Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975...

Tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975

.PDF
130
279
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- VŨ THỊ THU HIỀN ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI, 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- VŨ THỊ THU HIỀN ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1975 CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển HÀ NỘI, 2012 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................ 4 Chƣơng 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG AN NINH 13 MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1965 1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết và 13 chủ trƣơng của Đảng 1.1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết......... 13 1.1.2. Chủ trương của Đảng............................................................................ 18 1.2. Chỉ đạo thành lập lực lƣợng An ninh miền Nam 20 1.2.1. Thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam............................ 20 1.2.2. Hình thành hệ thống an ninh ............................................................ 27 Tiểu kết 43 Chƣơng 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN LỰC 45 LƢỢNG AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 2.1. Lãnh đạo củng cố, phát triển lực lƣợng từ năm 1965 đến năm 1968 45 2.1.1. Công tác chính trị, tư tưởng................................................................. 45 2.1.2. Củng cố tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ………………... 53 2.2. Đảng lãnh đạo điều chỉnh tổ chức, củng cố lực lƣợng từ năm 1969 62 đến 1975 2.2.1. Điều chỉnh tổ chức, củng cố lực lượng trong những năm 1969- 62 1973........................................................ 2.2.2. Lãnh đạo phát triển lực lượng trong những năm 1973-1975............... Tiểu kết 73 94 Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 96 3.1. Nhận xét 96 3 3.1.1 Ưu điểm................................................................................................. 96 3.2.1. Hạn chế................................................................................................. 106 3.2. Bài học kinh nghiệm 108 3.2.1. Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng là nhân tố quyết định đối 109 với quá trình phát triển của lực lượng an ninh miền Nam.............................. 3.2.2. Lãnh đạo xây dựng và rèn luyện lực lượng, kiện toàn bộ máy…........ 112 3.2.3. Tin tưởng và dựa chắc vào quần chúng để phát triển lực lượng, xây 115 dựng mạng lưới an ninh ................................................................................. 3.2.4. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng an ninh miền Nam trong 118 cuộc đấu tranh chống phản cách mạng của nhân dân miền Nam................... Tiểu kết 120 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là bản anh hùng ca vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó đã chứng minh truyền thống yêu nước quật cường, trí thông minh và tài thao lược của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Trong chiến công chung của dân tộc, lực lượng Công an nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước trưởng thành, đọ sức và đánh thắng bộ máy chiến tranh gián điệp của tên đế quốc sừng sỏ nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất trong chiến tranh gián điệp, tâm lý và bình định, góp phần bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Lực lượng An ninh miền Nam là một bộ phận quan trọng của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam, Đảng đã chú trọng công tác xây dựng An ninh miền Nam từ không đến có, từ ít đến nhiều, thành một tổ chức chặt chẽ với nhiệm vụ đấu tranh chống lại âm mưu, hoạt động của các cơ quan tình báo, mật vụ, cảnh sát đặc biệt, biệt kích và các tổ chức trá hình khác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ các lực lượng và phong trào cách mạng miền Nam, bảo vệ miền Bắc và tiến tới thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ chống Mỹ, cứu nước là thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng An ninh miền Nam. Xác định rõ tầm quan 5 trọng đặc biệt của công tác này, Đảng chủ trương tuyển chọn, đào tạo, xây dựng cơ sở, chuẩn bị chu đáo cho quá trình thành lập hệ thống tổ chức an ninh với một đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với dân, chiến đấu dũng cảm, sáng tạo trong công tác, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ nặng nề của cách mạng. Sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và phát triển lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng lực lượng an ninh. Nó cũng có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp những căn cứ thực tiễn sinh động cho sự hoạch định chủ trương, phương pháp xây dựng lực lượng an ninh nói riêng, lực lượng Công an nhân dân nói chung. Hiện nay, công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân Việt Nam đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng, song cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn đang tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên trong lực lượng công an có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, tha hóa biến chất, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực xây dựng lực lượng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Vì vậy, đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện tại vẫn hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp. Để nâng cao sức chiến đấu, phải có sự đổi mới về nhận thức trong công tác từ lý luận đến thực tiễn, nhằm xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. 6 Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975” làm luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước là một vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu. Từ trước đến nay có nhiều công trình viết về vấn đề này, đó là: các công trình được biên soạn, xuất bản về lịch sử Công an nhân dân, lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân, trong đó đề cập đến lực lượng An ninh miền Nam, một số công trình có tính chất chuyên đề, công trình nghiên cứu về các giai đoạn xây dựng phát triển lực lượng an ninh. Đáng chú ý là: An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ 1954-1975, (1995) Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách trình bày rõ nét về quá trình xây dựng, phát triển và chủ yếu là hoạt động của lực lượng An ninh miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ. Từ đó khẳng định: dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng An ninh miền Nam vững vàng về chính trị, sắc bén về nghiệp vụ, đoàn kết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cách mạng khác, có hệ thống tổ chức thống nhất từ An ninh Miền đến cơ sở, có đội ngũ cán bộ chiến sĩ trung thành, tận tụy, chiến đấu dũng cảm, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh tính mạng, đã hoàn thành nhiệm vụ nặng nề Đảng giao phó. Về vấn đề xây dựng lực lượng An ninh các tác giả khẳng định: “Các cấp đảng bộ đều quan tâm xây dựng lực lượng an ninh về mặt tổ chức”[1, tr. 366]. Công trình này tập trung vào hoạt động của lực lượng An ninh miền Nam nên vấn đề xây dựng lực lượng An ninh miền Nam có đề cập nhưng chưa rõ nét. Lịch sử Lực lượng An ninh nhân dân (1954-1965, (2008), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách tập trung hoạt động của lực lượng bảo vệ cách 7 mạng sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, đồng bào miền Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, xây dựng và củng cố phong trào cách mạng, từng bước làm thất bại âm mưu thâm độc và kế hoạch chiến tranh của địch. Trong máu lửa, bão táp của cách mạng, các Ban Địch tình ra đời. Từ năm 1960 cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, An ninh miền Nam chính thức được thành lập đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng An ninh miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của địch. Đây là thời kỳ kế thừa và phát triển đường lối, phương châm đấu tranh chống phản cách mạng, từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 20-1-1962 là kết tinh nhiều chỉ thị, nghị quyết trước đó. Nghị quyết xác định đường lối, nhiệm vụ, chính sách, sách lược cho cuộc đấu tranh chống phản cách mạng. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam (1954-1975), (2000), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nội dung chủ yếu của cuốn sách nói về Công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng và các loại tội phạm khác, bảo vệ an ninh trật tự, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc. Lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tập II (19541975) (Sơ thảo), (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách ghi lại chặng đường hết sức sôi động nhưng không kém phần gay go, phức tạp trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là thời kỳ lực lượng Công an nhân dân không ngừng xây dựng, tăng cường mọi mặt về chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ, trang bị vũ khí và phương tiện kỹ thuật. Sự trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng Công an nhân dân góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ 8 xâm lược. Tuy nhiên do ở mức sơ thảo nên cuốn sách dừng lại khái quát các mặt xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung. Tổng kết lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945-2000) (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách chia làm 2 phần: phần thứ nhất khái quát lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân từ năm 1945 đến năm 2000. Phần này được chia thành các chương tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng. Nội dung chủ yếu trong xây dựng lực lượng các giai đoạn này là chính trị tư tưởng và công tác cán bộ. Giai đoạn 1965-1968 “giáo dục chính trị, tư tưởng đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ công an nhận thức rõ hơn tính chất gay go, quyết liệt của cuộc chiến tranh, nâng cao thêm ý chí cách mạng, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ” [65, tr. 81]. Phần thứ hai, bài học lịch sử về xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945-2000), có 6 bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng lực lượng công an nhân dân trong cả nước. Các bài học đó là kinh nghiệm quý báu cho xây dựng lực lượng Công an nhân dân hôm nay và mai sau. Đây là công trình có ý nghĩa về xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Về vấn đề xây dựng lực lượng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến 1975 cũng đã được đề cập. Tuy nhiên đây là công trình tổng kết lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân nên vấn đề nêu trên chỉ dừng lại ở mức khái quát. Lịch sử An ninh Khu VI thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962-1975) (2007), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Khu VI (Cực Nam Trung Bộ-Nam Tây Nguyên) gồm các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, nơi được Bộ Chính trị xác định là địa bàn chiến lược. Cuốn lịch sử dựng lại hoạt động của lực lượng An ninh Khu VI từ khi thành lập (5/1962) đến khi giải thể (2/1976) và khẳng định: dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bộ Công an, sự hướng dẫn chỉ đạo của Ban An ninh Trung ương Cục, lực lượng An ninh Khu VI tuy ít và mỏng đã nêu cao tinh thần tự 9 lực, tự cường, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa phát triển thực lực tại chỗ, bảo vệ thực lực cách mạng, tiến lên đánh các đối tượng cảnh sát, thám báo và bọn tề xã, phục vụ yêu cầu phá kềm, mở rộng vùng giải phóng; tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968; tích cực tham gia đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pari. Nhanh chóng triển khai lực lượng giữ vững an ninh trật tự, quản lý vùng mới giải phóng, bảo vệ hành lang chiến lược của các cánh quân chủ lực tiến về Sài Gòn. Cuốn sách này vấn đề xây dựng lực lượng An ninh Khu VI được đề cập nhưng ít bởi chủ yếu tập trung vào các hoạt động của lực lượng An ninh Khu VI từ khi thành lập. Lịch sử An ninh Khu V thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975) (2008), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Khu V gồm 9 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Công trình tập trung hoạt động của lực lượng An ninh Khu V thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. An ninh Khu V là một bộ phận của An ninh miền Nam. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự chi viện của công an miền Bắc, sự giúp đỡ, đùm bọc của quần chúng nhân dân, lực lượng An ninh Khu V ra đời, vượt qua khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, nắm thời cơ, tiến lên giành thắng lợi. Lịch sử An ninh Khu Đông Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. An ninh khu Đông Nam Bộ được xây dựng, trưởng thành trên địa bàn trọng điểm cửa ngõ thành phố Sài Gòn-Gia Định. Công trình tập trung dựng lại một cách khách quan An ninh Đông Nam Bộ từ khi ra đời đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ đó khẳng định lực lượng An ninh Đông Nam Bộ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng đã phát huy truyền thống kiên cường, anh dũng của người miền Đông, trực tiếp đối đầu với đội ngũ quân tình báo, gián điệp nhà nghề của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tay sai góp phần làm nên 10 chiến thắng Tua Hai, Đồng Xoài, Bình Giã... đập tan các cuộc phản công mùa khô của địch, mở đầu giải phóng Phước Long, Xuân Lộc làm tiền đề cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các công trình kể trên là nguồn tư liệu quý giá đối với tác giả luận văn, song chỉ ở khía cạnh phản ánh hoạt động cụ thể của lực lượng An ninh miền Nam mà chưa có công trình nào đề cập đầy đủ và có hệ thống đến vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Chủ trương, biện pháp của Đảng trong xây dựng lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm rõ vai trò của lực lượng an ninh trong thời kỳ cách mạng này; từ đó bước đầu rút ra nhận xét, bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: từ năm 1960 đến năm 1975. Về không gian: miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào). Về nội dung: có liên quan đến đối tượng nghiên cứu là những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, kể cả những thủ đoạn của địch trong từng giai đoạn cách mạng; yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong mỗi giai đoạn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và trình bày có hệ thống các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng trong lãnh đạo xây dựng lực lượng an ninh miền Nam; quá trình chỉ đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam. 11 - Trình bày và phân tích quá trình thực thi sự lãnh đạo của Đảng, gắn với những giai đoạn khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và những kết quả cụ thể. - Đánh giá ưu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác công an nói chung và lực lượng An ninh miền Nam nói riêng từ năm 1960 đến năm 1975. - Báo cáo của các Khu gửi Trung ương Cục miền Nam. - Các công trình tổng kết lịch sử của lực lượng An ninh miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. - Văn bản các hội nghị công an toàn quốc từ năm 1955 đến năm 1975. - Các cuốn lịch sử an ninh các khu, lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân. - Tạp chí Công an nhân dân. - Hồi ký của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam. - Tài liệu lưu trữ tại Bộ Công an. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Đóng góp mới của Luận văn - Dựng lại một cách khách quan, hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong quá trình xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975, từ đó nêu nhận xét về ưu điểm, hạn chế và rút ra những bài 12 học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với việc xây dựng lực lượng công an ngày nay. - Khai thác và hệ thống hóa một số tư liệu có giá trị, qua chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong chỉ đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Bố cục Luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1965. Chương 2. Đảng lãnh đạo củng cố, kiện toàn lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975 Chương 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm 13 CHƢƠNG 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1965 1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết và chủ trƣơng của Đảng 1.1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, ngày 20-7-1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, các bên cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong báo cáo về “Tình hình mới và nhiệm vụ mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (7/1954) chỉ rõ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ” [9, tr. 589]. Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 6/9/1954 xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân miền Nam là: Thi hành triệt để hiệp định đình chiến. Chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện hòa bình: học tập nhiệm vụ, phương châm, chính sách mới của Trung ương, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, đảm bảo vừa che giấu lực lượng, vừa vận dụng được thuận lợi mới mà hoạt động để thực hiện chủ trương, chính sách và khẩu hiệu mới của Đảng [19, tr. 276]. Xuất phát từ chiến lược toàn cầu, đế quốc Mỹ âm mưu thay chân Pháp, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiêu diệt cơ sở Đảng và phong trào cách mạng 14 miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lấy đó làm bàn đạp uy hiếp, tấn công miền Bắc Việt Nam hòng bao vây, ngăn chặn và đẩy lùi làn sóng chủ nghĩa xã hội tràn xuống Đông Nam Á. Được sự trợ giúp của Mỹ, ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm càng điên cuồng phá hoại Hiệp định Giơvevơ, cự tuyệt tổng tuyển cử, bày ra chiến dịch “đả thực”, “bài phong”, “diệt cách mạng” nhằm xóa bỏ bộ máy cai trị của Pháp và đàn áp dã man những người yêu nước trong đó có cán bộ, chiến sỹ công an. Cách mạng miền Nam trải qua những năm tháng cực kỳ khó khăn. Một trong những công cụ đắc lực, nguy hiểm mà Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để chống phá cách mạng là hoạt động tình báo, gián điệp. Ngay sau khi nhậm chức, Ngô Đình Diệm ra nghị định thành lập phủ Tổng ủy di cư do CIA điều khiển, dụ dỗ đồng bào theo đạo Thiên chúa di cư vào Nam nhằm phá rối trật tự trị an miền Bắc. Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng những phần tử phản động cầm đầu chống cộng làm nòng cốt trong chính quyền, quân đội, trong các đoàn thể, đảng phái chính trị, hình thành một lực lượng để chống phá cách mạng. Chính quyền Sài Gòn tổ chức dồn dân vào các khu dinh điền, khu trù mật, những nơi hiểm yếu hoặc đan xen với các vùng giải phóng trước đây có vị trí chiến lược khắp miền Nam để làm hậu thuẫn cho chính sách chống cộng. Bộ máy ngụy quyền và các công cụ đàn áp cách mạng được dựng lên ở miền Nam. Một số tổ chức mật vụ ra đời như “Sở Nghiên cứu chính trị xã hội” do Trần Kim Tuyến làm giám đốc, “Nha Kỹ thuật”, “Sở Phòng vệ duyên hải”, “Đoàn Công tác đặc biệt”… Bất chấp làn sóng phản đối mạnh mẽ của nhân dân miền Nam chống Mỹ, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, ngày 10/10/1955, Mỹ đạo diễn cho Diệm bày trò “trưng cầu dân ý” phế truất Bảo Đại, suy tôn Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. Ngày 26/10/1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước Việt Nam cộng hòa. 15 Sau khi gạt Pháp ra khỏi guồng máy cai trị và độc chiếm miền Nam, đế quốc Mỹ tiếp sức cho anh em Ngô Đình Diệm, một mặt tìm cách tiêu diệt các giáo phái thân Pháp, mặt khác ráo riết thực hiện quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, tăng cường chiến tranh tâm lý, kết hợp với các biện pháp khủng bố, đàn áp man rợ, chia rẽ nhân dân với cán bộ, làm lung lay ý chí đấu tranh của quần chúng. Đảng viên và cán bộ công an hoạt động công khai trong kháng chiến chống Pháp trở thành đối tượng hàng đầu trong chính sách đàn áp, tiêu diệt của chúng. Với khẩu hiệu: “tiêu diệt cộng sản nằm vùng”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra những vụ thảm sát đẫm máu ở nhiều nơi. Tính riêng từ tháng 7/1955 đến tháng 2/1956, các tỉnh ở Nam Bộ có 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước bị giam cầm, giết hại [43, tr. 69]. Ở nhiều địa phương, tình thế cách mạng vô cùng khó khăn. Do địch tập trung đánh phá, cấp ủy bị phân tán, tổ chức cơ sở bị xáo trộn, nhiều nơi trở thành vùng trắng, đường dây liên lạc bị đứt, nhiều đảng viên ở lại hy sinh, bật đất, có huyện chỉ còn 5 đến 10 đồng chí, có huyện không còn đảng viên nào, nhiều chi bộ đảng tan rã. Trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ giữa năm 1955, phong trào đấu tranh của quần chúng ở thành thị và nông thôn miền Nam diễn ra liên tục, sôi nổi dưới nhiều hình thức hợp pháp, bất hợp pháp đòi hiệp thương, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống khủng bố gây cho địch nhiều khó khăn, lúng túng. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Xứ ủy Nam Bộ, Liên khu ủy V và tổ chức Đảng các cấp kịp thời lãnh đạo, tuyên truyền giáo dục quần chúng chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Các tổ chức cách mạng ở miền Nam rút vào hoạt động bí mật. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thực hiện kế hoạch chuyển quân tập kết, một bộ phận ở lại tạo thế hoạt động hợp pháp, kiên cường đấu tranh với địch trước mắt và lâu dài. 16 Sau khi tiến hành “tố cộng giai đoạn 1”, từ tháng 7/1956 Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu tổ chức chiến dịch “tố cộng, diệt cộng giai đoạn 2”. Bằng việc tăng cường lực lượng quân sự, mở các chiến dịch: Trương Tấn Bửu ở miền Đông Nam Bộ, Thoại Ngọc Hầu ở miền Tây Nam Bộ, càn quét đàn áp phong trào cách mạng kết hợp với các hoạt động tình báo, gián điệp nhằm phát hiện, bắt bớ cán bộ cách mạng. Ở các vùng trọng điểm như Sài Gòn-Gia Định, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị… Mỹ và tay sai tổ chức các cuộc hành quân càn quét trà đi xát lại nhiều lần với quốc sách “tố cộng, diệt cộng” “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, không từ một thủ đoạn nào, từ việc gài bọn gián điệp vào các tổ chức quần chúng đến sử dụng những phần tử đầu hàng, đầu thú chỉ điểm, nhận diện, truy lùng, bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu người yêu nước. Bên cạnh đó chúng còn sử dụng số phản động cầm đầu các tôn giáo, đảng phái và các tổ chức “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới” vào các hoạt động tình báo gián điệp do CIA chỉ đạo để chống phá cách mạng miền Nam. Các khu dinh điền, khu trù mật lập ra ở khắp các vùng căn cứ cũ của cách mạng trước đây để dồn dân hòng “tát nước bắt cá”. Cán bộ kháng chiến, những người yêu nước buộc phải ra trình diện, tập trung cải tạo, bị tra khảo đánh đập, bị mua chuộc bắt li khai cộng sản. Ở miền Nam từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi không ngày nào là không có đầu rơi máu chảy, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Trước tình hình trên, lực lượng công an nhân dân ở miền Nam nhanh chóng chuyển hướng tư tưởng, tổ chức cho phù hợp với tình hình mới, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng. Từ tháng 8/1954 đến tháng 5/1955, lực lượng công an được Đảng giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn chuyển quân tập kết. Thực tế ở miền Nam sau năm 1954, tất cả các lực lượng công an đều giải tán. Dưới sự 17 lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của Sở Công an Nam Bộ, các Ty Công an hướng dẫn việc giữ gìn bí mật kế hoạch tập kết, tăng cường công tác bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng, nhắc nhở các cấp công an tăng cường công tác cần thiết để đấu tranh đánh bại âm mưu hoạt động của địch, củng cố lực lượng, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Công an ở nhiều địa phương tiến hành chôn giấu vũ khí, thanh lý trại giam, bảo vệ các khu tập kết và tuyến hành lang chuyển quân. Số máy móc, vũ khí của công an xưởng được di chuyển và phân tán cho cơ sở cất giữ. Cán bộ công an đi tập kết bao gồm: quốc vệ đội, công an xung phong, công an xã. Số chiến sĩ ở lại bao gồm: lực lượng trinh sát, một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chưa bị lộ được chọn lọc giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ lãnh đạo của Đảng, xây dựng căn cứ, thành lập ban địch tình các cấp giúp Đảng nắm tình hình địch, làm công tác binh vận, giao liên hoặc trở về nguyên quán ban đầu bí mật xây dựng cơ sở. Những cán bộ có khả năng hợp pháp đưa vào làm nội tuyến trong các tổ chức địch. Sau 7 tháng thi hành hiệp định Giơnevơ, việc bàn giao các khu vực cơ bản hoàn thành. Công an Nam Bộ và Công an Liên khu V phục vụ tốt việc chuyển quân tập kết theo đúng yêu cầu và kế hoạch của Trung ương Đảng. Trước âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ và khủng bố phong trào cách mạng ngày càng trắng trợn của địch, nhân dân miền Nam bước vào cuộc đấu tranh mới đầy gian nan, thử thách. So sánh lực lượng ngày càng bất lợi cho cách mạng. Cách mạng miền Nam tạm thời ở thế giữ gìn lực lượng. Các tổ chức phải rút vào hoạt động bí mật, hoạt động không hợp pháp, chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Song thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã tạo cho nhân dân miền Nam vững tin vào Đảng, vào cách mạng; đồng bào miền Nam tuy chỉ sống trong những ngày hòa bình ngắn ngủi nhưng luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; cán bộ và nhân dân miền Nam dày dạn trong kháng chiến chống Pháp, 18 có nhiều kinh nghiệm và giàu quyết tâm đấu tranh; cơ sở Đảng và quần chúng phát triển, trưởng thành trong kháng chiến; cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam có chỗ dựa vững chắc là miền Bắc đã được giải phóng. 1.1.2. Chủ trương của Đảng Trước diễn biến mới của tình hình, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam, thành lập Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 10/1954, tại căn cứ Chắc Băng (Cà Mau) Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ được tổ chức, đồng chí Lê Duẩn được cử làm Bí thư. Hội nghị nhận định tình hình cách mạng miền Nam diễn biến theo hai khả năng: hoặc là Diệm phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, hoặc là chúng tìm cách phá hoại hiệp định. Do vậy nhân dân miền Nam vừa đấu tranh đòi phải thi hành Hiệp định và tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, vừa chuẩn bị đối phó với khả năng xấu nhất có thể xảy ra. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Xứ ủy đề ra phương châm công tác của cách mạng miền Nam là: “Kết hợp công tác bí mật với công tác công khai và nửa công khai, tổ chức và hoạt động của Đảng phải hết sức bí mật; tổ chức và hoạt động phong trào quần chúng thì cần lợi dụng các hình thức công khai” [46, tr. 41]. Xứ ủy chỉ đạo các tỉnh ủy gấp rút mở lớp tập huấn ngắn ngày để chuyển hướng nhiệm vụ cho các cán bộ, đảng viên ở lại, đào tạo thêm cán bộ đưa về tăng cường cho thành phố lớn, các vùng dân tộc, tôn giáo; đồng thời bố trí cán bộ vào hoạt động trong bộ máy của địch với tên họ và ngành nghề mới theo khả năng của từng người; tổ chức chôn giấu vũ khí, đạn dược… Về công tác tổ chức, Hội nghị chủ trương điều chỉnh tổ chức chi bộ theo hướng chuyển vào hoạt động bí mật, trong đó các đảng viên trung kiên là nòng cốt, những đảng viên thiếu tích cực sinh hoạt riêng, cắt sinh hoạt Đảng đối với những đảng viên yếu kém, tổ chức thêm chi bộ mới ở thành thị. 19 Tháng 9/1954, Bộ Công an cử đồng chí Trần Viễn Chi, phái viên của Bộ trưởng vào khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau phổ biến cho lãnh đạo Sở Công an Nam Bộ về nội dung công tác phái khiển (công tác tình báo gián điệp), xây dựng cơ sở nội tuyến trong lòng địch để nắm tình hình. Trước âm mưu phá hoại của địch, công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Ban Bảo vệ Xứ ủy gồm 3 bộ phận: bộ phận địch tình, bộ phận bảo vệ, bộ phận thông tin liên lạc và chỉ thị các cấp ủy Đảng thành lập Ban bảo vệ do bí thư hoặc phó bí thư phụ trách, ban Bảo vệ Xứ ủy; một bộ phận cán bộ công an ở lại được bố trí làm công tác chuyên trách. Nhiệm vụ bảo vệ được xác định là: Vận động quần chúng phòng gian bảo mật, chống địch khủng bố, giải thoát cho cán bộ bị bắt. Tổ chức nắm tình hình địch, xây dựng, bảo vệ hệ thống giao thông liên lạc, chuẩn bị căn cứ dự bị, đảm bảo an toàn cho cơ quan lãnh đạo. Ở các tỉnh thành lập Ban bảo vệ, nhiệm vụ và tổ chức tương ứng như Ban Bảo vệ Xứ uỷ. Được Ban bảo vệ các cấp hướng dẫn, quần chúng đứng lên đấu tranh quyết liệt với công an, mật vụ địch, tiêu diệt bọn ác ôn để bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động trong vùng địch, đầu năm 1955, Xứ ủy quyết định thành lập Ban Địch tình Xứ ủy. Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng thay mặt Xứ ủy triệu tập cuộc họp thông báo quyết định thành lập Ban Địch tình (lấy mật danh là Ban Nghiên cứu) Xứ ủy Nam Bộ. Thành phần lãnh đạo Ban Địch tình Xứ ủy: Bí thư Xứ ủy trực tiếp phụ trách ban nhưng không làm trưởng ban. Đồng chí Văn Viên được cử làm Trưởng ban. Đồng chí Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm (nguyên là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ), Hoàng Minh Đạo (nguyên trưởng phòng quân báo Bộ Tư lệnh quân sự Nam Bộ) làm Phó trưởng ban [1, tr.21]. Sau đó Xứ ủy bổ sung đồng chí Trần Quốc Hương là Phó trưởng ban. Ban Địch tình Xứ ủy chịu trách nhiệm trước Trung 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan