Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010

.PDF
114
136
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ TỐ LAN ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ TỐ LAN ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa Hà Nội – 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 ............... 6 1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với giáo dục phổ thông ......................................................................... 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình .......... 6 1.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Bình trước năm 2001.............. 10 1.1.3. Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo........................................... 14 1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông ................................... 16 1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ............................................ 16 1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình .............................................. 21 Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ................................................ 34 2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ....................................................... 34 2.1.1. Chủ trương của Đảng về giáo dục .......................................................... 34 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ............................................ 39 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................................... 45 2.2.1. Nâng cao chất lượng ở các cấp học ........................................................ 45 2.2.2. Phát triển mạng lưới trường lớp và ổn định quy mô học sinh ............... 49 2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ............................ 54 2.2.4. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ....................................................................................... 58 2.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập ...................... 63 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................................ 68 3.1. Nhận xét ............................................................................................................ 68 3.1.1. Ưu điểm .................................................................................................. 68 3.1.2. Hạn chế................................................................................................... 76 3.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................................... 79 3.2.1. Vận dụng chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện của địa phương ............................................................ 79 3.2.2. Sớm đưa ra chủ trương chọn đổi mới công tác quản lý giáo dục và phương pháp dạy học là khâu đột phá...................................................... 81 3.2.3. Hoạch định và nhất quán với chủ trương coi trọng yếu tố con người trong nâng cao chất lượng giáo dục ......................................................... 84 3.2.4. Kịp thời đề ra các giải pháp tăng cường nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và thực hiện xã hội hóa giáo dục ................................ 86 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 94 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 104 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG BÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSVN : Cộng sản Việt Nam DTNT : Dân tộc nội trú GD : Giáo dục GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo GDTH : Giáo dục tiểu học GDPT : Giáo dục phổ thông HĐND : Hội đồng nhân dân PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú PTCS : Phổ thông cơ sở THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên XHHGD : Xã hội hóa giáo dục XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Lịch sử phát triển của nhân loại ngày càng khẳng định vai trò, tác dụng của giáo dục đối với kinh tế - xã hội. Giáo dục là điều kiện cơ bản và là động lực quan trọng bậc nhất thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, con người đang bước vào thời đại của công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, kinh tế thị trường, trong bối cảnh đó, vấn đề giáo dục, văn hoá nổi lên hàng đầu. Ở nhiều nước, vấn đề này đã trở thành vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển đất nước. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm phát triển giáo dục. Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, cùng với quá trình đổi mới mọi mặt về kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng CSVN coi là động lực để phát triển đất nước với quan điểm chỉ đạo chung: Cùng với khoa học công nghệ, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, GDPT được nhìn nhận như một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, là nền tảng của toàn bộ hệ thống, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách. Vì yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhu cầu của nhân dân và đòi hỏi của cuộc đấu tranh chống nguy cơ tụt hậu, Đảng CSVN không ngừng đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo, trong đó có GDPT. Trong tình hình chung đó, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo sự nghiệp GDPT đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Nhận thức vai trò của GDPT, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình thường xuyên tạo điều kiện để GDPT từng bước đổi mới và phát triển vững chắc. Thực tế cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, sự nghiệp GDPT của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định 1 về mở rộng quy mô, về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, về đổi mới chương trình, giáo trình… Tuy nhiên, dưới tác động của những yếu tố khách quan, chủ quan, GDPT của tỉnh Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh vẫn không tránh khỏi còn những hạn chế, tồn tại nhất định. Do vậy, nhìn nhận, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT; đúc rút những kinh nghiệm phục vụ việc tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục của tỉnh là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Trên những lý do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010” để làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài GD-ĐT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đây là lĩnh vực được nhiều tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu. Đã có không ít những công trình nghiên cứu, những bài viết về giáo dục đào tạo, đặc biệt là GD-ĐT thời kỳ đổi mới được công bố. Nhìn một cách khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau: - Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung “35 năm phát triển giáo dục phổ thông” của tác giả Võ Thuận Nho; “Những bài nói và viết về giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “Sơ thảo về giáo dục Việt Nam (1945-1990)” của tác giả Phạm Minh Hạc; “Phát triển Giáo dục - Phát triển con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phạm Minh Hạc; “Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” của Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười… Đây là những tác phẩm thể hiện những quan điểm chung, những nhận định chung nhất về nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đề cấp đến GDPT với tư cách là một bậc học cần có nhiều sự quan tâm để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. - Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông “Một số cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục trung học phổ thông” của TS. Hồ Thiệu Hùng đăng trên báo tuổi trẻ ngày 10/2/2003; “Phát huy việc tự học 2 trong trường phổ thông trung học” của GS. VS. Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên báo Giáo dục và Thời đại ngày 10/2/2003; “Chất lượng giáo dục phổ thông một vấn đề cấp bách” của GS. VS. Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên báo văn nghệ ngày 11/10/2003 và 18/10/2003. Những bài viết trên đưa ra những phân tích, nhận định về GDPT những năm đổi mới đất nước. Nhận định về những thành tựu và hạn chế của GD-ĐT Việt Nam trong những năm thực hiện đổi mới, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị, để giáo dục nói chung và GDPT nói riêng thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu” là những vấn đề được đề cập đến trong các bài viết: “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Cải cách giáo dục từ khâu đột phát nào?”của GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh; “Để giáo dục và đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” của tác giả Phạm Ngọc Minh; “Ngành giáo dục - đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết Đại hội IX” của GS.TS. Nguyễn Minh Hiển; “Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục” của PGS.TS. Nghiêm Đình Vì… - Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với giáo dục phổ thông Đó là những công trình nghiên cứu về giáo dục của Tỉnh Quảng Bình được công bố trên trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình. Những công trình nghiên cứu và bài viết được công bố đã giúp cho người nghiên cứu hiểu được phần nào về thực trạng GD-ĐT trên cả nước nói chung và ở các địa phương nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển GDPT từ năm 2001 đến năm 2010. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT từ năm 2001 đến năm 2010. 3 - Chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT những năm 2001 - 2010; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT từ năm 2001 đến năm 2010. - Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình vận dụng đường lối của Đảng CSVN trong lãnh đạo sự nghiệp GDPT vào điều kiện địa phương từ năm 2001 đến năm 2010. - Nêu lên những nhận xét thành tựu, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT; đúc rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo sự nghiệp phục vụ hiện tại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận văn là những chủ trương, biện pháp, giải pháp đối với GDPT của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình những năm 2001 - 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: những chủ trương cơ bản, những giải pháp quan trọng của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT. - Về không gian: Nghiên cứu về tình hình GDPT ở địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Từ năm 2001 (Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII) đến năm 2010 (kết thúc nhiệm kỳ đại hội Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp luận sử học, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp logic - 4 lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp khác như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… cũng được sử dụng phù hợp với những nội dung cụ thể của luận văn. 5.2. Nguồn tài liệu - Các văn kiện, Nghị quyết của Đại hội Đảng; các văn bản, chỉ thị của Chính phủ, Bộ GD-ĐT về giáo dục. - Các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, báo cáo của Phòng Giáo dục các huyện, thị xã, các phòng ban có liên quan và một số trường phổ thông của tỉnh; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình. - Một số công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể về vấn đề giáo dục. 6. Đóng góp của luận văn Trình bày một cách hệ thống những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT từ năm 2001 đến năm 2010. Từ những thành công, hạn chế, tồn tại rút ra kinh nghiệm vận dụng cho việc tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục tỉnh Quảng Bỉnh ở giai đoạn tiếp theo. Bổ sung thêm những nội dung khoa học về lịch sử địa phương tỉnh Quảng Bình. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu những vấn đề có liên quan. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với giáo dục phổ thông giai đoạn 2001 - 2005. Chƣơng 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với giáo dục phổ thông giai đoạn 2006 - 2010. Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm. 5 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với giáo dục phổ thông 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Là một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, tỉnh Quảng Bình có điểm cực Bắc thuộc huyện Tuyên Hoá ở tọa độ 18 độ 05' vĩ độ Bắc và 105 độ 52' kinh độ Đông; điểm cực Nam thuộc huyện Lệ Thuỷ ở tọa độ 17 độ 05' vĩ độ Bắc và 106 độ 45' kinh độ Đông, điểm cực Đông thuộc huyện Lệ Thuỷ ở tọa độ 106 độ 59'37" kinh độ Đông và 17 độ 10' vĩ độ Bắc; điểm cực Tây thuộc huyện Minh Hóa ở tọa độ 105 độ 36'55" kinh độ Đông và 17 độ 52' vĩ độ Bắc. Quảng Bình là tỉnh nằm ven biển Bắc Trung Bộ từ Đèo Ngang vào đến Vĩnh Linh (Quảng Trị), gắn liền với dải Trường Sơn Bắc ở phía Tây và Biển Đông ở phía Đông, có chiều ngang hẹp, nơi eo thắt của dải đất miền Trung, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 8.037,6 km². Vùng đặc quyền lãnh hải Quảng Bình có diện tích 20.000km², với 5 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Cọ, Hòn Nồm và Hòn Chùa. Địa giới Quảng Bình, phía Bắc giáp hai huyện Kỳ Anh và Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh với dải Hoành Sơn làm ranh giới tự nhiên, phía Đông vượt Đèo Ngang ở độ cao 253m, phía Tây qua thung lũng Rào Nậy (Sông Gianh), dài khoảng 134km; phía Nam giáp các huyện Vĩnh Linh, Hướng Hoá của tỉnh Quảng Trị, dài khoảng 95 km. Đường ranh giới phía Tây cũng là biên giới quốc gia với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào dài 201,87 km. Đây là dãy Trường Sơn Bắc, đoạn núi này còn có tên là dãy Giăng Màn với đỉnh Phou Copi cao 2017m ở thượng nguồn sông Gianh, đèo Mụ Dạ cao 418m nằm trên đường 12, có cửa khẩu Cha Lo sát biên giới Việt Lào. Phía Đông là bờ biển từ 6 Mũi Độc dưới chân Đèo Ngang đến Mũi Lạy (huyện Lệ Thuỷ) dài khoảng 116,04 km. Tỉnh Quảng Bình có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ được nâng cao qua các thời kỳ vận động tạo sơn, có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m. Càng về phía Đông, địa hình thấp dần, do hẹp chiều ngang nên độ dốc tương đối lớn. Vùng đồi mở rộng với nhiều nhánh núi tiến ra sát biển làm thu hẹp một phần đáng kể vùng đồng bằng duyên hải. Quảng Bình có mạng lưới sông ngòi khá phong phú, mật độ đạt khoảng 0,6-1,85km/km² nhưng phân bố không đều, ở miền núi là 1km/km², ở ven biển chỉ đạt 0,4-0,5km/km². Có 5 lưu vực sông chính đều đổ ra Biển Đông, từ Bắc vào Nam có: sông Ròn, sông Gianh, sông Bố Trạch, sông Dinh và sông Kiến Giang - Nhật Lệ. Tổng số có 85 sông lớn nhỏ, gồm 30 sông phụ lưu cấp I; 24 sông phụ lưu cấp II; 9 sông phụ lưu cấp III và nhiều con suối khác. Nằm ở dải đất hẹp, uốn theo hình vòng cung của đất nước, khí hậu Quảng Bình mang những nét đặc trưng của miền khí hậu Đông Trường Sơn. Tuy có chế độ mưa ẩm phong phú nhưng nằm trên hành lang chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới của biển Đông và Thái Bình Dương nên thường xuyên bị bão lũ và mùa hè thường có gió Lào khô nóng gây ra hạn hán. Trải qua quá trình kiến tạo địa chất lâu dài, chịu tác động của vận động tạo sơn là tiền đề tạo cho Quảng Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú. Khoáng sản kim loại trữ lượng không lớn, phân tán, ít có giá trị khai thác công nghiệp, chỉ có khoáng sản phi kim loại có trữ lượng lớn nhất là đá vôi, cao lanh và cát sạn xây dựng. Nhìn chung, đất ở Quảng Bình nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng và chua, diện tích đất phù sa ít nhưng Quảng Bình có tài nguyên rừng phong phú với hệ tài nguyên động thực vật phong phú, quý hiếm. Với hệ thống sông ngòi có lưu vực lớn, nguồn nước dồi dào nhưng sông ngắn và dốc đặt ra nhiều thách thức trong việc trị thủy. Điều kiện tự nhiên Quảng Bình vừa có mặt thuận lợi, vừa có những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của GDPT của tỉnh. 7 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình Đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình gồm 6 huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Lệ Thủy), thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới, với 159 xã, phường và thị trấn. Dân số của tỉnh tính đến ngày 01/04/2009 là 846.924 người (năm 2013 là 854.918 người), mật độ trung bình 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng cơ sở của tỉnh đã và đang được xây dựng ngày một hiện đại. Đến nay, 98,7% xã phường có điện, có trên 97% hộ dân cư dùng điện lưới. Về giao thông vận tải, toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736 km đường quốc lộ, 335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km đường liên thôn, liên xã, trong đó có gần 300 km đã được rãi nhựa. Có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17 ga. Giao thông đến các huyện cơ bản thuận tiện. Hiện nay, 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm. Mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển hiện đại và rộng khắp. Đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện, 35 bưu cục khu vực và 91 điểm bưu điện văn hóa xã, 150 đại lý bưu chính chuyển phát… Tốc độ tăng trưởng (GDP) của tỉnh bình quân 9%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 18%, nông nghiệp tăng 4,95%, dịch vụ tăng 8,7%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 32,1%, nông nghiệp 29,7%, dịch vụ 38,2%... Thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD [20, tr. 11]. 8 Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triển. Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu, khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường như xi măng, gạch ceramic, phân lân vi sinh, thủy sản chế biến... Công nghiệp ngoài quốc doanh từng bước phát triển đa dạng, hình thành một số cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; nâng cấp, mở rộng, đầu tư chiều sâu nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, khôi phục nghề truyền thống và du nhập thêm nghề mới, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập của người lao động. Kinh tế nông nghiệp có nhiều biến chuyển. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, phá bỏ thế độc canh,… chăn nuôi và sản xuất thủy sản phát triển mạnh. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 40%. Tỉnh đã đẩy mạnh giao đất, giao rừng, cho thuê rừng tới tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân 9%/năm. Mạng lưới kinh doanh nội tỉnh không ngừng mở rộng, quy mô ngày càng tăng, đa dạng ngành nghề kinh doanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 17,1%/năm, dịch vụ vận tải, viễn thông, thông tin liên lạc phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng có nhiều tiến bộ. Một số loại hình dịch vụ tư vấn, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ… bước đầu hình thành. Đạt được những kết quả trên là do Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo xác định đúng trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế. Do đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy và khơi dậy một cách có hiệu quả các tiềm năng kinh tế và đặc biệt là tiềm năng con người. Nói chung, kinh tế và đời sống của nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, kinh tế tỉnh Quảng Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vẫn bộc lộ một số tồn tại. Tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức khá nhưng chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng chất lượng chưa cao, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Thu ngân sách trên địa bàn 9 còn thấp, không đủ sức để giải quyết những nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Đầu tư nước ngoài vào tỉnh tăng chậm, quy mô nhỏ. Một số lợi thế như nguồn nhân lực, tài nguyên khoáng sản, kinh tế đồi rừng, mặt nước… khai thác chưa hiệu quả. Cơ cấu lao đông, nhất là lao động ở nông thôn chuyển dịch chậm, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Với đặc điểm kinh tế như trên, đời sống của nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào các dân tộc ở vùng núi có được cải thiện nhưng chưa cao. Điều này khiến cho Quảng Bình gặp phải một số những khó khăn trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục, chống mù chữ nói riêng. Bên cạnh đó, Quảng Bình có những thuận lợi cơ bản như: các cấp ủy Đảng và chính quyền từ tỉnh đến xã, phường luôn luôn quan tâm, chỉ đạo ngày càng cụ thể và hiệu quả hơn đối với ngành giáo dục và đạo tạo, nhất là đối với GDPT; truyền thống hiếu học của các địa phương đã trở thành động lực thúc đẩy, phát triển giáo dục; kinh tế phát triển không ngừng, môi trường xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tạo ra các nguồn lực cơ bản đảm bảo giáo dục phát triển lành mạnh. 1.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Bình trước năm 2001 Tháng 6 năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Bình trở về với địa giới cũ. Với quyết tâm theo kịp sự phát triển chung của cả nước, ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp hợp lý, hình thành hệ thống trường tiểu học và khẩn trương đào tạo đội ngũ hiệu trưởng cho ngành học này. Việc phát triển số lượng (tăng tỷ lệ huy động, giảm tỷ lệ bỏ học) ở các ngành học, bậc học, cấp học và đa dạng hóa các loại hình đào tạo được chú trọng. Các biện pháp chỉ đạo chuyên môn, nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng đầu tư chất lượng mũi nhọn được tăng cường. Công tác phổ cập cấp I - xóa mù chữ bước đầu đạt kết quả tốt. Cuối năm 1990 đã có 50 trong số 147 xã, phường đạt chỉ tiêu phổ cập tiểu học và xóa mù chữ [1, tr. 178]. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) xác định GD- 10 ĐT là quốc sách hàng đầu, ngày 27/3/1993, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 06 - NQ/TU về tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ giáo dục là: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội xây dựng và bảo vệ đất nước” [1, tr. 222]. Trên cơ sở đó, Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra chương trình và mục tiêu cho ngành giáo dục: một là, tiếp tục đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, phấn đấu đạt mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập tiểu học vào năm 1995; hai là, tiếp tục điều chỉnh sắp xếp mạng lưới trường lớp, củng cố phát triển các ngành học, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, chú ý chất lượng mũi nhọn; ba là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, bố trí đủ giáo viên cho vùng dân tộc ít người, miền núi, miền biển; bốn là, từng bước hiện đại hóa dạy và học bằng việc đưa giáo dục tin học và phương tiện nghe nhìn vào nhà trường. Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, dưới lãnh đạo của Sở GD-ĐT, GDPT của Quảng Bình giai đoạn 1991-1995 đã khởi sắc hơn so với giai đoạn trước, cụ thể là: - Đối với giáo dục Tiểu học, mạng lưới trường tiểu học được mở rộng và phát triển. Năm học 1991-1992, có 127 trường tiểu học [51, tr. 2]; năm học 1992-1993 xây dựng mới 13 trường tiểu học; năm học 1993-1994 xây dựng mới 7 trường tiểu học, đưa số trường tiểu học đến năm 1995 là 221 trường [52, tr. 3]. Về số lượng học sinh, năm học 1990-1991 có 81.816 học sinh, đến năm học 1994-1995 là 111.461 học sinh [52, tr. 4], bình quân mỗi năm tăng 8,1%. Đáng chú ý là các lớp tình thương, khuyết tật tổ chức được 24 lớp với 260 học sinh. Địa bàn miền núi và dân tộc ít người phát triển trường, lớp về tận thôn bản, nên đã huy động được số lượng học sinh vùng cao với 6.722 em, tổng số con em dân tộc huy động vào lớp được 509 học sinh trong năm học 1994-1995. Việc đưa lớp tiểu học về tận thôn, bản đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học - đúng độ tuổi. 11 Chất lượng GD-ĐT ở bậc tiểu học có chuyển biến tiến bộ rõ rệt, biểu hiện qua chỉ số tốt nghiệp hàng năm. Năm học 1991-1992 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 97,8%; 1992-1993: 90,2%, 1993-1994: 91,8%; 1994-1995: 97,3% - Đối với cấp trung học cơ sở, năm học 1990-1991 có 73 trường, năm học 1991-1992 xây dựng thêm một trường mới và thành lập mới 4 trường phổ thông cấp 2 - 3, năm học 1993-1994 xây dựng thêm hai trường mới và 7 trường cấp 2 3, đến năm 1994-1995 trên địa bàn toàn tỉnh có 76 trường THCS và 12 trường phổ thông cấp 2 và cấp 3 [13, tr. 163]. Số lượng học sinh THCS tăng lên: năm 1991 có 24.581 học sinh, năm 1995 tăng lên 41.404 học sinh. Từ năm 1991 đến năm 1995 tăng thêm 16.823 học sinh [13, tr. 163]. - Đối với trung học phổ thông, năm học 1991-1992 có 14 trường (trong đó có một trường THPT dân tộc nội trú tỉnh) với 118 lớp học. Năm 1995, xây dựng mới một trường, đưa tổng số trường toàn tỉnh năm 1995 lên 15 trường với 201 lớp học. Hệ thống trường chuyên, lớp chọn có 4 lớp chuyên với 71 học sinh, 7 lớp chọn với 683 học sinh. Tiếp tục duy trì và củng cố hai trường phổ thông dân tộc nội trú huyện (Lệ Thủy và Minh Hóa). Đến cuối năm 1995, tỉnh đã đảm bảo mỗi huyện (trừ huyện Minh Hóa chỉ có 1 trường) có từ 2 - 4 trường THPT và trường cấp 2 - 3. Số học sinh THPT toàn tỉnh từ 4.170 học sinh năm 1991 tăng lên 9.497 học sinh năm 1995. Đội ngũ giáo viên phổ thông trong giai đoạn 1991-1995 cũng đã được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng quy mô học sinh. Năm 1991, toàn tỉnh có 4.846 giáo viên phổ thông, năm 1995 tăng lên 6.017 giáo viên (bình quân mỗi năm tăng 197 giáo viên), trong đó: giáo viên tiểu học tăng từ 3.042 giáo viên lên 3.737 giáo viên (bình quân mỗi năm tăng 173 giáo viên); giáo viên THCS từ 1.434 giáo viên tăng lên 1.886 giáo viên (bình quân mỗi năm tăng 38 giáo viên) [13, tr. 164 ]. Có thể nói, những năm 1991-1995, mặc dù kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, song giáo dục Quảng Bình đã vượt qua mọi khó khăn thử thách và giành được những thành tựu đáng kể. Đến giai đoạn 1996-2000, Nghị 12 quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII khẳng định lại một lần nữa: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [1, tr. 311] và đề ra chủ trương phát triển giáo dục trên cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Ngày 24/1/1997, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị Quyết 01-NQ/TU thông qua Chương trình hành động của Tỉnh ủy về định hướng phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. Các nghị quyết nêu trên xác định: “Phát triển giáo dục, đào tạo là giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo và giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo” [66, tr 2]. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 01-NQ/TU của Tỉnh ủy, được sự quan tâm, lãnh đạo của Sở GD-ĐT, GDPT của Quảng Bình trong những năm 1996-2000 đã có những tiến bộ đáng kể. Cuối năm 1996, Quảng Bình đã được Bộ GD-ĐT công nhận tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Đến năm 1998, toàn tỉnh đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho 143 xã, phường và xóa mù chữ cho 1.768 người [1, tr. 314]. Cùng với lực lượng giáo viên của ngành GD làm nòng cốt, các đoàn thể như phụ nữ, thanh niên và đặc biệt là lực lượng biên phòng đã tích cực tham gia mở lớp xóa mù cho các đối tượng ở thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã hoạt động sôi nổi và ngày càng có chất lượng. Năm 1998, toàn tỉnh có 23 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đưa phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh phát triển mạnh mẽ nhất là trong cấp tiểu học. Năm học 1997-1998, đã có 455 học sinh học sinh giỏi cấp tỉnh, 51 học giỏi cấp quốc gia [1, tr. 314]. 13 Quy mô trường lớp và số lượng học sinh các cấp tăng nhanh. Năm học 1995-1996 có 221 trường tiểu học, 104 trường THCS và 115 trường THPT thì đến năm học 1999-2000 có 241 trường tiểu học, 119 trường THCS và 24 trường THPT. Số học sinh các cấp năm 1995-1996 là 113.587 học sinh tiểu học, 41.404 học sinh THCS và 9.497 học sinh THPT, đến năm 1999-2000, số học sinh tiểu học là 119.866 học sinh, học sinh THCS là 69.359 học sinh và học sinh THPT là 21.660. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm học 1995-1996 có 3.737 giáo viên tiểu học, 1.886 giáo viên THCS, 394 giáo viên THPT, đến năm học 1999-2000 có 3.996 giáo viên tiểu học, 2.952 giáo viên THCS và 732 giáo viên THPT [1, tr. 314]. Để đáp ứng nhu cầu học tập cho con em, thực hiện XHHGD, từ năm học 1998-1999, ngành GD tỉnh Quảng Bình đã mở thêm trường bán công hệ THPT, góp phần thu hút trên 70% học sinh tốt nghiệp THCS được vào THPT. Năm 2000, ngành GD Quảng Bình được Bộ GD-ĐT tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu toàn ngành. Tóm lại, trước năm 2001, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã quán triệt đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục và đã đem lại kết quả quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, GDĐT Quảng Bình vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức các môn khoa học xã hội nhân văn còn thấp; giáo dục hướng nghiệp dạy nghề còn hạn chế; đội ngũ giáo viên mặc dù đã được tăng cường nhưng vẫn thiếu và chưa đồng bộ; trang bị trường học còn thiếu, lạc hậu… Những tồn tại, yếu kém trên là thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Bình phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong chặng đường tiếp theo. 1.1.3. Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo Bước sang thế kỹ XXI, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng; kinh tế tăng trưởng khá; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan