Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đế...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009

.PDF
131
188
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ —————————————— LÊ DIỆU LINH ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước như một ngành ―công nghiệp không khói‖ hàng đầu. Ở Việt Nam, từ đổi mới, tình hình kinh tế xã hội và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với đó, du lịch cũng có những bước tiến lớn. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu: ―phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước‖ [1, tr.1]. Đó là một trong những cơ sở để Nhà nước xác định ―du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước‖ [90, tr.1]. Sở dĩ ngành du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế vì bản thân du lịch là một hoạt động kinh tế - văn hóa. Du lịch tác động tích cực đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Du lịch vừa giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước. Là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam, Quảng Bình có khá nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Dải đất Quảng Bình có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, nhiều thắng cảnh nổi tiếng. Xuất phát từ những điều kiện đó, Chương trình phát triển du lịch đã được xác định là một trong bốn chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần XIII (2001) đã định hướng: ―phát triển nhanh du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh‖ [17, tr.63]… Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, du lịch Quảng Bình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, từng bước tạo dựng được thương hiệu riêng gắn với những khu du lịch nổi tiếng như di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, suối nước nóng Bang, Nhật Lệ - Đồng Hới... 2 Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành du lịch còn rất nhiều khiếm khuyết cần sớm khắc phục. Việc đẩy mạnh kinh tế du lịch ở tỉnh Quảng Bình đang đặt ra nhiều yêu cầu cần được giải quyết, nhất là phải có hướng phát triển đúng đắn để khai thác du lịch sao cho tương xứng với tiềm năng nhưng vẫn phải nằm trong chỉnh thể ổn định, bền vững. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế mà còn liên quan đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân sinh… Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu đường lối, chính sách, chiến lược phát triển du lịch của Đảng bộ địa phương là cần thiết, cấp bách đối với một tỉnh nghèo như Quảng Bình, góp phần hình thành một chiến lược phát triển du lịch tối ưu cho Tỉnh trong sự gìn giữ, bảo tồn và phát huy tiềm năng. Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về tài nguyên du lịch của Tỉnh và giải pháp để phát triển một số địa điểm du lịch trọng yếu. Các đề tài này đã góp phần vào việc giúp các nhà lãnh đạo địa phương có được cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về du lịch, từ đó điều chỉnh hợp lý các chủ trương, chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về đường lối, chủ trương phát triển du lịch của cả tỉnh từ năm 2001 đến năm 2009. Chính vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình đối với phát triển du lịch là cần thiết. Tổng kết và nhìn nhận khách quan những thành tựu và hạn chế từ chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ trong những năm 2001 - 2009 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, lịch sử mà còn có ý nghĩa thực tiễn, thời sự, nhất là trong bối cảnh giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do bản thân sự phong phú, đa dạng của lĩnh vực du lịch, nghiên cứu về du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng từ lâu đã là một đề tài nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, môi 3 sinh... nhiều tài liệu, sách báo cũng đã được xuất bản. Có thể khái quát lại thành các nhóm sau đây: Một là, các luận án, luận văn: ―Phát triển Du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng‖ (luận án tiến sĩ Kinh tế của Trần Tiến Dũng, 2005); "Tăng cường dự án đầu tư phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình‖ (luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Lài, 2007); “Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình” (luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa của Lê Hùng Phi, 2009); ―Dịch vụ Du lịch ở Thành phố Đà Nẵng‖ (luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của Bùi Diệu Thu, 2006); ―Du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam‖ (luận văn thạc sĩ Kinh tế của Thái Viết Tường, 2006)... Các luận văn đã phần nào đề cập đến thực trạng phát triển du lịch, phát triển văn hóa gắn với du lịch, giải pháp phát triển du lịch ở các địa phương khác nhau và bước đầu tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế du lịch ở các địa phương. Hai là, một số chuyên khảo, chuyên luận của các nhà khoa học được đăng trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề phát triển du lịch như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 1998 - 2000“Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì;“Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch của Việt Nam” của Phạm Trung Lương; Tuyển tập báo cáo hội thảo về “Đánh giá tác động môi trường” của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Hà Nội; “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” của Phạm Trung Lương, báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội (1998)... Các bài viết đã các nêu các khái niệm, vị trí ngành du lịch, định hướng nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch đồng thời đã tổng kết và chỉ ra những kinh nghiệm bước đầu của việc phát triển du lịch ở Việt Nam. Thứ ba, các bài viết về phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Quảng Bình nói riêng như: Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Đình Hoà (2006), tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 103), tr.11-17; Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, của Trần Nguyễn Tuyên (2005), tạp chí Quản lý nhà nước, số 7; ―Khai thác tiềm năng du lịch biển đảo Bắc Miền Trung” của Lại Thúy Hà, webside.baovanhoa.vn ngày 03/06/2009; ―Các chiến lược phát triển du lịch‖ của Trần Tiến Dũng, tạp chí Du lịch Việt Nam tháng 8/2002; ―Du lịch Quảng Bình - những giải pháp phát triển bền vững” của Trần Tiến Dũng, tạp chí Du lịch Việt Nam tháng 4 8/2003; ―Hoạt động du lịch và những biện pháp nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, Trần Tiến Dũng, tạp chí Người làm báo tháng 1/2005... Các bài viết đã tổng kết những kết quả của việc phát triển du lịch ở các địa phương và nêu lên được những giải pháp, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết này cung cấp cái nhìn tổng thể về định hướng phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tiềm năng du lịch và tình hình kinh doanh, phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng. Các công trình này đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh về vai trò của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế nói chung trong thời kỳ mới, tính cấp thiết phải hình thành một chiến lược du lịch đồng bộ đi đôi với bảo tồn tiềm năng du lịch . Các công trình nghiên cứu đó là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong phát triển du lịch. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình đối với ngành du lịch ở địa phương. - Quá trình Đảng bộ Quảng Bình chỉ đạo thực hiện phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2009. * Nhiệm vụ: - Trình bày đường lối, chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ Quảng Bình theo 2 giai đoạn (2001 - 2005; 2006 - 2009) gắn liền với những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi giai đoạn. - Quá trình thực hiện đường lối phát triển du lịch ở địa phương. - Đánh giá, phân tích để làm rõ ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ Quảng Bình trong quá trình lãnh đạo, phát triển du lịch. - Phân tích các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế để từ đó tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: 5 - Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009. - Quá trình triển khai thực hiện chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ Quảng Bình. * Phạm vi nghiên cứu: - Những tác động của hoàn cảnh lịch sử đến sự phát triển của du lịch địa phương. - Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch. - Quá trình triển khai thực hiện những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc phát triển kinh tế du lịch. - Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, các cấp cơ sở trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ và chính quyền địa phương. - Thời gian nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình với việc phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009. Năm 2001 là thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ lần XIII. Đây là lúc chủ trương về phát triển du lịch của Đảng bộ Quảng Bình được đưa vào nghị quyết một cách quy mô. Vị thế, vai trò ngành du lịch được xác định rõ ràng. Cũng từ đây, có nhiều điều kiện khách quan tác động cho phép du lịch Quảng Bình có định hướng phát triển mới. Năm 2009 là mốc dừng lại của sự nghiên cứu. Vì lịch sử vẫn luôn tiếp diễn nên mốc này chỉ có ý nghĩa tương đối. Chính vì thế, để có cái nhìn toàn diện hơn thì đề tài cũng có đề cập đến tình hình du lịch Quảng Bình trước đó. Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả có thể đặt trong tổng thể thời gian vượt quá năm 2009 để có những cơ sở thích hợp cho những kết luận của mình. - Không gian: chỉ nghiên cứu vấn đề du lịch ở tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, đề tài cũng có thể liên hệ với địa phương khác trong khu vực, trong vùng để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu: 6 Nguồn tài liệu của luận văn bao gồm các nghị quyết của Đại hội Đảng; các ban Đảng, văn bản, chỉ thị, pháp lệnh, quyết định... của Nhà nước, các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, các nghị quyết của Tỉnh ủy, chỉ thị, quyết định của Ủy ban nhân dân, báo cáo, số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, báo cáo các cơ quan quản lý các điểm du lịch, các tài liệu có lưu trữ tại Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các tài liệu có liên quan đến phát triển kinh tế du lịch và các tài liệu khảo sát thực tiễn tại địa phương. * Phương pháp nghiên cứu: - Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng; những quan điểm cụ thể của Đảng về du lịch. Cụ thể là: xem xét, nhìn nhận quá trình lãnh đạo của Đảng bộ và sự phát triển của du lịch Quảng Bình trong điều kiện lịch sử cụ thể, trong mối liên hệ với hoạt động khác ở địa phương và tương quan với du lịch cả nước. Đặc biệt, quán triệt quan điểm của Đảng trong lịch sử là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật... - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Phương pháp lịch sử (để mô tả đúng sự thật lịch sử; phản ánh một cách khách quan sự lãnh đạo của Đảng bộ; sự phát triển của du lịch Quảng Bình đúng như thực tế khách quan (sử dụng nhiều trong chương 1 và chương 2). Phương pháp lô gic: cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để có thể tổng kết, đánh giá một cách đúng đắn ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ cũng như thành tựu, hạn chế của ngành du lịch Quảng Bình. Đồng thời, để bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử (sử dụng chủ yếu trong chương 3). - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khai thác tư liệu qua một số nhân chứng lịch sử. 6. Đóng góp mới của luận văn - Về mặt khoa học: Luận văn phân tích làm rõ vai trò lịch sử và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với việc phát triển du lịch và các nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo đó. - Thực tiễn: Luận văn làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2009, tổng kết được những kinh nghiệm và giải pháp có giá trị để Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển du lịch được hiệu quả. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết. Chương 1: Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2005. Chương 2: Đảng bộ Quảng Bình tăng cường lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2006 đến năm 2009. Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử. 8 Chương 1 ĐẢNG BỘ QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Bối cảnh lịch sử 1.1.1. Điều kiện phát triển du lịch Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, có điểm cực Bắc là: 18005'12'' vĩ độ Bắc, điểm cực Nam là: 17005'02" vĩ độ Bắc, điểm cực Đông là: 106059'37" kinh độ Đông, điểm cực Tây là: 105036'55" kinh độ Đông; có diện tích tự nhiên khoảng 8.065km2; phía Bắc giáp dãy núi Hoành Sơn; phía Nam giáp Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây là biên giới 201km, dọc theo dãy núi Trường Sơn; bên kia biên giới là nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Khí hậu Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp của hai miền Nam Bắc: mùa mưa đặc trưng là gió mùa Đông Bắc, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000mm 2.300mm/năm. Mùa khô có ảnh hưởng của gió Tây Nam tạo nắng nóng khô. Tuy nhiên khí hậu Quảng Bình về đêm khá mát mẻ do được điều hòa bởi Biển Đông. Bờ biển Quảng Bình có nhiều thắng cảnh đẹp, đặc trưng là cát trắng, biển xanh. Phía Bắc còn có bãi san hô trắng diện tích hàng chục hécta, là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái hệ san hô - cho phép Quảng Bình phát triển một nền kinh tế tổng hợp ven biển đặc biệt là du lịch biển. Một số tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật là: - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với đặc trưng là kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Tháng 4 năm 2009, động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ quan trọng của nhiều nền văn hóa khác nhau như các di tích Chămpa; di tích của phong trào Cần Vương, di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh… 9 - Khu du lịch Đồng Hới - Đá Nhảy: với bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Đá Nhảy; hồ nước ngọt Bàu Tró... Đồng Hới cũng là nơi tập trung các di tích văn hóa - lịch sử của cả Tỉnh như Quảng Bình quan, Lũy Đào Duy Từ, Thành Đồng Hới, bến đò Mẹ Suốt… - Suối nước nóng Bang với nhiệt độ lên đến 105OC, có nhiều tác dụng dược lý, được các nhà khoa học đánh giá là quý hiếm và rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh. - Khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến: với nhiều di tích văn hóa - lịch sử như Đèo Ngang (Hoành Sơn - gắn với những dấu ấn lịch sử đáng nhớ trên đường mở nước của dân tộc ta); đền thờ Công chúa Liễu Hạnh được xây dựng từ thời Thiên hiệu Hậu Lê (1557), làng nghề truyền thống, làng chiến đấu Cảnh Dương… Các điểm đến đáng chú ý khác có thể phát triển du lịch là đèo Lý Hoà, phá Hạc Hải, Cổng Trời, núi Thần Đinh, đền thờ Thần hầu Nguyễn Hữu Cảnh… Điều kiện dân số, văn hóa, xã hội có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch: Dân số Quảng Bình (tính đến năm 2008) có 830.000 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh (89%). Dân tộc ít người bao gồm nhiều tộc người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru - Vân kiều. Cuối năm 2003, nguồn lao động ở Quảng Bình chiếm 54% dân số (tương đương 444.844 người). Về chất lượng lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19,5%, trong đó người có trình độ từ cao đẳng, đại học chiếm 2,1%; trung học chuyên nghiệp chiếm 3,83%; hơn 200 người có trình độ trên đại học [50, tr.1]. Quảng Bình là vùng đất giao thoa tiếp biến văn hoá trên hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Vì thế nơi đây vẫn còn lưu giữ những di chỉ văn hoá như di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Đông Sơn điển hình nhất là di chỉ Bàu Tró. Đặc biệt, đây là vùng đất in đậm dấu tích trên bước đường mở rộng lãnh thổ về phía Nam với những di tích còn lại như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, các thành quách thời Trịnh - Nguyễn... Đây cũng là vùng đất văn hiến với nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như bát danh hương: "Sơn - Hà - Cảnh - Thổ; Văn - Võ - Cổ - Kim‖. Ngoài ra dấu ấn hai cuộc kháng chiến như: Cha Lo, Cổng Trời, Long Đại, đường Hồ Chí Minh, hang Tám Cô vẫn còn được lưu giữ… Tính đến tháng 5 năm 2009, toàn tỉnh có 101 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, (bao gồm 68 di tích quốc gia, 33 di tích cấp tỉnh); hơn 70 lễ hội. Trong đó có 2 lễ hội cấp 10 tỉnh: Bơi trải và hò khoan Lệ Thuỷ, Rằm tháng 3 Minh Hóa. Bên cạnh đó còn có hơn 150 di tích đã và đang tiến hành lập hồ sơ di tích đề nghị các cấp tiếp tục công nhận. Trên đây là những tiềm năng tự nhiên, văn hóa, xã hội rất thuận lợi để phát triển du lịch ở Quảng Bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, điều kiện tự nhiên, xã hội ở Quảng Bình cũng có những điểm hạn chế tác động đến việc phát triển kinh tế du lịch. Đó là: Quảng Bình là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, hậu quả chiến tranh nặng nề, lại ở xa các trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước nên thiếu sức thu hút đầu tư phát triển và hội nhập. Điều kiện tự nhiên, thời tiết của tỉnh khắc nghiệt, mùa bão lũ kéo dài. Đặc biệt, từ những năm đầu thế kỷ XXI, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Quảng Bình cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ phải hứng chịu những diễn biến bất thường của thời tiết. Tình hình này càng làm cho việc phát triển du lịch Quảng Bình trở nên khó khăn và mang tính thời vụ cao. Di tích thắng cảnh ở Quảng Bình tuy khá nhiều nhưng lại phân bố rải rác, khó quy hoạch thành quần thể du lịch. Các điểm du lịch phân tán, nhỏ lẻ, lại bị chiến tranh, điều kiện thời tiết và người dân chưa có ý thức xâm hại, tàn phá nhiều. Nhân lực ở Quảng Bình chất lượng thấp. Hệ thống đào tạo chất lượng chưa cao. Số lượng lao động phổ thông nhiều, chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn nhân lực nhưng lại thiếu nguồn lao động có chất lượng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Vì thế, muốn khai thác tốt những tài nguyên du lịch này, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là có được một đường lối phát triển du lịch đúng đắn. 1.1.2. Thực trạng du lịch Quảng Bình trước năm 2001 Nhờ có tiềm năng du lịch phong phú và đặc trưng, tài nguyên du lịch ở Quảng Bình bắt đầu được Nhà nước quan tâm bảo tồn từ những năm 1980. Ngày 9/8/1986, Chính phủ (lúc đó là Hội đồng Bộ trưởng) có Quyết định 194/CT xếp Phong Nha vào diện Khu rừng đặc dụng quốc gia. Cùng thời gian đó, Bộ Văn hóa cũng có Quyết định số 236-VH/QĐ ghi nhận động Phong Nha và bến phà Xuân Sơn là di sản quốc gia. Đây là những cơ sở bước đầu để phát triển ngành du lịch của Tỉnh. Năm 1989, sau khi tái lập tỉnh Quảng Bình (chia tách khỏi Bình Trị Thiên để trở lại địa giới cũ), ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Trạch nhận thấy du 11 lịch là hướng đi bền vững và xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Vì thế, Đảng bộ xã đi đến quyết định mở điểm du lịch Động Phong Nha phục vụ du khách, giao Uỷ ban nhân dân xã Sơn Trạch - huyện Bố Trạch trực tiếp quản lý. Lúc này cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không có gì ngoài mấy chiếc thuyền gỗ, mấy chiếc đèn măng sông, những người chèo thuyền kiêm luôn việc chỉ dẫn và phục vụ đèn chiếu sáng. Địa điểm đón khách là phòng họp của Uỷ ban nhân dân xã. Mỗi năm chỉ phục vụ chừng 200 đến 300 khách thăm quan, doanh thu du lịch khoảng mười triệu đồng. Du lịch Quảng Bình mới dừng lại ở dạng tự phát. Nhà nghỉ, nhà khách, các dịch vụ du lịch còn sơ khai, chủ yếu để phục vụ khách ngoại tỉnh đến công tác kết hợp tham quan. Năm 1993, khu rừng đặc dụng Phong Nha được chuyển thành Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha theo Quyết định số 964/QĐ-UB ngày 03/12/1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích 41.132 ha. Ngày 19/6/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình giao Sở Văn hóa - Thông tin trực tiếp là Ban quản lý Di tích và danh thắng triển khai các hoạt động bảo vệ và tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách. Sở cũng tiến hành các cơ sở hậu cần phục vụ du khách thăm Phong Nha. Tuyến đường tỉnh lộ từ thị trấn Hoàn Lão đi Phong Nha được Uỷ ban nhân dân Tỉnh đầu tư 6 tỷ đồng cho việc củng cố, nâng cấp, xây dựng mới các hạ tầng cơ bản để đón du khách. Vì thế, năm 1995 du lịch Phong Nha đón được 7.650 lượt du khách, khách nước ngoài là 250 lượt. Doanh thu 167 triệu đồng (trong đó doanh thu từ bán vé là 121 triệu đồng, doanh thu từ vận chuyển là 45 triệu đồng - chưa có doanh thu từ các dịch vụ khác). Ban Quản lý Di tích danh thắng tỉnh (trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin) đã tạo cơ sở ban đầu để xúc tiến việc bán vé tham quan, phối hợp với xã Sơn Trạch - huyện Bố Trạch điều hành đội thuyền vận chuyển khách, hướng dẫn du lịch và quản lý các hoạt động du lịch ở trong động Phong Nha (như bãi đỗ xe, bán hàng lưu niệm, nhà nghỉ, quản lý các hộ kinh doanh du lịch trong bãi). Năm 1996, trong Quyết định số 821/QĐ-UB ngày 8/3/1996 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Bình thời kỳ 1996 - 2010 có đề cập đến việc phát triển các ngành dịch vụ - du lịch. Tuy nhiên, quan điểm này mới chỉ nêu ra mục đích chung chứ chưa đề cập nhiều về giải pháp: ―Chú trọng toàn diện các ngành thương mại du lịch, dịch vụ từ nội thương, kinh tế đối ngoại, du lịch, tài chính tín dụng, dịch vụ mọi mặt v.v… 12 phục vụ tốt nhất cho sản xuất, đời sống, tiếp cận và mở rộng hợp lý đáp ứng với mọi nhu cầu phát triển và mở cửa‖ [57, tr.3]. Tỉnh cũng đã có những chỉ đạo để quản lý, bảo vệ, lên kế hoạch tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; tổ chức, hướng dẫn việc tham quan các điểm du lịch, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các di tích văn hóa - lịch sử của Tỉnh. Đáng chú ý là Quyết định số 714/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình ngày 20 tháng 6 năm 1998 về Quy chế Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên và các di tích danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng. Theo Quy chế này, Ban Quản lý Di tích - Danh thắng (thuộc Sở Văn hóa - Thông tin) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích thắng cảnh đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn tham quan du lịch và cả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của điểm du lịch Phong Nha. Tiếp đó, Tỉnh ủy có kế hoạch cụ thể về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh (số 21 KH/TU ngày 8/10/1998); Quyết định số 30/1999/QĐ - UB ngày 11/6/1999 về Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình, trong đó bước đầu đề cập đến việc bảo tồn các tài nguyên du lịch. Tuy vậy, lúc này, ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ ở Quảng Bình gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động kinh doanh mới được hình thành từ công tác phục vụ chính trị đối ngoại là chủ yếu. Vì thế tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu; cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển của các đơn vị kinh doanh du lịch đang xuống cấp trầm trọng. Hoạt động lữ hành chủ yếu là trạm trung chuyển; làm lại tua cho các hãng lớn tại hai đầu trung tâm du lịch Hà Nội - Sài Gòn và phần lớn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Tính liên kết du lịch vùng miền yếu... Bảng 1.1 cho thấy: Du lịch của Tỉnh thời gian này có doanh thu nhưng rất nhỏ bé, doanh thu các năm tăng khá đều nhưng thấp. Lượng khách tăng khá nhanh nhưng không ổn định, chủ yếu là khách nội địa. Trong tỉnh chỉ có vài chục cơ sở lưu trú với khoảng 500 buồng (chưa có cơ sở nào được xếp hạng sao). Công suất sử dụng phòng không đều, cho thấy tính thời vụ của du lịch còn cao, Quảng Bình chưa có thương hiệu du lịch trong lòng du khách; năm 1996, cả tỉnh chỉ có 16 cơ sở lưu trú du lịch với 282 phòng, thời gian lưu trú thấp. Số lao động làm việc trong ngành du lịch năm 1999 là 400 người, đến năm 2000 mới 470 người. 13 Tổng doanh thu của ngành du lịch thời gian 1995 - 2000 là 72,191 tỷ đồng Trong đó doanh thu từ du lịch Phong Nha là 6 tỷ đồng (chiếm 12%). Cả thời kỳ này, ngành du lịch nộp ngân sách 12 tỷ đồng. Bảng 1.1: Bảng số liệu phát triển du lịch từ năm 1995 đến năm 2000 ĐV tính Du lịch toàn tỉnh DT chuyên ngành triệu VND Nộp NS triệu VND Lượt Tổng lượt khách Quốc tế Lượt Nội địa Lượt Tổng số CSLT Cơ sở TS buồng Buồng KS được xếp hạng cơ sở sao Lao động Người CS sử dụng phòng % Du lịch Phong Nha triệu VND Tổng Doanh thu Doanh thu bán vé triệu VND Doanh thu vận triệu VND chuyển Lượt Tổng lượt khách Khách quốc tế Lượt Khách nội địa Lượt 1995 1996 1997 1998 1999 2000 11.400 1.200 48.751 647 48.104 12 215 0 12.041 1.263 48.481 1.040 47.444 16 282 0 14.160 1.753 92.124 2.549 89.575 18 341 0 14.264 2.208 118.826 2.145 116.681 18 341 0 16.003 2.654 135.680 2.336 133.344 21 423 0 18.483 3.205 242.955 3.637 239.318 29 512 0 470 51,0 65,5 45,0 67,0 62,0 400 55,0 167 121 45 291 212 79 566 448 117 1.039 751 288 1.746 1.258 488 2.745 1.930 815 7.650 250 7.400 13.170 470 12.700 29.588 994 28.594 48.000 667 47.333 81.404 822 80.582 125.514 965 124.5493 Nguồn: [38, tr.1] Doanh thu chính là từ vận chuyển và bán vé, các dịch vụ khác hầu như không có doanh thu. Các hoạt động kinh doanh du lịch mới chỉ là tự phát, chưa có sự đầu tư đúng mức của Đảng bộ và các cấp chính quyền. Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII (tháng 1/2001) đã khái quát về những ưu điểm, nhược điểm mà ngành du lịch đã đạt được trong thời gian từ năm 2001 trở về trước và ghi nhận một số thành tựu như: ―ngành du lịch đã chú trọng đầu tư phát triển; lượng khách du lịch tăng nhanh, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 12,2%‖ [17, tr.21]... Tuy nhiên, Đại hội đã khách quan nhìn nhận: ―kinh tế du lịch chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương‖ [17, tr.37]. Các thế mạnh như kinh tế biển, phát triển du lịch dù có nhiều ưu thế 14 nhưng chưa được nghiên cứu kỹ, thiếu chương trình, đề án cụ thể để khai thác. Nguyên nhân của hạn chế này là do ―Chưa xác định rõ khâu đột phá để khai thác có hiệu quả nguồn nội lực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội‖ [17, tr.44]. Nhìn nhận khách quan những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch giai đoạn trước năm 2001 là cơ sở để Đảng bộ hoạch định chủ trương phát triển du lịch thời gian 2001 - 2009. Như vậy, du lịch Quảng Bình phát triển khá muộn màng, với xuất phát điểm thấp. Trong khi đó, ngành du lịch ở các địa phương khác trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên thời điểm này đã phát triển tương đối nhanh. Một số thành phố du lịch như Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, đô thị du lịch như Hội An… đã được nhà nước quan tâm đầu tư và bước đầu tạo được những cơ sở hạ tầng nhất định để kiến tạo nền công nghiệp du lịch, đã bước đầu tạo được thương hiệu với du khách trong nước và quốc tế. Ngay từ khi bắt tay vào hoạch định chủ trương phát triển du lịch, tỉnh Quảng Bình có một số thuận lợi là: Phát triển du lịch được Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo và có nhiều văn bản, chỉ thị, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đảng bộ Tỉnh đã có sự chuyển biến về nhận thức và xác định Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế của Tỉnh, thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Bình có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch. Trong phạm vi cả nước có nhiều tỉnh đã có kinh nghiệm trong phát triển du lịch, đây là tiền đề quan trọng để lãnh đạo Tỉnh có thể tiếp cận, học tập được những kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch từ các tỉnh thành trong cả nước và khu vực, đồng thời mở rộng hợp tác để phát triển các địa điểm du lịch liên hoàn giữa các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và trong khu vực để thu hút khách… Bên cạnh đó, du lịch Quảng Bình cũng gặp nhiều thách thức. Phát triển du lịch ở Quảng Bình giai đoạn này mới chỉ là sự khởi đầu. Cơ sở vật chất để phát triển du lịch còn thiếu , khả năng thu hút vốn đầu tư còn hạn chế, kinh nghiệm và nguồn lực con người phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng, trong lúc phải cạnh tranh với các địa phương đã có kinh nghiệm và truyền thống du lịch, đã thiết lập và tạo lập những tua tuyến du lịch, đã có thương hiệu và thu hút du khách trong nhiều năm… Thực tế này đặt lãnh đạo các cấp ủy Đảng ở Quảng Bình trước yêu cầu: phải có chủ trương, đường lối và chiến lược tổng thể trước mắt và lâu dài để phát triển hiệu quả du lịch ở Quảng Bình. Tạo cơ hội để thu hút đầu tư, phát huy mọi nguồn lực, phát triển thế mạnh về 15 du lịch của Tỉnh, tạo cơ hội liên kết với các địa phương khác, góp phần tham gia hội nhập phát triển du lịch cùng cả nước. Đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Bình, tạo được nét đặc sắc riêng để tham gia phát triển kinh tế du lịch non trẻ của Tỉnh xứng đáng với tiềm năng, lợi thế hiện có. 1.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch Để phát triển du lịch cần có đường lối và chính sách phát triển đúng đắn. Đây là nhân tố mang tính định hướng cho sự phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế - xã hội. Một quốc gia dù giàu có về tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật... đảm bảo, nhưng nếu hệ thống đường lối chính sách phát triển du lịch thiếu đồng bộ thì du lịch cũng khó phát triển được. Đường lối chính sách phát triển du lịch là một bộ phận tổng thể trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của một địa phương, một quốc gia. Nhiều địa phương, quốc gia đã đưa du lịch vào chương trình phát triển kinh tế trọng điểm. Vì vậy, nó có mối quan hệ biện chứng với đường lối chính sách phát triển của các ngành, lĩnh vực cụ thể khác. Đường lối, chính sách phát triển du lịch thể hiện trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, chương trình phát triển du lịch trong từng thời kỳ nhất định của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Chủ trương phát triển du lịch của Đảng ta đã sớm hình thành và phát triển từ sau Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đặt nền tảng giải phóng sức sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Tại Đại hội này, Đảng ta đã chủ trương mở rộng các loại hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, lưu thông, đời sống và du lịch. Xu thế phát triển kinh tế trên thế giới những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cũng như bài học của nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Malaixia... đã chỉ ra rằng: du lịch là một trong những ngành kinh tế năng động hàng đầu, phát triển với tốc độ cao. Đầu tư cho du lịch đem về hiệu quả lớn cả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch nhưng về cơ bản du lịch có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của 16 họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lí do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, để học ngoại ngữ... Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch của Việt Nam quy định: ―Du lịch là các hoạt dộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định‖ [34, tr.9]. Khi điều kiện kinh tế chưa phát triển, người ta coi du lịch như một hiện tượng xã hội mang tính nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức con người và dịch vụ du lịch là thoả mãn nhu cầu cho tầng lớp trên của xã hội kiếm được tiền ở một nơi và đi tiêu tiền ở một nơi khác. Điều kiện kinh tế phát triển hơn, người ta nhận thức được du lịch không còn là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà còn là một hoạt động kinh tế, trong đó những hoạt động dịch vụ phối hợp với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Khi kinh doanh du lịch phát triển, trở thành một hệ thống mang tính tổng hợp trên phạm vi vùng miền không chỉ của một quốc gia thì người ta coi du lịch là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hoá để tạo ra sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách. Du lịch làm tăng nguồn thu nhập quốc dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương, góp phần thúc đây các ngành kinh tế khác phát triển. Phát triển du lịch sẽ giúp mở mang, hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế; du lịch góp phần tạo được nhiều việc làm, điều này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển; du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng bá có hiệu quả nhất cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, văn hóa. Sự phát triển về du lịch tạo mối quan hệ và sự hiểu biết giữa các quốc gia, các dân tộc, giúp con người vươn tới sự liên kết vì hòa bình, vì cái đẹp. Chính vì thế, phát triển du lịch sớm được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trải qua các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), lần thứ VIII (2000) của Đảng, chủ trương phát triển du lịch, dịch vụ ngày càng được coi trọng và đầu tư. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu phát triển đất nước cũng đòi hỏi xây dựng một cơ cấu ngành dịch vụ thích hợp. Trong Đại hội có nhắc tới việc: 17 "Phát triển du lịch, vận tải hàng không..." [21, tr.74], nhưng chưa có phương hướng cụ thể cho việc phát triển du lịch. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), Đảng xác định: ―phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông‖ với mục tiêu: ―Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực‖ [22, tr.89]. Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong suốt những năm 1996 - 2000 và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) được nâng lên: ―Phát triển nhanh du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước‖ [23, tr.178]. Đảng cũng đưa ra định hướng cụ thể để phát triển du lịch như sau: "Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên quan chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm... Phát triển và đa dạng hóa các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch‖ [23, tr.287]. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006), trên cơ sở nhận định thành tựu phát triển của ngành du lịch: ―ngành du lịch phát triển khá cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch‖ [24, tr.144], Đảng ta đã định hướng phát triển du lịch: ―khuyến khích đầu tư Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch‖ [24, tr.202]. Những quan điểm chỉ đạo của Đảng là cơ sở để Nhà nước ta có những biện pháp cụ thể để phát triển kinh tế du lịch thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đáng chú ý, theo phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đề ra (6/1991), Chính phủ đã ra Nghị quyết số 45-CP ngày 22/6/1993 về đổi mới phát triển ngành du lịch. Nghị quyết đã khẳng định: 18 ―Du lịch là một ngành kinh tế mang tích chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc". Từ đó, khẳng định tiêu chí phát triển của ngành du lịch ở nước ta là: "phát triển ngành du lịch phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chính. Đồng thời, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc và nhân phẩm của con người Việt Nam‖ [10, tr.1-2]. Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình thành và đổi mới phù hợp dần với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế giới và trong nước. Pháp lệnh Du lịch ra đời năm 1999 là khung pháp lý cao nhất, là bước ngoặt quan trọng khẳng định vai trò của ngành này và thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và có định hướng mục tiêu rõ ràng. Cuối năm 1998, khi ngành du lịch nước ta chững lại và sụt giảm cả về lượng khách, doanh thu và thu hút đầu tư, Bộ Chính trị ra Thông báo số 179/TB-TW về việc phát triển du lịch trong tình hình mới (ngày 11/11/1998). Chương trình Hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 với tiêu đề "Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới" được triển khai thực hiện trong 2 năm 2000 - 2001. Tổng cục Du lịch xây dựng, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002 - 2005. Nhờ vậy, doanh thu du lịch được cải thiện. Thời kỳ 2001 - 2005 tổng doanh thu du lịch tăng 9,7%/năm. Để định hướng phát triển lâu dài cho ngành du lịch, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010. Trong đó khẳng định: ―Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực‖ [42, tr.1]. Quyết định này cũng quy định rõ các định hướng phát triển cả về thị trường du lịch, nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư xúc tiến du lịch (chủ trương xã hội hóa 19 công tác đầu tư được đặc biệt chú trọng), về hợp tác quốc tế về du lịch, về quảng bá du lịch... Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, đảng bộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có kế hoạch và nghị quyết về phát triển du lịch, xác định vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra các chủ trương, giải pháp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trong địa phương mình. Các địa phương trong cả nước đã có sự chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của sự phát triển du lịch, đã quan tâm, chú trọng đến phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế động lực, một hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hoá thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các nguồn lực khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà theo hướng bền vững. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn. Có thể thấy, xuất phát từ vị trí của ngành du lịch đối với kinh tế cả nước nói chung và từng vùng nói riêng, Đảng, Nhà nước, Quốc hội rất quan tâm đến việc phát triển ngành này. Bên cạnh đó, phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên cũng là một định hướng chiến lược của Đảng - Nhà nước. Khi nêu định hướng phát triển các vùng lãnh thổ, Đảng cũng chú trọng đến du lịch và xem đây như là một trong những công cụ để phát huy thế mạnh của các vùng lãnh thổ trong nước. Du lịch được xem là yếu tố đặc biệt để phát triển kinh tế miền Trung. Vì thế, Đảng chủ trương: ―Khai thác thế mạnh du lịch văn hoá, lịch sử và du lịch biển, ven biển; phát triển các trung tâm du lịch ở từng tỉnh trong vùng và các điểm du lịch hấp dẫn như: cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Văn Phong, Đại Lãnh... Phối hợp sự phát triển của các đô thị, khu, cụm công nghiệp với phát triển du lịch, nhất là du lịch biển‖ [23, tr.309]. Quan điểm phát triển Đảng đề ra cho cả nền kinh tế trong thời điểm này là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Chính vì thế mà các ngành dịch vụ trong đó có du lịch cũng không nằm ngoài mục tiêu này. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan