Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển y dược học cổ truyền trong thời kỳ đổi mới ...

Tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển y dược học cổ truyền trong thời kỳ đổi mới (1986-2008)

.PDF
141
470
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÂM THỊ HUỆ ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2008) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Hà Nội- 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÂM THỊ HUỆ ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2008) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Nhật Hà Nội - 2009 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ ..1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................. 3 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 Chƣơng 1: SƠ LƢỢC LỊCH SỬ Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM…… 13 1.1. Nhận thức về sức khoẻ và Y dƣợc học cổ truyền ..................................... 13 1.2. Lịch sử phát triển Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam .................................. 20 Chƣơng 2: CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN TRONG 10 NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-1996) ...................................................... 32 2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng tới Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam .................. 32 2.2.Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam trong 10 năm đầu thời kỳ đổi mới ........... 41 Chƣơng 3: TĂNG CƢỜNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC (1996-2008) ............................................................................ 60 3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng tới Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam ......................... 60 3.2. Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam giai đoạn 1996- 2008 ............................. 64 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ........................................................................... 91 4.1. Nhận xét ................................................................................................... 91 4.2. Bài học kinh nghiệm phát triển Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam ............. 106 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 118 PHỤ LỤC............................................................................................................ 127 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chăm sóc sức khỏe CSSK Chủ nghĩa xã hội CNXH Chính sách Quốc gia CSQG Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH Hợp tác xã HTX Nhà xuất bản Nxb Y dƣợc học cổ truyền YDHCT Y dƣợc cổ truyền YDCT Y dƣợc học hiện đại YDHHĐ Y học cổ truyền YHCT Y học hiện đại YHHĐ 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 2.1. Nguồn nhân lực YDHCT và YDHHĐ ở một số nƣớc Bảng 2.2: Tỷ lệ các nguồn tài chính cho hệ thống y tế công cộng từ năm 1991 đến năm 1997 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ số 2.1 : Tỷ lệ YHCT tại tuyến xã Biểu đồ số 2.2: Các nguồn ngân sách y tế Việt Nam giai đoạn 1991-1995 Biểu đồ số 3.1 : Thực trạng nguồn nhân lực YHCT năm 2007 Biểu đồ số 3.2 : Tình hình phát triển YDHCT tƣ nhân ở Việt Nam 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn Sức khoẻ là vốn quý nhất của con ngƣời, là một trong những điều cơ bản để con ngƣời sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc [64; tr.1]. Con ngƣời càng quan tâm và có điều kiện để quan tâm tới sức khoẻ thì càng chú ý hơn tới việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mình, gia đình và những ngƣời xung quanh. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ngƣời dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp bách đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặt lên vị trí hàng đầu. YDHCT là một di sản văn hoá của dân tộc, trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc nó đã chứng minh khả năng của mình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ngƣời dân. Tuy có những lúc YDHCT không đƣợc đặt trong hệ thống phát triển y tế Nhà nƣớc, song thực tế nó không hề bị mất đi mà luôn tồn tại với điều kiện hoàn cảnh mới, để rồi ngày một phát triển rực rỡ, đa dạng, nhiều màu sắc hơn. Hiện nay chƣa có một công trình, đề tài khoa học nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện về đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Riêng về YDHCT càng hiếm hoi hơn vậy. Chính sách giành cho YDHCT nhƣ thế nào ? YDHCT vận động làm sao trong giai đoạn đổi mới ?, ….Rất nhiều vấn đề đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa của các nhà nghiên cứu. Hiện nay có một số bài viết đề cập tới chính sách phát triển YDHCT trong một giai đoạn nào đó, nhƣng chỉ là những nghiên cứu nhỏ, hẹp, chƣa đi sâu bao quát về chặng đƣờng với những bƣớc thăng trầm, phát triển của YDHCT. Đƣờng lối chính trị và công tác thực thi là hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau quyết định tới việc thành công hay thất bại của việc đẩy mạnh công tác YDHCT trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt trong hoàn cảnh mới khi YHHĐ ngày càng thể hiện khả năng của mình trong công tác y tế cùng sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Đƣờng lối chính trị đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nƣớc sẽ tạo hành lang pháp lý vô cùng thuận lợi cho công tác thực thi cũng nhƣ hoạt động của YDHCT. 4 Ngƣợc lại, đƣờng lối không theo sát sự phát triển, biến động của đất nƣớc đó sẽ là một rào cản, ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển của YDHCT. Kết quả của những chính sách đó đƣợc phản ánh cụ thể trong đời sống của mỗi ngƣời dân. Với mong muốn tìm hiểu sự vận động của YDHCT trong thời kỳ đất nƣớc đổi mới, có một cái nhìn bao quát nhất về sự thăng trầm của YDHCT, từ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc và bƣớc đầu đề cập tới kết quả phản ánh ngoài thực tiễn, tôi đã lựa chọn đề tài “ Y dược học cổ truyền Việt Nam trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng (1986-2008)” cho Luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn Từ khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc thắng lợi, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của YDHCT trong công tác chăm sóc sức khoẻ. Qua các nghị quyết của Đảng, những chỉ thị, bài phát biểu công tác YDHCT và sự kết hợp YDHCT với YHHĐ luôn đƣợc đề cập tới. Có thể kể đến thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị Cán bộ Y tế (tháng 2 năm 1955), Chỉ thị số 21- CP của Phủ thủ Tƣớng “về việc tăng cường công tác nghiên cứu Đông Y và kết hợp Đông y và Tây Y” , Chỉ thị số 210-TTg/VG ngày 6/12/1966 “Về việc khai thác và phát triển cây thuốc và động vật làm thuốc”, Nghị quyết của Đảng Đoàn Bộ Y tế số 22/ĐĐYT “Về việc chấn chỉnh công tác Đông y và kết hợp Đông y và Tây y” ngày 14/05/1973,… Tuy nhiên, đây chỉ là những chính sách chung, mang tính gợi mở nhằm tạo điều kiện cho các địa phƣơng, các cơ sở dựa vào chính điều kiện của mình mà vận dụng YDHCT trong công tác chăm sóc sức khoẻ. Bởi lúc này đất nƣớc trong hoàn cảnh chiến tranh, điều kiện để Nhà nƣớc quan tâm tới y học nói chung cũng nhƣ YDHCT còn nhiều hạn chế. Sau khi đất nƣớc hòa bình thống nhất năm 1975 chúng ta có điều kiện hơn giành cho công tác y tế, công tác nghiên cứu và ứng dụng của YDHCT. Trƣớc tiên, qua các Văn kiện Đảng đã thể hiện quan điểm thống nhất, tập trung trong việc đƣa YDHCT vào hệ thống Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đáng chú ý là Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hôi nghị lần thứ Tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VII) trình bày “Những vấn đề cấp bách về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân 5 trong tình hình hiện nay” (ngày 14/01/1993). Bản báo tuy sơ lƣợc nhƣng khá toàn diện trình bày những thành tựu, hạn chế của ngành y tế trong suốt chặng đƣờng dài từ sau năm 1945, đặc biệt là sau năm 1986 khi đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn đổi mới. Bản báo cáo bƣớc đầu đề cập tới nguyên nhân gây ra những bất cập trong ngành y tế, cuối cùng là đề ra những giài pháp để phát triển, trong đó giải pháp 6 là giải pháp của YHDT. Trong giải pháp này, bản báo cáo đề cập tới nguồn nhân lực, nguồn nguyên dƣợc liệu, nguồn ngân sách, công tác kế thừa,… nhằm làm cho YHDT tƣơng xứng với vị trí và yêu cầu trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, bản báo cáo khá sơ lƣợc, cũng có đề cập tới một chút về đƣờng lối và chính sách giành cho YDHCT nhƣng nó không phản ánh đƣợc tình hình YDHCT trong cả một chặng đƣờng dài. Hàng loạt các Quyết định, Chỉ thị cũng nhƣ Thông tƣ hƣớng dẫn đƣợc Chính phủ, Bộ Y tế ban hành chứa đựng nhiều nội dung liên quan tới công tác Y tế và YDHCT. Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (ban hành năm 1989), Pháp lệnh số 26/CTN ngày 13/10/1993 “Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân”, Pháp lệnh sửa đổi số 07/2003/PL-UBTVQHK11 “Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân” , Quyết định số 37/CP của Chính Phủ (ngày 20/06/1996) “Về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian 1996-2000 và Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam”, Chỉ thị số 25/1999/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ “Về đẩy mạnh công tác Y dược học cổ truyền”, Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ “Về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về TDHCT đến năm 2010”, cùng các Chỉ thị về mạng lƣới y tế cơ sở, về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao,…Những văn bản quy phạm pháp luật đó là cơ sở quan trọng để chúng ta nghiên cứu về chính sách của Đảng và Nhà nƣớc qua mỗi thời kỳ, từ đó có thể phác hoạ lên bức tranh về YDHCT thực tiễn phát triển nhƣ thế nào, có đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay không. Rất nhiều bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, những tác phẩm, công trình nghiên cứu trình bày tình hình chung về y tế Việt Nam cũng nhƣ YDHCT, lịch sử phát triển của YDHCT, việc kết hợp YDHCT với YHHĐ đã đƣợc xuất bản. Đó là các tác phẩm Quản lý sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Hoàng Đình 6 Cầu, Nxb.Y học,H.1985; 55 năm Y dược học cổ truyền dưới chính quyền cách mạng (Nxb.Y học, H.2000); 55 năm phát triển sự nghiệp y tế cách mạng Việt Nam (1945-2000) (Nxb.Y học, H.2001); Nghiên cứu ứng dụng xã hội hoá y học cổ truyền chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, của Phạm Hƣng Củng (Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y khoa Hà Nội, HN.1996); Nghiên cứu hiện trạng sử dụng y học cổ truyền và tác dụng điều trị của tám chế phẩm thuốc Nam ở một số cộng đồng nông thôn, của Đỗ Thị Phƣơng (Luận án PTS KH Y dƣợc, Trƣờng Đại học Y khoa Hà Nội, năm 1996). Đặc biệt phải kể tới cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, của Đỗ Tất Lợi (Nxb. Y học, H. 2000). Đây là một tác phẩm khá công phu, tỉ mỷ, phong phú về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam. Tác giả trình bày khá bài bản từ những hiểu biết về thuốc Nam, những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam, cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng của thuốc theo Đông y, nhu cầu điều tra, thống kê cây thuốc vị thuốc ở Việt Nam,…Trong phần tổ chức khai thác và sử dụng cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tác giả đã trình bày khái lƣợc cả một chặng đƣờng dài phát triển của dƣợc liệu Việt Nam với những thăng trầm cùng sự biến động của lịch sử đất nƣớc. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám ở nƣớc ta có hai ngành y dƣợc học đƣợc coi là hợp pháp, một là y dƣợc học khoa học ( hay còn gọi là Tây y), hai là Y học dân tộc (hay còn gọi là Đông y). Dƣới thời Pháp thuộc có một sự cạnh tranh chia rẽ sâu sắc giữa đông y và tây y. Tây y đƣợc sự ủng hộ, nâng đỡ của chính quyền thực dân phong kiến còn Đông y bị cọi là không khoa học, bị khinh thƣờng; Nhƣng Đông y lại đƣợc đa số nhân dân tin dung. Sau Cách mạng Tháng Tám với phƣơng châm tự lực cánh sinh, tận dụng nguyên liệu trong nƣớc cho nên từ Bắc chí Nam, những lúc kháng chiến gay go nhất, những thuốc thông thƣờng và thuốc chữa một số bệnh khó khăn đã đƣợc giải quyết bằng những cây thuốc mọc trong nƣớc. Nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi là cơ sở để tác giả luận văn tiếp tục tiến hành nghiên cứu tình hình phát triển YDHCT trong giai đoạn kế tiếp. 7 Đề cập tới cây thuốc trong hệ thực vật Việt Nam, Võ Văn Chi là ngƣời từ lâu đã có nhiều tâm huyết. Năm 1976, trong Luận án PTS Sinh học của mình, ông đã thống kê có 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành thực vật hạt kín ở miền Bắc. Đến năm 1991, trong một báo cáo tại Hội thảo Quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Đây là một công bố đã giới thiệu một số lƣợng cây thuốc lớn nhất. Năm 1997, Võ Văn Chi biên soạn quyển “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã mô tả kỹ 3.200 cây thuốc Việt Nam. Năm 1998, tác giả còn nghiên cứu và cho xuất bản cuốn sách “Cây rau làm thuốc” và “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”. Đây là những công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, phục vụ cho ngành Dƣợc, ngành thực vật học, là cơ sở để chúng tôi hiểm rõ, nhìn nhận các vấn đề liên quan trong luận văn của mình. Ngoài ra còn phải kể đến một số tác giả nhƣ : Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng (năm 1980) đã giới thiệu trong cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện và trong cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) với khoảng 300 loài cây thuốc đƣợc khai thác và sử dụng ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc. Gần đây có nhiều luận văn tốt nghiệp chuyên ngành YHCT đã bắt đầu chú ý tới vấn đề hiện trạng của ngành nhƣ “Điều tra ứng dụng Y học cổ truyền trong phòng và chữa bệnh của người Mường xã Định Giáo, Huyện Mường Lạc, Tỉnh Hoà Bình”, của Đinh Thị Huệ ( Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2004); “Xây dựng và đánh giá bước đầu mô hình YHCT theo hướng xã hội hoá tai Ninh Mỹ Huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình”, của Phạm Thông Minh (Luận văn Thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y HN, 2004), “Thực trạng sử dụng YHCT tỉnh Thái Bình” của Phạm Nhật Uyển (Luận văn Thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y HN, 2002), “Khảo sát sự hiểu biết và kinh nghiệm sử dụng thuốc YHCT trong chăm sóc sức khoẻ của người Dao TIền ở xã Tu Lý, Đà Bắc, Hoà Bình” (Luận văn Thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y HN, 2004); Ty Thị Hoàn với “Khảo sát nguồn cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc bản địa trong phòng và chữa bệnh của người Cao Lan ở xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” (Luận văn Thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y HN, 2004),…. Các luận văn này bƣớc đầu cho thấy hiện trạng sử dụng YHCT tại 8 các tuyến y tế cơ sở, đây là những nghiên cứu có đóng góp quan trọng vào việc đánh giá kết quả thực tiễn của YDHCT. Một nguồn tài liệu liên quan mà không thể không kể tới đó là các bài viết, nghiên cứu đƣợc đăng trên các báo, tạp chí nhƣ Đoàn Quang Huy, Bùi Minh Sang(2006), “Vài nét về y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Y học thực hành, số 546; Đàm Khải Hoàn (1998), “Mô hình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở một xã miền núi phía Bắc- Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành số 7; Nguyễn Văn Hùng và CS (1996), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc tại các hộ gia đình”, Tạp chí Dƣợc hoc, số 9; Phạm Vũ Khánh, Phan Thị Hoa(2008), “Nghiên cứu thực trạng sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tại ba tỉnh phía Bắc”, Tạp chí YHTH số12,….Những nghiên cứu này bƣớc đầu đã đánh giá đƣợc các hoạt động của YDHCT trên các mặt, so sánh YHCT Việt Nam với YHCT Trung Quốc, những nét tƣơng đồng và khác biệt, qua đó khẳng định tính dân tộc đậm nét của YDHCTVN. Mặc dù các công trình nghiên cứu vừa kể trên mới đi sâu vào từng lĩnh vực, từng nội dung của YDHCT Việt Nam, nhƣng tất cả những kết quả nghiên cứu đó là tài liệu thao khảo quý giá đối với tác giả khi thực hiện luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ tính đúng đăn, sáng tạo của Đảng và Nhà nƣớc về chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển YDHCT cũng nhƣ của các cấp ngành có liên quan trong giai đoạn từ 1986 tới 2008; Làm rõ sự thay đổi của các chính sách qua từng thời kỳ nhằm phù hợp với thực tiễn sinh động của cuộc sống. Đồng thời thông qua những chính sách đó dựng lên một bức tranh tƣơng đối đầy đủ về YDHCT trong giai đoạn đất nƣớc đổi mới. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc, Bộ Y tế, Vụ YDHCT là điều kiện đầu tiên, là cơ sở để công tác YDHCT gặt hái đƣợc những kết quả nhƣ mong đợi. Từ kết quả thực tiễn luận văn đƣa ra những nhận định, đánh giá chính sách phát triển YDHCT hiện nay; và bƣớc đầu nêu lên một số giải pháp nhằm phát triển YDHCT Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ mục đích ấy, luận văn có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: 9 - Trình bày có tính hệ thống các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới YDHCT, qua đó thấy đƣợc quá trình hình thành, thực hiện chủ trƣơng phát triển YDHCT trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. - Phân tích, so sánh để nêu bật lên sự biến chuyển qua từng chặng đƣờng của thời kỳ đổi mới trên từng nội dung cụ thể của công tác YDHCT. - Rút ra một số vấn đề có tính lý luận về công tác phát triển YDHCT, từ đó đúc rút những bài học quý báu về đƣờng lối, chủ trƣơng, phƣơng pháp thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển ngành. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên của của luận văn Đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển Y dược học cổ truyền trong thời kỳ đổi mới (1986-2008)” tập trung nghiên cứu hệ thống chính sách về YDHCT trong một giai đoạn khá dài gắn liền với sự vận động và chuyển biến nhiều mặt của đất nƣớc. Từ những chính sách mang tính chiến lƣợc ở tầm vĩ mô tới những chính sách cụ thể mang tính cơ sở tạo nên sự chuyển biến của ngành, làm cho YDHCT đảm nhận tốt hơn vai trò chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho dân. Luận văn đi vào quá trình hình thành và thực hiện chính sách chủ trƣơng của Đảng từ năm 1986 tới năm 2008. 5. Cơ sở lý luận, các nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển YDHCT cho phù hợp với hoàn cảnh và tƣơng xứng với khả năng của nó trong công tác y tế; những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển YDHCT; những nghiên cứu, tổng kết về hiện trạng của YDHCT. Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tham khảo, nghiên cứu và sử dụng những nguồn tài liệu cơ bản sau đây: - Nguồn tài liệu quan trọng nhất, đƣợc sử dụng nhiều nhất trong để tài là các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc có nội dung về Y tế và YDHCT. Bao gồm hơn 50 Văn bản quy phạm pháp luật, trong đó + Văn bản do TW ban hành: khoảng 20 văn bản, gồm Chỉ thị của Ban chấp hành TW, Báo cáo của Bộ Chính trị, Pháp lệnh của Chủ tịch nƣớc, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Hội đồng Nhà nƣớc, Nghi quyết, nghị định của Chính phủ, Quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng,…. 10 + Văn bản do Bộ Y tế, Vụ YDHCT, cùng các bộ có liên quan ban hành : khoảng hơn 30 văn bản gồm các Báo cáo, Quyết định, Chỉ thị, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện, … - Nguồn tài liệu thứ hai phải kể tới là các công trình đã đƣợc xuất bản liên quan tới YDHCT nhƣ Nghiên cứu hiện trạng sử dụng y học cổ truyền và tác dụng điều trị của tám chế phẩm thuốc Nam ở một số cộng đồng nông thôn, Luận án PTS KH Y dƣợc của Đỗ Thị Phƣơng, Trƣờng Đại học Y khoa Hà Nội, 1996; Thuốc Nam chữa bệnh tại nhà (Hoàng Thủ, Nxb.Y học,H. 1989); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,(Đỗ Tất Lợi, Nxb. Y học,H. 2000); Việt Nam y học thực nghiệm, của Đỗ Phong Thuần, Nxb. Long An, 1991,… Đây là những công trình nghiên cứu mang tính chuyên ngành nhƣng đã giúp chúng tôi rất nhiều khi bắt tay vào tìm hiểu về YDHCT, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho ngƣời nghiên cứu ngoài ngành. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả đăng trên tạp chí Dƣợc học, Y học thực hành, dân tộc học,… Qua đó chúng tôi đã có những sƣu tầm, hệ thống hoá các vấn đề có liên quan, nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề. Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi dựa vào phƣơng pháp luận sử học Mácxít nói chung và phƣơng pháp luận lịch sử Đảng nói riêng trong việc nhận thức, phân tích, đánh giá các sự kiện liên quan đến Chính sách đối với YDHCT Việt Nam. Nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài, chúng tôi áp dụng các phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp so sánh lịch sử để mô tả và phân tích các nguồn tƣ liệu. Những phƣơng pháp này đã giúp chúng tôi khai thác các nguồn tài liệu, tìm hiểu các quan điểm đánh giá khác nhau để phục vụ cho việc thực hiện và giải quyết những nội dung của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những công trình đã nghiên cứu, luận văn đã trình bày một cách cụ thể, có hệ thống quá trình hình thành và thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đối với YDHCT trong giai đoạn 1986-2008. - Làm rõ chặng đƣờng vận động, chuyển biến, phát triển của YDHCT. Đó không phải ngẫu nhiên mà là một quá trình học hỏi, trài nghiệm, điều chỉnh liên tục để phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc. 11 - Rút ra một số kinh nghiệm, bài học cho công tác tổ chức, quản lý hành nghề YDHCT trong giai đoạn hiện nay và mai sau - Trong khuôn khổ một luận văn chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần tìm hiểu thêm về chính sách của YDHCT, từ đó làm sáng tỏ sức sống của YDHCT Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc trƣớc kia, hiện tại và mãi mãi sau này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu bao gồm 4 chƣơng Chương 1: Sơ lược lịch sử Y dược học cổ truyền Việt Nam Chƣơng này làm rõ khái niệm YDHCT thông qua định nghĩa của WHO; Phác lƣợc tình hình phát triển của YDHCT trên thế giới, khu vực, điểm mạnh của YDHCT Phƣơng Đông với các nền y học lớn nhƣ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc,…trong đó đi sâu vào quá trình phát triển của nền YDHCT Việt Nam trong lịch sử Chương 2: Y dược học cổ truyền Việt Nam trong 10 năm đầu thời kỳ đổi mới (1986-1996) Chƣơng này trình bày những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về YDHCT trong 10 năm đầu đổi mới, bƣớc đầu đi vào phân tích những biến đổi, thành tựu và hạn chế của YDHCT Việt Nam. Chương 3: Bước phát triển mới của Y dược học cổ truyền Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996-2008) Nội dung chƣơng đã trình bày bƣớc phát triển của YDHCT Việt Nam trong một thời kỳ mới, thời kỳ cả nƣớc đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với chƣơng 2, chƣơng 3 đã trình bày một cách có hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, những chặng đƣờng, bƣớc phát triển, biến động của YDHCT từ 1996 đến 2008. Chương : Nhận xét và kiến nghị giải pháp phát triển Y dược học cổ truyền Việt Nam Chƣơng này khẳng định ý nghĩa, kinh nghiệm trong việc xây dựng nền YDHCT Việt Nam, bƣớc đầu đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển YDHCT trong sự nghiệp CSSK nhân dân. 12 Chƣơng 1 SƠ LƢỢC LỊCH SỬ Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1.1. Nhận thức về sức khoẻ và Y dƣợc học cổ truyền 1.1.1. Nhận thức về sức khoẻ Con ngƣời là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nƣớc trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi con ngƣời, mỗi gia đình. Vì vậy, đầu tƣ cho sức khoẻ để mọi ngƣời đều đƣợc chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tƣ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh tới sức khoẻ và đã đƣa ra một định nghĩa về sức khoẻ là: “một trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm thần và xã hội; sức khoẻ không bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thƣơng tật” [41;tr.6] Khái niệm này dựa trên quan điểm dự phòng; sức khoẻ là yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới đời sống, hoạt động, sinh hoạt, lao động của một con ngƣời, ảnh hƣởng tới sự phát triển sản xuất của xã hội. Không có sức khoẻ thì không thể lao động có năng suất, có hiệu quả, bản thân sẽ bị nghèo đói, xã hội sẽ bị nghèo đói, sản xuất xã hội sẽ bị đình trệ. Trƣớc đây ngƣời dân thƣờng nhận thức rằng ngành y tế là một ngành chuyên về chữa bệnh; nhiệm vụ phòng bệnh chƣa đƣợc hiểu thật rõ ràng. Ngƣời thầy thuốc cũng đƣợc hiểu là ngƣời chuyên về chữa bệnh. Ngƣời dân chỉ cần tới họ khi ốm đau. Nhận thức này xuất phát từ sự hiểu biết của con ngƣời, từ điều kiện sống, thực tế của xã hội, cuộc sống quá căng thẳng với những lo toan hàng ngày. Chỉ khi nào ốm đau họ mới thực sự nghĩ đến và lo lắng cho sự tồn tại của mình. Thuật ngữ "y học" trong tiếng Anh là "medicine" có nguồn gốc từ tiếng Latin là "ars medicina", nghĩa là "nghệ thuật chữa bệnh". Y học thực chất là khoa học và nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phƣơng pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và chữa bệnh. Y học hiện đại ứng dụng các ngành khoa học sức khỏe, y sinh học, công nghệ y học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật bằng thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng phƣơng pháp trị liệu khác. 13 Nhƣ vậy để hiểu sức khoẻ là một khái niệm tổng hợp, đòi hỏi sự đóng góp tham gia của toàn xã hội, và đặc biệt là sự tham gia của bản thân mỗi ngƣời dân. Mỗi ngƣời phải tự có kiến thức, phải tự tạo ra sức khoẻ cho bản thân mình, không ai có thể làm thay cho mình đƣợc. Ngành y tế hiện đại không còn tự giới hạn mình trong việc chữa bệnh cho cá nhân mỗi bệnh nhân, không còn giữ tính chất của một nền y học chữa bệnh cho cá thể. Nó mang một tính chất mới là: - Bảo vệ, nâng cao, tạo nên sức khoẻ cho mỗi ngƣời - Bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho mỗi gia đình, mỗi tập thể dân cƣ, mỗi cộng đồng và cuối cùng là toàn thể xã hội Ngành y tế hiện đại có một tính chất xã hội rộng lớn, dựa trên các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật hiện đại và của koa học xã hội. Kết quả của nó phụ thuộc vào: - Bản chất của mỗi chế độ xã hội - Các yếu tố tâm lý - xã hội của mỗi nƣớc - Trình độ văn hoá, sự hiểu biết, kiến thức của mỗi ngƣời dân về vấn đề sức khoẻ - Ý thức trách nhiệm của họ đối với sức khoẻ của bản thân họ và của cộng đồng xã hội quanh họ [41; tr.7] Với quan điểm đó đã làm thay đổi tổ chức, hoạt động, sự phát triển của ngành y tế mỗi nƣớc. YDHCT là một bộ phận nằm trong hệ thống y tế, giữ vai trò quan trọng đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con ngƣời. Cùng với sự chuyển biến nhân thức về sức khoẻ nói chung, YHCT cũng có những chuyển đổi trong tình hình đó. 1.1.2. Y dược học cổ truyền trên thế giới và Y dược học cổ truyền Phương Đông Nghiên cứu về lịch sử y học chúng ta thấy cách ngày nay khoảng 200 năm loài ngƣời trên thế giới phát minh ra một nền y học, gọi là y học thực nghiệm 1, khoa học và có xu hƣớng chống lại những nền y học khác. Nhƣng ngày nay ngƣời ta thừa nhận bên cạnh nền y học thực nghiệm và khoa học còn có những nền y học khác tồn tại song song, trong đó có nền y học Phƣơng Đông. Nếu ngƣời ta gọi nền y học thực nghiệm, khoa học kinh nghiệm hay cứng rắn thì ngƣời ta lại gọi nền y học Mốc thời gian đánh dấu ngành y hiện đại hình thành là khi Robert Koch phát hiện sự lây bệnh do vi khuẩn khoảng năm 1880 và sự ra đời của thuốc kháng sinh năm 1900. 1 14 thứ hai là y học nhân dân, dân tộc, cổ truyền, tự nhiên và mềm dịu. Nền YHCT Việt Nam thuộc nền y học thứ hai. Thuật ngữ YHCT đề cập tới những cách bảo vệ và phục hồi sức khoẻ đƣợc ra đời, tồn tại trƣớc khi có YHHĐ, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thuốc YHCT là những vị thuốc, chế phẩm thuốc có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật và một số chế phẩm hoá học đƣợc phối ngũ theo phƣơng pháp cổ truyền và sử dụng theo kinh nghiệm dân gian lâu đời [7; tr.6] Khi đi vào tìm hiểu cụ thể, thuật ngữ YHCT có thể đƣợc hiểu dựa trên đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá mỗi quốc gia, dựa trên đối tƣợng nghiên cứu mà khai thác YHCT dƣới những góc cạnh khác nhau. Theo WHO “YHCT là toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý luận, lòng tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hoá khác nhau, dù đã đƣợc giải thích hay chƣa, nhƣng đƣợc sử dụng để duy trì sức khoẻ, cũng nhƣ để phòng bệnh, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng ốm đau về thể xác hoặc tinh thần” [24; tr.111] Nhƣ vậy theo định nghĩa về YHCT của WHO chúng ta có thể hiểu YHCT rất phong phú, độc đáo, sâu sắc, tiếp cận vấn đề sức khoẻ - bệnh tật trên phƣơng pháp tƣ duy tổng thể. YHCT mặc dù thiếu tính định lƣợng và đôi khi có cảm giác YHCT mang tính trừu tƣợng, thậm chí khó hiểu. Một ngành khoa học dựa trên lý luận, lòng tin và kinh nghiệm nhƣng vẫn đƣợc nhân dân đón nhận, đƣợc tổ chức y tế thế giới, đƣợc chính quyền ủng hộ, tạo điều kiện. Thậm chí phƣơng pháp chữa bệnh bằng YHCT có thể đã đƣợc chứng minh hoặc chƣa. Nhƣng nó vẫn tồn tại song song với YHHĐ – ngày càng đạt được nhiều thành tựu chói lọi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật - trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con ngƣời; ngày càng xích lại gần YHCT và hai nền y học này đang giao thoa với nhau. Có thể khẳng định rằng mục đích lớn nhất, mục đích cuối cùng của YHCT và YHHĐ đều là duy trì sức khoẻ, phòng bệnh, chẩn đoán, vì một sức khoẻ tốt nhất cho con ngƣời. Tầm quan trọng của thuốc YHCT ngày càng đƣợc khẳng định mặc dù nó thay đổi phụ thuộc vào lịch sử văn hoá dân tộc, các học thuyết y học và đặc điểm dân tộc học của mỗi quốc gia. Ngày nay việc sử dụng YHCT đã trở nên phổ biến hơn ở nhiều 15 quốc gia trên thế giới, cho dù ở mỗi nƣớc có những nét đặc thù riêng, nhƣng giá trị trong phòng chữa bệnh và giá trị kinh tế của YHCT ngày càng đƣợc thừa nhận. Từ thời kỳ tiền sử, con ngƣời phải kiếm cây cỏ và động vật hoang dại để làm thức ăn. Qua chọn lọc và thử thách, con ngƣời dần dần xác định đƣợc thực vật, động vật nào ăn đƣợc hoặc không ăn đƣợc. Tính chất chữa bệnh của một số thực vật hoặc động vật cũng đƣợc tình cờ phát hiện rồi kinh nghiệm đƣợc tích luỹ dần. Những tài liệu cổ cho biết khoảng 5000 năm TCN ngƣời dân Babilon đã hiểu biết tác dụng của nhiều cây thuốc. Theo tài liệu tìm đƣợc trong một ngôi mộ ƣớp xác viết vào năm 1550 TCN hiện còn lƣu trữ tại Viện đại học Leipzig thì ngƣời Ai Cập thời đại xƣa đã có trình độ cao về ƣớp xác và đã biết dùng nhiều cây thuốc và động vật làm thuốc. Tên tuổi của những thầy thuốc Hy Lạp cổ cũng đƣợc lịch sử ghi lại nhƣ Hippcrat (640-370 TCN); Aristot (384-370 TCN); Gallien (121-200 SCN);… Một trong các quốc gia tiêu biểu có hệ thống YHCT phát triển cao phải kể tới đó là Trung Quốc, quốc gia có một nền YHCT lâu đời và có ảnh hƣởng sâu sắc tới nền YHCT của nhiều quốc gia khác nhƣ: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ,... Vào thời kỳ Hoàng Đế (2637 TCN) đã có sách nói về các phƣơng pháp chữa bệnh theo y lý đông phƣơng: cuốn “Nội kinh” . Tuy nhiên phải đợi đến năm 1596 mới có một cuốn sách đƣợc công nhận thực sự có giá trị khoa học và bổ ích, đó là “Bản thảo cƣơng mục” do Lý Thời Trân biên soạn (1518-1593) [20; tr.8-9] Y học Trung Quốc từ lý luận tới lâm sàng, từ phòng bệnh đến trị liệu có một học thuyết cơ bản của nó, trong đó bao hàm những vấn đề thiên thời, địa lợi, hoàn cảnh. Những vấn đề ấy luôn luôn đƣợc nhận là một bộ phận rất trọng yếu. Những lý luận ấy đƣợc xây dựng thành một hệ thống lý luận của Trung y 2. [9; tr.13] Từ 3 học thuyết: âm dƣơng, ngũ hành và thiên nhân hợp nhất, YHCT đi tới một quan niệm toàn diện, thống nhất, chỉnh thể trong công tác phòng bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh. Ngƣời thầy thuốc phải nhận thấy con ngƣời ở thể thống nhất toàn vẹn giữa các chức phận, tinh thần và vật chất, cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài để tìm ra các mâu thuẫn trong quá trình bệnh lý và giải quyết các mâu thuẫn trong đó bằng những phƣơng pháp tích cực và đúng đắn. 2 Trung y: tức y học cổ truyền Trung Quốc 16 Theo triết học cổ Trung Hoa (trong đó có nói đến y - dƣợc học), thì hai nguyên lý cơ bản: dƣơng và âm chi phối con ngƣời và tự nhiên. Sự tác động qua lại của hai nguyên lý này tạo ra năm yếu tố cơ bản của vũ trụ: kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nƣớc), hoả (lửa), thổ (đất). Năm yếu tố này là vật chất cấu thành tất cả các sinh vật và cả những vật vô tri vô giác. Triết học Trung Hoa cho rằng vũ trụ gây ảnh hƣởng tới các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể con ngƣời; do đó cấu trúc cơ thể con ngƣời tƣơng ứng với cấu trúc của vũ trụ; và giải phẫu học cơ thể con ngƣời và sinh lý học của con ngƣời có quan hệ với nguồn gốc của vũ trụ. Theo quan niệm đó toàn bộ vũ trụ ảnh hƣởng tới các cơ quan của cơ thể con ngƣời [87; tr.18] Học thuyết Âm dương Ngũ hành là một bộ phận trọng yếu trong lý luận cơ bản của Trung y . Sự quan niệm về tự nhiên và nhận thức về sinh lý, bệnh lý của thân thể ngƣời ta cho đến lý giải và chẩn đoán, trị liệu, dƣợc vật của Trung y đều có thể dùng học thuyết Âm dƣơng Ngũ hành để tổng kết đƣợc kinh nghiệm thực tiễn về chữa bệnh từ thời kỳ đó trở về trƣớc phát triển đƣợc lý luận của Trung y [9;tr.16] Trong y học, Học thuyết Âm dƣơng quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và các phƣơng pháp chữa bệnh y học cổ truyền (thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công,…). Học thuyết Âm dƣơng cho rằng bất kỳ sự vật gì đều có đủ hai phƣơng diện âm dƣơng đã đối lập và lại thống nhất với nhau mà sự tác dụng lẫn nhau, vận động không ngừng của âm dƣơng đối lập lại là nguồn gốc của vận vật sinh hoá không ngừng trong vũ trụ. Nhƣ thiên Kim – quỹ chân ngôn luận sách Tố vấn chép : “ Nói về âm dƣơng của ngƣời ta thì phần ngoài là dƣơng, phần trong và âm; nói về âm dƣơng trong tạng phủ của thân thể thì tạng là âm, phủ là dƣơng; ngũ tạng : can, tâm, tỳ, phế, thận đều là âm; lục phủ: đởm, vị, đại trƣờng, tiểu trƣờng, bang quang, tam tiêu đều là dƣơng. ”, “Lƣng thuộc dƣơng, tâm là dƣơng ở trong phần dƣơng, lƣng thuộc dƣơng, phế là âm ở trong phần dƣơng. Bụng thuộc âm, thận là âm ở trong phần âm, bụng là âm, can là dƣơng ở trong phần âm; bụng là âm, tỳ là chi âm ở trong phần âm”. Theo đó có thể nói rõ thân thể ngƣời ta là tổ chức hữu cơ phức tạp, không kể về bộ vị cấu tạo hoặc về thuộc tính tạng phủ đều bao hàm và thể hiện sẵn lý luận đối lập mà lại thống nhất của âm dƣơng và ý nghĩa thực tiễn của nó [9; tr.19-20] 17 Ngũ hành 3 là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là khái niệm trừu tƣợng của ngƣời xƣa căn cứ vào thuộc tính của Ngũ hành, dùng quan hệ tƣơng sinh tƣơng khắc của Ngũ hành làm công cụ lý thuyết để giải thích sự liên quan lẫn nhau giữa sự vật và quy luật vận động biến hoá của nó YHCT vận dụng quy luật sinh khắc chế hoá của Ngũ hành để nói rõ quan hệ tƣơng sinh tƣơng khắc lẫn nhau của nội tạng con ngƣời, dùng phép quy loại ngũ hành để nói rõ quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận thân thể và giữa con ngƣời với hoàn cảnh bên ngoài [9; tr.22]. Có thể dùng Ngũ hành để giải thích chung cho sự phát sinh, phát triển của mọi bệnh tật. Sự phát sinh một chứng bệnh ở một tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị tí khác nhau sau đây: - Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh - Hƣ tà: do tạng trƣớng nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ mẹ truyền sang con - Thực tà: do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ - Vi tà: do rạng khắc tạng đó không khắc đƣợc mà gây ra bệnh (tƣơng thừa) - Tặc tà : do tạng đó không khắc đƣợc tạng khác mà gây ra bệnh (tƣơng vũ) [9; tr.39] Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con ngƣời với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con ngƣời thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển. Trong y học, ngƣời xƣa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phƣơng pháp phòng bệnh giữa sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phƣơng pháp chữa bệnh toàn diện Hoàn cảnh tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, địa lý, tập quán sinh hoạt; hoàn cảnh xã hội là những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá của xã hội luôn luôn tác động đến tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức của con ngƣời. Chẩn đoán Đông y dùng các phƣơng pháp Vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), Văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), Vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và ngƣời nhà những điều liên quan), Thiết chẩn (khám 3 Học thuyế Ngũ hành là học thuyết âm dƣơng liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên [115; tr 37] 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan