Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào trong kháng chiến chống thực ...

Tài liệu Đảng lãnh đạo liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

.PDF
101
536
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM VỚI LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM VỚI LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954) Chuyên ngành Mã sô : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam : 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Minh Đức HÀ NỘI, NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đảng lãnh đạo xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)” là kết quả nghiên cứu khoa học, nghiêm túc của riêng tôi do PGS. TS. Nguyễn Minh Đức hướng dẫn. Những ý kiến nhận định khoa học của người khác được ghi chú xuất xứ đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và chuẩn xác của nội dung luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 7 7. Bố cục của luận văn.................................................................................... 7 Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM VỚI LÀO TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN (1945 – 1950) . 8 1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào ............ 8 1.2. Những chủ trương, biện pháp và quá trình ............................................. 13 1.2.1. Chủ trương của Đảng...................................................................... 13 1.2.2. Biện pháp ....................................................................................... 20 1.3. Qúa trình chỉ đạo thực hiện.................................................................... 28 1.3.1. Phối hợp chiến đấu chống Pháp chiếm đóng các thành phố, thị xã của Lào ................................................................................................... 28 1.3.2. Phối hợp xây dựng các khu kháng chiến ......................................... 31 Chương 2: ĐẢNG TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM VỚI LÀO TỪ NĂM 1951 ĐẾN 1954 ........................... 36 2.1. Yêu cầu tăng cường liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào trong tình hình mới ............................................................................................................... 36 2.2. Chủ trương, biện pháp mới của Đảng .................................................... 38 2.2.1. Chủ trương ..................................................................................... 38 2.2.2. Biện pháp ....................................................................................... 43 2.3. Qúa trình chỉ đạo thực hiện.................................................................... 51 2.3.1. Tiến hành các chiến dịch tiêu hao sinh lực địch ............................. 51 2.3.2. Phối hợp và giúp đỡ xây dựng lực lượng kháng chiến Lào ............ 55 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM...................... 64 3.1. Nhận xét chung...................................................................................... 64 3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân .............................................................. 64 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 72 3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 74 3.2.1. Xác định đúng mục đích, nội dung và nguyên tắc xây dựng liên minh chiến đấu phù hợp tình hình, nhiệm vụ chiến đấu của hai nước ...... 74 3.2.2. Đảng có chủ trương, biện pháp đúng phù hợp từng giai đoạn kháng chiến ............................................................................................... 77 3.2.3. Coi trọng giáo dục, tuyên truyền quân và dân hai nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của liên minh chiến đấu ......................................... 80 3.2.4. Huy động mọi lực lượng tham gia vào xây dựng liên minh kháng chiến Việt - Lào .............................................................................. 84 KẾT LUẬN ................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết, bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ đó được lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước khẳng định là mối quan hệ đặc biệt. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), từ tháng 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương, tình hình cách mạng hai nước chuyển sang một bước ngoặt mới. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp bạn tức là mình tự giúp mình”, Đảng và nhân dân Việt Nam đã chung lưng đấu cật với nhân dân Lào trên những chặng đường đấu tranh giành tự do, độc lập cực kì gian khổ, hi sinh, vượt qua nhiều thử thách hiểm nghèo. Mỗi bước phát triển của cách mạng Lào tạo hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi và ngược lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển. Mối quan hệ đó xuất phát từ yêu cầu khách quan của công cuộc giải phóng mang bản chất quốc tế vô sản, đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong sự nghiệp chung đó, Lào và Việt Nam đã trở thành những người bạn, những người đồng chí, những người anh em máu thịt, chung một kẻ thù, chung một chiến hào chống thực dân Pháp. Lịch sử đã chứng minh, từ khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị, quan hệ Việt Nam – Lào trở nên mật thiết hơn. Mối quan hệ này đã được khẳng định trong lịch sử, in đậm những mốc son sáng chói về tình nghĩa ruột thịt, thủy chung trong sáng, nương tựa lẫn nhau, sống chết có nhau. Trong khi giai cấp phong kiến đầu hàng, nhân dân hai nước đã kiên quyết đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Xu hướng liên kết đấu tranh giữa nhân dân hai nước ngày càng được tăng cường. 1 Hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào luôn ra sức củng cố, tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong từng bước đi của cuộc kháng chiến. Cùng với nỗ lực kháng chiến của nhân dân mỗi nước, quan hệ đoàn kết, liên minh chiến lược giữa hai nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là những nhân tố cơ bản, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Vai trò và ý nghĩa của khối liên minh Việt – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là không thể phủ nhận. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam trong các chương trình lịch sử, tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Vì những lí do trên, em chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Mối quan hệ son sắt Việt – Lào là một đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm. Chính vì vậy, có rất nhiều luận án, luận văn, bài viết, đề tài khoa học nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào. Đáng chú ý là các công trình, bài viết sau: Về sách có các công trình nổi bật: Quan hệ Việt – Lào, Lào – Việt, do Nxb. Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1993. Cuốn sách đã tổng hợp bài viết của những cán bộ cấp cao, những nhà khoa học, những tư liệu quý giá về quan hệ Việt Nam – Lào. Thông qua đó giúp người đọc có cách nhìn khái quát về quan hệ Việt Nam – Lào thông 2 qua các chặng đường lịch sử. Từ đó thấy được nguồn sức mạnh to lớn trong quan hệ Việt Nam – Lào trong các chặng đường lịch sử, trong đó có kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954), của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam biên soạn năm 2002, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích làm rõ hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Lào là một trong những trang lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với tinh thần quốc tế vô sản, quân đội Việt Nam đã giúp đỡ quân và nhân dân Lào trên nhiều mặt hoàn thành những nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó. Cuốn sách cũng đã nêu lên những bài học kinh nghiệm trong quá trình phối hợp chiến đấu giữa Việt Nam và Lào, đặc biệt trong xây dựng đội quân tình nguyện ủng hộ kháng chiến Lào. Công trình giúp người đọc thấy được thắng lợi to lớn của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào. Kinh nghiệm giúp bạn Lào trong kháng chiến chống Pháp là vốn quý cần được giữ gìn, tiếp tục phát huy với sức mạnh mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ tại Lào. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Tình đoàn kết Việt Nam – Lào trong xây dựng và phát triển khu kháng chiến Tây Bắc Lào” , tháng 6 năm 2010. Cuốn sách tập hợp 19 bài viết của các nhà khoa học Việt Nam về chủ đề này, trong đó chú ý có bài “Vài nét về quan hệ Việt – Lào trong cách mạng dân tộc 1945 – 1975” của Lê Đình Chỉnh. Bài viết đã trình bày quan hệ Việt Nam – Lào trong giai đoạn 1945 – 1975 tập trung ở những nội dung chính sau: Một là, sự thống nhất quan điểm chính trị giữa hai chính đảng cách mạng. Hai là, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả trong đấu tranh quân sự. Ba là, giúp Lào xây dựng vùng giải phóng và đẩy mạnh công tác hậu cần. Bốn là, Việt Nam đẩy mạnh công tác giúp Lào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ… Bài viết cũng khẳng định quan 3 hệ Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống ngoại xâm đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nhất là bài học về đoàn kết đấu tranh giữa nhân dân hai nước Việt Nam, Lào. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (1930 – 2007), do Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng nhân dân cách mạng Lào chỉ đạo biên soạn năm 2011, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách là một công trình đồ sộ, thể hiện rõ quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam thủy chung, son sắt là tài sản vô giá, là nguồn sức mạnh, nhân tố bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; đồng thời khẳng định quan điểm, đường lối, chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước trong việc duy trì, củng cố, tăng cường mối quan hệ đặc biệt của hai dân tộc trong suốt chặng đường dài của lịch sử (1930 – 2007). Trong cuốn sách này có hai chương (từ trang 3 đến trang 294) nói về quan hệ Việt Nam – Lào kể từ khi thành lập Đảng đến kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đã khái quát tình hình quan hệ Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, cả hai chương này đều không đi sâu giới thiệu, phân tích sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. Về tạp chí có các công trình, bài viết: “Liên minh chiến lược Việt Nam – Lào – Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp” của tác giả Trần Văn Thức (1987) in trong Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 15. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định liên minh chiến lược và chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia được hình thành trong kháng chiến và chính nó là nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, là thành quả vĩ đại của nhân dân ba nước Đông Dương. Liên minh đó tạo nên một sức mạnh không gì phá vỡ nổi, là “một tất yếu khách quan” . “Liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)”, của PGS, TS. Nguyễn Thanh Tâm 4 (2007), in trong Tạp chí Lịch sử Đảng. Bài viết đã cho thấy, Liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia là một vấn đề chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương và chủ trương của Đảng nhằm xây dựng khối liên minh này. Về luận văn, luận án có công trình tiêu biểu: Quan hệ Việt Nam – Lào – Campuchia trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, của Đỗ Đình Hãng (1993), Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng trong việc hình thành liên minh chiến đấu giữa Việt Nam – Lào – Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ đó khẳng định vai trò của liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương - một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên thắng lợi của nhân dân Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên công trình này chưa đi sâu phân tích chủ trương của Đảng trong xây dựng liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương, đặc biệt trong quan hệ Việt Nam – Lào. Các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh khá toàn diện mối quan hệ Việt Nam – Lào trong các giai đoạn lịch sử. Đảng và nhân dân hai nước Việt – Lào anh em đã trải qua các chặng đường lịch sử đấu tranh chống kẻ thù chung. Và sau này là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mở cửa hội nhập quốc tế. Một số công trình đã đề cập đến các thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác, đoàn kết giữa hai đất nước qua các chặng đường lịch sử. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng liên minh chiến đấu giữa hai nước Việt – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên từ nhiều cấp độ khác nhau, những công 5 trình trên là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích, gợi mở ra nhiều vấn đề và cách giải quyết khác nhau về nội dung, về phương pháp nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, qua đó rút ra nhận xét, kinh nghiệm để vận dụng vào việc củng cố, phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải những nhân tố tác động đến quá trình lãnh đạo liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào của Đảng. - Phân tích những chủ trương, biện pháp của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng liên minh chiến đấu giữa Việt Nam với Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954). 6 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết quốc tế, về chiến tranh nhân dân làm cơ sở lí luận trong việc thực hiện đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp các phương pháp tổng hợp, đánh giá nhằm luận giải quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng liên minh chiến đấu giữa Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn phân tích, luận giải làm rõ những chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng liên minh chiến đấu giữa Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dâp Pháp. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào việc tăng cường, phát triển quan hệ Việt Nam – Lào trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia 3 chương như sau: Chương 1. Đảng lãnh đạo liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào trong những năm đầu kháng chiến (1945 – 1950) Chương 2: Đảng tăng cường lãnh đạo liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào từ năm 1951 đến 1954 Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử 7 Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM VỚI LÀO TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN (1945 – 1950) 1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào Việt Nam và Lào có vị trí địa chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á do nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi có trữ lượng dầu khí và tiềm năng khoáng sản dồi dào, một tiêu điểm tranh giành lợi ích của các nước lớn. Dãy Trường Sơn – biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào là bức tường thành hiểm yếu, tạo điều kiện cho hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ nhau trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Tại đây có nhiều vị trí chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế, quốc phòng rộng lớn của hai nước, có thể trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Việt Nam và Lào là những quốc gia đa dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Quá trình cộng cư, sinh sống đan xen của cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên biên giới đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xưa của nhân dân hai nước. Quá trình cộng cư và sống đan xen giữa hai dân tộc xuất phát từ nhiều lí do, liên quan đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy, có thể do tập quán du canh, du cư, có thể do xung đột cộng đồng, tranh giành quyền lực, cũng có thể do tránh dịch bệnh, thiên tai… Như vậy những quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc đã là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên tạo ra những mối liên hệ khó phai mờ và sự giao thoa nhiều tầng nấc dân cư hai nước. Điều này được phản ánh khá sâu đậm trong những kí ức và tâm thức dân gian, cũng như được lưu giữ trong các nguồn tài liệu bia kí và sử sách của cả Việt Nam và Lào. 8 Nửa cuối thế kỉ 19, thực dân Pháp đem quân sang xâm lược Đông Dương, một lần nữa nhân dân Đông Dương nói chung, nhân dân hai nước Việt Nam – Lào nói riêng, tiếp tục đoàn kết lại chống thực dân Pháp xâm lược. Truyền thống lịch sử cùng với điều kiện có kẻ thù chung là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược sau này. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (02/1930), sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đã lãnh đạo quân và dân hai nước đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược và tay sai. Ở Việt Nam, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập (2/9/1945) đánh dấu sự kết thúc chế độ thực dân phong kiến, mở đầu thời đại vẻ vang, huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam – thời đại Hồ Chí Minh. Về phương diện quốc tế, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu bước đột phá vào dinh lũy, hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, mở đầu cuộc tấn công mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Về phía Lào, thắng lợi của khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Lào và việc nước Lào tuyên bố độc lập (12/10/1945) là những sự kiện lịch sử to lớn, đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong quá trình phát triển của cách mạng Lào. Sau khi nước Việt Nam ra đời và nước Lào tuyên bố độc lập, hai nước lại đối đầu với nguy cơ quay trở lại xâm lược của thực dân Pháp. Cuối tháng 8/1945, gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc lấy tư cách là quân Đồng minh, tiến vào Bắc vĩ tuyến 16 của Việt Nam, Lào. Sau khi đưa quân chiếm đóng các thành phố, thị xã và các địa bàn trọng yếu, những kẻ cầm đầu Trung Hoa dân quốc tuyên bố thời gian có mặt của chúng tại bắc vĩ tuyến 16 là không hạn định và ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, giúp bọn tay sai chống phá cách mạng Việt Nam và Lào. 9 Theo Nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam, Pháp bị gạt ra ngoài lề trong vấn đề Đông Dương, nhưng thực tế việc để quân Anh vào giải giáp quân Nhật tại Nam vĩ tuyến 16, vô hình chung đã tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược khu vực này. Mặt khác, lợi dụng tình thế bấy giờ, số quân Pháp dạt khỏi Đông Dương trong cuộc đảo chính của quân Nhật (9/3/1945), cũng bí mật trở lại bắc vĩ tuyến 16 Việt Nam, Lào. Ngày 2/9/1945 giữa lúc 50 vạn nhân dân Sài Gòn mít tinh chào mừng ngày độc lập, một số lính Pháp núp trong nhà thờ Đức Bà xả súng làm 47 người chết và nhiều người bị thương. Sau hàng loạt các hành động gây hấn, đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, được sự đồng lõa của quân Anh, quân Pháp nổ súng đánh chiếm một số công sở trong thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần hai. Tiếp đó, chúng mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ và Nam Trung Bộ, sang Campuchia. Đầu tháng 9/1945, Pháp đưa quân vào nam vĩ tuyến 16 của Lào, thành lập Bộ Tham mưu quân Pháp ở Lào. Trước âm mưu từng bước mở rộng chiến tranh, dùng lãnh thổ nước này để xâm chiếm nước kia, biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu cũ của thực dân Pháp đòi hỏi Việt Nam, Lào, Campuchia phải liên minh, đoàn kết với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đánh bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc. Nhu cầu hợp tác, giúp đỡ nhau kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược xuất phát từ hai phía. Lào cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng vậy. Đó là sự hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, vì mục tiêu chung và riêng, đôi bên cùng có lợi, nhằm đưa sự nghiệp cách mạng vững bước tiến lên. Ngày 14/10/1945, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức công nhận Chính phủ độc lập Lào. Tiếp đó, đại diện chính phủ hai nước kí Hiệp ước tương trợ Lào – Việt (14/10/1945) và Hiệp định về tổ chức liên quân Lào – 10 Việt (30/10/1945) nhằm giúp đỡ nhau về mọi mặt trong kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Đó là những văn kiện chính thức đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ độc lập Lào, tạo cơ sở pháp lý để hai dân tộc hợp tác, liên minh chống thực dân Pháp xâm lược. Thấy rõ tầm quan trọng của liên minh Việt Nam – Lào, tháng 10 năm 1945, Hoàng thân Xuvanuvông tuyên bố: “Lào và Việt Nam cùng chung một nguyện vọng duy nhất là nền độc lập dân tộc và quyền dân chủ thực sự, cùng chung kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược muốn trở lại thống trị hai nước chúng ta. Do đó, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam anh em phải đoàn kết lại tiếp tục chiến đấu. Nền độc lập của Lào muôn năm! Tình đoàn kết Lào – Việt muôn năm!” [38, tr. 21- 22]. Ngày 15 tháng 11 năm 1945, Hoàng thân Xuvanuvông thay mặt Chính phủ độc lập Lào gửi điện đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ tinh thần đoàn kết gắn bó của nhân dân Lào với nhân dân Việt Nam, khẳng định quân và dân hai nước sát cánh chiến đấu chống kẻ thù chung đến thắng lợi hoàn toàn. Bước sang năm 1946, tình hình Đông Dương ngày càng trở nên căng thẳng, quân Pháp dựa vào ưu thế quân sự đã từng bước đánh chiếm, mở rộng chiến tranh ra toàn vùng nam vĩ tuyến 16. Cuối tháng 2/1946, Anh bắt đầu rút quân khỏi nam vĩ tuyến 16, tàn quân Nhật bị tước vũ khí, lần lượt hồi hương. Pháp thỏa thuận với Trung Hoa dân quốc kí bản Hiệp ước Pháp – Hoa (28/2/1946), tạo điều kiện cho Pháp thực hiện âm mưu chiếm lại toàn bộ Đông Dương. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương Hòa để tiến (5/3/1946) quyết định tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp, nhằm đẩy nhanh quân Trung Hoa dân quốc về nước, tránh nguy cơ cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, với 11 thiện chí hòa bình, Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) nhằm tăng thêm thời gian hòa hoãn, tiếp tục chuẩn bị thêm lực lượng về mọi mặt, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến. Đến giữa tháng 12 năm 1946, với dã tâm quyết xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2, thực dân Pháp ra sức gây ra những vụ tàn sát ở Hà Nội và gửi tối hậu thư đòi phía Việt Nam phải đầu hàng. Nhận thấy khả năng hòa hoãn không còn, nguy cơ chiến tranh phát triển tới đỉnh điểm, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12/12/1946). Theo đó, đêm 19/12/1946, quân ta đồng loạt tiến công địch, mở đầu cuộc kháng chiến trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại Lào, sau Hiệp định Hoa - Pháp (28/2/1946) quân Trung Hoa dân quốc lần lượt rút khỏi bắc vĩ tuyến 16, quân Pháp vào thay thế, thực chất là để thực dân Pháp xâm chiếm Lào. Từ giữa năm 1946, sau khi căn bản chiếm được toàn bộ lãnh thổ Lào, thực dân Pháp ra sức củng cố chính quyền tay sai các cấp, tăng cường bắt lính đôn quân, xây dựng phát triển lực lượng dân vệ, thiết lập đồn bốt ở những vị trí quan trọng nhằm kiểm soát tình hình. Đi đôi với việc kìm kẹp, khống chế về quân sự, thực dân Pháp còn dùng thủ đoạn mua chuộc, lừa bịp về chính trị. Bằng sức mạnh quân sự và thủ đoạn chính trị thâm độc, thực dân Pháp từng bước ổn định tình hình, thiết lập bộ máy chính trị các cấp ở Lào, gây cho phong trào kháng chiến ở Lào gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Có thể thấy, đến cuối năm 1946, chiến tranh đã lan rộng trên khắp bán đảo Đông Dương, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn trên nhiều phương diện, trong đó, nổi lên khó khăn lớn nhất là phải “chiến đấu trong vòng vây” bốn bề của chủ nghĩa đế quốc, thực dân và thiếu sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Hơn bao giờ hết, nhân 12 dân ba nước Đông Dương nói chung, Việt Nam và Lào nói riêng cần đoàn kết lại nhằm tạo nên sức mạnh to lớn để chống kẻ thù chung. 1.2. Những chủ trương, biện pháp và quá trình 1.2.1. Chủ trương của Đảng 1.2.1.1. Đảng xác định xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào là một tất yếu khách quan Trước âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam và cả Đông Dương, chia rẽ Đông Dương để dễ bề cai trị, thực dân Pháp trở thành kẻ thù chung của cả ba dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia. Đồng thời, cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương diễn ra trong hoàn cảnh vô vàn khó khăn: vừa mới giành được chính quyền, lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, nhất là ở Lào lực lượng cách mạng còn quá nhỏ bé, lại chiến đấu trong vòng vây tứ phía. Hoàn cảnh này đặt ra yêu cầu phải phát huy sức mạnh nội lực của từng nước và đoàn kết chiến đấu giữa ba nước. Phân tích một cách toàn diện và sâu sắc tình hình quốc tế và Đông Dương, ngay từ đầu Đảng đã chỉ rõ tính chất của cuộc chiến đấu ở Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. “Chỉ thị kháng chiến kiến quốc” (2/11/1945) của Đảng nêu rõ: “nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng, cần phải lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp; thống nhất mặt trận Việt – Miên – Lào” [30, tr.26]. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc thực sự là cương lĩnh hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương trước tình hình mới. Chỉ thị đã chỉ rõ kẻ thù chung của các nước Đông Dương là thực dân Pháp xâm lược, cần tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng. Đồng thời, chỉ thị cũng nhận định rõ tầm quan trọng của xây dựng liên minh chiến đấu nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp chống xâm lược, là dấu mốc xác lập liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. 13 Thực hiện chủ trương của Đảng, với ý chí sắt đá về độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã dũng cảm đứng lên chiến đấu ngăn chặn bước tiến quân của kẻ thù, nhưng do lực lượng chênh lệch nên đầu năm 1946, quân Pháp từng bước đánh chiếm, mở rộng chiến tranh ra toàn vùng nam vĩ tuyến 16. Cuối tháng 2/1946, Anh bắt đầu rút quân khỏi nam vĩ tuyến 16, tàn quân Nhật bị tước vũ khí, lần lượt hồi hương. Pháp thỏa thuận với Trung Hoa dân quốc ký bản Hiệp ước Pháp – Hoa, tạo điều kiện cho Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương. Trước tình hình đó, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3/3/1946), chỉ rõ: “muốn cứu vãn quyền lợi chung của đế quốc, chống phong trào vô sản và cách mạng thuộc địa, Anh, Pháp, Mỹ - Tàu đã tạm dẹp mâu thuẫn bộ phận ở Đông Dương. Coi đó thì Hiệp ước Hoa – Pháp không phải là chuyện riêng của Tàu, Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa… nhưng chúng vẫn gờm cách mạng Đông Dương và dư luận quốc tế về việc quân Pháp kéo vào nước ta” [30, tr.41 – 42]. Thường vụ Trung ương Đảng cho rằng hòa với Pháp có thể phá tan âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động, bảo toàn lực lượng, có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, tiến tới giành độc lập hoàn toàn. Về phía cách mạng Lào, bằng sức mạnh quân sự và thủ đoạn chính trị thâm độc, thực dân Pháp từng bước ổn định tình hình, thiết lập bộ máy chính trị các cấp ở Lào, gây cho phong trào kháng chiến ở Lào nhiều khó khăn, phức tạp. Trong khi đó phong trào đấu tranh Lào còn yếu, cơ sở chính trị, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi hầu như là chưa có gì. Lực lượng vũ trang của cách mạng Lào còn nhỏ bé, vũ khí thô sơ, hoạt động phân tán, thiếu sự chỉ huy, chỉ đạo thống nhất, Lào tiến hành kháng chiến trong điều kiện khó khăn hơn Việt Nam rất nhiều. Chính phủ độc lập Lào, sau hơn tám tháng hoạt động đã phải lánh sang Thái Lan (6/1946). 14 Như vậy, đến cưối năm 1946, chiến tranh đã lan rộng toàn cõi Đông Dương, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào ngày càng trở nên khó khăn trên mọi phương diện, chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, thiếu sự ủng hộ của quốc tế. Trước những khó khăn này, Đảng đã nhận định tầm quan trọng trong xây dựng liên minh chống thực dân Pháp xâm lược do “Đối với Lào, Mên cùng với ta có chung kẻ địch, ta đòi Pháp phải thừa nhận quyền tự chủ hay ít nhất quyền tự chủ rộng rãi về chính trị cho họ” [30, tr. 47]. Cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho Đông Dương trở thành chiến trường chung, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng có một kẻ thù chung là quân xâm lược Pháp. Cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung cũng như giải quyết vấn đề nội bộ của phong trào đấu tranh ở mỗi nước đặt ra yêu cầu liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương nói chung và Việt Nam với Lào nói riêng. Cách mạng Lào cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Việt Nam và ngược lại cuộc kháng chiến của Việt Nam cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ ủng hộ của Lào. Do đó, xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào là một tất yếu khách quan. 1.2.1.2. Đảng xác định xây dựng liên minh Việt Nam với Lào phải trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau Nhu cầu hợp tác, giúp đỡ nhau kháng chiến chống thực dân Pháp xuất phát từ hai phía. Lào cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng vậy. Đó là sự hợp tác tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, vì mục tiêu chung và riêng, đôi bên cùng có lợi nhằm đưa sự nghiệp cách mạng vững bước tiến lên. Chính vì vậy, xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào phải trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Trước diễn biến tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ hai nước tiếp tục đề ra các chủ trương lãnh đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân hai nước đoàn kết liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan