Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Việt Nam (1975-1979)...

Tài liệu Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Việt Nam (1975-1979)

.PDF
144
378
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- VŨ THỊ HƯƠNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM (1975 - 1979) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- VŨ THỊ HƯƠNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM (1975 - 1979) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 602256 Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU TRẦN LUÂN HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC TRA NG Mở đầu 2 Chương 1 ®Êu tranh ngo¹i giao nh»m gi¶i quyÕt vÊn ®Ò biªn giíi viÖt nam - campuchia (1975 - 1978) 1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng 1.2. Chỉ đạo cuộc đấu tranh ngoại giao Chương 2 Đảng lãnh đạo cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tây nam (1978 - 1979) 2.1. Chính quyền Campuchia dân chủ gây chiến tranh ở phía biên giới Tây Nam và chủ trương của Đảng 2.2. Chỉ đạo cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam Chương 3 một số nhận xét và bài học kinh nghiệm 3.1. Một số nhận xét 3.2. Một số bài học kinh nghiệm 10 10 41 47 47 55 74 74 83 96 98 104 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng anh em, núi liền núi, sông liền sông, gắn bó với nhau bởi nhiều điều kiện lịch sử và địa lý. Trong lịch sử phát triển lâu dài của mỗi dân tộc, nhân dân hai nước đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, tình hữu nghị giữa hai dân tộc không ngừng được nhân dân hai nước gìn giữ, vun đắp và phát triển. Thực tiễn lịch sử Việt Nam và Campuchia đã chứng minh rằng: Sự nghiệp đoàn kết, chiến đấu Việt Nam Campuchia chính là yêu cầu tất yếu, khách quan của lịch sử, gắn liền với sự sống còn của mỗi dân tộc. Đặc biệt, từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, cùng với nhân dân Lào, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã đoàn kết thành một khối thống nhất chống kẻ thù chung. Cách mạng của ba nước Đông Dương trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chuyển sang một bước ngoặt mới, không còn là những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc riêng lẻ, đơn độc mà là cuộc đấu tranh kết hợp chặt chẽ tinh thần dân tộc với tinh thần quốc tế trong sáng. Chính vì vậy, ba nước Đông Dương đã hình thành nên khối liên minh chiến đấu chiến lược, nương tựa lẫn nhau một cách rất tự nhiên. Cùng với thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 17-4-1975, cách mạng Campuchia giành toàn thắng. Nhưng ngày chiến thắng lại đồng thời trở thành ngày khởi đầu của thảm họa diệt chủng đối với dân tộc Campuchia. Phản bội lại cách mạng, bọn Pôn Pốt - Iêng Xary sau khi lên nắm chính quyền đã thi hành chính sách đối nội diệt chủng tàn bạo, đồng thời từng bước phát động cuộc chiến tranh xâm 2 lược toàn tuyến biên giới phía Tây Nam Việt Nam. Bọn chúng đã trở thành tay sai, thành công cụ đắc lực phục vụ mưu đồ chủ nghĩa sôvanh nước lớn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thời kỳ này. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của bọn Pôn Pốt - Iêng Xary ở biên giới phía Tây Nam, đồng thời phối hợp và giúp đỡ nhân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng tàn bạo và hiếu chiến. Từ thực tiễn lịch sử đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử là một việc làm cần thiết, có giá trị lý luận và thực tiễn, góp phần tích cực vào quá trình vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó lâu đời giữa hai dân tộc. Đặc biệt, việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia trong giai đoạn 1975 - 1979 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phê phán bản chất tàn bạo của bọn Pôn Pốt - Iêng Xary và khẳng định quyết tâm chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân ta. Việc nghiên cứu cũng nhằm chỉ ra rằng: Quá trình phát động và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Tây Nam cùng với việc thiết lập chế độ diệt chủng ở trong nước của bọn Pôn Pốt - Iêng Xary chính là biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tay sai của chủ nghĩa sôvanh nước lớn, chia rẽ, khinh miệt dân tộc của bọn phản động lãnh đạo đất nước Campuchia thời kỳ này, hoàn toàn đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân Campuchia anh em, đi ngược lại với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, gắn bó lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai dân tộc trong giai đoạn này cũng góp phần làm sáng tỏ sự nghiệp cách mạng cao cả, sáng ngời chính nghĩa của Đảng và nhân dân Việt Nam trong quá trình 3 giúp đỡ, phối hợp với cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Khơme đỏ. Từ mục đích trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1975 - 1979) làm đề tài luận văn khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1975 - 1979 đã thu hút được sự quan tâm của các học giả, các nhà khoa học, giới nghiên cứu, dư luận trong nước và quốc tế. Các công trình nghiên cứu đề cập về vấn đề này chủ yếu tập trung trong những năm 1975 - 1979, thời gian mà bè lũ phản động Pôn Pốt - Iêng Xary tiến hành phát động cuộc tấn công toàn tuyến biên giới phía Tây Nam Việt Nam, là công cụ thực hiện mưu đồ bành trướng nước lớn của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh thời kỳ này. Tiêu biểu như: “Về vấn đề Campuchia” của Trường - Chinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979 là một trong những tài liệu chính thống, có giá trị thực tiễn cao, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về bản chất của “vấn đề Campuchia” trong những năm 1975 - 1979. Dưới bàn tay “nhào nặn” của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xary đã trở thành tay sai đắc lực phục vụ âm mưu bành trướng thế lực, mở rộng lãnh thổ. “Campuchia - Thắng lợi của một cuộc cách mạng chân chính”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979 - tác phẩm ca ngợi thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành độc lập dân tộc ngày 17-4-1975 của nhân dân Campuchia. Nhưng ngay sau khi lên nắm chính quyền, bọn Pôn Pốt - Iêng Xary đã phản bội lại cách mạng, phản bội lại toàn dân tộc Campuchia, chúng đã thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo, đẫm máu, đưa đến hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, đẩy dân tộc Campuchia vào họa diệt chủng. 4 “Kỷ nguyên mới của đoàn kết, hợp tác Việt Nam - Campuchia”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979 đăng tải toàn văn bản Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, Tuyên bố chung về cuộc gặp cấp cao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, các bài diễn văn quan trọng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia Hêng Xomrin nhân dịp Đoàn đại biểu Chính phủ nước ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia từ ngày 16 đến ngày 19-2-1979. Chuyến thăm và các văn bản được ký kết trong dịp này là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia, đồng thời cũng khẳng định tính chính nghĩa, thủy chung, trong sáng trong sự đoàn kết, giúp đỡ chí tình của Đảng và nhân dân Việt Nam trong công cuộc đánh đổ bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary trên đất nước Campuchia, giúp Campuchia hồi sinh, xây dựng một cuộc sống mới trên đất nước Ăngco tươi đẹp trong giai đoạn 1979 1989. Tác phẩm “Quân đội nhân dân Việt Nam và nhiệm vụ quốc tế cao cả trên đất bạn Campuchia” của Đại tướng Lê Đức Anh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986 đã tập hợp nhiều bài nói và viết của đồng chí Đại tướng, phân tích sâu sắc bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng ba nước Đông Dương nói chung và cách mạng Campuchia nói riêng. Đồng chí đã phân tích rõ nhiệm vụ, mục tiêu, quan điểm và phương pháp giúp đỡ cách mạng Campuchia của Đảng ta trong việc tăng cường liên minh chiến lược, chiến đấu Việt Nam - Campuchia; nêu lên những vấn đề có tính quy luật, những vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Campuchia. “Cách mạng Campuchia và nghĩa vụ quốc tế của quân đội ta” của Hà Giao, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1982. Đã từng là một quân nhân chiến 5 đấu trên chiến trường Campuchia thời kỳ này, vì vậy, tác giả đã ghi lại chân thực tội ác diệt chủng của bọn phản động Pôn Pốt, sự giúp đỡ chân thành của “đội quân nhà Phật” - Quân đội nhân dân Việt Nam - trong công cuộc giúp đỡ cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng tàn bạo, đồng thời sát cánh cùng nhân dân Campuchia khôi phục và hồi sinh đất nước. Tác phẩm đồng thời cũng thể hiện rõ bản chất của hành động này là sự biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa quốc tế sáng ngời chính nghĩa, là nghĩa vụ, là nhiệm vụ quốc tế của cách mạng Việt Nam đối với cách mạng thế giới. “Người tù của Khơme đỏ” của Nôrôđôm Xihanúc, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1988. Đây là tập hồi ký thấm đẫm nỗi đau của Xihanúc trong tư cách là một trong những người tù của chế độ diệt chủng Khơme đỏ. Tác phẩm đã ghi lại những tội ác tàn bạo mà bọn phản động cực đoan Pôn Pốt Iêng Xary đã tiến hành trên chính đất nước mình dưới sự ủng hộ, giúp sức tích cực của các thế lực phản động quốc tế. Ngoài ra, còn một số lượng khá lớn các tác phẩm, các công trình khảo cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, các công trình, luận văn, luận án có liên quan, đã được công bố. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam (1975 - 1979), đồng thời phối hợp, giúp đỡ cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Khơme đỏ. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, phối hợp với cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng của bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary, hồi sinh đất nước Campuchia. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập trung làm sáng tỏ âm mưu, bản chất phản động, xâm lược của bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xary dưới sự giúp đỡ và chỉ đạo của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thời kỳ này; - Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam trong những năm 1975 - 1979; - Thể hiện rõ sự phối hợp chiến đấu giữa cách mạng Campuchia và cách mạng Việt Nam trong quá trình cùng nhau đánh bại kẻ thù chung là bè lũ Pôn Pốt và bọn phản động quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Âm mưu thâm độc của các thế lực phản động quốc tế và bè lũ tay sai Pôn Pốt - Iêng Xary đối với cách mạng Việt Nam. - Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong quá trình lãnh đạo quân và dân ta đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam (19751979) và giúp đỡ cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt Iêng Xary. - Quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam của quân và dân ta; sự phối hợp giữa quân, dân hai nước Việt Nam - Campuchia trong việc đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xary tận sào huyệt của chúng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Trình bày những chủ trương, chính sách và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam; giúp đỡ cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng. - Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn 1975 - 1979. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu 7 Nguồn tư liệu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo toàn dân ta quyết tâm đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, đánh bại âm mưu xâm lược của các thế lực phản động, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Campuchia trong giai đoạn 1975 - 1979. Ngoài ra, luận văn còn khảo cứu nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết… đã được công bố có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Học viên đã tiến hành tập hợp, lựa chọn, phê phán tài liệu, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử như phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp lôgíc, phương pháp so sánh, đối chiếu... nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học - Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đi trước về những vấn đề có liên quan đến luận văn, tác giả đã tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu và các kết quả nghiên cứu đi trước để giải quyết các vấn đề mà luận văn hướng tới. - Qua việc trình bày những cứ liệu lịch sử đã được khai thác, xử lý thận trọng, luận văn đã bước đầu góp phần vào việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Campuchia trong những năm 1975 - 1979, đặc biệt là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn - Thông qua kết quả nghiên cứu của luận văn, làm sáng rõ mối quan hệ gắn bó, thủy chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia trong lịch sử, đặc biệt là trong những năm 1975- 8 1979. Mặt khác, việc nghiên cứu đã giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam do Đảng ta lãnh đạo, tinh thần quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam trong sự phối hợp, giúp đỡ đánh đổ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước Campuchia. - Những bài học kinh nghiệm mà luận văn đề xuất không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu mà nó còn là những bài học cần thiết trong việc củng cố, xây dựng đường biên giới đất nước ổn định, hòa bình, hữu nghị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Đấu tranh ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia (1975 - 1978). Chương 2: Đảng lãnh đạo cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1978 - 1979). Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm. 9 Chương 1 ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA (1975 - 1978) 1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử 1.1.1.1. Sự ra đời của Campuchia dân chủ Trong lịch sử, các lực lượng phản động quốc tế luôn tìm mọi thủ đoạn chính trị hòng chia rẽ các dân tộc trên bán đảo Đông Dương hòng làm suy yếu, tiến tới thống trị và bóc lột. Nhận thức được âm mưu đó, nhân dân ba nước nói chung, nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia nói riêng luôn nhận thức rõ: “Đông Dương là một chiến trường”, từ đó không ngừng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Sức mạnh của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam Campuchia là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của nhân dân ba nước Đông Dương trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời lãnh đạo cách mạng ba nước Đông Dương đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân xâm lược. Với sự ra đời của Đảng, truyền thống đoàn kết chiến đấu vốn có của ba nước Đông Dương nói chung và hai dân tộc anh em Việt Nam - Campuchia nói riêng được phát huy cao độ, kết tinh thành truyền thống đoàn kết tự giác mang tính cách mạng, thấm đượm tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Trong chủ trương của mình, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định: Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và 10 bọn phong kiến thối nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập [22, tr. 537]. Trải qua các giai đoạn cách mạng: 1930-1945, 1945-1954, tùy từng tình hình cụ thể ở mỗi nước, cách mạng của ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi quan trọng. Căn cứ vào sự phát triển của cách mạng và sự trưởng thành của tổ chức đảng ở mỗi nước, Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng và tạo điều kiện để thành lập ở mỗi nước một đảng của giai cấp công nhân trực tiếp đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng của từng nước trên cơ sở giữ vững và phát triển liên minh chiến lược và chiến đấu giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Chủ trương đó không làm rạn nứt tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước, ngược lại, càng được củng cố vững chắc hơn, như lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu tại Hội nghị Liên minh Việt - Miên - Lào (ngày 11-3-1951): “Kháng chiến của Việt, Miên, Lào là nhiệm vụ chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta”. Ngay sau Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng bộ Cộng sản Campuchia đã thành lập Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. “Ngày 28-6-1951, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp dưới sự chủ tọa của đồng chí Sơn Ngọc Minh đã đánh dấu việc thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia” [14]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, cách mạng Campuchia đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, một trong những điều khoản của Hiệp định đã chỉ rõ: “Rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ Cao Miên, Lào và 11 Việt Nam”, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Cùng ngày với phiên họp bế mạc Hiệp định Giơnevơ, chiều ngày 21-71954, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã tuyên bố: “Hoa Kỳ không bị các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ ràng buộc”. Dựa trên lý lẽ đó, Mỹ đã từng bước gạt Pháp ra khỏi Đông Dương, áp dụng chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, xây dựng miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, mở rộng ảnh hưởng ở Lào và Campuchia. Ngày 8-9-1954, tại Manila, Mỹ thành lập tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), gồm tám thành viên: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Pakixtan, Thái Lan, Philíppin, Ôxtrâylia, Niu Dilân, trong Hiệp ước có điều khoản đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự bảo hộ của tổ chức này. Như vậy, với sự phá hoại trắng trợn Hiệp định Giơnevơ, Mỹ đã chính thức trở thành kẻ thù số một, kẻ thù nguy hiểm nhất của ba nước Đông Dương. Sau khi xây dựng được chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam do Ngô Đình Diệm đứng đầu, ngày 16-5-1955, Mỹ đã “với tay” tới Campuchia bằng cách liên tục ký với Chính phủ Campuchia hàng loạt các hiệp ước viện trợ về kinh tế, quân sự nhằm biến đất nước này ngày càng lệ thuộc và trở thành con bài trong âm mưu của Mỹ. “Từ năm 1955 đến năm 1963, ngân sách viện trợ Mỹ dành cho Campuchia là 366 triệu đôla, chiếm 80% tổng ngân sách các nước tư bản khác viện trợ cho Campuchia” [65, tr. 82]. Cùng với sự chi phối về kinh tế, đe dọa về quân sự, Mỹ còn tập hợp được một số tên tay sai như Sơn Ngọc Thành, Sam Sary, Đáp Chuôn… ngầm hoạt động phá hoại từ bên trong, âm mưu đi đến lật đổ Chính phủ Campuchia trung lập, tiến bộ. Trước nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới do thắng lợi to lớn của quân và dân Việt Nam, Lào, sau khi dàn xếp với Pháp, Mỹ đã tiến hành 12 hoạt động lật đổ Chính phủ Campuchia. Ngày 18-2-1970, Lon Non từ Pari trở về, và ngày 18-3-1970, cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ diễn ra theo ý đồ của Mỹ. Chính phủ Campuchia bị lật đổ. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng chân chính của mình cùng với sự chi viện to lớn, hiệu quả và kịp thời của quân và dân Việt Nam, ngọn lửa chiến tranh nhân dân bùng cháy mạnh mẽ trên khắp đất nước Campuchia. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng đã có 17 trong tổng số 20 tỉnh đồng khởi đấu tranh đánh Mỹ và bọn Lon Non bán nước. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi. Vùng giải phóng hình thành và ngày càng được mở rộng. Đỉnh cao của thắng lợi là việc thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc Campuchia ngày 23-3-1970 và công bố Cương lĩnh chống Mỹ, cứu nước của Mặt trận. Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương đã diễn ra và thành công tốt đẹp, là sự khẳng định mạnh mẽ tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước trong sự nghiệp đấu tranh chống lại kẻ thù chung, giải phóng dân tộc. Thất bại trên khắp các chiến trường với hàng loạt các chiến lược chiến tranh, tháng 1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết đã buộc Mỹ phải rút hết quân đội ra khỏi lãnh thổ ba nước Đông Dương. Đây là thắng lợi chung của nhân dân ba nước Đông Dương, đồng thời cũng là thời cơ lớn để nhân dân Campuchia tiến lên tiêu diệt kẻ thù. Từ cuối năm 1973, vùng giải phóng của cách mạng Campuchia được mở rộng, vòng vây đối với Lon Non ngày càng bị siết chặt. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân Việt Nam vào hang ổ cuối cùng của quân ngụy Sài Gòn đã tạo điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi cho quân và dân Campuchia mở cuộc tổng công kích vào quân ngụy ở Phnôm Pênh. Ngày 17-4-1975, Thủ đô Phnôm Pênh và toàn bộ đất nước Campuchia được giải phóng. 13 Phản bội lại cách mạng, phản bội lại dân tộc, “tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary nắm toàn bộ quyền hành trong tay gia đình chúng, đi theo con đường phản nước, hại dân, gây ra biết bao đau thương, tang tóc cho đồng bào, đẩy dân tộc ta (dân tộc Campuchia- TG) vào nguy cơ diệt chủng. Những hành động phản trắc, bạo ngược của tập đoàn này được các nhà cầm quyền Trung Quốc ra sức khuyến khích và tiếp tay” [12]. Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Campuchia, lợi dụng khó khăn của nội bộ Đảng, bọn phản động Pôn Pốt Iêng Xary đã từng bước tiếm quyền lãnh đạo của Đảng. Từ Đại hội lần thứ II (1960) đến Đại hội lần thứ III (1963) của Đảng Nhân dân Cách mạng Khơme, hầu như nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan biệt lập, khép kín, hằn thù với cách mạng Đông Dương đã nắm hết các chức vụ quan trọng trong Đảng: Ở Đại hội lần thứ II, Pôn Pốt là Uỷ viên Thường vụ, Iêng Xary là Uỷ viên Trung ương; Đại hội lần thứ III, Pôn Pốt là Bí thư, Iêng Xary là Uỷ viên Thường vụ. Chúng từng bước làm cho Đảng Nhân dân Cách mạng Khơme biến chất, đi lệch quỹ đạo của cuộc cách mạng chân chính, xích lại với giới lãnh đạo Bắc Kinh, đồng thời tìm cách chia rẽ, gây nên những mối hiềm khích trong nội bộ Đảng và quần chúng, tạo thành những lực lượng đối lập. Trong quan hệ với Việt Nam, bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary đã thi hành chính sách hai mặt: bề ngoài thì giả vờ đoàn kết, dựa vào Việt Nam để tranh thủ được sự giúp đỡ về nhiều mặt; nhưng mặt khác, bên trong thì chúng không ngừng kích động hận thù dân tộc, coi Việt Nam là kẻ thù số một, là kẻ thù truyền kiếp, ra sức bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc và cách mạng hai nước. Biểu hiện là bọn chúng đã lợi dụng thắng lợi hạn chế của cách mạng Campuchia qua Hiệp định Giơnevơ năm 1954 để không ngừng vu khống Việt Nam bán rẻ lợi ích của cách mạng Campuchia cho thực dân phong kiến. Sau khi tiếm quyền lãnh đạo 14 Đảng Campuchia, Pôn Pốt cùng bè lũ đã lập tức đổi tên Đảng, đổi ngày thành lập Đảng, sửa đổi Điều lệ Đảng nhằm xóa mờ mối quan hệ lịch sử giữa hai Đảng Campuchia và Việt Nam vốn cùng chung một Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây; tiến hành đàn áp, thanh trừng tất cả cán bộ, đảng viên Campuchia bị chúng gán cho là “thân Việt Nam”, thủ tiêu hầu hết số cán bộ học tập ở miền Bắc Việt Nam về nước tham gia kháng chiến. Đối với Hiệp định Pari về Việt Nam, chúng vu khống “Việt Nam thỏa hiệp với Mỹ, bỏ rơi Campuchia”, công khai chống đối Việt Nam: tổ chức biểu tình đòi bộ đội Việt Nam rút về nước, phục kích giết hại nhiều cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đang làm nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Campuchia đánh Mỹ - ngụy… Và đỉnh cao, biểu hiện tập trung nhất của chính sách thù địch Việt Nam của bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary là liên tiếp gây ra cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây ra nhiều tội ác dã man đối với nhân dân Việt Nam. Ngay khi lên nắm chính quyền, với cương vị Bí thư, Phó Bí thư Ăngca, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Nhà nước Campuchia dân chủ, Pôn Pốt - Iêng Xary đã đề ra, thực thi chính sách đối nội và đối ngoại cực kỳ phản động. Ở trong nước, bọn chúng tiến hành xây dựng mô hình “chủ nghĩa xã hội kiểu Pôn Pốt”, mà cốt lõi là các hợp tác xã, công xã. Bản chất của xã hội Campuchia dân chủ 15 Ăngca Hợp tác xã Quân đội (Hệ thống kìm kẹp) (Chỗ dựa của Ăngca) Sản xuất gạo: - Xuất khẩu. - Dự trữ cho chiến tranh Đàn áp, thanh trừng Cung cấp lính Tấn công xâm lược Việt Nam Hợp tác xã bậc cao được hình thành trên phạm vi cả nước. Các hợp tác xã đều có quy mô thôn, liên thôn, xã hoặc liên xã. Hợp tác xã được tổ chức theo kiểu quân sự, được chia thành các đại, trung, tiểu đội sản xuất và được chuyên môn hóa. Trong hợp tác xã, mọi chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sở hữu tư nhân về tư liệu sinh hoạt cũng bị thủ tiêu, thành lập chế độ độc quyền nhà nước (thực chất là độc quyền Ăngca), biến người lao động tự do thành người nô lệ. Hợp tác xã của Pôn Pốt thực chất là một hệ thống nhà tù. Chỉ trong vài ngày sau giải phóng, dưới chiêu bài “cách mạng xã hội toàn diện, triệt để”, “làm trong sạch xã hội”, chúng xóa bỏ thành thị, cưỡng bức hàng triệu nhân dân thành phố, thị xã phải bỏ nhà cửa, tài sản đi về nông thôn sống trong cảnh cơ cực và chết dần, chết mòn dưới chế độ lao động khổ sai. Bọn chúng cắt đứt mọi tình cảm thiêng liêng đối với bố mẹ anh em vợ chồng và họ hàng, láng giềng, trên thực tế xóa bỏ làng mạc là nơi gắn liền tình cảm và nơi sinh sống từ nghìn xưa của nhân dân ta. Chúng đề ra các chính sách “hợp tác xã tập thể”, “ăn chung, ở chung”, “xóa bỏ tiền tệ, chợ 16 búa”, thực chất là giam hãm đồng bào ta trong những trại tập trung trá hình, tước đoạt toàn bộ phương tiện sản xuất và sinh hoạt, bắt nhân dân ta lao động quá sức, ăn đói, mặt rách, làm cho mọi tầng lớp phải bần cùng và biến thành nô lệ. Chúng còn đề ra chính sách phân loại nhân dân để chúng dễ kìm kẹp sai khiến và chém giết lẫn nhau [12]. Giương cao khẩu hiệu Campuchia dân chủ, bọn Pôn Pốt - Iêng Xary, tay sai trung thành và mù quáng của bọn bành trướng bá quyền, trong quá trình gần bốn năm cai trị đã đày đọa toàn thể nhân dân Campuchia, đưa cả dân tộc Campuchia đứng trước thảm họa diệt chủng. Tội ác của bọn diệt chủng phản động đã được phản ánh sâu sắc trong bài diễn văn của ông Hêng Xomrin, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia tại buổi chiêu đãi trọng thể chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu thăm chính thức Campuchia ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời. Bài diễn văn nêu rõ: Tuy thời gian lưu lại đất nước tôi không lâu, nhưng ngài Thủ tướng và các vị khách quý Việt Nam cũng có thể chứng kiến cảnh hoang tàn vắng lặng của một Thủ đô xinh đẹp vốn tấp nập đông vui, gợi lại với ngài cảnh ngộ đau thương của gần ba triệu nhân dân thành phố bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Chúng tôi còn muốn đưa các ngài đến xem những vết tích của những trại lao động nô lệ, của những nhà tra tấn dã man quá thời trung cổ, của những hố chôn hàng trăm, hàng nghìn người dân vô tội. Không bút mực nào có thể tả hết sự đàn áp ghê gớm của bọn Pôn Pốt - Iêng Xary cũng như nỗi đau khổ không bờ bến của nhân dân Campuchia chúng tôi trong bốn năm qua [42, tr. 7 - 8]. 17 Tội ác của bọn Pôn Pốt - Iêng Xary đã tiến hành trên đất nước Campuchia nhỏ bé tượng trưng cho những gì xấu xa nhất, thậm chí nó còn vượt xa những tội ác của bọn Quốc xã phát xít: Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khơme đỏ lặp lại và lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Hítle, Gơsinh, Gơben và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân cho những gì được coi là tột cùng của “cái ác” trong thời đại của chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơme đỏ do bọn Pôn Pốt, Iêng Xary và Khiêu Xămphon cầm đầu. Hítle đã cố tiêu diệt người Do Thái, người Xlavơ, người Digan và những người “không thuộc giống Ariăng” khác. Còn Pôn Pốt thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa, người Chàm theo đạo Hồi và các nhóm người thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khơme của chính bản thân hắn nữa. Hítle bắt người từ Pháp, Balan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khơme đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ. Hítle đốt cháy và làm ô uế các giáo đường Do Thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khơme đỏ thì lại đàn áp mọi hình thức lễ bái tôn giáo. Họ biến nhà chùa đạo Phật, nhà thờ đạo Hồi và nhà thờ đạo Thiên Chúa thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn, phá tan tành, biến chúng thành một đống gạch nát. Hítle đốt sách của các nhà văn chống phát xít. Còn Pôn Pốt và bè lũ thì đốt tất cả sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích của truyền thống và nền văn hóa Campuchia. Hítle tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò của “bếp núc, nhà thờ và con cái”. Còn Khơme đỏ thì tách vợ khỏi chồng, 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan