Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận từ năm 2001 ...

Tài liệu Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận từ năm 2001 đến năm 2012

.PDF
156
166
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ************************** NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ************************** NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri Hà Nội - 2013 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... 4 Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 .... 12 1.1.Công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trước 2001. .......... 12 1.1.1.Công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam, một số đặc điểm quan trọng. ........................................................................................................... 12 1.1.2.Thực trạng công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trước năm 2001. ............................................................................................................ 16 1.2. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận từ năm 2001 đến năm 2005. ............................................................. 20 1.2.1.Chủ trương của Đảng ................................................................................. 20 1.2.2. Sự chỉ đạo. ................................................................................................. 23 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012 ........................ 38 2.1.Chủ trương................................................................................................... 38 2.2. Sự chỉ đạo .................................................................................................... 50 Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU . 87 3.1. Nhận xét chung ........................................................................................... 87 3.1.1 Về các thành tựu và nguyên nhân .............................................................. 87 3.1.2 Về các hạn chế và nguyên nhân. .............................................................. 94 3.2.Các kinh nghiệm chủ yếu ........................................................................... 97 3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương. .................................................. 97 3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện ...................................................... 103 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 114 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 119 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QĐND: Quân đội nhân dân. CTDV: Công tác dân vận LLVT: Lực lượng vũ trang LLVTND: Lực lượng vũ trang nhân dân ĐUQSTU: Đảng ủy Quân sự Trung ương BCH: Ban Chấp hành DTTS: Dân tộc thiểu số HTCT: Hệ thống chính trị CT-XH: Chính trị xã hội CHQS: Chỉ huy quân sự MTTQ: Mặt trận Tổ Quốc QĐND: Quân đội nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa BQP: Bộ quốc phòng 4 Mở Đầu 1. Lí do chọn đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Dân vận là vận động tất cả lực lƣợng của mỗi một ngƣời dân không để sót một ngƣời dân nào, góp thành lực lƣợng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”[25;276]. Dân vận có nghĩa là làm gƣơng trƣớc dân, là công tác dân vận của các tổ chức dân vận của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị nói chung và của cả hệ thống xã hội nói riêng, mục tiêu cao nhất của dân vận theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là vì dân. Tăng cƣờng công tác dân vận (CTDV), củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với quần chúng nhân dân là vấn đề đƣợc Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng, mục đích cuối cùng của sự nghiệp cách mạng là vì dân và lực lƣợng tiến hành sự nghiệp cách mạng cũng chính là quần chúng nhân dân. Ngƣời nói: "Nƣớc lấy dân làm gốc. Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lƣợng chính là ở dân". Từ đó, Ngƣời chỉ rõ: "Cách mệnh trƣớc hết phải làm cho dân giác ngộ", "phải làm thức tỉnh sự đồng tình hƣởng ứng của quần chúng". Do vậy: "Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Không những xác định rõ mục đích, ý nghĩa của CTDV, Ngƣời còn chỉ ra những yêu cầu thiết yếu để thực hiện có hiệu quả công tác này. Những vấn đề đó vừa có ý nghĩa quan trọng, vừa thiết thực đối với việc tập hợp, tổ chức, giáo dục quần chúng của các tổ chức, đoàn thể cách mạng và phƣơng pháp, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên cũng nhƣ mọi thành viên khác trong hệ thống chính trị. Sinh ra và lớn lên trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lƣợng nòng cốt của LLVT, Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu hy sinh. Suốt nửa thế kỉ trƣởng thành và chiến thắng đã xây đắp bản chất và truyền thống tốt đẹp của đội quân tận 5 trung với Đảng, tận hiếu với dân. Với Quân đội nhân dân, tổ chức thực hiện tốt CTDV không chỉ là nhiệm vụ xuất phát từ bản chất, chức năng, truyền thống của mình, mà còn là tình cảm, lƣơng tâm, trách nhiệm của mọi cán bộ. Quan hệ đoàn kết máu thịt quân dân đã trở thành nguồn sức mạnh đảm bảo để Quân đội không ngừng trƣởng thành và chiến thắng. Một trong những truyền thống quý báu đó là mối quan hệ đoàn kết máu thịt quân dân, là chức năng đội quân công tác quần chúng của Đảng qua các thời kì và các giai đoạn cách mạng không ngừng đƣợc phát huy. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam góp phần tăng cƣờng sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân để thực hiện những mục tiêu cách mạng, mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, bồi dƣỡng nâng cao bản chất cách mạng cho LLVT, làm cho LLVT không ngừng tăng cƣờng đoàn kết quân dân và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ Đảng giao phó. Nhận thức rõ tầm quan trọng công tác dân vận của Quân đội, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012 Đảng đã đề nhiều chủ trƣơng, biện pháp để không ngừng đổi mới tăng cƣờng công tác dân vận nói chung, công tác công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Đảng đã tích cực củng cố, phát huy vai trò và sức mạnh to lớn của các tổ chức đoàn thể xã hội, nhằm phát huy tiềm năng và sức mạnh to lớn của nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc . Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi xin chọn vấn đề: “Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận từ năm 2001 đến năm 2012” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận của Quân đội góp phần tăng cƣờng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời 6 rút ra những kinh nghiệm, để thúc đẩy tốt hơn nữa công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những hoạt động quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với vai trò quan trọng của mình, công tác dân vận của Quân đội đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan đến vấn đề công tác dân vận và công tác dân vận của Quân đội. Tuy nhiên tùy từng góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các công trình khoa học có những cách tiếp cận và giải quyết khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình liên quan đến đề tài đƣợc chia ra thành các nhóm sau: - Các bài viết, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nƣớc về công tác dân vận đƣợc đăng trên các sách, báo, tạp chí: Tiêu biểu nhất là: “Hãy luôn luôn xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” của Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mƣời trên Tạp hí quốc phòng toàn dân số 1 (1995), “Xây dựng Quân đội chính trị trong giai đoạn mới”, của Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu trên tạp chí Quốc phòng toàn dân số đặc biệt kỉ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - Ngày hội Quốc phòng toàn dân; “Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt trong các phong trào hoạt động cách mạng của giai cấp nông dân, có vị trí rất quan trọng đối với công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh trên tạp chí Nông thôn mới số 105, 106; “Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa công tác dân vận trong thời kì mới” của Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Đàm Đình Trại trên tạp chí Quốc phòng toàn dân. Các bài viết, bài phát biểu trên đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà Nƣớc về vị trí, vai trò của công tác dân vận nói chung, cũng nhƣ công tác dân vận của quân đội nói riêng trong thời kì đổi mới. 7 - Một số cuốn sách và các công trình khoa học đề cập đến công tác dân vận nói chung và công tác dân vận của Quân đội nói riêng, trong đó đáng chú ý là: “Công tác dân vận của quân đội” của tác giả Hồ Văn Giỏi, Nxb: Khoa sƣ phạm, (2005.); “Công tác dân vận: Giáo trình trung cấp lực lượng chính trị, của tác Phạm Tiến Đông, Nxb Chính Trị, (2004); “Mấy vấn đề cơ bản về công tác dân vận của lực lượng vũ trang nhân dân”, Nxb Quân đội nhân dân, (1971); “Tiếp tục đổi mới và nâng cao công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới”, Nxb quân đội nhân dân, (1995). “Công tác vận động nông dân trong thời kì CNH – HĐH đất nước,” của Hội Nông dân Việt Nam, Nxb nông nghiệp, (1999) Đó là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, không chỉ phác họa bức tranh toàn cảnh về công tác dân vận, làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng, đồng thời trao đổi những kinh nghiệm, phƣơng pháp vận động các đơn vị, giai cấp khác, bên cạnh đó còn dựng lại quá trình thực hiện công tác dân vận của Đảng và Quân đội qua các thời kì cách mạng. - Các công trình Luận văn, Luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này bao gồm: “Công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới 1986 – 1996” của tác giả Nguyễn Ngọc Mai (2002); “Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Lê Kim Việt (2002); “Vị trí của quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay”. Của Nguyễn Nhƣ Trúc (Luận án thạc sĩ triết học, 2006.) Những công trình này góp phần làm sáng tỏ công tác vận động quần chúng, công tác dân vận hay một bộ phận nào đó trong công tác dân vận của Đảng qua các thời kì cách mạng. - Về công tác dân vận của Quân đội Việt Nam có: “Nghị quyết quân sự của Đảng 1930 – 1960”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1959, tr.19; “Kỷ yếu hôi nghị tổng kết công tác dân vận của Quân đội trong những năm đổi mới ( 1990-1999)”, của Đỗ Văn Khiêu, Tạ Văn Vinh, Nxb quân đội nhân dân, (2001). 8 Trên một số tờ báo, tạp chí nhƣ: báo Quân dội nhân dân, báo Quốc phòng toàn dân, báo Quốc phòng - an ninh, báo Nhân dân…cũng đăng tải nhiều bài viết, bài nghiên cứu về công tác dân vận nói chung và công tác dân vận của Quân đội nói riêng, những công trình này đã cung cấp những cứ liệu lịch sử cần thiết để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguồn tƣ liệu tôi nhận thấy chƣa có một tác phẩm hay đề tài nghiên cứu nào viết về quá trình Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân thực hiện công tác dân vận từ năm 2001 đến năm 2012. Do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu luận văn, góp phần làm phong phú và hoàn chỉnh những nội dung trong công tác dân vận nói chung và công tác dân vận của Quân đội nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ toàn diện và khách quan những chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng đối với công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2012, từ đó rút ra một số nhận xét chung về thành tựu, hạn chế, một số kinh nghiệm trong công tác dân vận Quân đội nhân dân Việt Nam và nên lên những ý kiến cho công tác dân vận của Quân đội trong những giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ của Luận văn là thu thập, xử lí và hệ thống hóa các tƣ liệu liên quan đến đề tài. Từ đó mô tả một cách hệ thống những chủ trƣơng, biện pháp và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Quân đội từ năm 2001 đến năm 2002. Rút ra những nhận xét đánh giá về các thành tựu cũng nhƣ hạn chế và các kinh nghiệm trong việc Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận từ năm 2001 đến năm 2002. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: 9 Về nội dung: Đề tài tìm hiểu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác dân vận của Quân đội, trên cơ sở đó nêu lên những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn mắc phải và bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận trong thời gian 12 năm (20012012) Về không gian: Luận nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng trong phạm vi Quân đội nhân dân Việt Nam. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Nguồn tƣ liệu: đề tài sử dụng các tác phẩm chung nói về dân vận, vai trò công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; văn kiện Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị... của Trung ƣơng, Đảng, chính phủ về công tác dân vận của Quân đội Các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, Ủy ban Quân sự TW, báo cáo tổng kết công tác dân vận của Quân đội ... từ năm 2001 đến năm 2012 là nguồn tài liệu chính khi thực hiện đề tài luận văn. Bên cạnh đó các sách, báo, Luận văn, Luận án và các nguồn tƣ liệu có liên quan cũng đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho luận văn. - Phương pháp nghiên cứu: Với nội dung và phạm vi nghiên cứu nhƣ trên luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là chính, ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ : phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu, để làm rõ nội dung nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn. + Tập hợp nguồn tài liệu phong phú đặc biệt là bài báo cáo, phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, nguồn tài liệu của Bộ quốc phòng – an ninh; báo quân đội nhân dân, báo quốc phòng toàn dân, bài báo cáo chính trị…. 10 + Trên cơ sở những tài liệu sƣu tầm luận văn kế thừa thành quả của những công trình liên quan, đồng thời khôi phục lại quá trình Đảng lãnh đạo công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2012. + Luận văn rút ra đƣợc thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm chủ yếu để thúc đẩy hơn nữa công tác dân vận của Quân đội trong tình hình hiện nay. 7 . Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận từ 2001 đến năm 2005 Chƣơng 2. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tăng cƣờng thực hiện công tác dân vận từ năm 2006 đến năm 2012. Chƣơng 3. Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu. 11 Chƣơng 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trƣớc 2001. 1.1.1. Công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam, một số đặc điểm quan trọng. Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lƣợng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quân đội là lực lƣợng nòng cốt của LLVTND. Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân. Trong các nhiệm vụ của Quân đội thì công tác dân vận là vấn đề thuộc bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân. Thực hiện tốt công tác dân vận chính là để củng cố mối quan hệ quân dân cá nƣớc, tạo thành sức mạnh tổng hợp để Quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đƣợc giao qua từng giai đoạn cách mạng. Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng cộng Sản Việt Nam, tồn tại từ khi Đảng ra đời, gắn liền với từng bƣớc trƣởng thành của Đảng, một trong những truyền thống tốt đẹp và nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân. Trên cơ sở nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận cho thấy: “Dân vận là công tác vận động tất cả lực lƣợng của mỗi một ngƣời dân không để sót một ngƣời dân nào, góp thành lực lƣợng toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”[30; 276]. Công tác dân vận có vai trò vô cùng quan trọng, trong cuốn “đƣờng cách mạng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Cách mạng là sự nghiệp chung cả dân tộc chứ không phải việc 1, 2 ngƣời”. [38; 262]. Đó là một tƣ tƣởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất phát từ cơ sở nhận thức khẩu 12 hiệu: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề đoàn kết, tập hợp đƣợc đông đảo nhân dân. Đảng dù vĩ đại đến mấy cũng là một bộ phận của nhân dân. Ngƣời còn nêu lên một chân lí: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”[28; 700] . Công tác dân vận thực hiện sự đoàn kết toàn dân để thực hiện những mục tiêu cách mạng, mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, bồi dƣỡng nhân cách, bản chất cách mạng cho lực lƣợng vũ trang, làm cho lực lƣợng vũ trang không ngừng tăng cƣờng đoàn kết quân dân và hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng giao phó. Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất, Quân đội ta phải luôn chăm lo huấn luận, xây dựng lực lƣợng sản xuất, xây dựng kinh tế. Bên cạnh đó, công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng, một chức năng của Quân đội. Công tác dân vận của Quân đội là hoạt động tích cực góp phần làm cho nhân dân ta căm thù địch sâu sắc, giác ngộ rõ về quyền lợi giai cấp và dân tộc, nâng cao lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản, ra sức thực hiện mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu, hiệp đồng cùng lực lƣợng vũ trang đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta rất anh hùng, dân tộc ta có truyền thống yêu nƣớc quật cƣờng đoàn kết, dân chủ. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đó đƣợc phát huy mạnh mẽ, vì Đảng ta đã đem tinh thần cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, lập trƣờng giai cấp công nhân, kết hợp với truyền thống dân tộc, bồi dƣỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho quần chúng, xây dựng con ngƣời Việt Nam, nâng cao tinh thần cách mạng, đoàn kết, anh dũng, cần cù sáng tạo và hƣớng dẫn quần chúng đấu tranh theo mục tiêu cách mạng của Đảng. Lực lƣợng vũ trang nhân dân ta tiến hành công tác dân vận cũng nhằm mục đích phấn đấu và bồi dƣỡng tinh thần, tình cảm và truyền thống cách mạng của nhân dân, vì lòng dân 13 là chỗ dựa vững chắc nhất để Quân đội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu, là nguồn sức mạnh to lớn đối với Quân đội. Công tác dân vận của Quân đội thực hiện tăng cƣờng khối liên minh công nông và mục tiêu dân tộc thống nhất, tăng cƣờng các đoàn thể quần chúng và chính quyền cách mạng. Đó là đoàn kết để bảo vệ cho việc phát huy sức mạnh tinh thần, tƣ tƣởng và tổ chức của quần chúng. Vì vậy đi đôi với giác ngộ chính trị cho quần chúng, Quân đội cần phải giúp cho các tổ chức cách mạng, tổ chức quần chúng chính quyền cách mạng đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Công tác dân vận của lực lƣợng vũ trang nói chung và Quân đội nói riêng là việc kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang và chính trị, giành thắng lợi cho đấu tranh cách mạng. Quân đội ta phải cùng nhân dân thực hiện phƣơng châm đấu tranh trên 3 vùng chiến lƣợc, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, đấu tranh vận động nhân dân phá hậu phƣơng địch, ngăn chặn và phá việc bổ sung lực lƣợng của chúng, làm tan dã hàng ngũ địch. Lực lƣợng vũ trang còn góp phần xây dựng Đảng, tổ chức quần chúng tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng tập hợp mọi lực lƣợng quần chúng, cô lập cao độ kẻ thù và lãnh đạo quần chúng đập tan mọi thế lực thù địch đánh bại chúng, giành thắng lợi hoàn toàn. + Một số đặc điểm quan trọng Công tác dân vận là một chức năng của Quân đội, một bộ phận của công tác chính trị, một vấn đề thuộc về nguyên tắc xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân và Quân đội nhân dân, là thể hiện bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân. Từ khi ra đời đến nay, trong chiến đấu cũng nhƣ trong xây dựng, cán bộ, chiến sĩ trong QĐND đã có nhiều cố gắng tổ chức thực hiện tốt CTDV trong mọi hoàn cảnh, chăm lo xây dựng mối quan hệ “cá nƣớc” nhân dân, góp phần đảm bảo cho Quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị và thực hiện ngày càng tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất. Điều này không những góp phần xây dựng nền tảng chính trị, tinh thần mà còn tăng cƣờng về tiềm lực vật chất để nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đội. Vì vậy công tác dân vận của Quân đội có một số đặc điểm sau: 14 Thể hiện tính cách mạng Công tác dân vận mang lập trƣờng, tƣ tƣởng, tinh thần triệt để cách mạng của giai cấp công nhân. Quan điểm đƣờng lối, chính sách của Đảng tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, phát động giác ngộ giai cấp, dân tộc, tiến hành cách mạng tự giác, hƣớng dẫn tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh vũ trang. Vì CTDV do QDND tiến hành, một Quân đội từ nhân dân mà ra, đƣợc nhân dân nuôi dƣỡng vì nhân dân mà chiến đấu. Vì thế cần thực hiện các mục tiêu: - Lấy mục tiêu lí tƣởng cách mạng, đƣờng lối nhiệm vụ cách mạng, chủ trƣơng, chính sách của Đảng làm phƣơng hƣớng, nội dung vận động quần chúng. - Lấy hoạt động cách mạng của quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng, đấu tranh vũ trang, triệt để thực hiện mục tiêu, lí tƣởng đƣờng lối, nhiệm vụ cách mạng và chủ trƣơng, chính sách của Đảng làm mục đích. - Lấy công tác tuyên truyền giáo dục, phát động ý thức giác ngộ cách mạng và hƣớng dẫn tổ chức quần chúng phát động cách mạng làm biện pháp chủ yếu. Nhƣ vậy với tính cách mạng trên đòi hỏi mọi cán bộ, chiến sĩ phải có tinh thần cách mạng triệt để, tình thƣơng yêu giai cấp, nhân dân sâu sắc kiên trì quyết tâm giáo dục giác ngộ quần chúng, phát động quần chúng hoạt động cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì lợi ích của giai cấp, dân tộc, của Tổ quốc. Thể hiện tính giai cấp và dân tộc Công tác dân vận của Quân đội góp phần động viên mọi lực lƣợng cách mạng, mọi khả năng vĩ đại của quần chúng nhân dân để tiến hành cuộc đấu tranh đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, phá bỏ chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, thực hiện mục tiêu cách mạng của Đảng đề ra là độc lập dân tộc và chur nghĩa xã hội. Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân thƣờng xuyên củng cố khối liên minh công - nông vững chắc, quán triệt và thể hiện đầy đủ, đúng 15 đắn đƣờng lối giai cấp của Đảng trong xây dựng và phát triển lực lƣợng cách mạng, sách lƣợc của Đảng trong từng thời kì. Dựa vào quần chúng công - nông đoàn kết với tầng lớp nhân dân yêu nƣớc và tiến bộ, các dân tộc nắm vững lập trƣờng, nguyên tắc cách mạng của Đảng, giải quyết đúng đắn mọi quan hệ với tổ chức, lực lƣợng cách mạng, phù hợp với đặc điểm chính trị, xã hội các địa phƣơng. Các cán bộ, chiến sĩ phải có lập trƣờng giai cấp vững vàng, có nguyên tắc, quan điểm và phƣơng pháp xem xét khoa học, vận dụng đúng đắn mọi đƣờng lối, chính sách của Đảng và MTDT thống nhất đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các dân tộc cho phù hợp với đặc điểm chính trị, xã hội. Thể hiện tính quần chúng Công tác dân vận là một mặt của công tác chính trị, là chức năng, trách nhiệm chính trị của mọi ngƣời, mọi tổ chức trong lực lƣợng vũ trang. Vì thế đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ có lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh và khả năng vĩ đại của quần chúng, có tinh thần trách nhiệm chính trị cao trƣớc quần chúng. Thể hiện tính toàn diện Nội dung hoạt động của công tác dân vận đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực có liên đến đời sống và cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; quan tâm đến mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc và tôn giáo, đến việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng trên mọi mặt 1.1.2. Thực trạng công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trước năm 2001. Sau khi thống nhất đất nƣớc, cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội cùng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội từng bƣớc đƣợc thu gọn nhanh chóng, bắt tay tham gia củng cố chính quyền cách mạng ở vùng mới giải phóng, làm tốt công tác quân quản, công tác ngụy binh, công tác tƣ sản, bài trừ tệ nạn xã hội, đồng thời tham gia vận động nhân dân tin tƣởng và thích ứng với chế độ mới, tham gia phát triển sản xuất, phối hợp các cơ sở sản 16 xuất công, nông, lâm, nghiệp và cùng toàn dân đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm phạm biên giới, giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Theo tinh thần Nghị quyết 8b/BCHTW (khóa VI), ngày 27 tháng 3 năm 1990 về “đẩy mạnh công tác quần chúng của Đảng”, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, Quân đội ta đã tích cực đẩy mạnh công tác tập trung tham gia giúp đỡ xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ và giúp dân chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở địa phƣơng chống các hoạt động phá hoại sự nghiệp đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững trật tự trị an, ổn định chính trị, làm cơ sở thắng lợi cho đất nƣớc đổi mới và phát triển. Nghị quyết 137/ĐUQSTW của thƣờng vụ Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng ngày 31 tháng 8 năm 1990 nêu rõ: “Tăng cƣờng công tác dân vận trong tình hình mới”, và “chỉ thị 127/CT ngày 2 tháng 4 năm 1993 về : “Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới”. Trong những năm qua, công tác dân vận của Quân đội đã có bƣớc phát triển mới toàn diện từ phƣơng hƣớng, mục tiêu đến nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành, từ nhận thức đến tổ chức hoạt động thực tiễn, trong cơ cấu tổ chức và trong cơ chế phối hợp hoạt động. Ngày 7 tháng 4 năm 2000, TW Hội nhân dân Việt Nam và Tổng Cục Chính trị đã tổ chức sơ kết 2 năm (1998-1999) thực hiện Nghị quyết liên tịch trong công tác dân vận với sự chủ trì của các đồng chí Nguyễn Đức Triều, ủy viên TW Đảng - Chủ tịch hội nhân dân Việt Nam và trung tƣớng Lê Văn Hàn, phó chủ nhiệm tổ chức chính trị. Hội nghị nhằm xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Hai năm qua, TW Hội nhân dân Việt Nam và tổ chức chính trị đã tích cực thực hiện các nội dung, phƣơng châm của nghị quyết liên tịch, phối hợp chỉ đạo, hoạt động các cấp hội và các cơ quan, đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân tiến hành nhiều nội dung hình thức và biện pháp hoạt động sáng tạo, đƣa công tác dân vận từng bƣớc vào nề nếp, có chiều sâu, góp phần đẩy mạnh vận động nhân dân và tăng 17 cƣờng mối quan hệ đoàn kết nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị địa phƣơng vững mạnh, xây dựng Đảng, chính quyền văn minh, tham gia xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới và tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh, công tác hậu phƣơng Quân đội. Bên cạnh đó, 61 tỉnh, thành Hội nhân dân và Ban chấp hành quân sự tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đã kí kết chƣơng trình phối hợp hoạt động và triển khai thực hiện đến cơ sở. Nhiều nơi đã duy trì nề nếp các buổi sinh hoạt, trao đổi thông tin, kiểm tra đôn đốc, sơ kết rút kinh nghiệm, đánh giá ƣu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục chỉ đạo cơ sở thực hiện. Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lƣợng vũ trang với nhiều hình thức phong phú, hẫn dẫn thu hút gần 10 triệu ngƣời tham dự. Bằng nhiều hình thức hoạt động, các đơn vị Quân đội đã tích cực giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội nhất là ở vùng sâu, vùng xa đạt kết quả tốt, đặc biệt là giúp nhân dân đạt hiệu quả cao trong khắc phục lũ lụt ở các tỉnh Miền Trung cuối năm 1999. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hơn 50 huyện chƣa tổ chức kí kết chƣơng trình hành động. Ở một số địa phƣơng, đơn vị chƣa phối hợp thƣờng xuyên, nhân dân hoạt động đơn điệu, công tác kiểm tra đôn đốc còn hạn chế dẫn đến hiệu quả đạt thấp. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác vận động quần chúng trong thời kì đổi mới, Hội nghị đã chỉ ra nhiều nội dung và hình thức, biện pháp phù hợp. Trong đó cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW 8B (khóa VI) và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tăng cƣờng và đổi mới công tác dân vận, tích cực triển khai việc kí kết chƣơng trình hành động ở cấp quận (huyện) và cơ sở, tăng cƣờng kiểm tra, phối hợp và nhân rộng các mô hình điển hình; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thƣởng nhằm tạo sự chuyển biến tiến bộ thực sự trong các nội dung, chƣơng trình kí kết từ TW tới cơ sở. Ngày 11 tháng 4 năm 2000, công tác dân vận của Quân đội mở rộng trong cả nƣớc, tại thành phố Hồ Chí Minh có gần 10.000 nhà tình nghĩa, nhà tình thƣơng của các ngành, gửi tặng các gia đình chính sách và diện “xóa đói 18 giảm nghèo”. Trong đó có 70 căn nhà tình nghĩa do lực lƣợng vũ trang thành phố xây cất. Lực lƣợng vũ trang thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu hƣởng ứng phong trào “Nhà tình nghĩa” do thành phố phát động vào những năm đầu thập niên 80. Liên tục trong những năm qua, lực lƣợng vũ trang quận, huyện thành phố xây dựng nhiều căn nhà tình nghĩa theo đề xuất của địa phƣơng, với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng, từ quỹ sản xuất và đóng góp tiền, sức của cán bộ, chính sách. Phong trào “nhà tình nghĩa” đƣợc nhân rộng trên địa bàn thành phố với nhiều hình thức kết hợp phong phú gắn với thực hiện công tác hậu phƣơng quân đội, đã xây dựng đƣợc nhiều cơ sở chính trị nòng cốt, góp phần củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân giữ gìn an ninh tổ quốc. Từ khi thực hiện nghị quyết TW (khóa VI) về công tác vận động quần chúng nhiều đơn vị lực lƣợng vũ trang thành phố đã hành quân dã ngoại về nhiều vùng căn cứ cách mạng giúp chính quyền nhân dân địa phƣơng hàng vạn ngày công đắp đƣờng, làm thủy lợi nội đồng, làm sạch môi trƣờng… cấp thuốc, khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời nghèo, kết hợp xây dựng hàng chục nhà tình nghĩa tặng các gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng… Trích quỹ tình thƣơng đồng đội hàng trăm triệu đồng trợ cấp khó khăn, trợ vốn làm ăn có nhiều đối tƣợng, đặc biệt là cơ sở cán bộ nghỉ hƣu, bị bệnh hoặc hoàn cảnh túng thiếu. Cuộc hành trình của chiến sĩ thành phố mang tên Bác qua những miền đất anh hùng, đã để lại bao tình nghĩa sâu đậm, thắt chặt thêm tình quân dân cả nƣớc. Những căn nhà xây lên bằng tấm lòng ngƣời lính lấp bớt khoảng trống mất mát, đem lại những không gian ấm áp, thủy chung tình đồng chí, nghĩa đồng bào Thực tiễn công tác dân vận trong những năm qua cho thấy ở đâu, đơn vị nào sớm hình thành cơ chế phối hợp, hoạt động có hiệu quả thì ở đó công tác dân vận đƣợc thuận lợi, phát huy sức mạnh tổng hợp cao, mang lại hiệu quả thiết thực. Những kết quả chủ yếu về công tác dân vận của Quân đội trong những 19 năm qua đã khẳng định sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân với công tác dân vận, một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách của Quân đội trong tình hình hiện nay, khẳng định vai trò chức năng đội quân công tác của Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, hy sinh, đã góp phần quan trọng vào công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Với những kết quả trên về công tác dân vận của Quân đội ta trong thời gian qua là những thắng lợi bƣớc đầu hết sức quan trọng, khẳng định sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn của Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng, Bộ quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới, sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác dân vận đƣợc đề ra, sự cố gắng của cơ quan và cán bộ dân vận các cấp trong toàn quân. Tuy nhiên, để công tác dân vận ngày càng phát triển về cả chiều rộng, từng bƣớc đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả ngày càng cao, công tác dân vận của Quân đội cần đƣợc tiếp tục đổi mới về mọi mặt nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mới. 1.2. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện công tác dân vận từ năm 2001 đến năm 2005. 1.2.1. Chủ trương của Đảng Từ khi thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi công tác dân vận có ý nghĩa chiến lƣợc đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nƣớc ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong lực lƣợng vũ trang. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan