. Sau đó, trong các tháng 9, 10 năm 1945, Mátxcơva liên tiếp nhận đƣợc những bức điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Chính phủ Liên Xô thông báo về tình hình Việt Nam và cuộc gây hấn của Pháp nhƣng câu trả lời của Mátxcơva trong trƣờng hợp này là không trả lời. Thế là công văn chính thức, khẩn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc đƣa vào kho lƣu trữ. Những năm tiếp sau đó, Chính phủ Hồ Chí Minh vẫn không nhận đƣợc sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cũng nhƣ các nƣớc dân chủ Đông Âu khác. “Không đƣợc thế giới cộng sản biết tới”, Hồ Chí Minh phải chấp nhận những “hiệp định” khá mong manh với Pháp để tranh thủ tối đa thời gian hòa hoãn, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Thái độ của Trung Quốc: Nƣớc láng giềng phía Bắc của Việt Nam, Trung Quốc đang trong tình trạng “nƣớc sôi lửa bỏng”. Nội chiến bùng nổ chấm dứt thời kỳ Quốc - Cộng hợp tác lần thứ hai (1945-1947). Với sự giúp đỡ của Mỹ, Tƣởng Giới Thạch đã huy động mọi lực lƣợng quyết tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi sự lớn mạnh của Cộng sản nƣớc này sẽ là nguy cơ lớn đối với Mỹ. Do đó, trƣớc khi cách mạng Trung Quốc thành công, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải 10 tập trung lực lƣợng để giành thắng lợi trong cuộc nội chiến nên chƣa có điều kiện giúp cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tình hình các nước trong khu vực: Các nƣớc trong khu vực nhƣ Inđônêxia, Malayxia, Miến Điện... đều bị các nƣớc thực dân Anh, Hà Lan tái chiếm. Đặc biệt, hai nƣớc láng giềng phía Tây là Lào và Campuchia bị thực dân Pháp chiếm đóng trở lại và dùng làm bàn đạp để bao vây, tấn công ta; các vùng biển phía Đông và phía Nam đều bị hạm đội Anh khống chế. Nhìn chung, thế giới trong những năm đầu kháng chiến có nhiều bất lợi cho ta: Liên Xô và các nƣớc dân chủ nhân dân - lực lƣợng đấu tranh và ủng hộ hòa bình, dân chủ thế giới vẫn đang trong quá trình phục hồi, củng cố nội lực; Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực đang tự cố gắng giải quyết vấn đề của mình. Bạn đồng minh của ta trƣớc kia là Mỹ đã triển khai chiến lƣợc toàn cầu phản cách mạng, coi Đông Dƣơng là vị trí trọng yếu trong thực hiện chiến lƣợc phòng thủ chống cộng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Chúng đang câu kết và ủng hộ thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm nƣớc ta một lần nữa. Việt Nam hoàn toàn cô lập khi bƣớc vào cuộc kháng chiến. Đó là thử thách hết sức gay go, quyết liệt đối Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam. 1.1.1.2. Chiến tranh bùng nổ và tính chất cuộc kháng chiến Những cố gắng của Việt Nam trong lựa chọn phƣơng án đàm phán hòa bình để kết thúc xung đột Việt - Pháp đã bị thực dân Pháp hiếu chiến phá hoại. Ngày 711-1946, D‟Argenlieu - Cao ủy Pháp ở Đông Dƣơng - ngang nhiên gửi công hàm cho Chính phủ ta khẳng định “Nam Bộ là đất của Pháp” và cho rằng “Ủy ban Hành chính Nam Bộ là bất hợp Pháp”. Ngày 20-11-1946, chúng đồng thời gây hấn ở Hải Phòng và đánh chiếm các vị trí quan trọng ở Lạng Sơn, đổ bộ vào Đà Nẵng. Ngày 22-11-1946, Valluy - Tƣ lệnh quân đội Pháp ở Đông Dƣơng - đã gửi một bức điện về Pari nhằm “đánh lạc hƣớng” Chính phủ Pháp. Bức điện nói rõ “những tin tức thu nhận đƣợc cũng nhƣ các tài liệu bắt đƣợc xác nhận rằng sự việc này đã đƣợc các nhà chức trách Việt Nam sắp đặt tỷ mỷ và trách nhiệm gây hấn rõ ràng không nghi ngờ gì nữa thuộc về phía họ” [76, tr. 291]. Tiếp đó, Valluy đã chỉ thị trực tiếp cho Đại tá Dèbes đang đóng quân ở Hải Phòng “cần thiết phải lợi dụng vụ rắc rối 11 đó để củng cố thêm vị trí Hải Phòng của chúng ta” [76, tr. 292] bằng cách đƣa ra những điều kiện buộc Chính phủ Hồ Chí Minh phải chấp thuận: Toàn bộ lực lƣợng chính quy và bán quân sự của ta phải rút khỏi Hải Phòng và quân đội Pháp đƣợc tự do đóng quân trong thành phố. Từ tháng 12 trở đi, tình hình trở nên căng thẳng. Ngày 16-12-1946, quân Pháp gây hấn ở Hà Nội, bắn giết dân thƣờng, đánh vào các điểm đề kháng của ta, tiến công chiếm nhiều trụ sở cơ quan Chính phủ. Ngày 18 và ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thƣ đòi ta phải bỏ công sự và đòi để chúng kiểm soát, giữ trật tự trong thành phố Hà Nội. Chúng tuyên bố sẽ hành động bằng sức mạnh quân sự nếu chúng ta không thực hiện các yêu sách đó. Trƣớc tình hình khẩn cấp, từ ngày 11-12-1946, Hội đồng Chính phủ đã họp điểm lại tình hình quân sự, ngoại giao và nhận định thời kỳ nhân nhƣợng của Việt Nam đã chấm dứt. Tuy vậy, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì biện pháp cuối cùng để cứu vãn nền hòa bình. Ngày 18-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua J.Sainteny gửi điện khẩn cấp đến Chính phủ và Quốc hội Pháp đề nghị chấm dứt ngay cuộc xung đột Việt - Pháp. Sáng ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thƣ riêng cho J.Sainteny, đề nghị ông ta có cuộc gặp gấp với Bộ trƣởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám nhằm “tìm một giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại” [118, tr. 1] nhƣng J.Sainteny từ chối. Ngay ngày hôm đó, Pháp gửi tối hậu thƣ (cuối cùng) ngang ngƣợc đòi tƣớc vũ khí lực lƣợng vũ trang của ta, đòi những điều kiện phải đƣợc thi hành ngay lập tức, chậm nhất là vào sáng ngày 20-12-1946. 20 giờ tối ngày 19-12-1946, sau khi Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng và lãnh đạo chủ chốt các Bộ họp, đã đi đến quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc trên toàn quốc. Ngay sau tiếng súng báo hiệu toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền đi khắp cả nƣớc: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhƣợng. Nhƣng chúng ta càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ” [64, tr. 480]. 12 Rõ ràng, cuộc kháng chiến chỉ đƣợc quyết định khi khả năng hòa hoãn không còn, khi mà mọi nẻo đƣờng hòa bình thƣơng lƣợng để tránh một cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập, thống nhất đã bị thực dân Pháp cự tuyệt, vì chúng quyết dùng vũ lực để xâm lƣợc và đặt ách thống trị thực dân trên đất nƣớc ta và toàn bán đảo Đông Dƣơng. “Dân tộc Việt Nam nay bị đặt trƣớc hai đƣờng: một là khoanh tay cúi đầu trở lại nô lệ, hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập” [64, 483]. Nguồn gốc sâu sa và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh hoàn toàn xuất phát từ dã tâm xâm lƣợc và chính sách thực dân hiếu chiến của bọn phản động Pháp, có sự đồng tình, ủng hộ của các thế lực đế quốc, phản động khác. Trong Thư gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tội ác của thực dân Pháp, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến của nhân dân ta và nhấn mạnh “bọn phản động Pháp lại dày xéo lên những bản Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng và Cựu Kim Sơn. Họ đang gây chiến tranh xâm lƣợc ở Việt Nam. Họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm” [64, tr. 484]. Có thể nói, chiến đấu vì chính nghĩa, cho độc lập tự do, đó là sức mạnh và cũng là lợi thế duy nhất khi bƣớc vào cuộc kháng chiến dƣờng nhƣ bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Giƣơng cao ngọn cờ chính nghĩa, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vì thế hòa nhịp vào xu thế chung của thời đại. 1.1.2. Chủ trương đoàn kết quốc tế và chính sách tập hợp lực lượng bên ngoài Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lƣợc khởi đầu trong vòng vây hãm của thế lực thù địch và trong một thời gian dài phải chiến đấu đơn độc không đƣợc sự giúp đỡ, ủng hộ của các lực lƣợng cách mạng bên ngoài, kể cả Liên Xô và Trung Quốc. Chính lúc này, lãnh đạo Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vững tin vào sức mạnh của toàn dân tộc với đƣờng lối kháng chiến tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Trƣớc đây, trong Lời hiệu triệu, Hồ Chí Minh đã phân tích rõ: “…trƣờng kỳ kháng chiến và toàn dân kháng chiến bằng quân sự (dũng cảm, kỷ luật), bằng chính trị (đoàn kết, trật tự), bằng kinh tế (tăng gia, sản xuất), bằng ngoại giao (thêm bạn, bớt thù), trƣớc hết là bằng tinh thần: bại không nản, thắng không kiêu, thua trận này đánh trận khác, đƣợc trận này không 13 chểnh mảng, chung sức, đồng tâm, nhất trí, giữ gìn trật tự, tuân theo mệnh lệnh của Chính phủ. Nhƣ thế, mà phải nhất định nhƣ thế, thì chúng ta mới đƣợc thắng lợi và giành đƣợc độc lập hoàn toàn” [64, tr. 188]. Hồ Chí Minh luôn động viên trong nhân dân niềm tin vào thắng lợi, bởi một lẽ đơn giản, nhân dân ta vì chính nghĩa mà chiến đấu. Ngƣời nói: “Chỉ phe nào vì chính nghĩa mà chiến đấu, phe ấy mới có đủ điều kiện nhân hòa... Trong khi chiến đấu, chúng ta đƣợc dân chúng ủng hộ, nhất định chúng ta đƣợc dƣ luận thế giới tán đồng, nhất định chúng ta sẽ thắng” [64, tr. 463]. Vững tin bƣớc vào cuộc chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đặt cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam và Đông Dương trong phong trào giải phóng dân tộc và các trào lưu của nhân loại tiến bộ trên thế giới, nêu cao đường lối đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới. Bối cảnh quốc tế và tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới, khu vực đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng phân tích, đánh giá một cách chính xác là cơ sở khách quan của đƣờng lối trên. Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ƣơng ngày 31-7-1946 từng chỉ rõ: Địa vị Đông Dƣơng hiện nay trở nên rất quan trọng trên trƣờng cách mạng quốc tế vì: “a) Bên cạnh nách trung tâm điểm cách mạng Á Châu (Tàu). b) Trong phạm vi trung tâm điểm những mâu thuẫn giữa các nƣớc đế quốc chủ nghĩa (trƣớc ở Trung Quốc, nay chuyển xuống Đông Nam Á). c) Là nơi đế quốc Anh, Mỹ, Pháp chú trọng dàn xếp để bố trí chiến tuyến chống cộng và uy hiếp phong trào cách mạng giải phóng của các nhƣợc tiểu dân tộc [24, tr. 99]. Ngay khi chiến tranh nổ ra, ngày 22-12-1946, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng công bố rộng rãi Chỉ thị Toàn dân kháng chiến1 khái quát một cách cơ bản đƣờng lối kháng chiến để thống nhất chỉ đạo trong toàn Đảng, toàn dân, kịp thời chuyển sang giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: 1. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến đƣợc viết xong ngày 12-12-1946. 14 Về mục đích kháng chiến: “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lƣợc; giành thống nhất và độc lập”. Về tính chất kháng chiến: “Trƣờng kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến”. Về lực lượng kháng chiến: “Đoàn kết chặt chẽ toàn dân; thực hiện toàn dân kháng chiến;... phải tự cung, tự cấp về mọi mặt” [24, tr. 150]. Bản Chỉ thị cũng khẳng định đường lối quốc tế của cách mạng với nội dung cụ thể là: Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống bọn thực dân phản động Pháp; Đoàn kết với hai dân tộc Mên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp; Thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Ấn Độ, Diến Điện, Nam Dƣơng và các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hòa bình trên thế giới [24, tr. 151]. Tháng 9-1947, trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo S. Elie Maissie - phóng viên Hãng Thông tấn Mỹ khi đƣợc hỏi về những nét lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (theo tình hình quốc tế hiện giờ), Ngƣời dõng dạc tuyên bố: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [65, tr. 220]. Sau này, khi trả lời phỏng vấn ông Stanley Harrison - một nhà báo Anh, Ngƣời tiếp tục khẳng định: “Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà” [65, tr. 578]. Những câu trả lời ngắn ngọn của Ngƣời thể hiện thiện chí của Đảng, của nhân dân Việt Nam ƣớc mong chung sống hòa bình với tất cả các nƣớc, nhân dân thế giới, ngay cả với những kẻ đang dày xéo đất nƣớc ta, đồng bào ta nhƣ thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Với chủ trương thêm bạn, bớt thù, nêu cao thiện chí hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn chú trọng phân hóa nội bộ kẻ thù, tùy từng đối tượng mà có chủ trương, biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ tối đa lực lượng ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đối với Pháp, Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ ràng giữa thực dân Pháp và nhân dân Pháp. Trong nhiều bài viết của mình, Ngƣời khẳng định, nhân dân Việt Nam không đấu tranh chống lại nƣớc Pháp, nhân dân Pháp, mà chỉ đấu tranh chống lại bọn thực dân xâm lƣợc Pháp - những kẻ đang xâm chiếm đất nƣớc Việt Nam, chà đạp lên khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng và Bác ái quang vinh của dân tộc Pháp và nƣớc Pháp. 15 Trong giải quyết xung đột Việt - Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn thể hiện thiện chí hòa bình. Ngƣời nhiều lần khẳng định trƣớc báo giới trong và ngoài nƣớc, rằng: “Nếu Chính phủ và nhân dân Pháp không để bọn thực dân phản động phá hoại hòa bình, phá hoại lợi ích và danh dự Pháp, phá hoại tình thân thiện giữa hai dân tộc Việt - Pháp, nếu chính phủ Pháp dàn xếp theo cách hòa bình, tôn trọng chủ quyền của ta, thì ta vẫn sẵn sàng đàm phán” [65, tr. 8]. Quan điểm đó của Ngƣời đƣợc khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị Cán bộ Trung ƣơng (từ 3-4 đến 6-4-1947) nhƣ là chủ trƣơng chính thức của Đảng và Nhà nƣớc ta: Chỉ ngừng bắn khi nào Pháp nhìn nhận độc lập và thống nhất thật sự và liên minh với nhân dân Pháp xây dựng dân chủ, hòa bình chung trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp [24, tr. 178-179]. Chỉ thị Trung ƣơng ngày 15-9-1947 càng khẳng định quyết tâm kháng chiến đến cùng của quân và dân ta: “Độc lập và thống nhất thật sự. Nếu thực dân Pháp không công nhận Việt Nam độc lập và thống nhất thật sự thì dân tộc Việt Nam còn đánh, mà đánh mạnh. Không thể có hòa bình nếu Pháp chƣa nhận Việt Nam độc lập và thống nhất” [24, tr. 295]. Ta chủ trƣơng tiến hành đàm phán với Pháp, “làm cho cuộc đổ máu Việt Pháp rút ngắn lại” [24, tr. 186], song phải trên cơ sở giữ vững những nguyên tắc cơ bản độc lập và thống nhất thật sự. Nguyên tắc này gồm những nội dung cơ bản sau: 1. Độc lập và thống nhất thật sự. Độc lập nghĩa là tự điều khiển lấy mọi công việc, không có sự can thiệp ở ngoài vào. Những tiêu chí của Độc lập, đó là: - Có Chính phủ riêng, Quốc hội riêng, Hiến pháp riêng, do dân Việt Nam phổ thông đầu phiếu lập ra. - Có quân đội riêng. - Có ngoại giao ở nƣớc ngoài. - Có tiền tệ và thuế quan riêng. Thống nhất nghĩa là một chính phủ trung ƣơng, một nghị viện trung ƣơng cho toàn quốc; Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ sẽ có cơ quan hành chính tự trị riêng do nhân dân mỗi kỳ bầu lên theo chế độ dân chủ và dƣới sự kiểm soát của chính phủ trung ƣơng. 16 2. Nƣớc Việt Nam muốn đƣợc độc lập, thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp, trên tinh thần hợp tác chặt chẽ và thân thiện. 3. Pháp muốn kết thúc chiến tranh, thì chỉ có một cách là đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh là đại diện duy nhất của nhân dân Việt Nam, đƣợc Quốc hội thừa nhận. Bất kỳ những thỏa thuận nào với bất cứ tổ chức bù nhìn nào cũng không đƣợc thừa nhận. Khi chiến tranh đã nổ ra, biết là không thể tránh khỏi, nhƣng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thƣơng vô hạn đối với con ngƣời, ngƣời Pháp cũng nhƣ ngƣời Việt Nam, muốn cứu vãn tình thế, để tránh “những cuộc hiến tế hàng loạt mạng ngƣời”, tránh nỗi bi thƣơng cho cả hai dân dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định lòng mong muốn của nhân dân Việt Nam là cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp, muốn có hòa bình xây dựng đất nƣớc. Ngƣời ngỏ ý tin rằng nhân dân Pháp cũng mong muốn hòa bình, chỉ còn tùy ở Chính phủ Pháp mà thôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã sớm nhận thức bản chất cũng như âm mưu của đế quốc Mỹ. Nghị quyết Hội nghị Cán bộ Trung ƣơng họp từ ngày 3-4 đến ngày 6-4-1947 chỉ rõ: “Cầm đầu lực lượng phản dân chủ trên giới hiện nay là bọn tài phiệt Mỹ”. Chính chúng “nâng đỡ cho bọn phản động ở các nƣớc (Soócsin ở Anh, Đờ gôn ở Pháp và Tƣởng ở Trung Hoa) và gây dựng lại tàn tích phát xít (Franco ở Tây Ban Nha, Cat dien ở Nhật, Von Paren ở Đức, bọn phong kiến phát xít Xanđari ở Hy Lạp”. Âm mƣu và thủ đoạn của chúng là “tung khẩu hiệu chống Liên Xô” và đe dọa “dùng bom nguyên tử đánh Liên Xô”, “kỳ thực đó chỉ là tấm màn che đậy việc Mỹ lấn chiếm thị trƣờng và quyền lợi các nƣớc yếu hơn (Anh, Pháp, Hà Lan), thâm nhập vào thuộc địa và bán thuộc địa của các nƣớc ấy đặt căn cứ quân sự khắp nơi để củng cố thế lực”, “biến thế giới tƣ bản thành thuộc địa và căn cứ quân sự” [24, tr. 174-175]. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cũng nhận rõ tham vọng và nguy cơ Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào tình hình Việt Nam, khi đó, chúng ta phải đối phó một lúc hai kẻ thù Pháp và Mỹ. Do đó, trong sách lược của mình, Chủ tịch Hồ Chí 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan