Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện sáu điều Bác H...

Tài liệu Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy công an nhân dân (NĂM 1998 – NĂM 2008)

.PDF
128
593
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO HỌC TẬP, THỰC HIỆN SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠY CÔNG AN NHÂN DÂN (NĂM 1998 – NĂM 2008) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - NĂM 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO HỌC TẬP, THỰC HIỆN SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠY CÔNG AN NHÂN DÂN (NĂM 1998 – NĂM 2008) CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. LÊ MẬU HÃN HÀ NỘI - NĂM 2009 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 7 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8 5. Sự đóng góp của luận văn 8 6. Cấu trúc luận văn 9 Chương 1: Phong trào Công an nhân dân học tập, rèn luyện về 10 “Tư cách người công an cách mệnh” (1948-1997) 1.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người công an cách mệnh” 10 1.2. Công an nhân dân học tập, vận dụng quan điểm về “Tư cách người công 23 an cách mệnh” (1948-1997) Chương 2: Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học 45 tập, rèn luyện tư cách người công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1998 – 2008) 2.1. Lực lượng Công an nhân dân đẩy mạnh việc rèn luyện phẩm chất đạo đức 45 và bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ trong tình hình mới (1998-2003) 2.2 Phong trào Công an nhân dân thi đua thực hiện khẩu hiệu “Công an nhân 60 dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” (2003-2008) Chương 3: Thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm chủ yếu 75 3.1. Thành công, hạn chế của phong trào 75 3.2. Bài học kinh nghiệm chủ yếu và một số kiến nghị 92 Kết luận 108 Tài liệu tham khảo 111 Phụ lục 116 3 DANH MỤC VIẾT TẮT CAND: Công an nhân dân XHCN : xã hội chủ nghĩa CNXH: chủ nghĩa xã hội 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công an nhân dân (CAND) là lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước, của nhân dân nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến việc giáo dục, rèn luyện CAND về phẩm chất đạo đức cách mạng. Người luôn nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải ý thức đầy đủ vị trí và trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng, trước Chính phủ. Người đã xác định: “Đối với nhân dân, đối với Đảng, với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của công an là rất lớn, rất nặng nề” [48, tr.31] và “Nhiệm vụ của công an thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” [48, tr.447]. Để lực lượng CAND làm tròn nhiệm vụ to lớn, đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, việc rèn luyện tư cách đạo đức là điều kiện tiên quyết. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, khi đến thăm các đơn vị công an, hay lúc dự các hội nghị của lực lượng công an, trong các thư, điện, chúc mừng, thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ công an, Người luôn động viên, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ công an phải thường xuyên rèn luyện tư cách, phẩm chất của người công an cách mạng. Trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai (lúc đó là Giám đốc Sở Công an Khu XII), ngày 11-3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ “Tư cách người công an cách mệnh” gồm 6 điều là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.” [44, tr.406]. 5 Lực lượng CAND thường gọi 6 điều đó là: 6 điều Bác Hồ dạy CAND. Trong luận văn này, tôi xin được dùng cụm từ “Tư cách người Công an cách mệnh” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư. Sáu điều về “Tư cách người Công an cách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy là kim chỉ nam cho hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND trong suốt gần 60 năm qua. Có thể khẳng định rằng, ở đâu và khi nào mà mỗi cán bộ công an quán triệt và chiến đấu, rèn luyện theo 6 điều dạy trên, khi đó an ninh trật tự được đảm bảo, công an được nhân dân tin yêu, Đảng, Chính phủ tin cậy. Sáu điều về “Tư cách người Công an cách mệnh” đã trở thành linh hồn, là ngôi sao dẫn đường cho mỗi cán bộ, chiến sĩ công an trong cuộc chiến đấu thầm lặng bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền cách mạng, trong những tháng năm (1945-1946), trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1946-1975) và trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH. Trong Kế hoạch số 81/KH/ĐU(X15) ra ngày 30-06-2003 về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong lực lượng CAND”, Đảng uỷ Công an Trung ương đã chỉ rõ: “Các đơn vị làm công tác tư tưởng, lý luận, cơ quan nghiên cứu khoa học, các Học viện, nhà trường cần có chương trình, các đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mới, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại…”[8, tr.3]. Ngày 07-11-2006, Bộ Chính trị khoá X ra Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đó một lần nữa khẳng định: phải “làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt là trong cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh…”, 6 từ đó nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân; khắc phục những thiếu sót khuyết điểm, yếu kém, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Trước bối cảnh mới của đất nước, vấn đề an ninh trật tự đang đặt ra yêu cầu cao hơn, nhiệm vụ của các cán bộ, chiến sĩ công an càng nặng nề hơn, khó khăn hơn. Trong tình hình mới, có nhiều nhân tố tích cực phát triển, số đông cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an được rèn luyện, thử thách, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, phát triển được trình độ chuyên môn, kiến thức, năng lực ngày càng cao. Tuy nhiên, trước mặt trái của nền kinh tế thị trường, những nhân tố tiêu cực cũng có cơ hội phát triển. Thực tế là, trong thời gian qua, một số cán bộ, chiến sĩ công an chưa phấn đấu giữ gìn tư cách người công an cách mệnh, bị thoái hóa về chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lợi dụng địa vị, chức quyền, cơ hội, thực dụng… làm giảm uy tín, sức mạnh của công an đối với Đảng, với nhân dân. Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập, quán triệt 6 điều về “Tư cách người Công an cách mệnh” là hết sức cần thiết, giúp lực lượng CAND vươn lên tầm cao mới cả về trí tuệ, bản lĩnh và phẩm chất cách mạng trong tình hình mới. Nghiên cứu quá trình Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện 6 điều Hồ Chủ tịch dạy CAND từ năm 1998 - 2008, tác giả có điều kiện đánh giá tổng kết 60 năm thực hiện phong trào trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những năm đầu đổi mới. Hơn nữa, trước thực tiễn cách mạng Việt Nam, tháng 09/1998 Bộ Công an đã ra Hướng dẫn số 640 - HD “Về tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy CAND trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tạo điều kiện để toàn lực lượng CAND tiếp tục phấn đấu, rèn luyện. Nghiên cứu vấn đề trên để góp phần nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa thực tiễn của 6 điều Hồ Chủ tịch dạy về tư cách người công an cách mệnh, làm sáng tỏ sự lãnh đạo phong trào rất đúng đắn, sáng suốt, sâu sát của Đảng ủy 7 Công an Trung ương đã tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn lực lượng suốt gần 60 năm qua, là động lực làm nên những chiến công hiển hách, những đơn vị điển hình, những cá nhân anh hùng. Đồng thời từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu để trong thời gian tới, với nhiệm vụ mới, Đảng ủy Công an Trung ương nói chung, Đảng bộ cơ sở nói riêng sẽ lãnh đạo, chỉ đạo phong trào sâu rộng hơn nữa, đạt hiệu quả cao hơn nữa nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đó là lí do tôi lựa chọn vấn đề: “Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân từ năm 1998 - 2008” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng CAND, về an ninh trật tự,… đã được tiến hành từ lâu và có những kết quả quan trọng. Trong các nghiên cứu đó có một số công trình nghiên cứu về phong trào CAND học tập, thực hiện sáu điều Hồ Chủ tịch dạy như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành CAND Việt Nam”; Kỷ yếu Hội thảo khoa học - thực tiễn “CAND thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; đề tài nghiên cứu về quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người CAND trong thời kỳ đổi mới... Nội dung các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ tính khoa học, tính nhân văn, tính cách mạng, tính biện chứng, tính hoàn chỉnh của Sáu điều Bác Hồ dạy… Ở Đảng bộ cơ sở, địa phương chủ yếu là các báo cáo tổng kết, đánh giá phong trào hàng năm. Là một phong trào hoạt động sâu rộng trong toàn lực lượng CAND từ năm 1948 đến nay nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích, đánh giá quá trình Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào CAND học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, đồng 8 thời đưa ra tổng kết những bài học kinh nghiệm và đề xuất một vài kiến nghị cụ thể cho phong trào trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ một bước yêu cầu về nhận thức và hành động theo nội dung 6 điều Hồ Chủ tịch dạy về tư cách người công an cách mệnh trong thời kỳ mới. Từ đó, tìm hiểu chủ trương đúng đắn, cụ thể và kết quả quá trình Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy từ năm 1998- 2008. Những kinh nghiệm quý báu rút ra và những kiến nghị sẽ là giải pháp để cán bộ, chiến sĩ rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao hiệu quả chiến đấu, công tác trong các đơn vị công an từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ trình bày một cách khoa học quá trình Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Hồ Chủ tịch dạy về tư cách người công an cách mệnh từ năm 1998 - 2008. Nhiệm vụ đó bắt đầu từ việc thu thập, xử lý, tổng hợp các Chỉ thị, Hướng dẫn, Kế hoạch, các báo cáo tổng kết của Đảng ủy Công an Trung ương về phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy… Từ đó, luận văn có nhiệm vụ rút ra những đánh giá, nhận xét về thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phong trào của Đảng ủy Công an Trung ương. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện được dựa trên khá nhiều nguồn tư liệu. Trước hết là những bài viết của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; đặc biệt là những bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lực lượng CAND, về đạo đức cách mạng….; các bài viết của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an đánh giá kết quả phong trào. Bên cạnh đó, luận văn đã sử dụng những văn bản gốc chủ yếu là Chỉ thị, Kế hoạch, Hướng dẫn… của Đảng ủy Công an Trung ương trong quá trình lãnh đạo phong trào và các công trình nghiên cứu liên quan. 9 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử nói chung, của chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Cụ thể luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, sự kết hợp của hai phương pháp đó, ngoài ra luận văn còn thể hiện có mức độ phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… 5. Sự đóng góp của luận văn Tác giả mong muốn luận văn sẽ cung cấp tài liệu được hệ thống hóa nhằm làm rõ hơn về chủ trương, phương pháp cụ thể của Đảng ủy Công an Trung ương trong quá trình lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy CAND từ năm 1998 - 2008. Những thành tựu cũng như hạn chế của phong trào thời gian qua là cơ sở để Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào thành công hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, một lần nữa, khẳng định giá trị thực tiễn sâu sắc của Sáu điều Hồ Chủ tịch dạy về “Tư cách người công an cách mệnh”. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: : Phong trào Công an nhân dân học tập, rèn luyện về “Tư cách người Công an cách mệnh” (1948-1997) Chương 2: Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, rèn luyện tư cách người công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1998 – 2008) Chương 3: Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm chủ yếu. 10 CHƯƠNG 1 PHONG TRÀO CÔNG AN NHÂN DÂN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VỀ “TƯ CÁCH NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH” (1948-1997) 1. 1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người Công an cách mệnh” Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại với cách mạng Việt Nam. Vừa mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo và tổ chức một phong trào đấu tranh của quần chúng rộng lớn mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ trong cao trào đó, đã xuất hiện những Đội tự vệ đỏ gồm những người ưu tú, có tinh thần hăng hái, can đảm trách nhiệm và có sức khỏe tốt được cử ra từ các nông hội, công hội, đoàn thanh niên cộng sản… Những Đội tự vệ đỏ là hạt nhân đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng, của nhân dân do Đảng ta lãnh đạo. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta rất coi trọng công tác xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam. Tháng 3 năm 1935, Đại hội I của Đảng đã ra Nghị quyết về Đội Tự vệ. Đảng ta đã khẳng định: “Không có một sản nghiệp nào, một làng nào có các cơ sở của Đảng, của Đoàn, của các Hội quần chúng cách mạng mà không có tổ chức Đội Tự vệ” [34, tr.199]. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3.1945 đến tháng 8.1945, cuộc khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận đã diễn ra sôi nổi. Những nơi chính quyền nhân dân đã thành lập, Đảng ta tổ chức thêm các Đội trừ gian, Tự vệ thành, Tự vệ sắt… Trong quá trình đấu tranh giành chính quyền, việc chiếm lĩnh và đập tan công cụ đàn áp của giai cấp thống trị cũ và thiết lập công cụ mới của cách mạng là vấn đề quan trọng nhất trong công tác đấu tranh để bảo vệ chính quyền non trẻ mới thành lập. Thấy rõ tầm quan trọng đó, Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng 11 một lực lượng nòng cốt, một đội quân xung kích, một cơ quan chuyên trách vững về chính trị, có tổ chức chặt chẽ, tập hợp những người trung kiên nhất của Đảng để làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, hệ thống chính quyền cách mạng dân chủ của toàn dân đã được thành lập trong cả nước từ cơ sở đến Trung ương. Ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam được khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[44, tr.4]. Nhà nước cách mạng vừa mới ra đời đã phải đối phó với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đó là nguy cơ “giặc đói”, “giặc dốt” và đặc biệt là giặc ngoại xâm với sự xuất hiện của quân Tưởng, quân Anh, quân Pháp. Các loại phản động trong nước cấu kết chặt chẽ với đế quốc bên ngoài hoạt động phá tan an ninh trật tự, bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng nổi lên như bọn Việt quốc, Việt cách… Trước tình thế khó khăn của đất nước và yêu cầu bức thiết của cách mạng, Đảng ta xác định: “ Nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của cách mạng nước ta là củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân” [35, tr.26-27]. Để thực hiện nhiệm vụ trọng đại và thiêng liêng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người xây dựng nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, đã chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có lực lượng Công an Việt Nam, một lực lượng nòng cốt thực hiện giữ gìn an ninh quốc gia, chống lại các lực lượng phản động âm mưu lật đổ chế độ dân chủ nhân dân. Vì vậy, ngày 21-02-1946, 12 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp ký Sắc lệnh số 23/SL thành lập “Việt Nam Công an vụ” trên cơ sở hợp nhất các Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát trong toàn quốc. Sắc lệnh xác định Việt Nam công an vụ có nhiệm vụ: “- Tìm kiếm và tập trung các tin tức và tài liệu liên can đến sự an toàn quốc gia, hoặc bề trong, hoặc bề ngoài. - Đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những sự hành động có thể làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước, bất cứ sự hoạt động đó là do người Việt Nam hay người ngoại quốc. - Điều tra về những hành động trái phép nói trên truy tầm người can phạm để giúp toà án trong sự trừng trị” [69, tr.118]. Theo quy định của Sắc lệnh, Việt Nam Công an vụ do một Giám đốc điều khiển dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Nội vụ. Những Chánh, Phó Giám đốc Việt Nam Công an vụ sẽ do Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm. Tiếp theo Sắc lệnh số 23/SL, Bộ trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành Nghị định số 121/NĐ quy định tổ chức Việt Nam Công an vụ thành ba cấp: Công an Trung ương, Công an kỳ, Công an tỉnh. Công an Trung ương gọi là Nha Công an Việt Nam, ở cấp kỳ gọi là Sở Công an, ở tỉnh gọi là Ty Công an. Thực hiện Nghị định 121/NĐ, ở miền Bắc có Sở Công an Bắc Bộ, ở miền Trung có Sở Công an Trung Bộ và ở miền Nam có Sở Công an Nam Bộ. Ở cấp tỉnh và thành phố của cả nước đã đều lần lượt lập Ty Công an. Sự kiện lịch sử ngày 21-02-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL về việc thành lập Việt Nam Công an vụ để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản và trọng yếu về an ninh quốc gia và với một cơ cấu tổ chức có hệ thống được thành lập trong toàn quốc, là một mốc son lịch sử ra đời của lực lượng Công an cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 141-SL đổi Nha Công an Trung ương thành Thứ Bộ công an trực thuộc Hội đồng Chính phủ. 13 Đến tháng 8/1953, thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của công tác công an, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an và giao cho đồng chí Trần Quốc Hoàn-ủy viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng. Ngày trong năm đầu mới thành lập, Công an Việt Nam thực sự là một công cụ sắc bén để giữ gìn an ninh quốc gia đã đánh bại các lực lượng phản động chống lại nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, góp phần quan trọng để giữ vững chính quyền cách mạng, vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chuẩn bị cùng cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã khước từ thiện chí hòa bình của nhân dân ta, từng bước lấn tới, đẩy ta vào tình thế không còn con đường nào khác buộc phải chủ động bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến trong cả nước. Hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, lực lượng công an đã vượt qua khó khăn dành toàn bộ lực lượng phục vụ đắc lực và có hiệu quả cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta. Từ năm 1945-1948, trong quá trình đấu tranh cách mạng, lực lượng CAND Việt Nam luôn luôn bám sát và phục vụ kịp thời mục tiêu, nhiệm cách mạng do Đảng đề ra, đã kết hợp chặt chẽ đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, đồng thời đảm bảo cứng rắn về nguyên tắc, khôn khéo mềm dẻo về sách lược đã trấn áp kịp thời và hiệu quả mọi âm mưu thâm độc của bọn phản cách mạng, bảo vệ vững chắc chính quyền dân chủ nhân dân. Trong cuộc chiến đó, lực lượng công an đã lập nên những chiến công lớn. Quán triệt chủ trương của Đảng, Công an các tỉnh đều thành lập “Đội trừ gian”, “Đội danh dự trừ gian”, “Công an xung phong”, “Biệt động đội” để đi sâu vào vùng địch nắm tình hình, diệt trừ bọn tề điệp nguy hiểm, phá chính quyền địch, phá hoại âm mưu của địch, bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được. 14 Công an các địa phương trên cả nước lập rất nhiều thành tích tiêu biểu như Công an Sài Gòn, Công an Hải Phòng, Công an Hà Nội, Công an Hoà Bình… Một thành công lớn của Nha Công an Trung ương năm 1947 là đã phá vụ án phố Ôn Như Hầu. Lực lượng công an đã lên kế hoạch cụ thể bố trí lực lượng bí mật đột nhập trụ sở tại 132 Đuy-vi-nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân) và số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) của bọn phản động Quốc dân Đảng. Kết quả là ta bắt được gần 100 tên phản động, thu toàn bộ các loại tài liệu, truyền đơn, áp phích, súng, lựu đạn, dụng cụ làm bạc giả, dụng cụ tra tấn, thuốc mê và đào được 6 xác người bị chúng giết chôn trong vườn… Đặc biệt, ta thu được một bản tài liệu do chính Trương Tử Anh viết về kế hoạch lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh nên đã kịp thời đập tan âm mưu và hoạt động của thực dân Pháp cấu kết với bọn phản động tay sai định lật đổ Chính phủ ta. Đánh giá thắng lợi trong các trận truy quét bọn phản cách mạng, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng viết: “Những vụ khám bắt trên đây có một tác dụng vô cùng quan trọng,… Nó lôi ra ánh sáng… một bọn giả danh chính trị, giả danh quốc gia, dân tộc và do đó, nó làm cho sự đoàn kết của các đảng phái yêu nước và của toàn dân ngày một chặt chẽ thêm. Mấy cuộc khám bắt vừa đây cắm một cái mốc trên con đường thống nhất dân tộc và biểu lộ sức mạnh và uy tín của chính quyền nhân dân” [20, tr.106-107]. Ngày 25-1-1948, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại Tuyên Quang gồm 30 đại biểu đến dự. Hội nghị thống nhất tiếp tục củng cố bộ máy công an gọn nhẹ, bí mật, phù hợp với tình hình mới. Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ II đã phát động trong toàn lực lượng công an phong trào “Rèn cán bộ, lập chiến công”. Phong trào là một sinh hoạt chính trị sôi nổi, tạo không khí hăng say, nhiệt tình trong công tác và chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ công an hoạt động trong lòng địch cũng như ở hậu phương, căn cứ. 15 Để xây dựng bộ máy công an ngày càng vững mạnh, nâng cao trình độ nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sỹ, ngày 21-2-1948, Nha Công an Trung ương xuất bản nội san “Rèn luyện”. Nội san bao gồm những bài viết thiết thực cho công tác chiến đấu và rèn luyện cán bộ. Đây là cơ quan ngôn luận duy nhất lúc đó của Nha, đã tăng cường giáo dục, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu trong lực lượng công an nhân dân. Nội san có ý nghĩa nhằm rèn luyện cho công an các cấp trong toàn quốc một tinh thần liên lạc, đoàn kết, tương thân, tương ái, dẻo dai, bền bỉ, dân chủ, rèn luyện cho mỗi chiến sĩ Công an Việt Nam một bản lĩnh cao cường, một tinh thần kỷ luật sắt đá song song với một tinh thần chiến đấu bền bỉ. Những số nội san đầu tiên đơn giản, chỉ phát hành 14 bản nhưng dần phát triển lên 320 bản, ra đều hàng tháng. Cũng thời gian này, tại các địa phương, công an các Khu, các Ty cũng ra những tờ nội san địa phương mình nhằm tăng cường công tác giáo dục chính trị, nâng cao bản lĩnh chiến đấu, tuyên truyền và động viên tinh thần chiến đấu, trao đổi và nêu gương điển hình trong công tác học tập và chiến đấu. Điển hình có các nội san của công an Nam Định với tờ “Luyện tiến”, Công an Cao Bằng có tờ “Kiến thiết”, Công an Sơn Tây có tờ “Cố gắng”, Công an Bắc Giang có tờ “Tiến”, Công an Tuyên Quang có tờ “Trau dồi”, Công an khu IV có tờ “Rèn luyện”…. Công an khu XII cũng xuất bản nội san “Bạn dân”. Một ngày đầu xuân năm Mậu Tý (1948), tại căn cứ ATK, Bác Hồ nhận được tờ Nội san “Bạn dân” số báo Tết của Công an khu XII do đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII gửi tặng. Gửi tặng Bác Hồ số báo Tết, cán bộ, chiến sỹ vừa muốn kính chúc Bác năm mới mạnh khoẻ để lãnh đạo quân và dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những chiến công của CAND ba miền đồng thời vừa muốn xin ý kiến Bác về nội dung, hình thức, số lượng trang của tờ nội san. Ngày 11-3-1948, Bác viết thư gửi trả lời đồng chí Hoàng Mai. Trong thư Bác đã góp ý cụ thể về hình thức, số lượng trang báo: “…từ 24 đến 32 trang thì dài quá. Cần làm ngắn lại và viết những vấn đề thật thiết thực, mọi người đọc 16 đều có thể hiểu và làm được. Như thế mới có tác dụng giúp đẩy mạnh công tác, đẩy mạnh thi đua” [44, tr.406-407] . Trong thư, Người cũng căn dặn chung toàn thể cán bộ, chiến sỹ công an phải biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân: “Trên báo, cần thường xuyên làm cho anh chị em công an nhận rõ công an của ta là công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc” [44, tr.407]. Bác còn nêu: nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay chân. Nếu biết dựa vào dân thì việc gì cũng xong. Người căn dặn: “Trên tờ báo phải luôn luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức. Tư cách người Công an cách mệnh là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tuỵ. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Nói tóm lại là những đạo đức và tư cách mà người Công an cách mệnh phải có, phải giữ cho đúng” [44, tr.407]. Nhận thức sâu sắc tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với lực lượng CAND, ngay sau khi nhận thư Bác, Nha Công an Trung ương đã cho đăng nội dung bức thư trên tờ Nội san “Rèn luyện”. Số báo được phát hành đông đảo đến lực lượng CAND ở khắp ba miền, tạo niềm vui, động lực thúc đẩy công tác, học tập và chiến đấu ở cán bộ, chiến sĩ. Những điều Bác Hồ dạy CAND đã đi sâu vào thực tế công tác chiến đấu của toàn lực lượng CAND, Nha Công an Trung ương đã quyết định mở cuộc vận động thi đua nhân dịp kỷ niệm 58 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/1948) làm ngày chính thức tổ chức phong trào thi đua học tập và làm theo sáu lời dạy của Bác Hồ dưới hình thức lớp “Chỉnh huấn tập 17 trung” mà nội dung là “Tổng kiểm thảo” do Nha Công an tổ chức tại Rừng Thông, thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Lớp chỉnh huấn tập trung được mở đầu bằng hoạt động Lễ tuyên thệ của đại biểu công an nguyện tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và đăng ký học tập, làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy. Phía ngoài cửa các trại là một rừng cờ giăng, biểu ngữ, panô dán hình Bác với dòng chữ “Kỷ niệm ngày sinh nhật”,”Học tập làm theo lời Bác”, “Tư cách người Công an cách mệnh”… Sau khi lễ tuyên thệ kết thúc, công an các khu toả về các nơi và được chia làm 6 nhóm tượng trưng cho Sáu lời dạy của Bác. Mỗi nhóm cắm một trại. Mỗi khu trại đều có panô, áp phích ghi Sáu điều Bác Hồ dạy để hàng ngày cán bộ, chiến sĩ học tập và nguyện làm theo. Trong suốt quá trình sinh hoạt, với tinh thần “Kiểm thảo thành thật”, cán bộ, chiến sĩ công an mỗi trại đều tổ chức đầu buổi sáng học thuộc Sáu lời dạy của Bác, sau đó, từng địa phương kiểm điểm kết quả công tác của mình, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và rút kinh nghiệm việc thực hiện những lời dạy của Bác. Cuối đợt “Tổng kiểm thảo” có tổng kết, đánh giá tình hình và biểu dương những địa phương có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, học tập và công tác. Hình thức lớp “chỉnh huấn tập trung” mà nội dung là “kiểm thảo thành thật”, lần đầu tiên lực lượng CAND đã đưa việc học tập Sáu điều Bác Hồ dạy thành chương trình hành động để rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất năng lực của người chiến sĩ công an. Đó là tiền đề của phong trào CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CAND từ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ngày nay, những cán bộ, chiến sĩ công an đang tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tư cách theo Sáu lời dạy của Bác Hồ kính yêu với tầm cao mới với nội dung và hình thức phong phú hơn, phạm vi, quy mô sâu rộng hơn, phù hợp với tính chất đặc điểm của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. 18 Trong tư cách người công an cách mệnh, Hồ Chí Minh nêu ra 6 nhiệm vụ, được khắc hoạ trong 3 mối quan hệ: đối với chính bản thân mình (đối với tự mình); đối với người khác (Chính phủ, nhân dân, đồng sự, với địch); đối với công việc, nhiệm vụ của mình. Ba mối quan hệ này vừa có tính độc lập, vừa có quan hệ với nhau, tổng hòa với nhau hình thành nên bản chất người chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam. Sáu điều Hồ Chủ tịch về tư cách người công an cách mệnh dạy thể hiện tính toàn diện, mang tính nhất quán và chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc về tư cách, đạo đức, lối sống, tác phong công tác và trách nhiệm chính trị của mỗi chiến sĩ công an. Đây là những định hướng cơ bản, có tính nguyên tắc trong chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng CAND trong suốt hơn 60 năm qua. Sáu điều Bác Hồ dạy tư cách người công an cách mệnh thể hiện trên những nội dung sau : Một là, với bản thân, việc rèn luyện đạo đức cách mạng là yêu cầu trước hết, là ưu tiên quan trọng nhất trong tư cách người cán bộ công an. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức của người cán bộ chiến sĩ công an trước hết là cần, kiệm, liêm, chính là phẩm chất quan trọng đầu tiên, được đặt ở điều thứ nhất và mang tính bao trùm toàn bộ tư cách người cán bộ công an cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính không phải là một khẩu hiệu mà là một vấn đề hàng ngày phải quan tâm rèn luyện. Xem xét tư cách người công an cách mạng phải đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa công việc chuyên môn và việc rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính. Cần trước hết là thái độ đối với công việc, không nề hà việc lớn, việc nhỏ, bất kỳ công tác gì cũng đều phải siêng năng, tăng năng suất lao động. Cần hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa trung bình và thái độ làm việc cầm chừng, lề mề chậm chạp, hành chính quan liêu. Kiệm ở đây mang nhiều nội dung mới, ý tưởng mới, nhưng điều quan trọng nhất theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là mỗi người cán bộ công an phải hết sức tránh thói rườm rà, làm việc kiểu hành chính bàn giấy vừa 19 lãng phí thời giờ của nhân dân vừa lãng phí của cải của ngành và xã hội. Tiết kiệm luôn đi đôi với chống tham ô, lãng phí, xa hoa, tiêu xài vung tay quá trán. Chữ Liêm được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao. Người cán bộ phải tuyệt đối không tham lam, lạm dụng của công, không tham lam quyền lực, danh vọng, địa vị, tiền tài. Khi cách mạng thành công, các cán bộ, đảng viên tham gia cách mạng đã có vị trí trong các cơ quan lớn của Đảng, có quyền hành trong chính quyền, trong đoàn thể các cấp, hơn nữa, đất nước bước vào thời kỳ mới cũng bắt đầu xuất hiện những mặt trái ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng hành động của các cán bộ, đảng viên. Con đường làm cách mạng không phải là con đường để kiếm sống, để làm kinh tế, càng không phải là con đường mưu cầu lợi ích, hạnh phúc cá nhân. Mọi biểu hiện sống bằng cách chiếm đoạt sức lao động của nhân dân, của xã hội hoặc sử dụng của công quá tiêu chuẩn, không phù hợp với mục đích của tập thể, thậm chí lợi dụng quyền lực, chức tước, địa vị, quyền hành của cá nhân để mưu cầu lợi ích riêng … đều là bất Liêm. Khi người chiến sĩ công an cách mạng phạm phải một trong những biểu hiện bất Liêm ấy thì họ đã tự đào thải mình. Đặt quan hệ với ‘tự mình’ lên hàng số một là vấn đề ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc. Trước hết, người công an phải luôn đối diện với chính mình, tự mình phải nêu gương, phải là kiểu mẫu, lấy đó làm gương cho cấp dưới, làm gương cho nhân dân học tập, đi theo. Do đặc thù công việc và hoạt động trong môi trường phức tạp của lực lượng công an, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: việc đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong còn khó khăn hơn. Vì vậy, việc thường xuyên nâng cao tính kỷ luật tổ chức là một yêu cầu quan trọng bậc nhất trong tư cách người công an nhân dân. Đối với người công an chân chính không có chỗ cho căn bệnh cá nhân chủ nghĩa tồn tại. Vì chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh nguy hiểm: bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, địa phương, cục bộ, bệnh xu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan