Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009...

Tài liệu Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009

.PDF
177
372
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- TRẦN THỊ MINH HẢI ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- TRẦN THỊ MINH HẢI ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Mã số: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển Hà Nội - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………....1 CHƯƠNG 1: CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU CỦA THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 1996) ..................................................................................9 1.1. Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 1991 .................................9 1.1.1. Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng .............................................................9 1.1.2. Phong trào phụ nữ .................................................................................................20 1.2. Cuộc vận động phụ nữ từ năm 1991 đến năm 1996 ...............................................33 1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng .......................................................33 1.2.2. Bước phát triển mới trong phong trào phụ nữ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2009)...............................................55 2.1. Cuộc vận phụ nữ từ năm 1996 đến năm 2001 ........................................................55 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng……………….………...55 2.1.2. Phong trào phụ nữ .................................................................................................64 2.2. Cuộc vận động phụ nữ trong những năm 2001-2009.............................................77 2.2.1. Những điều kiện mới và chủ trương của Đảng ............................................77 2.2.2. Sự phát triển của phong trào phụ nữ.....................................................................87 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.....................97 3.1. Nhận xét chung ...........................................................................................................97 3.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................................98 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................................. 111 3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................... 115 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 125 PHỤ LỤC....................................................................................................................... 139 140 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT UNFPA - Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc AUSAID – Các dự án viên trợ của Australian UNICEF - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc VIFOTEC - Giải thưởng sáng tạo khoa học – công nghệ Việt Nam SIDA – Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển UNIFEM - Quỹ phát triển Liên Hiệp Quốc cho phụ nữ 141 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử loài người, phụ nữ luôn là một bộ phận quan trọng. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú thêm cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: từ sản xuất vật chất đến những sáng tạo mang giá trị tinh thần và hơn hết thảy người phụ nữ có thiên chức là tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Phụ nữ Việt Nam có bề dày truyền thống tốt đẹp, trong thời bình là những người lao động cần cù thông minh, những người vợ, người mẹ hiền đảm đang, đến khi đất nước bị xâm lăng phụ nữ hăng hái tham gia tranh đấu. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã khẳng định được vai trò đặc biệt của mình trong những thời kỳ cam go nhất của dân tộc cũng như trong điều kiện khắc nghiệt của đời sống. Càng trong khó khăn, phụ nữ Việt Nam càng phát huy sức mạnh tiềm ẩn của mình, một sức mạnh vừa mang tính quyết liệt, vừa mang tính nhân bản. Chiếm hơn một nửa dân số, phụ nữ luôn là một lực lượng quan trọng trong công cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò của người phụ nữ trong đời sống cũng như trong đấu tranh, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề vận động phụ nữ tham gia thực hiện các mục tiêu của cách mạng, gắn liền nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Năm 1986, Đảng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Sự thành công của công cuộc đổi phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Có trong mọi tầng lớp, mọi giai cấp, phụ nữ là một lực lượng to lớn mà Đảng luôn chú trọng tổ chức và lãnh đạo. 1 Thế kỷ XX trôi qua với biết bao thay đổi to lớn trong lịch sử loài người, thế kỷ XXI được đánh giá là thế kỷ của phụ nữ dưới góc độ là“sự khẳng định của phái nữ trên tất cả các lĩnh vực và vai trò của họ trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...” [73, tr.285]. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay công tác vận động phụ nữ cần phải được Đảng quan tâm hơn bao giờ hết. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009” làm luận văn Thạc sĩ với mục đích thông qua việc nghiên cứu chủ trương vận động phụ nữ và phong trào phụ nữ trong thời kỳ đổi mới để rút ra được những ưu điểm và hạn chế cũng như những bài học kinh nghiệm để công tác vận động phụ nữ của Đảng ngày càng có hiệu quả hơn và thiết thực hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trình bày về chủ trương đường lối vận động phụ nữ của Đảng đã có những công trình: - Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ (1930 – 1969), Nhà xuất bản Phụ nữ (1970). Đây là cuốn sách tập hợp các Văn kiện, Nghị quyết, hoặc các trích đoạn trong Văn kiện hay Nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ từ khi Đảng thành lập đến năm 1969. Cuốn sách tập hợp những chủ trương, đường lối của Đảng mang tính lý luận đối với cuộc vận động phụ nữ chứ không phải là một công trình nghiên cứu. - Những quan điểm cơ bản trong công tác vận động phụ nữ, Nhà xuất bản Phụ nữ (1995), đã trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng trong công tác vận động phụ nữ tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng của Lê Duẫn, Nhà xuất bản Sự thật đã nêu bật quan điểm và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng trước yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ. 2 - Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới của Lê Hải Triều, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin (2007). Cuốn sách đã tập hợp khá đầy đủ đường lối, chủ trương, quan điểm vận động phụ nữ của Đảng và trình bày một cách hệ thống sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước từ năm 1930 đến năm 2000. Về các phong trào lớn của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới đã được trình bày trong một số tác phẩm: - Hai mươi năm một chặn đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1975 – 1995)” của Lê Minh, Nhà xuất bản Phụ nữ (1996). Cuốn sách viết về phong trào phụ nữ Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước đến năm 1995 dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam qua đó khẳng định sự trưởng thành và ngày càng lớn mạnh của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với vai trò là một trong 6 tổ chức chính trị quần chúng của Đảng. - Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002) đã tổng kết các phong trào phụ nữ trong những năm 1986 – 2000 và đánh giá những khó khăn, thuận lợi, những thời cơ và thách thức cũng như những hành trang của phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ mới. Những cuốn sách này về cơ bản đã tổng kết được phong trào của phụ nữ Việt Nam trong 20 năm đầu đổi mới. Tuy nhiên, các tác phẩm này lấy đối tượng nghiên cứu là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - tổ chức cao nhất đại diện cho quyền lợi của phụ nữ, vì thế các phong trào của phụ nữ cũng được tiếp cận dưới góc độ là hệ quả của quá trình đổi mới và trường thành của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam . Về các công trình nghiên cứu Đảng với cuộc vận động phụ nữ cho đến hiện nay không nhiều. Đáng kể nhất là Luận văn khoa học Lịch sử của 3 Nguyễn Thị Hà, (2008) “Đảng với cuộc vận động phụ nữ 1930 – 1945” tư liệu Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội đã đi sâu nghiên cứu đường lối vận động phụ nữ của Đảng và diễn tiến phong trào đấu tranh của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoan 1930 - 1945. Tuy nhiên, Luận văn mới chỉ dừng lại đường lối vận động phụ nữ của Đảng thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc. Khoá luận cử nhân “Bước đầu tìm hiểu công tác vận động phụ nữ của Đảng ở Miền Bắc thời kỳ 1965 – 1975” của tác giả Nguyễn Thị Sưa (1987), tư liệu khoa lịch sử đã nghiên cứu đường lối vận động phụ nữ của Đảng ở Miền Bắc cũng như những đóng góp to lớn của phụ nữ Miền Bắc vào công cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về phong trào phụ nữ chủ yếu ở Miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ như: “Phụ nữ Miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” của Vũ Thị Thuý Hiền, Tư liệu khoa Lịch sử; “Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)” của Nguyễn thị Ngọc Lâm, Tư liệu Khoa lịch sử; “Vai trò của phụ nữ Miền Nam trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu nước” của Dương Ngọc Ánh, Tư liệu Khoa Lịch sử. Bài tham luận của tác giả Đặng Thị Vân Chi “Đường lối vận động phụ nữ của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc” (Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần II: Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại, tháng 7/2004). Bằng cách tiếp cận tư liệu báo chí và ấn phẩm, tác giả đã bước đầu tiếp cận với đường lối vận động phụ nữ của Đảng trong những năm 1930 – 1945. Tuy nhiên bài viết chỉ giới hạn cuộc vận động phụ nữ của Đảng trong lĩnh vực báo chí chứ chưa khai thác một cách toàn diện cuộc vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn này. Như vậy, vấn đề Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2009) cho đến nay theo tìm hiểu của tác giả chưa có một công 4 trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước nào thực hiện. Vì vậy, đây là một đề tài còn rất mới mẻ. Chọn đề tài “Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009”, tác giả đã thừa hưởng thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là: những quan điểm cơ bản về vận động phụ nữ trong cách mạng của Chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các phong trào của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, quan trọng hơn đó là những đánh giá về vai trò và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong 20 năm đầu công cuộc đổi mới đất nước. Do tính mới mẻ của đề tài, đòi hỏi tác giả phải đi sâu nghiên cứu một cách nghiêm túc và độc lập. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích Thông qua việc tìm hiểu chủ trương đường lối vận động phụ nữ của Đảng để một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng từ trước tới nay là: luôn coi bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức mạnh và chăm lo phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. Qua việc tìm hiểu diễn biến và kết quả cụ thể của phong trào phụ nữ cả nước giai đoạn 1986 - 2009 dưới sự lãnh đạo của Đảng, luận văn sẽ làm sáng tỏ những đóng góp to lớn của phụ nữ cả nước trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Qua đó, khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo trong đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở nhận xét về ưu điểm và hạn chế rút ra được những bài học kinh nghiệm để công tác vận động phụ nữ của Đảng ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 5 - Chủ trương, đường lối vận động phụ nữ của Đảng trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2009. - Những chủ trương, biện pháp, kế hoạch của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm thực hiện đường lối của Đảng về vận động phụ nữ. - Các phong trào của phụ nữ cả nước trong thời gian này dưới sự chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Hoàn cảnh lịch sử có ảnh hưởng đến việc xây dựng chủ trương và thực hiện những chủ trương đường lối của Đảng trong công tác vận động phụ nữ. - Thời gian: giai đoạn 1986 – 2009 sở dĩ tác giả chọn mốc thời gian này vì: Năm 1986 là năm diễn ra Đại hội lần thứ VI của Đảng. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện. Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội được Đảng nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ hơn. Các mục tiêu của đất nước được Đảng xác định phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế. Đây cũng là mốc đường lối phụ vận của Đảng có nhiều thay đổi nhằm phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Năm 2009 là mốc thời gian đương đại gần nhất tác giả có thể nghiên cứu được. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này với mục đích làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động phụ nữ trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2009) trên phạm vi cả nước, tác giả giới hạn nghiên cứu và khảo sát đường lối chủ trương của Đảng qua các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị về vận động phụ nữ của Đảng trong thời kỳ 1986 – 2009 và sự chỉ đạo của Đảng và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đối với từng phong trào cụ thể diễn ra trong giai đoạn này. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu 6 Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng và nhà nước về vận động phụ nữ là cơ sở lý luận, phương pháp luận để tác giả xem xét vấn đề. Nguồn tài liệu cơ bản và quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để thực hiện luận văn này là toàn bộ Văn kiện (Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, XIX, X, Văn kiện Đảng toàn tập: Tập 2, 45, 47, 50, 51), Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về vận động phụ nữ và các văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc V, VI, VII, VIII, XIX, X, các báo cáo tổng kết phong trào phụ nữ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong suốt thời gian từ năm 1986 đến năm 2009. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu với những nhận định, nhận xét, đánh giá, kết luận của các nhà nghiên cứu là những tài liệu tham khảo giúp tác giả có nhận thức sâu sắc hơn về chủ trương đường lối của Đảng đối với phụ nữ. Bên cạnh đó, các bài báo trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới; Khoa học và phụ nữ…., các cuốn sách nghiên cứu về đường lối cách mạng của đảng cũng như các bài báo về phụ nữ là nguồn tài liệu phong phú đưa đến cái nhìn đa chiều về các vấn đề của chị em phụ nữ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài “Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009” tác giả đã sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp. Trước hết, về phương pháp luận, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam để xem xét, nghiên cứu các vấn đề. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: 7 + Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, đây là phương pháp quan trọng nhất mà tôi đã sử dụng bởi với đề tài này, các nguồn tài liệu đóng vai trò quyết định trong nội dung của luận văn. + Phương pháp hệ thống, + Phương pháp logich, + Phương pháp lịch sử. 5. Đóng góp của đề tài: Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên trình bày một cách có hệ thống và toàn diện về chủ trương, đường lối lãnh đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình đổi mới. Qua đó, khẳng định và làm rõ vai trò của Đảng trong việc tổ chức, hướng dẫn và lãnh đạo phụ nữ tích cực tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Thông qua các phong trào cụ thể của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nêu lên những đóng góp của phụ nữ cả nước vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, Luận văn góp thêm một nguồn sử liệu phong phú phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung và nghiên cứu về phụ nữ nói riêng. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cuộc vận động phụ nữ trong mười năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986 – 1996) Chương 2: Cuộc vận động phụ nữ trong sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2009) Chương 3: Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU CỦA THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 1996) 1.1. Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 1991 1.1.1. Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng Tình hình thế giới Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt dưới nhiều hình thức mới. Hệ thống chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng, nhất là cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong quản lý kinh tế đã bộc lộ những khuyết điểm. Các nước xã hội chủ nghĩa nhận thấy mô hình quản lý đó thiếu tính năng động, làm cho nền kinh tế thiếu động lực để phát triển và xã hội ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi cơ bản nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Mỹ đứng đầu (trật tự hai cực) tan rã, trật tự thế giới mới được hình thành. Các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau để xác lập vai trò, vị thế của mình đối với khu vực và thế giới. Đa cực hoá chính trị trở thành xu hướng phổ biến của thế giới đương đại. Trước những diễn biến mới của tình hình thế giới, các quốc gia, đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, các tổ chức, lực lượng chính trị quốc tế, đều điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với lợi ích mỗi quốc gia và thích ứng với sự phát triển của thế giới. Biểu hiện nổi bật của xu thế điều chỉnh chiến lược là các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ và tự lực tự cường, chủ động tìm kiếm con đường phát triển của mình. Liên Xô phát động công cuộc cải tổ, Trung Quốc thực hiện cải cách 9 song chưa đưa lại hiệu quả, gây nên sự xáo động lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hơn thế nữa, tình hình thế giới có những thay đổi nhanh chóng, trực tiếp thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá theo xu thế chung là hoà bình, độc lập và phát triển, các nước vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng cuộc đấu tranh chống sự áp đặt về chính trị, kinh tế của một số nước đang lớn lên, một số nước đang phát triển; cuộc đấu tranh bảo vệ và tăng cường các giá trị tiến bộ của nhân loại vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức. Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng tiến bộ trên thế giới vẫn kiên trì đấu tranh vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nói đến tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh còn là nói đến quá trình phát triển của xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá và sự ra đời của các tổ chức liên minh quốc tế. Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ của các mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại giữa các quốc gia, khu vực trên lĩnh vực kinh tế. Trong khi đo, các nước xã hội chủ nghĩa đang đứng trước những thách thức mới của lịch sử. Chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng đang tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng thông qua quá trình biến đổi mang tính bước ngoặt với những tên gọi khác nhau: cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, cải tổ ở Liên Xô. Trung Quốc đang từng bước triển khai công cuộc cải cách, mở cửa đất nước, Liên Xô và các nước Đông Âu đang gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt dưới nhiều hình thức mới. Trung Quốc và Liên Xô là hai nước có mối liên hệ khăng khít tác động lớn nhất đến Việt Nam. Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc theo hướng thị trường mở cửa bắt đầu từ năm 1978. Những thành tựu của 10 Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Đảng và Chính phủ ta quan tâm nhiều đến Trung Quốc bới giữa hai nước có sự tương đồng nhiều mặt về các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặc dù trong thời gian này quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc rất căng thẳng, chưa được bình thường hoá. Tiếp đó, công cuộc cải tổ không thành công dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước Đông Âu là bài học lịch sử cho ta bài học lớn là không thể cải tổ theo kiểu “phủ định sạch trơn”, giải quyết không biện chứng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, tiến hành công cuộc cải tổ một cách vội vàng, thụ động, không khoa học và không có những bước đi thích hợp. Bên cạnh đó, trong thời gian này, sự thành công của các nước “công nghiệp mới” ở Châu Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan đã đưa ra những gợi ý hết sức quan trọng về cách thức và giải pháp phát triển đối với các nước xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp và có kiểu quan hệ xã hội văn hoá phương Đông. Động lực để phát triển của các nước này là phát huy nội lực, huy động mọi tiềm năng của đất nước, thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Những biến đổi của tình hình thế giới và xu thế của thời đại đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với nước ta trong thập niên đầu những năm 80 phải thực hiện công cuộc đổi mới. Nhưng vấn đề là ở chỗ “nhân tố chủ quan phải nhận thức kịp thời và tự giác thực hiện đòi hỏi thực tiễn cấp bách đó” [104, tr.12]. Mặt khác việc lựa chọn con đường, biện pháp, hình thức bước đi của công cuộc đổi mới phải chuẩn xác, hợp lý và khoa học để tránh được những sai lầm có thể xẩy ra. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải tranh thủ, kịp thời những cơ hội và các điều kiện khách quan đang thay đổi của thế giới, của khu vực và những biến đổi trong nước để đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy, đổi mới hành động theo hướng hợp quy luật, để vượt qua những thách thức và không ngừng phát triển. 11 Tình hình trong nước Sau khi hoà bình được lập lại, đất nước thống nhất, nhân dân cả nước dưới ngọn cờ của Đảng xây dựng lại nền kinh tế đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nguyện vọng chính đáng và tất yếu của nhân dân Việt Nam và cũng là nhiệm vụ chính của Đảng, cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như: chiến tranh kéo dài để lại hậu quả nặng nề, nhà nước ta phải hoàn trả lại các khoản nợ mà ta đã vay trong thời gian chiến tranh cùng với sự chống phá chính quyền của ta ở các tỉnh biên giới, thêm vào đó nước ta bị bao vây kinh tế, cấm vận sự giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, lực lượng cán bộ của ta còn thiếu tư duy sáng tạo về kinh tế, nhận thức về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội còn mang tính chủ quan duy ý chí…Những nguyên nhân đó đã đẩy nước ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn như: sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được, tài nguyên bị lãng phí, phân phối lưu thông rối ren, tỷ lệ người thất nghiệp cao, chất lượng cuộc sống của người dân rất thấp, các tiêu cực trong xã hội phát triển, nghiêm trọng hơn niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng trong quần chúng nhân dân bị giảm sút. Cuộc tổng cải cách giá - lương - tiền trong năm 1985 do những bước đi sai lầm, nóng vội làm cho nạn lạm phát phi mã, lưu thông vô cùng bế tắc càng làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội thêm nghiêm trọng. Thực trạng trên đặt ra một yêu cầu khách quan và bức thiết là phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phải có những quyết sách khoa học để ổn định tình hình kinh tế - xã hội đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng để tiến lên. Đứng trước một thách thức mới đầy cam go của thời đại, Đảng ta phải chứng tỏ năng lực lãnh đạo của mình và điều đó được chứng minh bằng các 12 chặng đường đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục qua các Đại hội sau của Đảng. Thực hiện quá trình đổi mới toàn diện đất nước không phải là đổi mới chế độ xã hội chủ nghĩa mà bằng các phương pháp mới, cách làm mới để tiến tới chủ nghĩa xã hội - một xã hội tốt đẹp mà nhân dân ta mong ước. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội, trong đó nhấn mạnh mục tiêu đổi mới kinh tế và gắn liền với đổi mới chính trị. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khai mạc ngày 15/12/1986 là điểm mốc đầu tiên đánh dầu quá trình đổi mới của Đảng. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đã đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1976 – 1986) và đã đưa ra chương trình đổi mới kinh tế toàn diện theo 3 hướng chính: Một là, chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh, chuyển từ cơ chế bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp; Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài. Từ thực tiễn và yêu cầu của đất nước, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặn đường đầu tiên là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những chặn đường tiếp theo [67, tr229]. Đồng thời Đại hội cũng đề ra 5 mục tiêu cụ thể về kinh tế xã hội là: sản xuất đủ tiêu dùng; tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất, xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản 13 xuất mới; tạo ra bước chuyển biến tốt về mặt xã hội, đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh. Trên tinh thần đổi mới của Đại hội VI, toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (1986 – 1991) với nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu là cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được 3 chương trình lớn: Lương thực - thực phẩm; Hàng tiêu dùng; Hàng xuất khẩu coi đây là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặn đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Từ sau Đại hội VI của Đảng, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều chuyển biến với những thuận lợi rất cơ bản nhưng cũng đầy những khó khăn thử thách. Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế và xã hội. Tình hình chính trị ổn định. Đời sống của một bộ phận nhân dân được cải thiện. Mặt khác, cuộc khủng hoảng toàn diện của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, cùng với những khó khăn mà đất nước ra đã và đang trải qua, tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, tâm trạng và lòng tin của các tầng lớp nhân dân trong đó có phụ nữ. Việc xoá bỏ cơ chế bao cấp hình thành nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường mở ra nhiều định hướng mới cho sự phát triển, song cũng có những mặt trái ảnh hưởng trực tiếp đến các tầng lớp phụ nữ. Trong khu vực nhà nước, việc xoá bỏ cơ chế bao cấp là một thử thách lớn đối với nữ giới. Công cuộc đổi mới là quá trình sàng lọc nghiêm khắc nhưng cũng tạo ra những điều kiện để phụ nữ phát triển tài năng. Bước vào một giai đoạn mới với những yêu cầu mới người phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với một số vấn đề mà không thể giải quyết ngay được: - Thứ nhất vấn đề việc làm: trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, bỏ cơ chế bao cấp nhiều cơ quan xí nghiệp đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, tinh giảm biên chế, do trình độ tay nghề thấp, sức khoẻ yếu, cộng thêm nghĩa vụ với gia đình nên phụ nữ luôn là đối tượng bị sa thải đầu tiên. 14 Điều đó đã dẫn đến những hậu quả xấu không lường trước được như: mâu thuẫn gia đình nảy sinh, vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình bị chao đảo và nghiêm trọng hơn vì cuộc sống mưu sinh người phụ nữ phải làm mọi việc dẫn đến nhiều vấn đề xã hội như mại dâm…. - Thứ hai, mức sống của phụ nữ còn thấp, điều kiện lao động không đảm bảo làm cho tình trạng sức khoẻ của phụ nữ bị suy giảm, trẻ em suy dinh dưỡng bỏ học chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là vấn đề mù chữ và tái mù chữ ở phụ nữ đang ở mức đáng lo ngại. Theo tổng điều tra dân số năm 1989, cả nước có 5.617.196 người mù chữ thì tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ là 70,6% [73, tr.180], phần lớn là các cùng nông thôn sâu, xa và miền núi mà đời sống nói chung còn rất thấp kém. Trình độ học vấn thấp dẫn đến sự lạc hậu về tư tưởng và hạn chế về nhận thức. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những mặt non yếu khác của phụ nữ. - Thứ ba, vấn đề chất lượng của lực lượng lao động nữ rất thấp. Trong suốt 30 năm chiến tranh chống Mỹ và 10 năm sau ngày giải phóng, số lượng lao động nữ được đào tạo rất hạn chế. Phụ nữ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và các loại lao động phổ thông khác. Cơ chế thị trường ngày càng yêu cầu cao về chất lượng lao động do đó phụ nữ khó thích nghi được với điều kiện tuyển dụng mới. - Thứ tư, chính sách đối với phụ nữ chưa thoả đáng. Do nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chính sách xã hội còn có nhiều mặt chưa đồng bộ với chính sách kinh tế đã tác động sâu sắc đến lực lượng lao động nữ. Quỹ phúc lợi xã hội thấp, các công trình phúc lợi như nhà trẻ, trạm xá… rất ít cũng gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người phụ nữ. Không chỉ có các tầng lớp phụ nữ mà Hoạt động của Hội phụ nữ các cấp từ Trung ương đến cơ sở trong thời kỳ này cũng gặp nhiều khó khăn mới. Nội dung hoạt động của các cấp Hội lâu nay chủ yếu là huy động, quyên góp 15 từng đợt, từng việc chưa đi sâu giải quyết những vấn đề thiết thực trong đời sống theo tâm tư nguyện vọng của phụ nữ. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, nhiệm vụ then chốt của vấn đề xây dựng Hội chưa theo kịp với yêu cầu của vai trò, vị trí chức năng của Hội trong thời kỳ mới để quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, kịp thời đáp ứng nhiệm vụ mới. Trước nhiệm vụ mới của sự nghiệp cách mạng và giải quyết các vấn đề đặt ra đối với phụ nữ nữ đòi hỏi Đảng phải có những chủ trương đúng đắn, kip thời để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. - Chủ trương của Đảng Vận động phụ nữ là một trong những vấn đề được Đảng chú trọng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ những ngày đầu mới thành lập Đảng đã đề cao vai trò của phụ nữ là “một cái lực lượng trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được” [45, tr.10]. Nhận thức sâu sắc vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta xác định công tác vận động phụ nữ là một “nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu” [45, tr.10]. Khác với tất cả các phong trào yêu nước và cách mạng trước đó, đối tượng mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận động chính là phụ nữ lao động, phụ nữ công nhân và nông dân, lực lượng chiếm đa số trong xã hội. Để vận động phụ nữ tham gia vào các hoạt động cách mạng Đảng chủ trương: trước hết phụ nữ phải được tổ chức lại trong các tổ chức Công hội, Nông hội, Thanh niên và trong các tổ chức riêng của phụ nữ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng đặc biệt chú trọng công tác vận động phụ nữ, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và thống nhất tổ quốc. Chỉ tính riêng 20 năm kháng chiến chống Mỹ, đã có 15 Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư về vận động phụ nữ chưa kể đến các văn bản có liên quan. Đó 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan