Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền Bắc g...

Tài liệu Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền Bắc giai đoạn 1965 - 1975

.PDF
118
137
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ VĂN HÀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP Ở MIỀN BẮC 1965- 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊGH SỬ HÀ NỘI – 2003 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ VĂN HÀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP Ở MIỀN BẮC 1965 -1975 Chuyên ngành: lịch sử Đảng. Mã số : 05-03-16 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. LÊ MẬU HÃN HÀ NỘI - 2003 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP(1965-1969). ....... 10 1.1.VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP MIỀN BẮC TRƢỚC NĂM 1965................................................................................................................. 10 1.1.1. Giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kỳ 1945-1954. ............................................................................................................... 10 1.1.2. Giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp XHCN trong thời kỳ 1954- 1965. ....... 13 1.2. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP (1965- 1969). ............................................................................................................ 22 1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ về chuyển hƣớng giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp trong tình hình mới....................................................................................... 22 1.2.2.Tổ chức thực hiện chuyển hƣớng giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp......... 29 1.3. TIỂU KẾT. ....................................................................................................................... 48 CHƯƠNG 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP (1969- 1975). ..... 50 2.1. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP. ....................................................................................................... 50 2.2. LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP. ................................................................................................................ 55 2.2.1. Ổn định cơ sở vật chất và đời sống của cán bộ, học sinh. ............................................. 55 2.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, tăng cƣờng quản lý đào tạo, cải tiến công tác đào tạo cán bộ THCN, hoàn thành việc chuẩn bị cải cách giáo dục ĐH &THCN. .... 60 2.2.3. Kết hợp công tác phục vụ với giảng dạy, học tập. ....................................................... 78 2.3. TIỂU KẾT. ....................................................................................................................... 87 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .... 88 3.1. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP ................................................................................................................. 88 3.1.1. Giáo dục ĐH &THCN giai đoạn 1965- 1975 phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh. . 88 3.1.2. Đây là giai đoạn giáo dục ĐH &THCN phải di chuyển nhiều lần. .............................. 89 3.1.3. Các trường ĐH &THCN vừa làm nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, sản xuất. ............................................................................................... 90 4 3.1.4. Xây dựng nền giáo dục ĐH &THCN XHCN ở điểm xuất phát thấp.............................. 91 3.2. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CƠ BẢN ............................................................................ 91 3.2.1. Thành tựu. .................................................................................................................. 91 3.2.2. Những tồn tại. ............................................................................................................. 99 3.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM.............................................................................................. 101 3.3.1. Giáo dục ĐH & THCN phải phục vụ đƣờng lối và nhiệm vụ cách mạng.................... 101 3.3.2.Phát triển nền giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp mang tính nhân dân. ..... 103 3.3.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng tốt. ........................................................................................................................... 105 3.3.4. Nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, mở rộng quan hệ quốc tế. .................................... 110 KẾT LUẬN ............................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 115 3 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Chúng ta đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giáo dục được coi là nhân tố quyết định để thực hiện mục tiêu đó. Đảng ta khẳng định“Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài[44, tr 107]. Nền giáo dục nói chung và giáo dục ĐH &THCN nói riêng từ khi hoà bình lập lại đến năm 1965, tuy đạt được những thành tựu quan trọng, song so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, và yêu cầu to lớn của nhiệm vụ cách mạng chung của cả nước thì còn chậm trễ, vừa thiếu cán bộ, vừa mất cân đối, chất lượng cán bộ chưa được coi trọng tương xứng với số lượng,"một số ngành và một số loại cán bộ yêu cầu đào tạo chưa rõ ràng, phương thức đào tạo chưa thích hợp"[19, tr 54] Việc nghiên cứu về giáo dục ĐH &THCN một thời kỳ lịch sử nhất định, gợi mở những bài học học bổ ích trong việc hoạch định đường lối phát triển giáo dục ĐH &THCN hiện nay. Vì những lý do trên khuyến khích chúng tôi chọn đề tài “ĐẢNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1965- 1975”, làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng. Chúng tôi chọn giai đoạn này là vì giáo dục ĐH &THCN miền Bắc phát triển trong điều kiện đặc biệt. Đất nước bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến 4 lược cách mạng: xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, đặc biệt từ năm1965 trở đi, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước. Đây là giai đoạn đầy biến động của giáo dục ĐH &THCN Việt Nam. Trước tình hình mới, Đảng ta thực hiện chủ trương chuyển hướng công tác giáo dục, đẩy mạnh qui mô đào tạo cán bộ chuyên môn, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường học, thực hiện nguyên lý, phương châm giáo dục trong hoàn cảnh chiến tranh, và sáng tạo ra nhiều hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dữơng con người để đưa nền giáo dục ĐH &THCN phát triển mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN và sự nghiệp thống nhất đất nước, tạo tiền đề quan trọng cho nền giáo dục ĐH &THCN giai đoạn sau. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Từ lâu, giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục ĐH &THCN nói riêng là đề tài được nhiều cán bộ khoa học, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể các tác phẩm tiêu biểu như, “Về vấn đề giáo dục”-tập hợp những bài viết, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh; “Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục” -tập hợp những bài viết, bài nói chuyện của đồng chí Phạm Văn Đồng; “Về văn hoá giáo dục” của Nguyễn Khánh Toàn; “Lịch sử ĐH & THCN Việt Nam” tập I, do Lê Văn Giạng chủ biên; “Sơ thảo lịch sử ĐH &THCN Việt Nam giai đoạn 1955- 1975, do Nguyễn Được biên soạn phần giáo dục đại học, Nguyễn Tuỳ biên soạn phần giáo dục THCN; "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010" của Thủ tướng Chính phủ(12 năm 2001).(chúng tôi sẽ đề cập những công trình nghiên cứu về giáo dục ở phần danh mục tài liệu tham khảo). 5 Nhìn lại các công trình nghiên cứu về giáo dục ĐH &THCN bước đầu chúng tôi có suy nghĩ sau: - Các tác giả đã nêu bật được tính chất, nội dung và nguyên lý của giáo dục ĐH & THCN. - Các công trình đã phân tích, đánh giá thực trạng, khẳng định những thành tựu to lớn của giáo dục ĐH & THCN, đồng thời vạch ra những tồn tại đã và đang đặt ra. - Các tác giả đã tìm ra những nguyên nhân, đề ra những giải pháp cụ thể để giáo dục ĐH & THCN phát triển trong điều kiện mới. Phải nói rằng những kết quả nghiên cứu về nền giáo dục ĐH &THCN là khá toàn diện, đề cập đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Điều đó không có nghĩa là mọi việc xem như đã hoàn tất. Bức tranh toàn cảnh về nền giáo dục ĐH &THCN, nhất là ở góc độ tổng kết lịch sử chưa được phản ánh trọn vẹn và đầy đủ. Việc nghiên cứu về giáo dục ĐH & THCN vẫn cần phải tiếp tục. 3. Đối tƣợng và phạm vi, mục đích và nhiệm vụ của đề tài. a. Đối tượng và phạm vi: * Đối tượng: - Sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng nền giáo dục ĐH &THCN XHCN. - Thực tiễn phong trào quần chúng xây dựng và phát triển giáo dục ĐH &THCN. -Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trên. * Phạm vi: 6 - Những điều kiện kinh tế, xã hội và truyền thống lịch sử ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển giáo dục ĐH &THCN. - Đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng nền giáo dục ĐH &THCN, trọng tâm là giai đoạn chuyển hướng giáo dục 1965- 1975; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và tinh thần vượt khó vươn lên của thầy trò các trường trong việc xây dựng nền giáo dục ĐH &THCN. - Những nội dung cụ thể trong việc đẩy mạnh qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, thực hiện phương châm giáo dục của Đảng. -Thàng tựu và hạn chế của ngành giáo dục ĐH &THCN trong quá trình xây dựng và trưởng thành. b. Mục đích và nhiệm vụ: : - Trình bày có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng về giáo dục ĐH &THCN từ năm 1965 đến năm 1975, nhất là về đường lối chủ trương, biện pháp trong việc thực hiện chuyển hướng giáo dục. - Làm rõ nội dung các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục ĐH & THCN miền Bắc. - Xác định đặc điểm phát triển của giáo dục ĐH &THCN miền Bắc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Bước đầu rút ra những nhận xét và bài học kinh nghiệm lịch sử và đề xuất một số kiến nghị, phục vụ cho việc xây dựng nền giáo dục ĐH & THCN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Nguồn tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là các văn kiện của Đảng và bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các công trình sử học của các tác giả Việt 7 Nam, các bài báo khoa học đăng trên tạp chí TW và địa phương có liên quan đến đề tài v.v.. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp cơ bản để tiếp cận đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp lo gích. Mức độ sử dụng hai phương pháp này sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu đặt ra trong nội dung các chương. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê,phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học . - Luận văn tập hợp các nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu về quá trình phát triển nền giáo dục ĐH &THCN miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1975, đồng thời góp phần bổ sung một số tư liệu trong quá trình nghiên cứu này. -Từ góc độ sử học, luận văn sẽ trình bày một cách có hệ thống đường lối chủ trương, biện pháp và sự chỉ đạo của Đảng về giáo dục ĐH & THCN, nêu bật sự phát triển mạnh mẽ, những thành tựu và hạn chế của ngành ĐH &THCN Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975. - Nêu rõ mối tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá với giáo dục trong hoàn cảnh cụ thể, làm rõ tính đặc thù của giáo dục ĐH & THCN Việt Nam giai đoạn 1965- 1975. - Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn. Luận văn được chia làm ba chương. Chƣơng 1 : Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp (1965-1969). Chƣơng 2 : Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp (1969- 1975). 8 Chƣơng 3 : Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm. CHƢƠNG 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP(1965-1969). 1.1.VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC & TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP MIỀN BẮC TRƢỚC NĂM 1965. 1.1.1. Giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kỳ 1945-1954. Quốc tử giám mở năm 1075, có thể coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Trong gần một trăm năm đô hộ, thực dân Pháp chỉ xây dựng cho cả Đông Dương một trường đại học gồm hai khoa( khoa luật và khoa y) và vài trường cao đẳng như Canh nông, Thương mại, Công chính, Mỹ thuật, Sư phạm, Thú y, Khoa học và chín trường trung cấp[3, tr13-14]. Qui mô đào tạo nhỏ bé và không đều giữa các ngành. Số lượng học sinh đại học năm cao nhất (1942) là 1085 người, trong đó số học sinh luật khoa và y khoa chiếm số đông. Thực dân Pháp coi trường học là công cụ quan trọng để chinh phục thuộc địa, đào tạo công chức cho bộ máy cai trị, các cơ sở kinh doanh, thương nhân và đồn điền. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra kỷ nguyên : độc lập, tự do cho dân tộc. Ngay từ khi mới ra đời, chính quyền cách mạng non trẻ rất quan tâm đến việc phát triển nền giáo dục nước nhà. Trong tình thế vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, biết bao việc quan trọng phải giải quyết, song Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định vai trò của giáo 9 dục, và chủ trương chống nạn thất học, khôi phục nền giáo dục ĐH &THCN đã bị hoang tàn do các giáo sư người Pháp bỏ đi, sinh viên tản mạn mỗi người một nơi từ ngày Nhật đảo chính Pháp(9.3.1945). Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của BCHTƯ Đảng ra ngày 25. 11. 1945 nêu ra nhiệm vụ về văn hóa không chỉ tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ mà còn nêu rõ phải “mở ĐH &THCN, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ, cổ động văn hóa cứu quốc, kiến thiết nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc; khoa học hoá, đại chúng hoá, dân tộc hoá [46, tr 28]. Để có người hiền tài kiến thiết đất nước, xây dựng nền giáo dục mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "chiếu cầu hiền" với lời lẽ chân thành, thiết tha "Kiến thiết thì cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào, chắc không thiếu người tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi bậc hiền tài không thể xuất thân."[15, tr 451], và Người yêu cầu các địa phương lập danh sách người hiền tài cho Chính phủ để trọng dụng. Nhờ chủ trương đúng đắn và sự nhiệt tình của những trí thức yêu nước được đào tạo dưới thời thuộc Pháp như ông Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Nguyễn Thúc Hào, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn.., các trường ĐH & THCN lần lượt được khôi phục và hoạt động trở lại theo tinh thần của nền giáo dục mới, “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Nền giáo dục dân tộc, dân chủ của chế độ mới, tuy mới phôi thai, trên cơ sở tiếp quản và cải tổ nền giáo dục thời thuộc Pháp, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân, để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ. Thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Kháng chiến bùng nổ trong phạm vi cả nước, thầy trò các trường ĐH & THCN cùng nhân dân cả nước, bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ để bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám. Các trường rời Hà Nội về vùng nông thôn, lên Việt Bắc, chuyển hướng đào tạo, 10 phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Hội nghị cán bộ TƯ mở rộng tháng 4. 1947 đã chỉ ra phương hướng chính cho toàn ngành giáo dục. Công việc giáo dục phải thích hợp với thời kỳ kháng chiến, nghĩa là" chương trình học phải thiết thực, nhằm mục đích đào tạo nhân tài, cần dùng cho kháng chiến trước hết, về tất cả các ngành y tế, canh nông, quân giới cũng như thương mại, ngoại giao. Học sinh phải vừa học, vừa tham gia sản xuất để tiếp tục tự túc tự cấp một phần nào"[46, tr 188] Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947, đặc biệt là sau chiến thắng Biên Giới(1950), sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc được đẩy mạnh, nhu cầu về cán bộ chuyên môn trở nên bức thiết. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng ta vẫn quyết tâm mở thêm một số trường ĐH & THCN. Ba Trung tâm Đại học được mở trong thời gian này. Đó là, Trung tâm ở Việt Bắc có Trường Đại học Y và Ban quân dược; Trung tâm khu IV có Trường Dự bị Đại học và Sư phạm Cao cấp; Trung tâm ở Khu học Xá TƯ có Trường Khoa học Cơ bản và Sư phạm Cao cấp. Về khối trung học có mở thêm các trường sau: Giao thông Công chính(1948), Y sĩ(1949), Sư phạm(1950), Dược sỹ(1952), Nông lâm(1952), Ngoại ngữ(1952), Bưu điện(1954). Tính đến tháng 7. 1954, chúng ta đã đào tạo được 600 sinh viên đại học và 1.520 học sinh trung cấp phục vụ kháng chiến và kiến quốc[4, tr 199]. Cùng với việc đẩy mạnh đào tạo cán bộ trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm đến việc gửi học sinh sang nước ngoài đào tạo. Từ năm 1951, đoàn lưu học sinh đầu tiên của nước ta gồm 20 người được giử sang Liên Xô học tập, đến năm 1954 tổng số lưu học sinh được đào tạo nước ngoài lên tới 700 người ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác. Như vậy, chúng ta bắt tay vào xây dựng nền giáo dục ĐH &THCN trong điều kiện hết sức khó khăn và xuất phát điểm là quá thấp. Nó được ra đời và trưởng thành trong kháng chiến, lấy mục tiêu phục vụ kháng chiến, kiến quốc 11 làm hàng đầu. Có thể coi nền giáo dục ĐH &THCN nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu từ đó. Đánh giá ý nghĩa của việc xây dựng nền giáo dục ĐH & THCN thời kỳ này, Nguyễn Khánh Toàn viết “ Phải khẳng định rằng mặc dù con số mà chúng ta xây dựng trong kháng chiến còn chưa được hoàn chỉnh, nhưng nó là cái nền tảng dựng trên một đường lối đúng đắn, không có nó thì chúng ta không thể giành được thắng lợi như trong thời kỳ 5 năm đầu từ khi hòa bình lập lại.”[11, tr 151] 1.1.2. Giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp XHCN trong thời kỳ 1954- 1965. Sau khi ký Hiệp định Giơ ne vơ(7. 1954), hoà bình lập lại ở Đông Dương, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh(1954-1957), tiến hành cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa(1958-1960), và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đưa miền Bắc tiến lên CNXH. Sự nghiệp giáo dục trong đó có giáo dục ĐH &THCN đã từng bước phát triển qua các kế hoạch kinh tế, nhiệm vụ mới dưới ánh sáng đường lối chủ trương của Đảng và Chính phủ. Tháng 3.1956, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Đề án cải cách giáo dục phổ thông lần thứ hai. Mục tiêu của cải cách gíao dục lần này là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên phát triển về mọi mặt, thành những công dân tốt, cán bộ tốt, có đức, có tài trung thành với Tổ quốc, với chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất. Phương châm giáo dục là lý luận liên hệ với thực tế, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội. Nội dung giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục. Phương pháp giáo dục là tăng cường thực hành, tăng cường lao động sản xuất, chú ý nhiều hơn đến ứng dụng tri thức vào cuộc sống. Đây là bước đi cơ bản ban đầu quan trọng trong quá trình xây dựng nền giáo dục XHCN. Hệ thống giáo dục 12 theo mô hình của Pháp đầu thế kỷ XX "được cải tạo và xây dựng lại theo mô hình của các nước trong phe XHCN, chủ yếu là của Liên Xô. Công cuộc xây dựng hệ thống giáo dục mới này đã tiến hành không chỉ ở giáo dục phổ thông mà còn ở giáo dục ĐH & THCN.”[4, tr 20] Cũng năm 1956, theo đề nghị của Bộ giáo dục nước ta, các chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam để giúp đỡ kế hoạch xây dựng và phát triển ngành ĐH &THCN. Trên cơ sở đã được chuẩn bị, ngày 12. 10. 1956 Vụ ĐH &THCN đã tổ chức lễ khai giảng cho năm trường đại học(Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm, Đại học Y dược, Đại học Nông lâm và Đại học Bách khoa). Khối THCN cũng được mở rộng. Ngoài các trường khối nông lâm, sư phạm, y tế, xuất hiện thêm khối trường kỹ thuật, công nghiệp và khối trường văn hóa, nghệ thuật. Đây là những trường ĐH & THCN kiểu mới đầu tiên ở nước ta theo mô hình XHCN, làm nòng cốt cho hệ thống các trường ĐH &THCN sau này. Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng các trường ĐH & THCN của Liên Xô và các nước XHCN, Bộ giáo dục đã xác định phương hướng phát triển của Ngành trong ba năm(1958-1960) trên cơ sở khả năng, trình độ và yêu cầu thực tế Việt Nam và yêu cầu phát triển của toàn khối XHCN, để phát triển văn hóa giáo dục, tạo tiền đề cho sự nghiệp xây dựng văn hóa giáo dục XHCN của nước ta trong 10-15 năm về sau. Năm 1958, ngành ĐH &THCN đã tổ chức cuộc vận động xây dựng nhà trường XHCN. Cuộc vân động đã đem lại kết quả quan trọng trong việc nâng cao lập trường cách mạng và xác lập quan điểm giáo dục XHCN. Cụ thể là: Xác định mục tiêu đào tạo toàn diện : tư tưởng, chuyên môn, sức khỏe; xác định nguyên lý, phương châm, giáo dục: giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực 13 tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong nhà trường, giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, gạt bỏ quan điểm chuyên môn đơn thuần, học thuật vị học thuật[ 4, tr 205]. Đến năm 1960, cùng với việc chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngành ĐH & THCN có bước phát triển quan trọng về số lượng lẫn chất lượng. "Hệ thống quan điểm chính trị và tư tưởng giáo dục XHCN được xác lập trong nhà trường. Đội ngũ cán bộ đại học tăng gấp 8 lần, THCN tăng gấp 6,2 lần so với năm 1954; cán bộ những ngành sản xuất trước kia(1954) chỉ chiếm vài phần trăm, thì nay đã chiếm tỷ lệ là 31,4% về đại học, và 38,7% về THCN."[ 3, tr 24] Đại hội lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 đã nêu rõ: công tác giáo dục, văn hóa phải được phát triển trên qui mô lớn và phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Phải bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ XHCN, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khoẻ, những người phát triển toàn diện, để xây dựng xã hội mới, đồng thời phải phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng kinh tế và văn hóa XHCN. Đối với ngành ĐH & THCN, Nghị quyết nêu rõ"Tăng cường ngành đại học, phát triển ngành chuyên nghiệp cao cấp, nghiên cứu cải tiến nội dung học tập và trước hết cần rút ngắn thời gian học tập ở những nơi cần thiết, và có thể sao cho có thể nhanh chóng cung cấp nhiều cán bộ cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa.”[19, tr 9] Về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn trong các khối nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế .., tiếp tục được đề cập đến NQTƯ 5(7. 1961) về phát triển kinh tế nông nghiệp; NQTƯ 7 (5.1962) về xây dựng và phát triển công nghiệp; NQTƯ 10(12. 1964) về thương nghiệp và giá cả. Những văn kiện trên ra đời đã đưa công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn thực sự trở 14 thành bộ phận gắn bó hữu cơ với đường lối cách mạng XHCN, có tác dụng đưa nền giáo dục ĐH &THCN phát triển mạnh mẽ. Mùa xuân năm 1961, toàn ngành ĐH &THCN tổ chức đợt chỉnh huấn, quán triệt nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, tạo cơ sở chính trị cần thiết cho việc đào tạo cán bộ chuyên môn. Đầu năm học 1961-1962, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngành giáo dục phát động phong trào thi đua “hai tốt” (dạy thật tốt, học thật tốt), nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện trong trường học. Trước âm mưu của Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, phong trào thi đua “hai tốt” trong các trường ĐH & THCN được đẩy mạnh với nội dung thiết thực hơn. Đối với cán bộ giảng dạy, công tác xây dựng tổ, đội lao động XHCN được đẩy mạnh, nhằm thực hiện tốt mục đích, phương châm giáo dục của Đảng, bồi dưỡng cho cán bộ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Đối với học sinh, sinh viên cuộc vận động xây dựng phong cách học tập mới được đẩy mạnh, nhằm thực hiện việc học tập có mục đích, động cơ thái độ, phương pháp đúng đắn. Phong trào thi đua “hai tốt” thực chất là một phong trào thi đua thực hiện có sáng tạo mục đích giáo dục nguyên lý, phương châm giáo dục mà Đại hội III của Đảng đề ra. Phong trào thi đua vừa có tính toàn diện, vừa có tính tập thể có tác dụng phát huy mọi lực lượng trong nhà trường, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển biến của nhà trường thực hiện đường lối đào tạo của Đại hội lần thứ III. [10, tr 52] Sau 5 năm nỗ lực phấn đấu, ngành ĐH &THCN đã đạt được thành tựu khá toàn diện về qui mô và chất lượng đào tạo, đáp ứng một bước nhu cầu về cán bộ chuyên môn cho sự nghiệp cách mạng. Sự phát triển về qui mô của ngành ĐH &THCN thời gian này được nêu trong bảng 1.1; 1. 2; 1.3; 1.4. 15 Bảng 1.1[22 , tr 7] Trường lớp - Cán bộ giảng dạy- học sinh đại học Trườnglớp, Số học sinh Số học sinh đào phân hiệu tuyển mới tạo tại trường Học sinh tốt nghiệp trong năm (Đào tạo trong nước) Trongđó Cánbộ trường, giảng Trongđó : phânhiệu dạy Tổng Tổngsố hệdài hạn Tổng số đàotạodài số tập trung hạn Trongđó hệdài hạntập trung 1955-1956 4 4 40 646 594 1.191 1.191 270 1964-1965 16 15 2.747 6.701 5.119 29.337 22.374 7.241 Bảng 1.2[22, tr 11] Trường, phân hiệu đào tạo dài hạn. (Phân theo khối ngành) Tổngsố Trong tổng số Trường Năm học Tổng Phân Công hiệuđại hợp họcdài (KHCB) nghiệp hạn 1955-1956 4 1 1964-1965 15 1 3 Nông,lâm, Sư phạm Vănhóa Kinhtế Y,dược, ngư ngoại nghệ tài chính TDTT nghiệp ngữ thuật 2 2 1 1 1 3 3 1 16 Bảng 1.3[22, trr 83] Số học sinh tuyển Số học sinh đào tạo mới tại trường Trường lớp Năm học Trong đó Tổng số Tw 1955-1956 8 8 1964-1965 112 54 Cánbộ giảng dạy Trong đó : hệ dài Trongđó : Tổng số Tổng số dài hạn hạn tập trung 101 2.400 2.205 2.755 2.533 1.690 3.000 13.642 8.007 42.626 25.233 8.989 Đp 58 Học sinh tốt nghiệp Trường lớp - Cán bộ giảng dạy - Học sinh THCN. Bảng 1.4[22, tr 86] Trường lớp THCN Năm học Tổng số Khối các trường Công nghiệp Nônglâm Kinhtếtài ngư nghiệp chính Sư phạm 2 1955-1956 8 5 1 1964-1965 142 14 14 23 12 5 21 YdượcThể Vănhoá Dụcthể nghệ thuật thao 2 14 7 Đến năm học 1965, riêng khối đại học đã có 22 nhóm ngành, 97 ngành. Như vậy, số lượng trường, lớp, cán bộ giảng dạy, sinh viên, ngành nghề đào tạo tăng nhanh so với những năm hoà bình mới lập lại(1955-1956), và hệ thống các trường ĐH & THCN "bắt đầu được xây dựng với cơ cấu ngành học 17 tương đối toàn diện, bao gồm hầu hết các lĩnh vực, kinh tế, văn hóa trong đó các ngành học về kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế đặc biệt được chú trọng phát triển” [3, tr38]. Cùng với sự phát triển về qui mô, chất lượng đào tạo cán bộ chuyên môn cũng được nâng lên rõ rệt. Báo cáo của Bộ giáo dục( tháng 6. 1963) nhận xét: các trường bước đầu đi vào nề nếp, mục tiêu đào tạo như kế hoạch học tập và chương trình các môn học được cải tiến phù hợp, nhiều biện pháp được áp dụng để tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, kết hợp với các mặt giảng dạy, học tập, lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học, chất lượng tuyển sinh được nâng cao cả về chính trị, văn hóa, sức khoẻ; tỷ lệ thành phần là công nông và cán bộ tuyển vào trường chiếm 60% đến 70%, phong trào thi đua “hai tốt” được các trường đẩy mạnh”. Trình độ nhận thức về chính trị, tư tưởng của học sinh- sinh viên ngày một nâng cao. Chỉ thị số 102/CT-TƯ ra ngày 3.7. 1965 của BBTTƯ Đảng về việc tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên, học sinh nhận xét: số đông sinh viên, học sinh được sự giáo dục của Đảng, của đoàn, của nhà trường XHCN đã có tiến bộ rõ rệt về trình độ tư tưởng, chính trị, hiểu biết về đường lối cách mạng của Đảng, nâng cao lòng yêu nước và giác ngộ XHCN, và bước đầu có ý thức vươn lên để làm tốt cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa theo lời kêu gọi của Đảng. Chất lượng đào tạo còn được thể hiện ở việc sinh viên, học sinh ra trường nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống, giải quyết có kết quả công việc thực tiễn đặt ra. Sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường ĐH & THCN sau khi ra trường đã "trở thành những người xuất sắc trên mặt trận sản xuất và chiến đấu” [19, tr 32] 18 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên môn của ngành ĐH &THCN chưa có kế hoạch đào tạo mang tính tổng thể và dài hạn, nên số lượng tuyển sinh lên xuống thất thường. Qua các bảng 1.5 ;1.6 cho thấy rõ điều đó. Bảng 1.5.[22, tr 17] Học sinh đại học tuyển vào hàng năm. (Đào tạo trong và ngoài nước) Đào tạo trong nước Năm học Tổng số Trong đó : hệ dài hạn tập trung 1960-1961 7.789 4.965 1961-1962 9..215 6.922 1962-1963 8.585 6.514 1963-1964 6.754 4.985 1964-1965 6.701 5.119 Bảng 1.6.[22, tr 97]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan