Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ...

Tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996

.PDF
124
399
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- TRƢƠNG THỊ THỦY ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- TRƢƠNG THỊ THỦY ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Hiển Hà Nội - 2012 2 BẢNG VIẾT TẮT AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome; Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ASEAN : Association of Southeast Asian Nations; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CEDAW : Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women; Công ƣớc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ LHPN : Liên hiệp Phụ nữ UNFPA : United Nations Population Fund; Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc UNICEF : United Nations Children's Fund; Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNIFEM : United Nations Development Fund for Women; Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc VAC : Vƣờn - Ao - Chuồng 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………….............................. 2 Chƣơng 1. LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI 10 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1991……………………………………………………. 1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng ………………………...................... 10 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử……………………………………………………………………… 10 1.1.2. Chủ trương của Đảng………………………………………………………………… 13 1.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hiện thực hóa chủ trƣơng của 22 Đảng…..……………………………………………………………………………….. 1.2.1. Xây dựng tổ chức Hội …………………………………………………………………. 22 1.2.2. Hoạt động của Hội …………………………………………………………………….. 30 Chƣơng 2. TĂNG CƢỜNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT 43 ĐỘNG CỦA HỘI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1996………………..……………… 2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng mới của Đảng…………………………………. 43 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử………………………………………………………………………. 43 2.1.2. Chủ trương mới của Đảng…………………………………………………………….. 45 2.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện chủ trƣơng mới của 56 Đảng….………………………………………………………………………………... 2.2.1. Xây dựng tổ chức Hội ………………………………………………………………… 56 2.2.2. Hoạt động của Hội …………………………………………………………………… 63 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM………………………...................... 77 3.1. Nhận xét………………………………………………………………………….. 77 3.1.1. Ưu điểm………………………………………………………………………………….. 77 3.1.2. Hạn chế …………………………………………………………………………………. 83 3.2. Một số kinh nghiệm….……………………………………………....................... 87 KẾT LUẬN……………………………………………………………...................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 94 PHỤ LỤC……………………………………………………….................................. 100 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống yêu nƣớc và cách mạng, đã có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc; ngày nay đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lƣợng lao động xã hội, có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam với đức tính cần cù, sáng tạo, chịu thƣơng, chịu khó, đã và đang vƣợt qua mọi khó khăn, nỗ lực trong học tập, lao động và công tác, tham gia tích cực vào quá trình hoạch định và thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ phụ nữ ngày càng tô đậm thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, và tiếp tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ "Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Khi bƣớc vào công cuộc đổi mới, bằng sự nỗ lực lớn lao, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp vẻ vang cùng toàn Đảng, toàn dân giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc đƣa đất nƣớc chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngay từ khi ra đời đã thấu hiểu nguyện vọng của ngƣời phụ nữ. Các chƣơng trình hoạt động của Hội luôn xuất phát từ yêu cầu của Đất nƣớc, từ nguyện vọng của phụ nữ. Tấm lòng vì sự nghiệp chung của hệ thống cán bộ phụ nữ đƣợc truyền nối từ nhiều thế hệ, đã tạo một sức mạnh to lớn. Trong 10 năm đổi mới (1986-1996), dƣới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam đã luôn luôn tự đổi mới về nội dung và phƣơng thức hoạt 5 động, trung thành với sứ mệnh cao cả là ngƣời bạn gần gũi với các tầng lớp phụ nữ, thu hút đại bộ phận phụ nữ Việt Nam đứng trong tổ chức. Hội đã chăm lo quyền lợi mọi mặt của phụ nữ Việt Nam, nâng cao vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội và gia đình; đồng thời liên kết các tầng lớp phụ nữ Việt Nam thành một sức mạnh, góp phần đƣa xã hội Việt Nam tiến lên theo định hƣớng của Đảng. Sự chuyển động chung của giới phụ nữ Việt Nam trong 10 năm đổi mới là một lực lƣợng thống nhất, trong đó Hội LHPN Việt Nam luôn đứng ở vị trí chủ đạo. Hội LHPN Việt Nam đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội. Hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ vào tổ chức, thực hiện tốt quyền tự do hội họp, góp phần thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giới nữ tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Tổ chức Hội phụ nữ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc và phụ nữ, nơi thể hiện quyền làm chủ của giới phụ nữ, là nơi truyền đạt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; đồng thời là kênh phản ánh tiếng nói, là diễn đàn của chị em bày tỏ suy nghĩ, quan điểm trong khuôn khổ pháp luật với Đảng và Nhà nƣớc để các cơ chế, chính sách sát với thực tế cũng nhƣ nâng cao phẩm chất của cán bộ, công chức của Nhà nƣớc trong thực thi công việc và tổ chức bộ máy cho phù hợp. Tổ chức Hội phụ nữ là lực lƣợng đối ngoại nhân dân quan trọng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua đó làm cho các nƣớc hiểu Việt Nam hơn để tăng cƣờng sự hiểu biết, hợp tác cũng nhƣ tranh thủ nguồn lực phát triển đất nƣớc. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Hội phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong tranh chấp thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế. Ngày nay, các cấp Hội phụ nữ đã thực sự hỗ trợ cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển và khoả lấp các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trƣờng thông qua sự trợ giúp về thông tin, tuyên truyền kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy sự ra đời của cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng nhƣ thúc đẩy sự ra đời và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặt khác, các cấp Hội phụ nữ cũng đã cung ứng nhiều dịch vụ cho hội viên, cho xã hội thông qua việc tổ chức các 6 dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức vì lợi nhuận không muốn triển khai, Nhà nƣớc chƣa đủ điều kiện để với tới; đồng thời, Hội cùng Nhà nƣớc thực hiện tốt công tác xã hội hoá về giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, thể dục thể thao. Nhƣ vậy, Hội LHPN Việt Nam ngày càng thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng của đất nƣớc, có xu hƣớng ngày càng phát triển và hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của đời sồng xã hội, có vai trò ngày càng quan trọng, có đóng góp cho sự phát triển của đất nƣớc. Đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các hoạt động Hội mang đậm tính chính trị - xã hội, các cấp Hội ngày càng chủ động tham gia tích cực trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc, thực hiện công tác vận động quần chúng của Đảng và đã phản ánh đƣợc với Đảng, Nhà nƣớc tâm tƣ, nguyện vọng của chị em phụ nữ; tham gia vào công tác xây dựng chủ trƣơng, chính sách, của Đảng, Nhà nƣớc. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao sự trƣởng thành và đóng góp to lớn của Hội LHPN Việt Nam, song việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của Hội còn hạn chế nhất định. Trên cơ sở những nhận thức đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức Hội LHPN Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996” là sự kế thừa một số công trình khoa học nổi bật đã đƣợc công bố. Cụ thể nhƣ sau: - Công trình nghiên cứu khoa học năm 2006 về “Đổi mới các quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam” do GS. TS Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài. Công trình đi sâu phân tích sự thay đổi nhận thức của Đảng, Nhà nƣớc trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với riêng Hội LHPN chỉ đƣợc đề cập lƣớt qua, không trình bày cụ thể. 7 - Công trình khoa học năm 2002 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do TS. Thang Văn Phúc làm chủ nhiệm đề tài. Công trình tập trung làm rõ sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể trong điều kiện phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam mới chỉ đƣợc đề cập một cách chung chung, không chuyên sâu (phần viết riêng về Hội chiếm dung lƣợng không lớn so với toàn bộ nội dung công trình) và chủ yếu đi vào khía cạnh dân chủ đại diện của tổ chức Hội. - Công trình khoa học năm 2009 về “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới” do TS. Đỗ Quang Tuấn làm chủ nhiệm đề tài. Công trình nhấn mạnh về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đoàn thể từ sau Đổi mới (1986). Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong phạm vi nghiên cứu của công trình. - Công trình khoa học kéo dài 5 năm từ 1991 đến 1995 về “Vị trí, tính chất hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Viết Vƣợng làm chủ nhiệm đề tài. Công trình là sự khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Mặt trận và các đoàn thể trong điều kiện đất nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát, không đi sâu nghiên cứu. - Công trình nghiên cứu năm 2012 về “Thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam” do nhóm tác giả thuộc Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài. Công trình tập trung nghiên cứu và làm rõ về thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN. Công trình chƣa làm nổi bật đƣợc vai trò Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội mới đƣợc đề cập trong phần cơ sở lý luận. 8 Với mong muốn làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam những năm 1986-1996, đồng thời tạo nên một công trình chuyên khảo, có ý nghĩa, tác giả đã lựa chọn “Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam; làm rõ vai trò, chức năng của Hội LHPN Việt Nam; xác định đƣợc vị trí, nhiệm vụ của Đảng và tổ chức Hội trong công tác vận động phụ nữ. - Làm rõ kết quả sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong 10 năm đầu đổi mới (1986-1996). Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm lịch sử về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các văn bản, chủ trƣơng của Đảng về công tác phụ vận trong 10 năm đầu đổi mới, từ đó rút ra những nhận xét và kinh nghiệm trong công tác vận động phụ nữ của Đảng thông qua tổ chức Hội LHPN Việt Nam. - Trình bày và phân tích quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam gắn liền với hoàn cảnh lịch sử và định hƣớng của Đảng trong những năm 1986-1996. Từ đó, đƣa ra những đánh giá, nhận xét có căn cứ về ƣu điểm, hạn chế trong công tác vận động phụ nữ của Đảng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 9 - Chủ trƣơng, biện pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam về xây dựng tổ chức và hoạt động. - Quá trình Hội LHPN Việt Nam triển khai thực hiện các chủ trƣơng của Đảng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Hoàn cảnh lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong 10 năm đầu đổi mới đất nƣớc. - Quá trình hiện thực hóa sự lãnh đạo của Đảng với những kết quả cụ thể (gồm cả ƣu điểm và hạn chế). - Thời gian 10 năm đầu đổi mới đất nƣớc (1986-1996) gắn liền hoạt động của Hội LHPN Việt Nam với những nội dung cụ thể khác nhau 1986-19910 và 1991-1996. Năm 1986 là cột mốc cho sự đổi mới đất nƣớc; năm 1996 đánh dấu đất nƣớc đã ra khỏi khủng hoảng, bắt đầu bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Văn kiện Đảng toàn tập (từ tập 47 đến tập 54), Văn kiện các Đại hội của Đảng để khai thác tƣ liệu về đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng đối với quá trình xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam. - Các Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, các báo cáo về tình hình hoạt động của các cấp Hội phụ nữ trong từng năm (từ năm 1987 đến năm 1996), các báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đối với công tác quần chúng (Nghị quyết 8B), công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới (Nghị quyết 04), công tác cán bộ nữ (Chỉ thị 37)… đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm Thƣ viện Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam. - Các sách tham khảo, bài viết trong các tạp chí khoa học có liên quan về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, công tác phụ vận… 10 - Những công trình nghiên cứu về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, về công tác vận động phụ nữ, về Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của mặt trận và các đoàn thể… đƣợc lƣu tại Phòng lƣu trữ Ban Tổ chức Trung ƣơng, Phòng lƣu trữ Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam, Phòng lƣu trữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Thƣ viện Quốc gia, Trung tâm Thƣ viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội… 5.2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận về phụ nữ và vai trò của phụ nữ; những lý luận về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, học thuyết Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu nhằm mô tả một cách khách quan, trung thực những chủ trƣơng, biện pháp của Đảng và hiệu quả thực hiện của Hội trong xây dựng và hoạt động với quan điểm “nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật và đánh giá đúng sự thật”. Luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp logic để làm rõ sự hình thành, phát triển chủ trƣơng của Đảng và rút ra những nhận xét về ƣu điểm và hạn chế, đồng thời bƣớc đầu tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử Đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức Hội LHPN Việt Nam. Ngoài ra, luận văn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: so sánh, tổng hợp, thống kê… 6. Những đóng góp của luận văn Trình bày một cách tƣơng đối đầy đủ, toàn diện các chủ trƣơng, quan điểm của Đảng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong những 11 năm 1986-1996. Đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng thực sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Hội, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức Hội thực hiện sứ mệnh và trách nhiệm đối với sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới tại Việt Nam. Đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, luận văn thể hiện đƣợc vai trò đại diện cho phụ nữ của Hội LHPN Việt Nam, làm nổi bật sự đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của Hội trong 10 năm đầu đổi mới. Từ đó, đƣa ra những nhận xét, đánh giá, rút ra bài học để Đảng tiếp tục có những đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn đối với Hội phụ nữ và công tác phụ vận trong những năm tiếp theo; và để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Luận văn thực sự là một công trình nghiên cứu khoa học, không chỉ có ý nghĩa báo cáo kết quả học tập chƣơng trình thạc sĩ của học viên, mà còn trở thành một tài liệu tham khảo giá trị. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1. Lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1986-1991 Chương 2. Tăng cƣờng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1991-1996 Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm 12 Chƣơng 1 LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1991 1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc mùa Xuân năm 1975, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới với các đặc điểm: từ chiến tranh chuyển sang hoà bình; từ đất nƣớc bị chia cắt chuyển sang độc lập, thống nhất; từ hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam chuyển sang nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nƣớc và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã đánh thắng đế quốc Mỹ - một đế quốc có thế lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất thế giới. Một kỷ nguyên phát triển rực rỡ của cách mạng Việt Nam đƣợc mở ra: Kỷ nguyên cả nƣớc độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau chiến thắng, thế và lực của cách mạng Việt Nam lớn mạnh vƣợt bậc. Khối đại đoàn kết dân tộc do Đảng lãnh đạo đƣợc tăng cƣờng trên cơ sở nhất trí về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân lên cao; chính quyền nhân dân đƣợc xây dựng và củng cố vững mạnh. Đất nƣớc thống nhất, những nguồn lực vật chất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có điều kiện phát huy tối đa. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào; ngƣời Việt Nam cần cù, thông minh. Đảng và nhân dân Việt Nam đúc kết đƣợc những kinh nghiệm quý báu từ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam đƣợc bầu bạn năm châu đồng tình ủng hộ, nhận đƣợc sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần.. Bên cạnh những thuận lợi đó, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam cũng đứng trƣớc những khó khăn to lớn. Cơ sở xuất phát của đất nƣớc là một nền kinh tế nghèo nàn, lực lƣợng sản xuất rất thấp, trong xã hội còn nhiều yếu tố 13 phức tạp do quá khứ và do chủ nghĩa thực dân mới để lại. Cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tuyệt đại bộ phận lao động là thủ công, năng suất thấp. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Điều kiện quốc tế của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng có những trở ngại không nhỏ. Nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nƣớc bị cắt giảm. Trong các nƣớc xã hội chủ nghĩa xuất hiện những mâu thuẫn gây ảnh hƣởng cho sự phát triển quan hệ của Việt Nam. Mỹ và nhiều nƣớc tƣ bản phƣơng Tây tiến hành bao vây cấm vận đối với kinh tế Việt Nam, cơ hội tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật từ các nƣớc tƣ bản phát triển bị hạn chế. Khu vực biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây - Nam mất ổn định, các thế lực thù địch chống phá, gây rối. Quan hệ của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực trở nên bất bình thƣờng. Vƣợt lên tất cả những khó khăn đó, nhân dân Việt Nam ra sức phấn đấu xây dựng đất nƣớc đạt đƣợc nhiều thành tựu. Nhiều vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội đã đƣợc giải quyết kịp thời, những hậu quả nặng nề của chiến tranh từng bƣớc đƣợc khắc phục. Đời sống nhân dân dần dần có sự ổn định. Tuy nhiên, đến đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình trong nƣớc và quốc tế tiếp tục có nhiều biến đổi phức tạp. Vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau, đất nƣớc vẫn còn đứng trƣớc nhiều vấn đề gay gắt. Chƣa thu hẹp đƣợc những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh. Thu nhập quốc dân chƣa đảm bảo đƣợc tiêu dùng xã hội. Số lao động thất nghiệp đông. Đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhiều tệ nạn xã hội mới phát sinh, một bộ phận dân chúng sa sút niềm tin, có lối sống thực dụng, các thế lực phản động luôn tìm cơ hội chống phá cách mạng Việt Nam. Thực trạng kinh tế - xã hội phức tạp đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải có những quyết sách xoay chuyển tình hình, tạo ra một bƣớc ngoặt cho sự phát triển. 14 Trƣớc tình hình đó, Đảng và nhân dân Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác là phải đổi mới toàn diện đất nƣớc, nhằm tạo nên sự bứt phá về kinh tế - xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội có hiệu quả hơn. Với hoàn cảnh của đất nƣớc vào thập niên 1980, đời sống của các tầng lớp phụ nữ cũng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn: một bộ phận đáng kể phụ nữ không có hoặc không đủ việc làm, thu nhập thấp, nhiều chị em phải làm việc trong điều kiện vất vả, độc hại, sức khỏe giảm sút; phụ nữ bị phân biệt đối xử, là nạn nhân của các tệ nạn xã hội; một bộ phận phụ nữ giảm sút niềm tin, sa vào lối sống thực dụng… Trong các tầng lớp phụ nữ nổi lên tâm tƣ lo lắng, bất bình, yêu cầu Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các ngành quan tâm giải quyết các vấn đề cấp bách, đặc biệt liên quan đến phụ nữ, trẻ em là: Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, an ninh và tệ nạn xã hội… Phong trào phụ nữ và các hoạt động của Hội phụ nữ vì thế cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam rất nặng nề trong khi điều kiện hoạt động của Hội còn nhiều hạn chế. Cán bộ, hội viên, Đảng bộ và chính quyền các cấp… chƣa nhận thức đúng chức năng của Hội. Tổ chức bộ máy và biên chế của Hội chƣa hợp lý, hoạt động kém hiệu quả. Tổ chức cơ sở Hội chƣa phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của đông đảo phụ nữ. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ Hội chƣa đáp ứng yêu cầu… Phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đƣợc triển khai từ năm 1978 về nhiều mặt không còn phù hợp; các hoạt động của Hội chủ yếu tập trung huy động, vận động lực lƣợng phụ nữ thực hiện các nghĩa vụ với xã hội, với đất nƣớc.., mới chỉ chú trọng động viên phụ nữ vƣợt khó khăn thực hiện nghĩa vụ ngƣời công dân, ngƣời vợ, ngƣời mẹ… mà chƣa quan tâm chăm lo lợi ích thiết thực cho phụ nữ, phát huy quyền làm chủ và nâng cao trình độ của phụ nữ; trong tƣ tƣởng chỉ đạo, có nơi, có lúc còn thõa mãn về thành tựu giải phóng phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, chƣa nhận thức đầy đủ yêu cầu, nội dung giải phóng phụ nữ về kinh tế - xã hội; một số cấp ủy Đảng vẫn coi công tác phụ nữ là việc riêng của Hội LHPN Việt Nam. 15 Trƣớc những biến đổi mạnh mẽ của tình hình trong nƣớc và quốc tế, để phát huy vai trò, sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ mà Hội LHPN các cấp làm nòng cốt, phát huy đƣợc sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, đồng thời thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, Đảng cần có những chủ trƣơng đúng đắn nhằm đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của tổ chức Hội trong vận động, tập hợp các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc. 1.1.2. Chủ trƣơng của Đảng Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc gọi là Đại hội đổi mới, với mục tiêu khai thác mọi tiềm năng của đất nƣớc, giải phóng năng lực sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phát huy yếu tố con ngƣời. Con ngƣời đƣợc coi là mục tiêu và động lực phát triển xã hội. Đại hội VI của Đảng đánh dấu một bƣớc ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, với việc đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc - từ đổi mới tƣ duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ, phƣơng thức lãnh đạo và phong cách của Đảng, từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nƣớc, quan điểm về đổi mới công tác quần chúng, công tác mặt trận và các đoàn thể nhân dân đƣợc thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đƣa đất nƣớc tiến lên. Đại hội khẳng định: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lƣợng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [9, tr.371]. 16 “Thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc phải đƣợc bảo đảm bằng sức mạnh tổng hợp của chế độ mới. Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa” [9, tr. 373]. Đại hội lần thứ VI xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đƣờng đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đƣờng tiếp theo. Xuất phát từ nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát, Đại hội đánh giá cao vai trò phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp chung của đất nƣớc. Phụ nữ tất cả các cấp, các ngành cần thấm nhuần sâu sắc ba quan điểm cơ bản: Thứ nhất, phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Phụ nữ vừa là ngƣời lao động, vừa là ngƣời mẹ, ngƣời thầy đầu tiên của con ngƣời… Phải xem giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thứ hai, mục tiêu giải phóng phụ nữ là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng ngƣời phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, có kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu. Thứ ba, sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng và các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình; đƣờng lối giải phóng phụ nữ phải đƣợc thể chế hoá và cụ thể hoá trong hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Hội LHPN Việt Nam là tổ chức đại diện cho lợi ích phụ nữ, là trung tâm tập hợp đoàn kết phụ nữ Việt Nam hƣớng dẫn và vận động chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, vì sự phát triển và hạnh phúc của 17 phụ nữ, vì sự nghiệp đổi mới thực hiện dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI (15/12/1986) khẳng định: “Phụ nữ nói chung, và lao động nữ nói riêng, có những đặc điểm cần đƣợc chú ý. Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thấu suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hoá thành chính sách, luật pháp. Các cơ quan nhà nƣớc, với sự phối hợp của các đoàn thể, cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình. Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp đƣợc nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc” [9, tr. 450]. Báo cáo chính trị nhấn mạnh vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong việc vận động nhân dân phát triển sản xuất, làm kinh tế gia đình, tổ chức phân phối lƣu thông, dịch vụ, hoạt động văn hoá, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ và môi trƣờng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Hội LHPN có vai trò to lớn trong việc động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, quản lý kinh tế và quản lý xã hội. “Các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo chặt chẽ các đoàn thể, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đoàn thể mà đề ra nhiệm vụ, mục tiêu hành động và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các đoàn thể… Cấp uỷ đảng phải tôn trọng tính độc lập về tổ chức của các đoàn thể, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Các đoàn thể cũng phải mau chóng đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của mình cho phù hợp với những cuộc cải cách về quản lý kinh tế, xã hội. Hoạt động đoàn thể phải chuyển mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng vào các phong trào cách mạng” [9, tr. 448-449]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/9/1987 về cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nƣớc, làm lành mạnh các quan hệ xã 18 hội. Một trong những yêu cầu của cuộc vận động là “Kiện toàn tổ chức đảng, bộ máy nhà nƣớc, các đoàn thể quần chúng theo tinh thần: đổi mới tƣ duy, nhất là tƣ duy kinh tế, đổi mới tổ chức và cán bộ, đổi mới phong cách làm việc, từ đó mà nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực của các tổ chức. Làm tốt việc xây dựng quy hoạch cán bộ, trƣớc hết là kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến cơ sở. Làm tốt công tác đào tạo, giáo dục cán bộ, đảng viên… Trong quá trình cuộc vận động, cần đƣa cán bộ, đảng viên vào cuộc chiến đấu thực hiện Nghị quyết của Đảng, đấu tranh chống tiêu cực, qua đó giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, biểu dƣơng những ngƣời tích cực, đề bạt những cán bộ có phẩm chất và năng lực, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, kết nạp những ngƣời tiên tiến có đủ tiêu chuẩn vào Đảng” [10, tr.392]. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị yêu cầu các ban Đảng, các đoàn thể quần chúng thanh niên, công đoàn, phụ nữ… phải phối hợp chặt chẽ giúp Ban Bí thƣ trong việc chỉ đạo cuộc vận động. Bƣớc sang năm 1988, công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ngày càng chao đảo. Việc thực hiện đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, phủ nhận sạch trơn quá khứ cách mạng; chĩa mũi nhọn phê phán vào Đảng Cộng sản, vào chủ nghĩa Mác - Lênin, gieo rắc những tƣ tƣởng hoài nghi, bi quan, dao động với chủ nghĩa xã hội đem đến những hậu quả vô cùng tai hại. Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 20/6/1988 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, bảo đảm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng. Nghị quyết nhấn mạnh “phải tăng cƣờng công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới”. Trƣớc tiên, phải “làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa các cơ quan đảng, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng… Các đoàn thể quần chúng định rõ chức năng, nhiệm vụ, đổi mới nội dung và phương thức hoat động của mình, sắp xếp lại bộ máy, giảm biên chế cán bộ chuyên trách, tăng cường hoạt động kiêm nhiệm, hướng về cơ sở, khắc phục bệnh hành chính hóa, quan liêu hóa” [11, tr. 271-273]. 19 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá VI (3/1989) đề cập đến sáu nguyên tắc đổi mới, đặc biệt nhấn mạnh: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là nhận thức đúng hơn và có phƣơng pháp phù hợp hơn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; phải giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Bộ Chính trị khẳng định “phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở đó đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng là vấn đề then chốt trong việc nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị”. Đối với các đoàn thể quần chúng, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Bằng công tác tổ chức và vận động quần chúng sâu rộng, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội đại diện cho quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, hỗ trợ đắc lực và hậu thuẫn cho hoạt động của Đảng và công tác quản lý của Nhà nƣớc. Các cấp ủy Đảng phải đổi mới phƣơng thức lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, tạo mọi điều kiện để mỗi đoàn thể phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của mình. Thể chế hóa quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Định ra và thực hiện các quy chế phối hợp sự hoạt động của các đoàn thể và các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến các địa phƣơng cơ sở. Với chức năng vận động và tổ chức quần chúng, các đoàn thể đổi mới phƣơng thức hoạt động để sát với quần chúng, với hội viên. Nội dung và hình thức vận động gắn chặt với nguyện vọng, lợi ích và điều kiện sinh hoạt của hội viên. Tổ chức bộ máy của mỗi đoàn thể rất gọn, không cần nhiều cán bộ chuyên trách. Bỏ những hình thức tổ chức và hoạt động làm cho đoàn thể trở nên hành chính hóa, xa quần chúng, không gắn với hội viên” [11, tr.544-549]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VI (ngày 27/3/1990) nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan