Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ t...

Tài liệu Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ thời kỳ 1969-1972

.PDF
159
267
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌCKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THỊ THANH TRÂM ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH Ở NÔNG THÔN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ 1969-1972 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Hà Nội 2004 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌCKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THỊ THANH TRÂM ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH Ở NÔNG THÔN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ 1969-1972 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 5.03.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Khang Hà Nội 2004 MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CHƢƠNG 2: CHƢƠNG 3: 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH Ở NÔNG THÔN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1969 - 1970) 8 1.1 Vị trí chiến lƣợc của miền Đông Nam Bộ 8 1.2 Chủ trƣơng và hoạt động chống phá bình định của Đảng bộ và quân dân miền Đông Nam Bộ trong năm 1969 14 1.3 Đảng lãnh đạo chuyển hƣớng tiến công về địa bàn nông thôn, đẩy mạnh mọi hoạt động chống địch bình định trong năm 1970 36 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH Ở NÔNG THÔN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TỪ THÁNG 1.1971 ĐẾN THÁNG 1.1973 51 2.1 Chủ trƣơng tận dụng thời cơ, đẩy mạnh tiến công, từng bƣớc đánh bại chƣơng trình bình định của địch 51 2.2 Chủ trƣơng tiến công tổng hợp chống phá bình định từ xuân hè 1972 đến ngày ký hiệp định Pari 64 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 82 3.1 Một số nhận xét 82 3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 89 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 123 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khoảng thời gian 1969-1972 là một trong những giai đoạn cam go, ác liệt nhất trong 21 năm chống Mỹ, cứu nƣớc của quân và dân ta ở miền Nam. Thời gian này, Mỹ áp dụng chiến lƣợc "Việt Nam hoá chiến tranh", lấy bình định nông thôn làm một trong những biện pháp chiến lƣợc chủ yếu, lấy việc giành đất, giành dân làm mục tiêu chính để kết thúc chiến tranh theo điều kiện của Mỹ. Vốn dĩ, bình định là một biện pháp chiến lƣợc cơ bản và xuyên suốt trong các chiến lƣợc chiến tranh của Mỹ- nguỵ nhƣng thời kỳ này, bình định đƣợc nâng lên tầm "quốc sách", đƣợc xem là biện pháp chủ chốt quyết định sự tồn vong của nguỵ quyền và sự thành bại của "Việt Nam hoá chiến tranh" và vì vậy, nó đƣợc coi là "xƣơng sống" của chiến lƣợc chiến tranh mới này của Mỹ. Dốc sức cho nỗ lực cuối cùng, Mỹ- nguỵ quyết định tập trung mọi lực lƣợng thực hiện cho đƣợc chƣơng trình bình định . Chính vì vậy, trận tuyến bình định và chống phá bình định ở nông thôn miền Nam trở nên nóng bỏng, quyết liệt hơn bất cứ thời kỳ nào trƣớc đó. Miền Đông Nam Bộ là một địa bàn chiến lƣợc vô cùng quan trọng của cả ta và địch. Địa bàn này, trong suốt cuộc chiến tranh, luôn là nơi tập trung các khối chủ lực của hai bên, nơi diễn ra cuộc đấu tranh giành giật từng khu vực dân cƣ giữa ta và địch. Để tạo nên "vành đai an toàn" bảo vệ Sài Gòn, cơ quan đầu não của chế độ thực dân mới, tiêu diệt cơ quan chỉ đạo cách mạng miền Nam, đánh bại chủ lực Quân giải phóng, tiêu diệt phong trào kháng chiến của nhân dân ta, địch tập trung một bộ phận quân chủ lực, kết hợp với các lực lƣợng khác, liên tục mở các hoạt động quân sự kết hợp với việc triển khai các chƣơng trình bình định. Hình thức và mức độ tiến hành bình định của địch ở miền Đông Nam Bộ có những đặc điểm chung, đồng thời có những nét riêng 2 so với ở các vùng miền khác. Cuộc đấu tranh chống bình định tại miền Đông Nam Bộ trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quân và dân miền Nam, nhằm giữ vững, mở rộng vùng làm chủ, vùng giải phóng, hệ thống căn cứ, góp phần bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não chỉ đạo cách mạng miền Nam. Vì thế, sự thành bại của cuộc đấu tranh chống địch bình định ở miền Đông Nam Bộ có ảnh hƣởng to lớn đến toàn chiến trƣờng miền Nam và sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống bình định nói chung và ở nông thôn miền Đông Nam Bộ thời kỳ "Việt Nam hoá chiến tranh" nói riêng sẽ góp phần dựng lại cuộc đấu tranh kiên cƣờng của quân dân ta ở miền Nam, lý giải rõ hơn một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Đồng thời, qua đó, rút ra một số bài học có ý nghĩa gợi mở cho nhiệm vụ xây dựng, củng cố lực lƣợng, tăng cƣờng thế trận quốc phòng toàn dân ở một địa bàn chiến lƣợc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ thời kỳ 1969-1972" làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Chủ đề "bình định" và chống bình định ở miền Nam Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm của giới sử học trong và ngoài nƣớc khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến đó, miền Đông Nam Bộ luôn là một địa bàn trọng điểm bình định của Mỹ- nguỵ. Từ nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết về phong trào đấu tranh chống bình định của quân dân miền Đông Nam Bộ dƣới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, trong đó có thời kỳ ác liệt, khó khăn 3 nhất (1969-1972). Về sách, ngoài các cuốn lịch sử đảng bộ địa phƣơng miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc còn có những công trình tiêu biểu của các tác giả, cơ quan, trung tâm nghiên cứu trong nƣớc sau: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, 1995; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tập VI, Nxb Chính trị quốc gia, H.2003; Lịch sử biên niên xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam, Viện Lịch sử Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002; Miền Đông Nam Bộ kháng chiến (1954-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1993; Căn cứ của quân uỷ và bộ chỉ huy Miền trong chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân và Sở Văn hoá thông tin Sông Bé, 1995; Lịch sử chiến khu Đ, Bộ tƣ lệnh quân khu 7- Tỉnh uỷ Sông Bé- Tỉnh uỷ Đồng Nai, Nxb Đồng Nai và Nxb Sông Bé, 1997; Một số vấn đề về "Việt Nam hoá chiến tranh", Viện Sử học, UBKHXHVN, 1973; Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (19451975), Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2003. Bên cạnh đó, liên quan đến đề tài này, trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ Lịch sử Đảng, Lịch sử quân sự, Nghiên cứu lịch sử và các tập san chuyên đề cũng đăng tải một số bài của các tác giả Hà Minh Hồng, Trần Nhƣ Cƣơng… Đặc biệt, gần đây có một số luận văn thạc sỹ, tiến sỹ sử học đã bảo vệ thành công đề cập đến chủ đề này: Đảng lãnh đạo đấu tranh phá "quốc sách" ấp chiến lược của Mỹ-nguỵ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), Trần Thị Thu Hƣơng; Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chương trình bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn tại miền Đông Nam Bộ từ 1961 đến 1965, 4 Trần Nhƣ Cƣơng; Phong trào chống phá bình định nông thôn ở miền Đông nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969-1972), Hà Minh Hồng; Đảng lãnh đạo đấu tranh chống chính sách bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở nông thôn miền Đông Nam Bộ (1965-1968), Trịnh Thị Hồng Hạnh. Chƣơng trình bình định các vùng nông thôn miền Nam trong đó có vùng nông thôn miền Đông Nam Bộ cũng là chủ đề thu hút sự tập trung nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài khi viết về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ví nhƣ: Michael Maclear: Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb Sự Thật, H. 1990; Đavid Palmer: Tiếng kèn gọi người quân, Nxb Thông tin lý luận, H.1987 và Quá khứ đắng cay, Nxb Thông tin lý luận, H. 1988; Zalin Grant: Giáp mặt với phượng hoàng (bản dịch của Lê Minh Đức); Robert. MC. Namara: Nhìn lại quá khứ- Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H.1985; A.pu lơ: Nước Mỹ và Đông Dương- Từ Rudơven đến Nich Xơn; G.Côn cô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân, H 1991; C.Herring: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1998. Nhìn chung, cuộc đấu tranh chống địch bình định của quân dân miền Đông Nam Bộ dƣới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1969-1972 đã đƣợc đề cập trong một số công trình từ những góc độ và ở từng chừng mực khác nhau. Tuy thế, cho đến nay, chƣa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện với những nét chung cũng nhƣ những nét đặc thù về quá trình Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh chống địch bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ những năm 1969-1972. 3. Mục đích, nhiệm vụ Mục đích - Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục 5 miền Nam và các cấp uỷ đảng địa phƣơng trong cuộc đấu tranh chống địch bình định trên địa bàn nông thôn miền Đông Nam Bộ thời kỳ 1969-1972. - Rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống bình định của các cấp bộ Đảng giai đoạn 1969-1972 ở vùng nông thôn các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Nhiệm vụ - Trình bày vị trí chiến lƣợc của miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc; âm mƣu, thủ đoạn và biện pháp của Mỹ và chính quyền Sài Gòn hòng bình định miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ "Việt Nam hoá chiến tranh". - Làm rõ tính chất gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh chống chƣơng trình bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở địa bàn nông thôn các tỉnh miền Đông Nam Bộ thời kỳ "Việt Nam hoá chiến tranh". - Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của quân dân ta ở miền Đông Nam Bộ chống địch bình định, góp phần cùng quân dân ta ở miền Nam đánh bại chiến lƣợc "Việt Nam hoá chiến tranh". 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào đấu tranh chống địch bình định thời kỳ 1969-1972 tại địa bàn chiến lƣợc miền Đông Nam Bộ gồm các tỉnh đƣợc định giới chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc là Long An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bình Long, Phƣớc Long, Biên Hoà, Long Khánh, Bà Rịa và khu Sài Gòn, Gia Định. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu Cơ sở lý luận 6 Cơ sở lý luận đƣợc vận dụng để nghiên cứu, trình bày luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam. Nguồn tư liệu Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn tƣ liệu thành văn nhƣ các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo hàng năm của Bộ Chính trị, Trung ƣơng, Trung ƣơng Cục miền Nam, các cấp bộ Đảng ở những tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ; những công trình khoa học liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc ở miền Đông Nam Bộ thời kỳ 1969-1972 nhƣ những tập sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của các tỉnh và một số quận, huyện ở miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thêm một số công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc tại các địa phƣơng khác nhƣ khu V, miền Nam Trung Bộ, miền Trung và miền Tây Nam Bộ để thấy rõ bối cảnh chung; tham khảo một số tài liệu, sách báo của các tác giả ngoài nƣớc có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài . 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lô gích là chủ yếu. Đồng thời kết hợp chặt chẽ hai phƣơng pháp đó. Ngoài ra, các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh cũng đƣợc sử dụng để làm rõ nội dung có liên quan của đề tài. 7. Đóng góp của luận văn. - Trình bày một cách tƣơng đối có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ 7 đạo cuộc đấu tranh chống địch bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ 1969-1972. - Góp phần làm rõ hơn tầm quan trọng, tính chất gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh chống bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ giai đoạn này. - Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh chống địch bình định ở địa bàn có tầm quan trọng chiến lƣợc là miền Đông Nam Bộ. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc tổ chức thành 3 chƣơng, 7 tiết Chương 1: Đảng lãnh đạo đấu tranh chống địch bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ (1969 - 1970) Chương 2: Đảng lãnh đạo đấu tranh chống địch bình định ở nông thôn miền Đông Nam Bộ (1971- tháng 1.1973) Chương 3: Nhận xét chung và kinh nghiệm chủ yếu 8 Chƣơng 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH Ở NÔNG THÔN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1969-1970) 1.1. Vị trí chiến lƣợc của miền Đông Nam Bộ Miền Đông Nam Bộ là cụm từ chỉ địa bàn của các tỉnh nằm trên nửa phần đất về phía đông của Nam Bộ. Đó là một vùng đất rộng 31.930 ki lô mét vuông, hiện nay gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc và thành phố Hồ Chí Minh. Trong hệ thống phòng thủ đất nƣớc, miền Đông Nam Bộ chính là quân khu 7 ngày nay. Nơi đây, suốt 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), tuỳ vào yêu cầu quản trị phục vụ cho mục đích xâm lƣợc và chống xâm lƣợc mà cả địch và ta đều luôn có sự thay đổi về tổ chức địa lý hành chính. Thời kháng chiến chống Mỹ, miền Đông Nam Bộ thuộc chiến trƣờng B2. Cho đến trƣớc năm 1968, Đông Nam Bộ gồm các đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Gia Định và khu 7, trong đó khu 7 có các tỉnh Phƣớc Tuy, Long Khánh, Phƣớc Long, Bình Long, Bình Dƣơng, Biên Hoà, Tây Ninh. Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Đông Nam Bộ có thêm tỉnh Long An. Thời kỳ chống “chiến tranh Việt Nam hoá” của Mỹ, Đông Nam Bộ đƣợc thành lập lại, gồm quân khu 7 (khu miền Đông) và quân khu Sài GònGia Định. Khu miền Đông lúc này gồm các tỉnh: Bà Rịa-Long Khánh, Biên Hoà, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Bình Phƣớc. Khu Sài Gòn-Gia Định gồm khu 9 vực nội thành Sài Gòn -Chợ Lớn và các quận huyện vùng ven. Miền Đông Nam Bộ có Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định vừa là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá của địch, vừa là địa bàn yết hầu nối liền đồng bằng sông Cửu Long đông dân, nhiều của với vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và cao nguyên miền Nam. Nơi đây, có thế lƣng dựa vào dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ và vùng rừng núi nam Đông Dƣơng, mặt hƣớng xuống đồng bằng và biển Đông. Đông Nam Bộ có đƣờng biên giới với Campuchia phía Tây Bắc dài gần 650 ki lô mét và có bờ biển phía nam dài gần 190 ki lô mét. Ngoài khơi, cách Vũng Tàu 180 ki lô mét là quần đảo Côn Sơn. Địa hình miền Đông Nam Bộ tƣơng đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 20 đến 200 mét hƣớng cao dần từ tây nam sang đông bắc, vốn là vùng đất của những núi lửa đã tắt và của các thềm sông đã lùi xa. Đất đỏ từ phún thạch và đất xám từ phù sa cổ làm cho rừng và các loại cây công nghiệp lâu niên quanh năm xanh tốt không những đem lại nguồn nông thổ sản phong phú mà còn thuận lợi cho việc trú đóng bí mật, cơ động của các lực lƣợng vũ trang tập trung và là địa bàn lý tƣởng cho các trận đánh hiệp đồng quy mô lớn. Trên bề mặt địa hình tƣơng đối bằng phẳng, núi miền Đông với độ cao không lớn xuất hiện đơn lẻ, phân tán rất lợi hại về mặt quân sự. Núi Bà Đen cao 986 mét đƣợc coi là “đỉnh nóc nhà Nam Bộ”, “con mắt miền Đông", các núi Chứa Chan, Mây Tàu, Bàu Quang, Bà Rá, Thị Vải, Châu Diên nhƣ những tháp canh, đài quan sát và công sự toả dần từ rừng núi xuống đồng bằng. Ở phía Nam, Hòn Sập và núi Vũng Tàu cũng đứng ở vị trí ngƣời lính canh vùng cửa biển trọng yếu. Rừng miền Đông chiếm một phần ba diện tích đất tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng cả về quân sự và kinh tế. Bao phủ hầu hết vùng bán bình nguyên 10 phía bắc và đông bắc là những cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật và động vật phong phú. Từ đông nam Sài Gòn kéo về phía biển là khu rừng Sác ngập mặn có diện tích 600 ki lô mét vuông. Ở đây, các loại cây rừng ngập mặn chen nhau mọc rậm rạp, um tùm, phủ kín các doi đất vốn đƣợc tạo nên bởi các nhánh rẽ của hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, tạo thành địa bàn bí hiểm, lợi hại nhƣ “trận đồ bát quái”. Dãy rừng già từ bắc Tây Ninh kéo dài dọc biên giới sang tận vùng cực đông vừa có chiều dài của bản thân, vừa có lƣng dựa Trƣờng Sơn và rừng nam Đông Dƣơng có ý nghĩa chiến lƣợc rất lớn. Căn cứ này vừa có thế vững của rừng liên hoàn rộng lớn, vừa có thế “đứng trên đầu thù” tạo điều kiện cho ta nhanh chóng tiếp cận và đánh thẳng vào đầu não và sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Rừng bạt ngàn phía đông, đồng bằng vô tận phía tây, căn cứ nƣớc bạn nối tiếp sau lƣng, sào huyệt quân thù phía trƣớc, các điều kiện thiên nhiên đó cùng với vùng dân cƣ và đô thị liên hoàn từ Tây Ninh đến thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên bức tranh đậm nét về thế chiến lƣợc ba vùng trên một địa bàn rộng lớn và tạo điều kiện cho Tây Ninh trở thành căn cứ lãnh đạo, chỉ đạo của B2. Ngoài rừng liên hoàn với những chiến khu nổi tiếng (chiến khu Đ, chiến khu B, chiến khu Dƣơng Minh Châu), miền Đông còn có nhiều rừng trồng mà chủ yếu là rừng cao su, rừng lõm, vùng cây ăn trái tạo điều kiện cho quân dân các địa phƣơng xây dựng các “căn cứ vệ tinh”, các lõm du kích hình thành thế trận bao vây, áp sát sào huyệt địch. Đó là các vành đai cao su Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh..., rừng Sác, rừng Bời Lời, tam giác An Điền, An Tây- An Thành, Hắc Dịch, Bƣng Sáu Xã, lòng chảo Nhơn Thạch... Với sự phân bố và những đặc điểm tự nhiên của nó, rừng miền Đông đảm bảo cho ta thiết lập một cách hoàn chỉnh hệ thống căn cứ kháng chiến 11 trong chiến tranh, có tác dụng che giấu, nguỵ trang lực lƣợng kháng chiến và tạo điều kiện để kháng chiến nói chung, lực lƣợng vũ trang nói riêng, bám trụ, tổ chức các mục tiêu hiểm yếu; tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và phƣơng tiện chiến tranh của địch trên một địa bàn có tầm quan trọng chiến lƣợc. Bên cạnh rừng, miền Đông Nam Bộ còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dày. Hầu hết những con sông lớn chảy qua miền Đông Nam Bộ đều bắt nguồn từ biên giới và cao nguyên phía bắc-đông bắc đổ xuôi về phía nam đông nam và ra Biển Đông. Những con sông lớn nhƣ sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Vỏ Đông, Vàm Cỏ Tây tạo thành hệ thống giao lƣu đƣờng sông chủ yếu của miền Đông từ vùng sâu đất liền xuôi về biển, qua tất cả các thị xã, thành phố trong vùng. Sông ở miền Đông sâu hơn và chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều, thuyền bè đi lại thuận tiện. Hệ thống sông, kênh, rạch toả ra trên hầu khắp miền Đông, là hệ thống giao thông quan trọng, nối thông các miền rừng núi với đồng bằng, đô thị và biển Đông. Ngoài hệ thống kênh rạch chằng chịt, trên mảnh đất có độ cao và mặt bằng thuận lợi, miền Đông còn hình thành một mạng lƣới về đƣờng bộ chiếm vị trí chủ yếu về lƣu thông. Trong đó, Sài Gòn là đầu mối của những con đƣờng huyết mạch: quốc lộ 1, 13, 16, 22... Miền Đông còn có nhiều quốc lộ, liên tỉnh lộ đi qua nhƣ: quốc lộ 14, 20, liên tỉnh lộ 1, 2, 5, 13, 14. Cùng với hệ thống quốc lộ, liên tỉnh lộ, Mỹ-nguỵ đã phát triển thêm nhiều đƣờng “lô” xuyên qua các khu rừng miền Đông, ven biên giới, hòng bao vây, chia cắt, triệt tiêu căn cứ kháng chiến và tiêu diệt cơ quan đầu não chỉ đạo cách mạng cũng nhƣ lực lƣợng vũ trang giải phóng miền Nam. Từ đây, mạng lƣới giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ toả đi khắp vùng.Trừ vùng rừng Sác Nhà Bè, Cần Gìơ, sông rạch chằng chịt, còn nhìn chung, hệ thống giao thông đƣờng bộ ở Đông Nam Bộ đƣợc xây dựng khá hiện đại. Thêm nữa, ở miền Đông, đến giữa năm 12 1966, Mỹ đã hoàn thành một hệ thống gồm 58 sân bay, trong đó có hai sân bay lớn và hiện đại nhất miền Nam là Tân Sơn Nhất và Biên Hoà. Việc lƣu thông vận chuyển hàng hoá, phƣơng tiện chiến tranh, thiết bị chiến trƣờng và binh lực cũng nhờ mạng lƣới giao thông đƣợc thuận lợi. Cuộc chiến đấu trên sông nƣớc, đƣờng bộ, đƣờng sắt vì thế luôn diễn ra quyết liệt và là một bộ phận quan trọng trong cuộc chiến đấu của quân dân miền Đông suốt 30 năm. Miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Đặc điểm khí hậu này ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động quân sự. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Các sông, rạch, bàu, vũng, vùng trũng thấp... tràn ngập nƣớc, sƣơng mù bao phủ, ảnh hƣởng lớn không những đến sinh hoạt, đi lại, tiếp tế mà còn gây nhiều bệnh tật hiểm nghèo, làm giảm sức chiến đấu của các lực lƣợng kháng chiến, vũ khí, phƣơng tiện chiến đấu cũng dễ bị hƣ hỏng. Chỉ có 6 tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 là thời gian thuận lợi cho các hoạt động quân sự của cả ta và địch. Vùng đất Đông Nam Bộ đƣợc ngƣời Việt khai phá trong nửa cuối thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVII. Họ là cộng đồng dân cƣ có nguồn gốc từ nhiều địa phƣơng khác nhau trong cả nƣớc tụ cƣ về. Có ngƣời từ miền Trung, miền Bắc vào làm ăn sinh sống, hoặc trốn khỏi cuộc chiến tranh huynh đệ “nồi da nấu thịt” Trịnh- Nguyễn hoặc chống đối triều đình; là những ngƣời tù tội phải lƣu đầy, lính thủ bỏ luỹ, trốn lao dịch, những kẻ giang hồ hay một số ngƣời giàu có đã bỏ tiền của, chiêu mộ dân nghèo vào khai khẩn theo chính sách dinh điền triều Nguyễn. Nhiều ngƣời dân vào đây do triều đình nhà Nguyễn tổ chức di dân với quy mô lớn. Đầu thế kỷ XX, nhiều nông dân từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ do bị bần cùng hoá đã vào làm phu phen trong đồn điền cao su miền Đông Nam 13 Bộ. Quá trình đó kéo dài đến những năm 1949-1950. Sau hiệp định Giơnevơ, nhằm thực hiện âm mƣu chia cắt lâu dài đất nƣớc ta, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cƣỡng bức , lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, lừa phỉnh đồng bào theo đạo Thiên chúa và những ngƣời có liên quan đến chính quyền cũ làm tay sai cho Pháp di cƣ vào Nam. Những ngƣời này tập trung đông ở miền Đông Nam Bộ. Trong dân cƣ miền Đông, ngƣời Kinh chiếm 80%, còn lại là các tộc ngƣời Stiêng, Mạ, ChơRo, Mơnông, Chàm, Hoa, Khơme... Nơi đây, cũng là nơi có nhiều tôn giáo, đáng kể là các đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành. Dân cƣ nơi này chiếm đa số là ngƣời lao động, nông dân chiếm 85% dân số; công nhân công nghiệp và công nhân đồn điền cao su cũng chiếm tỷ lệ cao, là điều kiện hình thành liên minh công- nông trên cơ sở mặt trận đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung của toàn dân tộc. Hơn nữa, nhân dân miền Đông có truyền thống yêu nƣớc, ý chí bất khuất, chống giặc ngoại xâm; yêu thƣơng gắn bó đùm bọc; tự lực, tự cƣờng trƣớc mọi hoàn cảnh; có tinh thần kiên cƣờng và mƣu trí. Vì vậy, ngọn lửa đấu tranh của nhân dân miền Đông suốt những năm tháng bị kìm kẹp dƣới ách thực dân luôn bùng cháy. Ba mƣơi năm ròng chiến tranh giải phóng, vùng đất này luôn đƣợc cả ta và địch xác định là địa bàn chiến lƣợc trọng điểm. Về tầm quan trọng của miền đất này, đồng chí Lê Duẩn cho rằng: Vùng rừng núi Đông Nam Bộ và khu 6 đối vơí Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long có vị trí tƣơng tự nhƣ khu căn cứ Việt Bắc đối với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ trƣớc đây trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Cụ thể hơn, vai trò và vị trí của miền Đông Nam Bộ đƣợc Trung ƣơng cục xác định:Vị trí của khu miền Đông bao quanh Sài Gòn 14 với Tân Sơn Nhất, Biên Hoà- Vũng Tàu, là khu căn cứ có tính chất chiến lƣợc lâu dài không những đối với miền Nam mà chung cho toàn Đông Dƣơng và cả Đông Nam Á...Đế quốc Mỹ coi miền Nam là một căn cứ quân sự của chúng, đặc biệt khi chúng mở cuộc chiến tranh xâm lƣợc sang Lào, Campuchia. Miền Đông, bao gồm Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, vừa là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của địch vừa là yết hầu nối liền đồng bằng sông Cửu Long đông dân nhiều của với đồng bằng ven biển Trung Bộ và cao nguyên chiến lƣợc; phía trƣớc có thể mở rộng địa bàn áp sát uy hiếp đầu não chỉ huy địch ở Trung ƣơng và cấp quân khu, kiểm soát khống chế các con đƣờng huyết mạch của địch; phía sau nối liền hậu phƣơng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và căn cứ địa của chiến trƣờng Đông Dƣơng. Ngay từ cuộc khởi nghĩa 1960 và trong quá trình chiến tranh cách mạng, miền Đông đã hình thành thế 3 vùng ngày càng hoàn chỉnh. Do chiến trƣờng miền Đông là hƣớng phòng ngự chiến lƣợc quan trọng nhất của địch nên bao giờ chúng cũng tập trung ở đây lực lƣợng cơ động chủ yếu nhất của chúng [120]. Là địa bàn có tầm quan trọng, Đông Nam Bộ nói chung và vùng nông thôn đồng bằng của miền đất này, suốt những năm chiến tranh, luôn diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch. Bên cạnh các hoạt động tác chiến quân sự, đây cũng là nơi diễn ra phong trào chống phá bình định quyết liệt, phức tạp và dai dẳng của quân và dân miền Đông “gian lao mà anh dũng” vì tự do, độc lập và thống nhất đất nƣớc. 1.2 Chủ trƣơng và hoạt động chống phá bình định của Đảng bộ và quân dân miền Đông Nam Bộ trong năm 1969 1.2.1. Mỹ- nguỵ chuyển hướng lấy "bình định nông thôn" làm mục đích của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, trong đó miền 15 Đông Nam Bộ là một trọng điểm, đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lƣợc của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ dù còn rất ngoan cố nhƣng vẫn phải “xuống thang” chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, tìm cách rút dần quân Mỹ ra khỏi miền Nam, mặc nhiên thừa nhận sự phá sản hoàn toàn của chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ”. Song với bản chất hiếu chiến, từ sau đợt 1 Tết Mậu Thân 1968, trên chiến trƣờng miền Nam, Mỹ chuyển sang thực hiện “phi Mỹ hoá chiến tranh”, sử dụng toàn bộ lực lƣợng liên tiếp mở hàng loạt cuộc hành quân càn quét, hành quân bình định nhằm giải toả áp lực của ta xung quanh các đô thị miền Nam, đẩy chủ lực quân Giải phóng ra xa vùng ven, tranh giành quyết liệt với cách mạng miền Nam các vùng nông thôn đồng bằng. Đồng thời, chúng sử dụng không quân, pháo binh bắn phá và rải chất độc khai quang uy hiếp dữ dội vùng giáp ranh, vùng hành lang, vùng giải phóng, vùng căn cứ của cách mạng miền Nam. Đầu năm 1969, bƣớc chân vào nhà trắng, Nichxơn điều chỉnh chủ trƣơng “phi Mỹ hoá” thành một chiến lƣợc chiến tranh mới ở Việt Nam mang tên “Việt Nam hoá chiến tranh” hòng tiếp tục thực hiện âm mƣu xâm lƣợc và thống trị miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Theo Nichxơn, “Việt Nam hoá chiến tranh” có hai phần chính: - Tăng cƣờng quân đội Việt Nam cộng hoà về số lƣợng, trang bị, lãnh đạo, chỉ huy, khả năng chiến đấu đủ sức đảm nhiệm vai trò tác chiến trên bộ, trên không, trên sông, trên biển thay thế quân Mỹ. - Mở rộng chƣơng trình bình định, làm cho chính quyền Sài Gòn kiểm soát đƣợc toàn bộ nông thôn Nam Việt Nam. Nhƣ thế, “Việt Nam hoá chiến tranh”- nhƣ tên gọi của nó, thực chất là mƣu toan “thay màu da trên xác chết”, “dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt”, 16 “dùng ngƣời Đông Dƣơng đánh ngƣời Đông Dƣơng” bằng bom đạn, đô la và chỉ huy của Mỹ để tiếp tục thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc trong chiến tranh xâm lƣợc thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đế quốc Mỹ dự định thực hiện chiến lƣợc “Việt Nam hoá chiến tranh” theo ba giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chuyển giao trách nhiệm chiến đấu trên bộ cho quân nguỵ, rút quân viễn chinh Mỹ về nƣớc, làm suy yếu đối phƣơng thông qua chƣơng trình “bình định nông thôn”. - Giai đoạn 2: Chuyển giao trách nhiệm chiến đấu trên không cho quân đội nguỵ. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đủ sức đối phó với lực lƣợng vũ trang Quân giải phóng trên chiến trƣờng Nam Việt Nam và Đông Dƣơng. - Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hoá chiến tranh. Củng cố kết quả đạt đƣợc. Chiến tranh tàn lụi dần, miền Nam Việt Nam trở thành một “quốc gia tự do” dƣới sự lãnh đạo của Mỹ. Trong ba giai đoạn trên, giai đoạn 1 đƣợc xem là giai đoạn quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lƣợc quyết định sự thành bại của chiến lƣợc “Việt Nam hoá chiến tranh”. Giai đoạn này đƣợc dự định thực hiện trong khoảng ba năm rƣỡi (từ đầu 1969 đến giữa năm 1972), gồm 3 bƣớc: Bước 1: bình định một số vùng đông dân cƣ quan trọng, đẩy chủ lực cách mạng ra xa các đô thị, các cơ sở cách mạng bị tê liệt, quân nguỵ đƣợc tăng cƣờng và đủ sức đối phó với lực lƣợng vũ trang quân giải phóng, Mỹ bắt đầu rút quân. Bước 2: bình định tất cả các vùng nông thôn, giảm tối đa hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng, quân đội Sài Gòn đƣợc hiện đại hoá và mạnh lên đủ sức đối phó với tình hình, Mỹ rút đại bộ phận lực lƣợng chiến đấu ra 17 khỏi miền Nam Việt Nam. Bước 3: hoàn thành bình định toàn bộ miền Nam, lực lƣợng cách mạng hoạt động không đáng kể ở lục địa; quân đội Sài Gòn đủ sức đảm đƣơng đƣợc vai trò của mình, Mỹ rút hết lực lƣợng chiến đấu ra khỏi Việt Nam. Nhƣ vậy, trong giai đoạn 1, chƣơng trình “bình định nông thôn” không chỉ là biện pháp chiến lƣợc then chốt, mà còn là mục đích của “Việt Nam hoá chiến tranh”. Đúng nhƣ Nichxơn khẳng định: nếu nhƣ việc rút quân Mỹ phản ánh kết quả của “Việt Nam hoá chiến tranh”, thì “bình định” là mục tiêu của “Việt Nam hoá chiến tranh”, “là chìa khoá thắng lợi”, “là con đường dẫn chiến tranh đến chỗ tự lụi tàn”. Chính vì thế, từ tháng 1-1969, Mỹ-nguỵ đã tiến hành “bình định” miền Nam trên quy mô lớn và quyết liệt hơn, nhằm giải quyết việc kiểm soát nông thôn, kết hợp hành quân tiêu diệt chủ lực Quân giải phóng. Từ những bài học rút ra qua các kế hoạch “bình định” của hai đời Tổng thống Ken-nơ-đi và Giônxơn trƣớc đây, Mỹ-nguỵ đã áp dụng những thủ đoạn và biện pháp thâm độc nhất, tàn bạo nhất, hòng tiêu diệt cơ sở chính trị của cách mạng miền Nam, làm mất chỗ dựa của lực lƣợng vũ trang quân giải phóng miền Nam. Nếu nhƣ trƣớc đó, “bình định” đƣợc xem là “một cuộc chiến tranh đơn lẻ”, một hoạt động đi sau hoạt động quân sự hoặc kết hợp với nỗ lực “tìm diệt” do quân chiến đấu Mỹ đảm nhiệm để trở th--ành hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” thì giờ đây, “bình định” là kế hoạch bao trùm, trong đó mọi hoạt động quân sự đều phải tập trung cho mục tiêu “bình định” giành dân, kiểm soát dân. Đây là một kế hoạch toàn diện của Mỹ-nguỵ bao gồm các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, chiến tranh tâm lý nhằm mục tiêu trƣớc nhất là “tiêu diệt các lực lƣợng và bộ máy nổi loạn ở nông thôn và có tính chất vừa quân sự vừa dân sự” [58;3].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan