Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975...

Tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975

.PDF
172
252
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ MIỀN NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Hà Nội - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ MIỀN NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤC MỤC LỤC………………………………………………………..………….1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2 Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1965-1968 ........................................ 11 1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng .................................... 11 1.2. Chỉ đạo đấu tranh góp phần đánh thắng chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ..................................................................................... 25 Tiểu kết................................................................................................. 41 Chƣơng 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ MIỀN NAM TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 ..................... .....42 2.1. Chỉ đạo đấu tranh góp phần làm thất bại căn bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1973) .................................... 42 2.2. Chỉ đạo đấu tranh góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975) ......................................................................................... 74 Tiểu kết................................................................................................. 99 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................ 100 3.1. Nhận xét ...................................................................................... 100 3.2. Kinh nghiệm ................................................................................ 115 Tiểu kết............................................................................................... 123 KẾT LUẬN ............................................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 126 PHỤ LỤC.................................................................................................. 134 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới ra đời đã đánh giá cao vai trò và vị trí của phụ nữ, coi phụ nữ là một lực lượng quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ sớm gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc trong đường lối cách mạng của Đảng. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với các tầng lớp nhân dân, phụ nữ Việt Nam trên chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã phát huy truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Những đóng góp của phụ nữ Việt Nam được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, cả ở hậu phương lớn miền Bắc và chiến trường ác liệt miền Nam. Phụ nữ miền Nam luôn luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái dũng cảm. Bất chấp súng đạn, bắt bớ, tù đầy, tra tấn dã man của giặc, chị em phụ nữ miền Nam với một tấm lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc, đã xông ra đấu tranh quyết liệt với địch, một người ngã xuống, ngàn người xông tới, đẩy lùi hàng trăm cuộc càn quét của địch, phá tan hàng nghìn ấp chiến lược. Nếu trong lịch sử chiến tranh cách mạng của Việt Nam có nhiều điển hình độc đáo, thì phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam là một trong những điển hình nổi bật đó. Chẳng những họ “không đứng bên ngoài con đường vĩ đại của phong trào giải phóng” của thời đại, mà họ còn là người góp phần sáng tạo nên những sự kiện trọng đại trong cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ nhưng thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi chị em phụ nữ miền Nam: “Miền Nam anh hùng có một đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm, làm cho địch phải kiếp sợ và gọi họ là “đội quân tóc dài”. Phó tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị 2 Định. Cả thế giới chỉ có nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta” [19, tr.63]. Phụ nữ miền Nam thật xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Đánh giá vai trò của phụ nữ Việt Nam, trong đó có phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (1974), Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn khẳng định: “Trong bức tranh hùng vĩ của chiến tranh nhân dân đâu đâu cũng có phụ nữ, những người gan vàng dạ sắt không hề khiếp sợ, không chịu cúi đầu, hiên ngang chiến đấu đến cùng để cứu nước, cứu nhà. Có thể nói người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang là một trong những hình ảnh đẹp nhất của con người Việt Nam trong thế hệ chúng ta” [6, tr.169]. Từ năm 1965 đến năm 1975, giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khi đế quốc Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự trên chiến trường miền Nam, đồng thời cho ném bom phá hoại miền Bắc. Tình hình đó, đòi hỏi Đảng phải huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể dân tộc, trong đó có lực lượng phụ nữ nói chung và phụ nữ miền Nam nói riêng. Do đó, Đảng tiếp tục lãnh đạo phụ nữ miền Nam đấu tranh kiên cường, bất khuất để cùng với nhân dân cả nước đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. Trong khí thế đi lên của cách mạng miền Nam, ngày 8-3-1965, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam họp Đại hội lần thứ nhất. Đại hội tổng kết phong trào đấu tranh của chị em trên cả ba mặt trận (chính trị, vũ trang, binh vận), tham gia sản xuất, công tác xây dựng Hội, đào tạo cán bộ... Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác vận động phụ nữ đấu tranh. Đại hội phổ biến đường lối của Đảng trước âm mưu mới của đế quốc Mỹ. Kết 3 quả của Đại hội tạo ra niềm phấn khởi to lớn trong chị em phụ nữ, khích lệ tinh thần đấu tranh của các bà, các mẹ, các chị. Từ đó phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam có bước phát triển so với giai đoạn trước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975, chẳng những có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc mà còn thấy được một trong những nguyên nhân mà dân tộc Việt Nam – một dân tộc đất không rộng, người không đông, thua kém đối phương về tiềm lực kinh tế, quân sự mà có thể đánh thắng một nước đế quốc lớn, hung bạo nhất thế kỷ XX. Bởi lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài: Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975, làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề phụ nữ được đề cập đến trong nhiều công trình có liên quan khác nhau, thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể chia thành các nhóm công trình như sau: 1.Những công trình có đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ miền Nam: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nxb. CTQG, HN, 2002. Tác phẩm đánh giá vai trò của phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, nêu lên các chủ trương chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, đồng thời cũng nêu lên một số tồn tại cũng như phương hướng của các phong trào đấu tranh của phụ nữ trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 4 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam : Biên niên lịch sử Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, HN, 2012 ; Phụ nữ Nam Trung Bộ trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước (1930-1975), Nxb. Phụ nữ, HN, 2000. Trong các tác phẩm này đã đề cập tới các Nghị quyết, Chỉ thị vận động phụ nữ cả nước nói chung trong đó có phụ nữ miền Nam của Đảng, của Trung ương Cục miền Nam. Lê Duẩn: Vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, Nxb. Sự thật, HN, 1974. Tác phẩm đã đánh giá vai trò phụ nữ nói chung trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, qua đó nêu lên nhiệm vụ của phụ nữ miền Nam cùng phụ nữ cả nước hăng hái sản xuất, làm tốt công tác hậu phương, đấu tranh quyết liệt để giải phóng miền Nam và hoàn thành thống nhất đất nước. 2. Những công trình nghiên cứu có đề cập tới phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam Nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam nói chung có các tác phẩm: Nguyễn Thị Thập: Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập 2, Nxb. Phụ nữ, HN, 1981; Phụ nữ miền Nam nước ta trong phong trào giải phóng dân tộc, Nxb. Phụ nữ, HN, 1963; Lê Thị Nhậm Tuyết: Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb. Khoa học Xã hội, HN, 1973; Trần Quốc Vượng: Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, 1972….đề cập tới vị trí, vai trò, lịch sử của phụ nữ Việt Nam trong các giai đoạn của lịch sử dân tộc, trong đó có phụ nữ miền Nam. Nhìn chung các cuốn sách này chưa trình bày sâu và đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975. Viết về phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975): Tổ Sử Phụ nữ Nam Bộ: Lịch sử Phụ nữ Nam Bộ kháng chiến, Nxb.CTQG, HN, 2006, đây được coi là một công trình nghiên cứu xuyên suốt lịch sử hình thành, phát triển và đấu tranh phụ nữ Nam Bộ từ khi vùng đất 5 Nam Bộ được hình thành tới năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề cập nhiều đến các chủ trương chỉ đạo đấu tranh của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam. Vũ Thị Thúy Hiền với Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), luận án Tiến sĩ, năm 2004. Luận án tập trung trình bày một cách hệ thống về phong trào đấu tranh chính trị, về sự tham gia, đóng góp của phụ nữ trong phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam qua từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy vậy, công trình này thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam nên chưa dành nhiều trang viết về sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, đồng thời luận án chỉ tập trung vào phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam, chưa đề cập đến các phong trào đấu tranh vũ trang, xây dựng hậu phương của phụ nữ miền Nam. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam năm 2001 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lâm: Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). Luận án tập trung làm rõ quá trình tham gia và những đóng góp của phụ nữ quân đội trên lĩnh vực mà lực lượng này đảm nhiệm trong những năm kháng chiến chống Mỹ ở cả hai miền Nam – Bắc, tuy nhiên chưa tập trung về sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam. Ngoài ra còn có khóa luận tốt nghiệp của Dương Ngọc Ánh:Vai trò của phụ nữ miền Nam trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước. Khoá luận chỉ tập trung vào quá trình đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1954 – 1965, qua đó nói lên những đóng góp của phụ nữ miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước chung của cả dân tộc… 6 Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử cũng có một một số bài viết về phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như tác giả Lê Thị Năm với Phụ nữ miền Nam trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 101 năm 1967. 3. Một số công trình viết về sự lãnh đạo của Đảng bộ và phong trào đấu tranh của phụ nữ ở các địa phương miền Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử phong trào phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng (1954-1985), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1987; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam: Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Quảng Nam, 2006; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tây Ninh, Truyền thống cách mạng của phụ nữ Tây Ninh, Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ xuất bản, 1991; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa: Truyền thống cách mạng của phụ nữ Khánh Hòa, năm 1992; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận: Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000), năm 2002... Các tác phẩm này tập trung trình bày sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương đối phong trào đấu tranh của nhân dân trong đó có sự chỉ đạo đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ ở từng địa phương. Bên cạnh đó có các Báo cáo, Chỉ thị, Thông báo... hàng năm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, nêu lên các chủ trương chỉ đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, kết quả của các phong trào đấu tranh, phương hướng, nhiệm vụ của phụ nữ trong các giai đoạn tiếp theo.... 4. Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ - Chưa trình bày một cách có hệ thống các chủ trương, biện pháp chỉ đạo phong trào đấu tranh phụ nữ miền Nam của Đảng, từ năm 1965 đến năm 1975. 7 - Chưa đánh giá những ưu điểm, hạn chế, kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, từ năm 1965 đến năm 1975... 5. Những vấn đề luận văn cần tập trung giải quyết - Trình bày và phân tích các chủ trương, biện pháp vận động phụ nữ miền Nam đấu tranh trong các phong trào ở từng thời điểm cụ thể trong thời gian ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975). - Việc thực hiện của phụ nữ miền Nam trong các phong trào đấu tranh. - Bước đầu tổng kết những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, từ năm 1965 đến năm 1975. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn góp phần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, từ năm 1965 đến năm 1975, từ đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tập hợp và hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến đề tài - Trình bày một cách có hệ thống các chủ trương của Đảng, của Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử và kết quả của các phong trào đấu tranh, từ năm 1965 đến năm 1975. - Rút ra những ưu điểm, hạn chế cùng một số kinh nghiệm của Đảng từ thực tế lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, từ năm 1965 đến năm 1975. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: 8 - Chủ trương chỉ đạo của Đảng, của Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975. - Hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở các phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, ở từng giai đoạn cụ thể, từ năm 1965 đến năm 1975. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận văn sẽ tập trung trình bày đường lối, chủ trương của Đảng và quá trình Đảng chỉ đạo phụ nữ miền Nam đấu tranh trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tức là bắt đầu từ khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965) đến khi cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi 1975. - Về mặt không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đấu tranh của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu - Các văn kiện của Đảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, về sự vận động phụ nữ. Các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Cục miền Nam. - Các cuốn sách viết về lịch sử phụ nữ Việt Nam, lịch sử phụ nữ Nam Bộ trong tiến trình lịch sử dân tộc. - Các công trình luận án, bài viết về phụ nữ miền Nam được xuất bản hay đăng trên các tạp chí. - Hồi ký của một số đồng chí trực tiếp tham gia và chỉ đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam. - Một số báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam lưu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và một số tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia III có liên quan tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và phụ nữ miền Nam… 5.2. Phương pháp nghiên cứu 9 Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Tìm hiểu, thu thập tư liệu và trình bày các chủ trương của Đảng, Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, từ năm 1965 đến năm 1975. Phương pháp logic: Trên cơ sở khai thác triệt để các sự kiện lịch sử, các chủ trương của Đảng thuộc phạm vi đề tài để viết luận văn. Các chủ trương, các phong trào đấu tranh được sắp xếp một cách khoa học, logic nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự kiện, tổng kết, đánh giá sự lãnh đạo của Đảng. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ chủ trương của Đảng đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam ở từng giai đoạn cụ thể. 6. Đóng góp của luận văn - Bước đầu góp phần trình bày có hệ thống các chủ trương, đường lối của Đảng, của Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975. - Trên cơ sở trình bày quá trình Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, luận văn rút ra các nhận xét, đánh giá và nêu lên những kinh nghiệm về vấn đề này. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam giai đoạn 1965-1968. Chương 2: Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1969 đến năm 1975. Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm. 10 Chƣơng 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1965-1968 1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi, với bản chất hiếu chiến và tham lam đế quốc Mỹ thay chân Pháp vào xâm lược miền Nam Việt Nam, dựng lên một chính quyền tay sai thân Mỹ, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ, miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để đánh đuổi đế quốc Mỹ, giành lại độc lập, thống nhất đất nước. Từ năm 1954 đến năm 1960, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị đấu tranh của Đảng cho cách mạng miền Nam, cho riêng phụ nữ miền Nam, chị em đã liên tục đứng lên đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm từ nhiều hướng và trên mọi phương diện. Phụ nữ ở lứa tuổi thanh niên thì thoát ly theo cách mạng, những người ở lại làm cơ sở cho Đảng, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, đưa đón cán bộ đi hoạt động an toàn, đối phó với những âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ. Vai trò bảo vệ Đảng, gây dựng lại cơ sở của phụ nữ đã được các cấp Ủy miền Nam đánh giá “còn phụ nữ còn Đảng”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam diễn ra ở khắp thành thị và nông thôn, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Trong các phong trào đấu tranh chính trị, phụ nữ miền Nam luôn là lực lượng đấu tranh xung kích hùng hậu với tư thế chủ động tấn công địch ở mọi lúc, mọi nơi. Chị em tiến hành đấu tranh chính trị trong khi tay không có vũ khí, nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên 11 cường, “Đội quân tóc dài” đã gan góc luôn làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù. Phụ nữ miền Nam đã ghi những dấu son chói lọi vào lịch sử đấu tranh của nhân dân miền Nam: “Với lực lượng quần chúng tay không, dựa vào lòng yêu nước và ý chí cương quyết đánh thắng địch, biết sử dụng ưu thế chính trị của mình và nhược điểm phi nghĩa của địch, với những lý lẽ đanh thép và nhiều hình thức phong phú, phong trào đấu tranh trực diện của phụ nữ trở thành một vũ khí sắc bén tấn công liên tục làm chúng phải hoảng sợ chùn bước” [66]. Đến năm 1960, phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một tổ chức riêng của phụ nữ miền Nam để trực tiếp lãnh đạo chị em đấu tranh. Chính vì vậy, sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, ngày 20-12-1960, thì ngày 8-3-1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Hội là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết, rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong mặt trận dân tộc thống nhất, tiến hành đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Ban Chấp hành lâm thời Trung ương Hội đã họp và ra Nghị quyết khẳng định: “Chú trọng xây dựng thực lực, xây dựng các tổ chức phụ nữ, Hội chiến sĩ, giáo dục, động viên hội viên và phụ nữ, xây dựng tình đoàn kết tương trợ trong thôn xóm, huấn luyện lực lượng “đội quân tóc dài” trong các cuộc đấu tranh chính trị trực diện, tiến công quyết liệt địch bằng ba mũi giáp công ở cả ba vùng chiến lược, hỗ trợ đắc lực cho Quân Giải phóng…”[60, tr.82]. Hội phụ nữ thành lập để đoàn kết rộng rãi giới phụ nữ, không phân biệt tôn giáo, chính kiến, giai cấp, dân tộc, nhằm góp sức cùng nhân dân miền Nam đánh đổ chính quyền Mỹ và Ngô Đình Diệm, thành lập một chính phủ liên minh dân tộc và dân chủ… Sự ra đời của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam vào giữa cao trào đồng khởi của nhân dân miền Nam đã thúc đẩy cao trào phát 12 triển rộng và mạnh hơn. Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng là ngọn cờ hiệu triệu các tầng lớp phụ nữ miền Nam đứng lên theo đường lối chỉ đạo của Trung ương Đảng, chuẩn bị cho một giai đoạn đấu tranh quyết liệt hơn. Từ năm 1961 đến năm1965, để đối phó với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, Đảng, Trung ương Cục miền Nam luôn đánh giá cao vai trò của phụ nữ miền Nam và vận động phụ nữ tham gia đấu tranh ở “ba mũi giáp công” trên ba vùng chiến lược, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Trung ương Cục miền Nam, chị em đã anh dũng đứng lên đánh giặc bằng mọi vũ khí, mọi lúc, mọi nơi. Phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam có bước tiến mới: „„đội quân tóc dài‟‟ phát triển nhanh về cả số lượng lẫn chất lượng. Phong trào đấu tranh vũ trang cũng hình thành, phát triển. Chị em sẵn sàng cầm súng đánh giặc, gan dạ, dũng cảm không khác gì nam giới. Phụ nữ miền Nam đã lập được nhiều chiến công to lớn, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Bước vào năm 1965, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến có lợi cho cách mạng miền Nam. Liên Xô, một nước chủ nghĩa xã hội lớn có những bước tiến đáng kể về khoa học – kỹ thuật, Cuba tiến lên mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng đất nước. Lúc này Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đều công khai ủng hộ Việt Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Phong trào dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh tiếp tục phát triển thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia… Tuy nhiên sự bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nhất là bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn kéo dài gây cho cách mạng miền Nam những khó khăn nhất định. Đánh giá bối cảnh quốc tế thì Trung ương Đảng có nhận định, cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam: “đã có và sẽ có những điều kiện chủ quan và 13 khách quan rất thuận lợi, rất tốt, nhưng còn phải qua nhiều khó khăn phức tạp. Tuy nhiên, có một điều cần khẳng định là về chính trị đối nội cũng như đối ngoại Mỹ đang lâm vào một cái thế khó khăn lúng túng không gỡ nổi, vì vậy, dù cho chúng làm gì đi nữa chúng cũng sẽ bị thất bại; thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về ta” [7, tr.674]. Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1961-1965 đã góp phần làm cho cách mạng thế giới biến chuyển tích cực, sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa, phong trào dân tộc độc lập, dân chủ và hòa bình, đã làm cho chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ suy yếu. Đó là những điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có điều kiện tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp với phong trào cách mạng thế giới, tiến thêm những bước dài trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Tháng 3-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: “Những thắng lợi của ta và những thất bại của địch làm cho ba chỗ dựa chủ yếu của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam là quân đội đánh thuê và chính quyền bù nhìn tay sai, hệ thống ấp chiến lược và các đô thị bị sụp đổ hoặc lung lay mạnh và đang trở thành những mối lo ngại lớn nhất của chúng hiện nay” [7, tr.102]. Trước sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và trước nguy cơ bị tiêu diệt và sụp đổ của quân đội và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, đầu năm 1965, để cứu vãn tình hình, đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến hành ném bom miền Bắc lần thứ nhất. “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, một trong ba hình thức chiến tranh được đề ra phù hợp với chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược “Chiến tranh 14 cục bộ” của Mỹ là đánh bại phong trào cách mạng miền Nam trong vòng 25 – 30 tháng (giữa năm 1965 đến năm 1967) với kế hoạch ba giai đoạn: giai đoạn 1, từ tháng 7-1965 đến tháng 12-1965, đưa nhanh lực lượng quân sự vào miền Nam để ngăn chặn chiều hướng thua trên chiến trường trong "Chiến tranh đặc biệt", bảo đảm an toàn cho những khu vực đông dân cư, gấp rút triển khai lực lượng chuẩn bị mở các cuộc phản công; giai đoạn 2, từ tháng 1-1966 đến tháng 5-1966, mở các cuộc hành quân tiêu diệt chủ lực Quân Giải phóng, đánh phá chiến tranh du kích, hỗ trợ chương trình “bình định”; giai đoạn 3, từ giữa năm 1966 đến năm 1967, tiến công tiêu diệt lực lượng còn lại của đối phương và các khu căn cứ du kích, hoàn thành cơ bản chương trình “bình định”. Cùng với việc ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam, với các phương tiện vũ khí hiện đại, Mỹ gấp rút xây dựng hàng loạt các căn cứ quân sự, cơ sở hậu cần, sân bay, hải cảng ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Kom Tum, Buôn Ma Thuột… không chỉ phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, chiến tranh phá hoại ở miền Bắc mà còn phục vụ cho cả cuộc chiến tranh của chúng trên toàn Đông Dương. Từ năm 1965 trở đi, chúng đẩy mạnh các cuộc hành quân tìm diệt, tàn sát đẫm máu đồng bào ở miền Nam. Vừa mở rộng chiến tranh, Giôn xơn vừa tuyên bố sẵn sàng đàm phán “hòa bình” với miền Bắc. Hiểu được quan hệ giữa các nước trong hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa lúc đó, phái chủ chiến ở Mỹ tin chắc rằng, với lực lượng quân sự “không ai có thể tưởng tượng nổi” của mình, họ sẽ đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam mà không hề bị trừng phạt. Để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, Mỹ điên cuồng dội bom, bắn pháo vào nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven và các ấp chiến lược, giết hại cả những binh sĩ, công chức thuộc chính quyền Sài Gòn và những người đang làm việc cho Mỹ. Trên 300.000 đồng bào Sài Gòn nhà tan cửa nát, hàng 15 vạn phụ nữ và trẻ em bị thiệt mạng, 2/3 thị xã Vĩnh Long bị san bằng. Để đàn áp phong trào quần chúng nổi dậy và ngăn ngừa lực lượng giải phóng tiến công, quân Mỹ mở những cuộc hành quân càn quét ngay trong Sài Gòn, Huế và các thị xã, thị trấn, ngày đêm bắt bớ, cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ, lùng xét rất gắt gao [74, tr.334]. Ở vùng nông thôn, chúng mở những cuộc hành quân “bình định cấp tốc”, tàn sát dã man, giết sạch, đốt sạch để khủng bố quần chúng, đi đôi với mua chuộc, lừa bịp. Trong cuộc càn quét ở Quảng Ngãi, địch tập trung hàng trăm người già, phụ nữ, trẻ em, dùng lựu đạn, tiểu liên giết chết từng người, máu ngập đường, xác chết chồng chất ngổn ngang. Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức xuyên tạc thắng lợi của cách mạng, gây hoài nghi trong quần chúng, gây ảo tưởng hòa bình, tung tin chết chóc ác liệt để khủng bố tinh thần các gia đình chiến sĩ cách mạng, đi đôi với việc mua chuộc dụ dỗ, bày trò bồi thường cứu tế, cấp đất cho nông dân, phát giống má, súc vật, nông cụ… Chúng tăng cường đưa gián điệp phụ nữ và trẻ em vào vùng giải phóng, gây rối loạn hậu phương kháng chiến, như phá hoại sản xuất, tung tin xuyên tạc, trộm cắp, bắt cóc trẻ em… Chúng xây dựng tổ chức gián điệp “Phượng hoàng” với mưu đồ đánh phá cơ sở và chính quyền cách mạng. Bỉ ổi và dã man hơn nữa, chúng bắt nữ thanh niên, hãm hiếp rồi chụp ảnh để cưỡng ép làm gián điệp, nếu không chịu nhận làm tay sai thì chúng sẽ rải ảnh khắp nơi bêu xấu, một số chị em sợ phải nhận đưa tin tức cho chúng. Chính sách hủy diệt thành phố, tàn sát nông thôn làm cho hàng vạn đồng bào phải tản cư, sản xuất và đời sống hết sức khó khăn. Trong những vùng địch còn kiểm soát, một xã hội vô cùng hỗn loạn, sống gấp, lôi kéo, thúc ép, xô đẩy phụ nữ và thiếu nhi bước vào con đường sa đọa, cùng cực, khổ sở bằng mọi hình thức tinh vi, trắng trợn và tàn bạo. 16 Để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân đặc biệt là phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dùng nhiều thủ đoạn và hành động thâm độc để uy hiếp tinh thần đấu tranh của chị em phụ nữ : Tăng cường khủng bố bắt bớ, khuyến khích binh lính của quân đội Sài Gòn hãm hiếp phụ nữ, lừa mị về chính trị, mua chuộc về kinh tế để thực hiện âm mưu chiêu hồi. Ra sức lợi dụng các tôn giáo để làm tê liệt tinh thần đấu tranh của quần chúng. Vì cuộc sống nên chị em ở vùng giải phóng thường ra vào vùng địch chiếm vì vậy mà địch lợi dụng tuyên truyền vào đạo, kêu gọi chị em không tham gia cách mạng. Tăng cường đầu độc phụ nữ bằng văn hóa đồi trụy và phát triển nghề mại dâm. Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở ra những trường đào tạo nữ cảnh sát viên, nữ biệt chính, cán bộ bình định. Đi đôi với việc quân sự hóa phụ nữ, địch cho phục hồi tổ chức “phụ nữ cộng hòa” chúng cho lập nên những tổ chức phụ nữ như : Phụ nữ thiện chí, Phụ nữ chí nguyện... 1.1.2. Chủ trương của Đảng Đứng trước việc đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam thực hiện “Chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn, thực hiện âm mưu và hành động thâm độc đối với phụ nữ miền Nam, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách to lớn, đòi hỏi Đảng phải có những quyết sách đúng đắn, linh hoạt, kịp thời. Ngày 6 – 3 – 1965, Thường vụ Trung ương Cục ra Nghị quyết số 4/NQ Về công tác phụ vận. Nghị quyết nêu lên tình cảnh của phụ nữ miền Nam dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ và tay sai: “ Chỉ trong vòng 4 năm (1961-1965), 40.000 phụ nữ bị hãm hiếp, 4.000 phụ nữ và trẻ em bị thiệt mạng vì nhiễm chất độc, hơn 150.000 phụ nữ đang rên xiết trong các nhà tù. Chúng cưỡng bức phụ nữ phải vào guồng máy chiến tranh của chúng (quân sự hóa phụ nữ), 17 vào các tổ chức chính trị phụ nữ phản động : phụ nữ cộng hòa, phụ nữ liên đới... ” [77, tr.484]. Nghị quyết đánh giá cao đóng góp của phụ nữ miền Nam trên tất cả các mặt trận đấu tranh: quân sự, chính trị, binh vận, xây dựng hậu phương... “Tóm lại, phụ nữ miền Nam đã và đang anh dũng kháng chiến về mọi mặt. Phong trào phụ nữ thể hiện tính chất cách mạng quyết liệt, tính chất quần chúng rộng rãi, đi đúng theo phương hướng chính trị của Đảng, rất xứng đáng với danh hiệu “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” [7, tr.697-698]. Nghị quyết nêu lên một số tồn tại trong phong trào phụ nữ miền Nam, vì vậy cần khắc phục những thiếu sót trên, ra sức đẩy mạnh phong trào phụ nữ tiến lên giành những thắng lợi to lớn hơn. Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ và phương hướng công tác vận động phụ nữ của Đảng trong thời gian tới “Đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp phụ nữ trong một mặt trận liên hiệp rộng rãi, trên cơ sở phụ nữ công nông, đoàn kết cùng với toàn dân đẩy mạnh kháng chiến tiến lên nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị và bốn mục tiêu cách mạng, năm 1965, do Đảng đề ra, quyết tâm thực hiện khẩu hiệu “tất cả để đánh giặc, tất cả để thắng giặc”. Trước mắt ra sức động viên toàn thể chị em đẩy mạnh ba phong trào: đấu tranh chính trị, xây dựng gia đình vẻ vang, làm tốt công tác “Hội mẹ chiến sĩ” góp phần giành một bước thắng lợi quyết định, hoặc tiến lên cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và từng bước giải phóng phụ nữ” [7, tr.700]. Các cấp Hội phụ nữ giải phóng miền Nam cần được xây dựng, củng cố và phát triển trong các vùng giải phóng, vùng giáp ranh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và phương hướng công tác vận động phụ nữ nói trên, trong năm 1965, cần tiến hành mấy công tác lớn, “trong đó huy động đông đảo quần chúng phụ nữ, chủ yếu là nữ thanh niên tham gia phong trào vũ trang, bán vũ trang diệt địch” [7, tr.708]. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan