Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo xây dựng thương nghiệp miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1965...

Tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng thương nghiệp miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1965

.PDF
107
427
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ---&--- LÊ ĐÌNH TÂN ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG THƯƠNG NGHIỆP MIỀN BẮC VIỆT NAM THỜI KÌ 1954-1965 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 6022.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.NGND LÊ MẬU HÃN HÀ NỘI-2006 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC THƢƠNG NGHIỆP MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1957 1.1. Thực trạng thƣơng nghiệp miền Bắc và chủ trƣơng của Đảng 5 5 1.1.1. Thực trạng thương nghiệp miền Bắc 5 1.1.2. Chủ trương của Đảng 12 1.2. Tổ chức khôi phục và phát triển thƣơng nghiệp 15 1.2.1. Thực hiện bình ổn vật giá và khôi phục hoạt động thương 15 nghiệp 1.2.2. Phát triển mậu dịch quốc doanh, sử dụng và quản lí thương nghiệp tư doanh 25 CHƢƠNG 2: LÃNH ĐẠO CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG NGHIỆP MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1958-1960 39 2.1. Hoàn cảnh mới và chủ trƣơng của Đảng. 39 2.1.1. Thương nghiệp miền Bắc sau 3 năm thực hiện khôi phục 39 2.1.2. Chủ trương của Đảng 40 2.2. Thực hiện cải tạo và phát triển thƣơng nghiệp 43 2.2.1. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư bản tư 43 doanh 2.2.2. Tiếp tục phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh và tập 49 thể CHƢƠNG 3: LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN THƢƠNG NGHIỆP XHCN MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1961-1965 55 3.1. Chủ trƣơng của Đảng 55 3.2. Phát triển thƣơng nghiệp 60 3.2.1. Nội thương 60 3.2.2. Ngoại thương 79 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 1 CNXH Chủ nghĩa xã hội 2 XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 TBCN Tư bản chủ nghĩa 4 MDQD Mậu dịch quốc doanh 5 HTX Hợp tác xã 6 GS Giáo sư 7 NXB Nhà xuất bản MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, nền Thương nghiệp Việt Nam đã trải qua gần 60 xây dựng và phát triển. Trong quá trình đó, ngành Thương nghiệp đã có những đóng góp hết sức to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc: thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chống Mĩ (1954-1975) cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Tuy vậy, trong một khoảng thời gian dài, lĩnh vực lịch sử Thương nghiệp Việt Nam chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức. Nghiên cứu những thành tựu, hạn chế, ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng Thương nghiệp miền Bắc Việt Nam thời kì 1954-1965 không chỉ có ý nghĩa đóng góp về mặt khoa học lịch sử mà còn có ý nghĩa chính trị, thực tiễn cho công cuộc xây dựng và phát triển thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới. Vì lí do đó nên tôi đã chọn đề tài Đảng lãnh đạo xây dựng Thương nghiệp Miền Bắc Việt Nam thời kì 1954-1965 làm luận văn thạc sĩ sử học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề thương nghiệp đã qua, chúng tôi thấy có các công trình chính như sau: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dân chủ cộng hoà. NXB Giáo dục. H. 1963 của Lê Hữu Chỉnh; 30 năm xây dựng và phát triển thương nghiệp XHCN Việt Nam 1951-1981. H. 1981 của Bộ Nội thương; 35 năm kinh tế Việt Nam. (1945-1980). H. 1980 của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, do GS. Đào Văn Tập chủ biên; Kinh tế thương nghiệp Việt Nam của GS. Nguyễn Mại; NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.1985; Kinh tế thương nghiệp XHCN. H. 1969 của Trường Đại học Kinh tế kế hoạch (tức trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày nay);… Công trình nghiên cứu có 1 đề cập đến thương nghiệp thì có: Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945-2000) của Đặng Phong ở Viện Kinh tế chủ biên… Những công trình này đã khái quát được lịch sử phát triển của Thương nghiệp Việt Nam từ khi ra đời cho đến trước đổi mới. Riêng công trình nghiên cứu của Viện Kinh tế do Đặng Phong chủ biên đã trình bày khá rõ nét lịch sử Kinh tế nói chung và Thương nghiệp nói riêng. Nhưng đây không phải là công trình chuyên khảo nên lĩnh vực Thương nghiệp không dược đầu tư nghiên cứu đứng mức. Nhìn chung là chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu, đánh giá quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng nền thương nghiệp miền Bắc Việt Nam của Đảng ta trong thời kì này… 3. Nguồn tài liệu của luận văn. - Các tác phẩm lí luận kinh điển. - Hệ thống văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh toàn tập; các bài viết, nói của các lãnh tụ… - Các báo cáo, tổng kết lưu trữ tại trung tâm lưu trữ Quốc gia (chủ yếu là từ trung tâm lưu trữ Quốc gia III- Hà Nội)… - Các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước. - Báo chí. - Các tư liệu khác… 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. - Mục đích nghiên cứu: + Làm sáng tỏ bối cảnh và quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tổ chức xây dựng nền Thương nghiệp miền Bắc thời kì 1954-1965 . + Thấy được các thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đó. + Rút ra được các bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng nền Thương mại hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn: 2 + Phân tích và đánh giá một cách khoa học quá trình đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và thể hiện bằng chủ trương, nghị quyết về vấn đề xây dựng nền Thương nghiệp mới (1954-1965). + Trình bày quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức xây dựng Thương nghiệp Miền Bắc Việt Nam (1954-1965). + Qua nghiên cứu về chủ trương và tổ chức thực hiện sẽ cho chúng ta thấy được bước tiến triển, thành quả và hạn chế của Thương nghiệp miền Bắc Việt Nam thời kì 1954-1965. + Từ thực tiễn lịch sử ta có thể đúc rút được các bài học kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo và tổ chức xây dựng Thương nghiệp miền Bắc Việt Nam của Đảng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của 10 năm tiến hành cách mạng đưa miền Bắc tiến lên CNXH (1954-1965). 5. Giới hạn của luận văn. - Đối tượng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng Thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong thời kì 1954-1965 về mặt chủ trương và tổ chức thực hiện. - Phạm vi: Quá trình Đảng lãnh đạo và tổ chức xây dựng Thương nghiệp miền Bắc, trong đó chú trọng hơn đến lĩnh vực nội thương và ngoại thương trong giai đoạn khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc trong thời kì 1954-1965. 6. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu. - Cơ sở lí luận: Luận văn được nghiện cứu trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế nói chung và thương nghiệp nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu: 3 Phương pháp lịch sử là phương pháp cơ bản, bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp logic, so sánh, đối chiếu… để xử lí tài liệu và xây dựng luận văn. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương : Chƣơng 1: Lãnh đạo khôi phục thƣơng nghiệp miền Bắc giai đoạn 1954-1957. Chƣơng 2: Lãnh đạo cải tạo và phát triển thƣơng nghiệp miền Bắc giai đoạn1958-1960. Chƣơng 3: Lãnh đạo phát triển thƣơng nghiệp XHCN miền Bắc giai đoạn 1961-1965. 4 CHƢƠNG 1 LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC THƢƠNG NGHIỆP MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1957. 1.1. Thực trạng thƣơng nghiệp Miền Bắc và chủ trƣơng của Đảng. 1.1.1. Thực trạng thương nghiệp. Từ cuối thế kỉ XIX trở đi, thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam, biến nước ta trở thành thuộc địa của chúng. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, nền kinh tế-xã hội Việt Nam có những biến động lớn trên tất cả các mặt. Thương nghiệp Việt Nam trở thành “một nền thương nghiệp có tính chất thuộc địa và nửa phong kiến, hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế chính quốc” [52;6]. Sau cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt tay vào công cuộc Kháng chiến, kiến quốc. Một trong nhiệm vụ kinh tế quan trọng của chế độ mới là xây dựng một nền thương nghiệp Việt Nam phát triển để phục vụ đời sống nhân dân và công cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong 9 năm kháng chiến kiến quốc đó, có thể phân chia tiến trình xây dựng kinh tế thương nghiệp thành 2 giai đoạn: từ 1945-1950 và từ 1951-1954. Trong giai đoạn đầu, Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng một nền thương nghiệp mới với tổ chức và các hoạt động phù hợp với một nền kinh tế kháng chiến trong vòng vây của kẻ thù. Đó là thương nghiệp của nền kinh tế quốc dân tự cung tự cấp. Với các hoạt động chính như thành lập Nha tiếp tế (41946), rồi cục tiếp tế vận tải (4-1947); 3-1947, thành lập sở Ngoại thương; sở Nội thương (9-1950) thuộc Bộ Công thương (đổi tên từ Bộ Kinh tế) làm công 5 cụ quản lí chủ yếu của Nhà nước đối với thương nghiệp. Đồng thời, Đảng ta cũng đã chủ trương thành lập các hợp tác xã mua bán và phát triển hệ thống chợ nhằm thúc đẩy nền thương nghiệp nhân dân rộng khắp. Đảng cũng chủ trương thực hiện phương châm: tích cực bao vây kinh tế địch, bảo vệ kinh tế ta; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; tự cung tự cấp về mọi mặt, trong đó bao gồm hai mặt: Một là “mặt tiêu cực, phá hoại kinh tế địch bằng cách tẩy chay và quân sự phá hoại. Làm cho địch không kinh doanh, bóc lột gì được, không thực hiện được chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; Hai là mặt tích cực, xây dựng kinh tế ta, vừa xây dựng vừa kiến quốc và lập nền kinh tế tự túc” [41;103]. Với các chủ trương đó của Đảng, một nền thương nghiệp mới đã được hình thành và bước đầu phát triển vừa tạm thời đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của nhân dân vừa đảm bảo được các nhu cầu cơ bản của cuộc kháng chiến trong giai đoạn đầu. Tuy vậy, trong giai đoạn này đã bộc lộ những mặt hạn chế của ta trong cả chủ trương và quá trình thực hiện đường lối xây dựng nền thương nghiệp mới. Cụ thể là chính sách bao vây kinh tế địch đã không phát huy tác dụng như mong muốn. Mặc dù đã gây cho chúng một số khó khăn nhất định song cũng chính vì thế nên thương nghiệp kháng chiến đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Các hợp tác xã mua bán không phát huy hết tác dụng trong việc vận động tầng lớp thương nhân tham gia buôn bán hợp pháp… qua đó, đã bộc lộ rõ những hạn chế trong sự chỉ đạo thương nghiệp của Đảng và chính phủ, chưa kịp thời như trên lĩnh vực quân sự. Đó là một trong những nguyên nhân làm hạn chế nhiều sự đóng góp của thương nghiệp vào thắng lợi chung trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Bước vào giai đoạn 1951-1954, là giai đoạn đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp quốc dân. Đặc điểm nổi bật nhất của thương nghiệp giai đoạn 6 này là sự xác lập quyền chi phối thương nghiệp của nhà nước bằng việc thiết lập mậu dịch quốc doanh và các thiết chế hỗ trợ. Ngày 14-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Sở mậu dịch quốc doanh thuộc bộ Công thương trên cơ sở sát nhập sở Nội thương và cục Ngoại thương. Đó là một sự kiện có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền thương nghiệp quốc dân Việt Nam. Từ đây, nhà nước đã từng bước thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả nền thương nghiệp của nước nhà kể cả hoạt động nội thương cũng như ngoại thương. Mậu dịch quốc doanh đã phát huy vai trò hết sức to lớn của nó trong việc kinh doanh, huy động, điều hoà nền thương nghiệp quốc dân. Đặc biệt, vào giai đoạn sau chiến thắng Biên giới 1950, một nền thương nghiệp Việt Nam mới có điều kiện phát triển. Mậu dịch quốc doanh trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, chi phối có hiệu quả nền thương nghiệp nước nhà. Bên cạnh mậu dịch quốc doanh thì Đảng ta cũng đã chủ trương xây dựng và tổ chức có hiệu quả hơn đối với các hợp tác xã mua bán và phát động phong trào kinh doanh trong nhân dân; tăng cường buôn bán cả trong vùng tự do, vùng tự do với vùng tạm chiếm và quan hệ ngoại thương (cả chính ngạch và tiểu ngạch) với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa… Như vậy, với các chính sách về thương nghiệp đúng đắn của Đảng ta, từ sau khi giành được chính quyền, chúng ta đã bắt tay vào xây dựng một nền thương nghiệp mới. Và sau 9 năm, thương nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, từ một nền thương nghiệp thuộc địa phụ thuộc thành một nền thương nghiệp dân chủ mới, độc lập, tự chủ… Thương nghiệp vùng tự do có một thị trường nông thôn rộng lớn, tuy bị chia cắt nhưng đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ kháng chiến. Nền thương nghiệp đó là một nền thương nghiệp dân chủ nhân dân, một nền thương nghiệp mới mẻ mang tính 7 độc lập và tự chủ, đã giúp nhân dân ta bình ổn giá cả những hàng hoá thiết yếu nhằm bảo đảm cung cấp cho tiền tuyến, giúp đỡ nhân dân khắc phụ khó khăn trong đời sống hàng ngày, góp phần bồi dưỡng lực lượng để đẩy mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi [52;21]. Trong 9 năm kháng chiến, thương nghiệp vùng kháng chiến đã có những đóng góp hết sức to lớn cho công cuộc xây dựng và cung cấp cho yêu cầu của chiến trường, góp phần to lớn cho thắng lợi chung của dân tộc. Trong khi đó, song song tồn tại với thương nghiệp kháng chiến là thương nghiệp vùng tạm chiếm. Thương nghiệp vùng tạm chiếm trước và sau chiến tranh là một nền thương nghiệp thuộc địa. Thực ra, ngay khi người Pháp áp đặt được quyền thống trị của họ lên nước ta vào năm 1884 thì Việt Nam đã trở thành một thuộc địa thực sự rồi. Những biện pháp kinh tế mà thực dân Pháp tiến hành trong hai cuộc khai thác thuộc địa ngày càng làm bộc lộ rõ nét tính chất đó. Thương nghiệp Việt Nam do đó cũng trở thành nền thương nghiệp có tính chất thuộc địa và nửa phong kiến, hoàn toàn lệ thuộc và nền thương nghiệp chính quốc. Điều này có thể thấy rõ vì thị trường Việt Nam là một thị trường độc quyền và do các công ty độc quyền của Pháp nắm giữ. Ngay khi thực dân Pháp chưa nổ súng xâm lược nước ta thì các công ty Pháp đã thành lập và có mặt tại Việt Nam như công ty Đét-cua-Ca-bô (1780), công ty Phơ-lơ-ry (1848) rồi đến khi thôn tính được Việt Nam thì Ngân hàng Đông Dương được thành lập (1875), đại diện cho tư bản tài chính Pháp, chi phối mọi hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Tiếp đến là các công ty Hăm-buốc-goanhMácphéc-phơ-rơ (1884) công ty liên doanh Thương mại Đông Dương và Phi Châu (1904), công ty Thương mại và hàng hải viễn đông (1909), Tổng công ty Viễn Đông (1917)… Những công ty đó đã nắm hầu hết tư bản và lợi nhuận ở thị trường Việt Nam [33;10-12]. Trong đó, hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản chiếm 85% tổng giá trị hàng xuất và hàng nhập chủ yếu là hàng công 8 nghiệp và tiêu dùng với tỉ lệ tương ứng là 3/4 [33;12]. Chính vì lẽ đó mà nền thương nghiệp Việt Nam nói riêng và kinh tế nói chung không thể phát triển được. Tất nhiên, đội ngũ các nhà tư sản Việt Nam nhỏ yếu về kinh tế và thấp kém về địa vị chính trị. Kể cả ở nông thôn hay trung tâm kinh tế-chính trị của Đông Dương như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Nam Định, Vinh… Các nhà tư sản thương nghiệp Việt Nam không có thế lực đáng kể. Thực trạng đó tiếp tục duy trì khi người Pháp trở lại xâm lực Việt Nam sau cách mạng tháng Tám và kéo dài suốt 9 năm chúng ta kháng chiến trường kì. Nhìn chung, hoạt động thương nghiệp vùng tạm chiếm lúc này vẫn không có khác biệt căn bản so với trước. Nghĩa là thị trường Việt Nam vẫn là thị trường độc quyền của tư bản Pháp. Tuy vậy, sau một thời gian, đặc biệt là sau năm 1950, thương nghiệp vùng tạm chiếm đã có sự phân hoá nhất định: Trong giới tư bản độc quyền, ngoài tư bản Pháp, còn có tư bản Mĩ đầu tư vào các công ty của Pháp, hay mua lại của Pháp. Một số tư bản thân Mĩ, chuyên môn đầu cơ ngoại tệ, hoạt động chợ đen, mua hàng chiến tranh để làm giàu, tư bản thương nghiệp tập trung ở đô thị lớn, tầng lớp tiểu thương ngày càng đông đảo hơn vì người lương thiện ở trong giai cấp tư sản ở thành phố không còn nghề nào khác là buôn bán nhỏ để sống qua ngày [33;19]. 9 năm thương nghiệp ở vùng Pháp tạm chiếm tiếp tục nằm dưới sự thống trị của thực dân Pháp nên không có thực lực gì đáng kể. Những thay đổi ở một số trung tâm chính trị-kinh tế vùng Pháp chiếm đóng không phản ánh sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đời sống nhân dân và tiểu thương hết sức khó khăn và bị phân hoá sâu sắc. Cũng chính vì chiến tranh nên tư sản thương nghiệp Pháp và ngoại kiều cũng như tư sản thương nghiệp Việt Nam không dám đầu tư làm ăn. Nền thương nghiệp vốn đã nhỏ yếu, bị lũng đoạn càng bị suy kiệt bởi chiến tranh ác liệt.. 9 Sản xuất nói chung và thương nghiệp nói riêng chịu hậu quả nặng nề của hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến, trăm năm dưới chế độ thực dân, phát xít. Cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Việt Nam (1945-1954) một lần nữa đã làm suy kiệt tiềm lực của quốc gia. Về nông nghiệp gần 20 vạn mẫu lúa bị bỏ hoang, các cây công nghiệp ít được chú ý vì ai nấy đều tập trung vào thóc gạo là nhu cầu cấp bách trong kháng chiến. Công nghiệp gần như không có gì bởi chính sách kinh tế phản động của thực dân Pháp cũng như điều kiện của chúng ta. Nền tài chính quốc gia và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân cực kì yếu kém và bị lũng đoạn nghiêm trọng bởi tư bản Pháp. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc khôi phục và bình ổn kinh tế sau chiến tranh cũng như nền thương nghiệp mới. Hơn nữa, ngay sau khi chúng ta giải phóng miền Bắc, vì nhiều lí do khác nhau mà hàng viện trợ của các nước XHCN anh em chưa đến trong khi nguồn hàng cơ bản của tư bản Pháp không còn nữa. Trước khi rút đi, thực dân Pháp không chỉ phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội của ta mà còn chấm dứt việc đưa hàng của họ vào Đông Dương. (Hàng năm trước chiến tranh, người Pháp đã đưa vào miền Bắc từ 2.000 đến 3.000 đồng Đông Dương hàng công nghệ, gần 20 vạn tấn gạo Nam bộ [36;4]). Mất đi một nguồn hàng lớn như vậy trong khi đó chúng ta chưa có nguồn hàng bổ sung chính là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu sau chiến tranh ở những vùng ta tiếp quản. Trong khi đó, ta phải đáp ứng nhu cầu của một số dân đông tới 12 triệu người, nhu cầu khôi phục kinh tế quốc dân, về an ninh quốc phòng, về cải thiện đời sống dân sinh… Những vấn đề đó càng đặt ra cho công tác ổn định thương nghiệp một nhiệm vụ nặng nề hơn bao giờ hết. Nhìn chung, sau giải phóng, thương nghiệp miền Bắc Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Thương nghiệp vùng kháng chiến và vùng mới giải 10 phóng còn tồn tại quá nhiều khác biệt về cả cơ sở kinh tế-xã hội cũng như thực trạng phát triển. Nền thương nghiệp vùng kháng chiến mặc dù bước đầu được tổ chức nhưng vẫn là một nền thương nghiệp nhỏ yếu, chỉ phù hợp với tình trạng chiến tranh. Trong khi đó, thương nghiệp vùng mới giải phóng là một nền thương nghiệp thuộc địa, vốn không có đủ khả năng tự đứng vững khi không có sự can thiệp của tư bản chính quốc. Như vậy, mặc dù trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và tổ chức quản lí của chính phủ, chúng ta đã có một nền thương nghiệp đáp ứng yêu cầu của tình hình kháng chiến và kiến quốc. Song, trong bối cảnh mới, nền thương nghiệp đó đã bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập cần giải quyết ngay. Yêu cầu về một miền Bắc chủ nghĩa xã hội với thương nghiệp mới phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân miền Bắc và làm tiền đề cho sự phát triển thương nghiệp cả nước khi thống nhất là một đòi hỏi hết sức bức thiết. Một nền kinh tế quốc dân chỉ có thể phát triển nhanh và lành mạnh được khi mà có thương nghiệp phát triển. Công cuộc xây dựng miền Bắc đặt ra cho thương nghiệp không chỉ có thị trường riêng ở miền Bắc mà còn có quan hệ với thế giới mà đặc biệt là các nước XHCN. Chỉ khi nền kinh tế Việt Nam nối được với nền kinh tế các nước trên thế giới thì chúng ta mới phát huy hết được sức mạnh của nền kinh tế chúng ta, đồng thời tận dụng được sự hỗ trợ và giúp đỡ của các nước đối với sự nghiệp xây dựng thương nghiệp miền Bắc nói riêng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung Mặt khác, công cuộc xây dựng thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong hoàn cảnh mới cũng là sự phản ánh đòi hỏi về một nền thương nghiệp miền Bắc vững mạnh để có thể buôn bán, chi viện cho miền Nam, vừa chi viện, vừa kháng chiến. 11 Trước hoàn cảnh đó, Đảng ta đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng thương nghiệp miền Bắc nước ta sau khi tiếp quản thủ đô và miền Bắc. Về thực chất yêu cầu xây dựng thương nghiệp miền Bắc Việt Nam có nhiều nội dung: thứ nhất là kiện toàn về mặt tổ chức thương nghiệp; hai là tổ chức lại thị trường một cách hợp lí; ba là tổ chức quan hệ buôn bán với các nước (ngoại thương) và bốn là tổ chức nền thương nghiệp trong quan hệ với nền thương nghiệp miền Nam Việt Nam trong điều kiện đất nước bị chia cắt, rồi hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật và đào tạo cán bộ cho ngành.... Đây là những vấn đề quan trọng nhất đối với thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này. Trước yêu cầu đó của tình hình thực tiễn, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để xây dựng và phát triển đất nước nói chung và xây dựng thương nghiệp XHCN nói riêng. 1.1.2. Chủ trương của Đảng. Điều kiện mới đã đặt ra cho Đảng ta phải có những chủ trương mới để vừa ổn định nhanh chóng tình hình miền Bắc để vừa tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế nói chung và thương nghiệp nói riêng. Ngay sau thắng lợi của Điện Biên Phủ (khi Hiệp định Giơnevơ chưa được kí kết), Đảng ta đã họp hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954 để bàn về một loạt các vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề khôi phục và phát triển thương nghiệp trong tình hình mới. Về thương nghiệp, hội nghị đã quyết định: Phát triển mậu dịch quốc doanh, lãnh đạo nhà buôn (phát huy tích cực về mặt có lợi cho kinh tế quốc dân nhưng đồng thời hạn chế tính phá hoại của họ)[1;208]. Về chính sách giá cả, ở vùng tự do cũng như vùng mới giải phóng, cần tránh tình trạng chênh lệch giá quá nhiều để khỏi thiệt hại cho dân và ảnh hưởng không tốt đến sản xuất. 12 Mậu dịch quốc doanh đưa tiền ra mua hàng nhanh. Mậu dịch quốc doanh cần tổ chức thêm nhiều ngành, bán nhiều hàng hơn nữa; ra sức mở mang xuất khẩu lâm thổ sản, nhập công nghệ phẩm, cung cấp lương thực cho thành thị. Tổ chức hợp tác xã mua bán[1; 209]. Đến tháng 9-1954, Bộ chính trị đã họp để bàn về Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng đã nhấn mạnh: cần hết sức coi trọng công tác phục hồi công thương nghiệp làm cho các xí nghiệp công và tư hiện có được tiếp tục kinh doanh, làm cho thị trường hoạt động, vật giá ổn định, phục hồi và phát triển mậu dịch đối ngoại, duy trì và phát triển buôn bán giữa miền Nam và miền Bắc, giải quyết tiền tệ một cách thoả đáng. Tư tưởng chung là: Công thương nghiệp tư nhân nhất luật được bảo hộ. Đối với công thương nghiệp của địa chủ cũng nhất luật không đụng đến. Phàm là công thương nghiệp có lợi cho quốc kế dân sinh đều được phục hồi và phát triển. Nếu không có lợi cho quốc kế dân sinh thì có thể hạn chế một cách thích đáng bằng sắc lệnh của chính phủ trong điều kiện cần thiết và có thể, không nên thi hành một cách vội vàng [1;295]. Đối với công thương nghiệp của Pháp kiều cũng không bài trừ hoặc tiếp quản. Công thương nghiệp quốc doanh là thành phần lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, là nhân tố quan trọng để ổn định thị trường nên cần được toàn Đảng hết sức coi trọng. Trong những ngành quan trọng, kinh tế quốc doanh cần chiếm một vị trí nhất định theo nguyên tắc có thể và cần thiết, rồi phát triển một cách có kế hoạch, theo từng bước, xây dựng thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã. Những việc đó rất quan trọng đối với việc quản lí thị trường, ổn định vật giá, đẩy mạnh sản xuất. Mậu dịch đối ngoại phải do nhà nước quản lí. 13 Qua các hội nghị Trung ương 6 (7-1954) và hội nghị Bộ chính trị (91954), chủ trương của Đảng ta về thương nghiệp ở miền Bắc Việt Nam đã được xác lập căn bản. Chủ trương đó tựu trung lại có thể đánh giá là: quản lí nội thương, độc quyền ngoại thương. Tiếp theo hai hội nghị quan trọng đó, sau khi ta tiếp quản miền Bắc, trước yêu cầu cụ thể của tình hình mới, cuối năm 1956, hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 11 đã họp bàn về Tình hình và nhiệm vụ kinh tế, tài chính trước mắt đã chỉ rõ: Về thương nghiệp: nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng và phát triển mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã, bình ổn vật giá, thúc đẩy sản xuất, điều chỉnh thương nghiệp tư nhân[3;685]. Về ngoại thương: buôn bán với các nước anh em là chính và phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ hai bên cùng có lợi, đồng thời tranh thủ buôn bán với các nước khác. Tăng cường hoạt động của mậu dịch quốc doanh là chủ yếu, mặt khác sử dụng đúng mức tư thương bỏ vốn kinh doanh xuất nhập khẩu, dưới sự quản lí của cơ quan ngoại thương [36;1-2]. Tiếp đến, ngày 13-3-1957, Bộ chính trị đã có nghị quyết chuyên đề Về vấn đề bình ổn vật giá, quản lí thị trường [48;79] và hội nghị 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp (3-1957) tiếp tục bàn về kế hoạch nhà nước năm 1957, trong đó có đánh giá và đặt ra các chỉ tiêu cụ thể của công tác thương nghiệp. Hội nghị nêu lên nhiệm vụ hiện tại chủ yếu là phải củng cố và phát triển mậu dịch quốc doanh, cải tiến kinh doanh, phân cấp quản lí và tổ chức có hiệu quả hợp tác xã mua bán. Chú ý sử dụng đại, trung thương với khả năng của họ đồng thời hạn chế tác hại. Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã phải làm tăng được 17% sức mua và kiểm soát 41% tổng số bán lẻ. Mậu dịch quốc doanh phải nắm được 68% thị trường hàng tiêu dùng của toàn bộ thị trường so 14 với 46% năm 1956. Hội nghị này cũng xác định cần phải nhanh chóng giảm nhập siêu, tăng xuất khẩu hàng hoá lên 138% so với năm 1956. Như vậy, trong 3 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh, trên bình diện chung, Đảng ta đã có các chủ trương và chính sách kịp thời để ổn định và đi vào phát triển một số lĩnh vực trong đời sống kinh tế quốc dân. Riêng đối với lĩnh vực thương nghiệp, sau các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị năm 1954 và các nghị quyết tiếp theo đã khái quát các quan điểm về chính sách thương nghiệp, phản ánh nhận thức của Đảng ta về yêu cầu của việc khôi phục và xây dựng một nền thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. 1.2. Tổ chức khôi phục và phát triển thƣơng nghiệp. 1.2.1. Thực hiện bình ổn vật giá và khôi phục hoạt động thương nghiệp Nhiệm vụ cân đối và bình ổn giá cả là một công tác được Đảng và nhà nước ta xem là một trong những công tác quan trọng nhất trong 3 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Chủ trương và chính sách chung của chúng ta lúc đó là : Điều chỉnh giá cả của hai vùng thành một hệ thống giá cả duy nhất có tác dụng khôi phục và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước và ngoài nước, giúp đỡ nhân dân giải quyết những khó khăn trong đời sống hàng ngày [36;5]. Trong 3 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh, về vấn đề bình ổn giá cả diễn ra hết sức phức tạp. Ngay sau hoà bình lập lại, chúng ta bắt đầu thực hiện hai nhiệm vụ: một là điều chỉnh giá cả giữa hai vùng; hai là bình ổn giá cả 6 loại hàng chính: gạo, muối, vải, đường, giấy, dầu hoả, chủ yếu là bình ổn giá gạo [36;5]. 15 Tình hình chung lúc bấy giờ là sự chênh lệch giá giữa hàng hoá nông sản (chủ yếu là gạo) với các loại mặt hàng khác (chủ yếu là hàng công nghệ phẩm). Khu vực thị trường kháng chiến cũ có lợi thế về nông sản và ngược lại thị trường ở vùng mới giải phóng lại có lợi thế về hàng công nghệ phẩm. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất và nhiều lí do khác nên giá cả cân đối của hàng công nghệ phẩm với lúa gạo ở vùng tạm chiếm cũ lại không chênh lệch nhiều. Trong khi đó, nhu cầu về hàng công nghệ phẩm của ta ở các vùng tự do cũ rất lớn để ổn định và phát triển sản xuất thì có sự chênh lệch cao. Bảng số liệu sau có thể cho thấy rõ thực trạng đó: Mức giá vùng giải Chệnh lệch phóng (%) 0,34 0,15 226,67 Thịt lợn 2,80 1,76 159,1 Muối 0,73 0.12 608,33 Đường 2,9 0,57 508,77 Vải (m) 1,62 0,49 330,61 Xà phòng giặt (kg) 2,20 0,67 328,35 Dầu hoả (lít) 1,83 0,30 610 Giấy viết 0,60 0,18 333,33 Chiếu đôi 3,86 1,50 257,33 Mặt hàng Mức giá vùng tự do Gạo tẻ Bảng số liệu so sánh giá vùng tự do và vùng mới giải phóng [49;370]. Trước hoàn cảnh đó, chính phủ đã chủ trương nâng cao giá gạo ở các vùng tự do mua vào của mậu dịch quốc doanh từ 1.200đ lên 2.300 đồng/kg. Nhờ đó mậu dịch quốc doanh đã mua được 23.000 tấn gạo để cung cấp cho Hà Nội và các vùng mới giải phóng, ổn định điều kiện ăn ở của nhân dân. Trong khi đó thì lợi dụng việc giá cả hàng công nghệ của vùng mới giải phóng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan