Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương xóa bỏ dần dần phạm vị bóc lột và thu ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương xóa bỏ dần dần phạm vị bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1953)

.PDF
148
131
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------******---------- ĐỖ KHÁNH CHI ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XOÁ BỎ DẦN DẦN PHẠM VI BÓC LỘT VÀ THU HẸP CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA CHỦ PHONG KIẾN (1945-1953) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: LỊCH SỬ ---------******----------- ĐỖ KHÁNH CHI ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XOÁ BỎ DẦN DẦN PHẠM VI BÓC LỘT VÀ THU HẸP CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA CHỦ PHONG KIẾN (1945-1953) Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam. Mã số : 602256 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.NGND LÊ MẬU HÃN Hà Nội - 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 Chương 1: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng xoá bỏ 7 dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1949) 1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Phú Thọ trƣớc năm 1945 1.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện Chủ trƣơng xoá bỏ dần 7 18 dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1949) 1.2.1. Từ năm 1945 tới tháng 12 năm 1946 18 1.2.2. Từ năm 1946 tới năm 1949 32 Chương 2: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng giảm 46 tô, giảm tức (1949- 1953) 2.1. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng triệt để giảm 46 tô, giảm tức (1949- 1953) 2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện công tác thuế nông 60 nghiệp và tiếp tục tiến hành giảm tô, giảm tức cho nông dân (1951 – 1953) Chương 3: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện triệt để giảm tô, 79 giảm tức và thí điểm cải cách ruộng đất 3.1. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng phát động 79 quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức 3.2. Thực hiện thí điểm cải cách ruộng đất ở Phú Thọ KẾT LUẬN 83 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 110 -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông dân đã tham gia cuộc vận động cứu nƣớc, giải phóng dân tộc thì bất cứ bao giờ và ở đâu họ cũng tham gia với tƣ cách là những ngƣời có quyền lợi dân tộc và giai cấp phải đấu tranh. Vì vậy, đem lại quyền dân chủ cho nông dân là một vấn đề hết sức quan trọng trong đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử của nhân loại trong thế kỷ XX là lịch sử đấu tranh vì quyền cơ bản của các dân tộc và con ngƣời. Kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX cho thấy, ở nơi nào và thời điểm nào đó mà vấn đề dân tộc và con ngƣời không đƣợc giải quyết đúng đắn thì tự nó sẽ hạn chế triệt tiêu động lực và thậm chí cả những thành quả cách mạng đƣợc xây đắp trong nhiều thập kỷ. Những gì đang diễn ra trên thế giới dù là thuận lợi hay tạm thời thất bại ở chỗ này hay chỗ khác đều là những minh chứng làm sáng tỏ sự đúng đắn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và con ngƣời trong hƣớng phát triển của dân tộc và nhân loại. Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là ngọn đuốc dẫn đƣờng cho Đảng bộ các tỉnh đi theo. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn lấy cƣơng lĩnh, đƣờng lối của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Do đó, việc Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đem lại quyền lợi cho nông dân trong các thời kỳ đều diễn ra theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phú Thọ là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Phú Thọ cần cù trong lao động sản xuất, sáng tạo nhiều loại hình văn nghệ dân gian phong phú. Nhân dân Phú Thọ luôn phát huy truyền thống của tổ tiên, đoàn kết một lòng, kiên cƣờng, dũng cảm trong xây dựng và bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc. -2- Truyền thống đó càng đƣợc nhân lên gấp bội khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng. Tháng 3 năm 1940, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đƣợc thành lập và tập hợp lực lƣợng đứng lên chống ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám và tham gia vào cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp và sau đó là chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Dƣới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hết sức chú trọng giải quyết ruộng đất cho nông dân và thực hiện chủ trƣơng xoá bỏ từng bƣớc chế độ bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến. Hiện nay, đất nƣớc ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tình hình trong nƣớc, khu vực và trên thế giới đã có những thay đổi căn bản, Phú Thọ cũng đang chuyển mình cùng với đất nƣớc. Giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn đang là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, tôi nhận vấn đề Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1953) làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đảng lãnh đạo việc thực hiện giải quyết ruộng đất cho nông dân - bộ phận chủ yếu trong xã hội Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau của khoa học lịch sử nghiên cứu. Có thể nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Vấn đề dân cày - Trƣờng Chinh, Võ Nguyên Giáp, 1959, NXB Sự Thật, Hà Nội), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam - Trƣờng Chinh (1975), NXB Sự Thật, Hà Nội, Kháng chiến nhất định thắng lợi -Trƣờng Chinh (1967), NXB Sự Thật, Hà Nội. Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam- Lê Duẩn (1965), NXB Sự Thật, Hà Nội. Nông dân Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám- Ban công tác nông thôn Trung Ƣơng (1960), NXB Nông Thôn, Hà -3- Nội, Cách mạng ruộng đất - Trần Phƣơng - chủ biên (1968), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, Một số ý kiến về nông dân Việt Nam - Minh Tranh (1961), NXB Sự Thật, Hà Nội… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong việc giải quyết ruộng đất cho nông dân đặc biệt là giải quyết ruộng đất cho nông dân thời kỳ trƣớc cải cách ruộng đất có rất ít. Chủ yếu là công trình nghiên cứu trong nội bộ tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài Đề tài luận văn nhằm tìm hiểu quá trình chỉ đạo và thực hiện giải quyết ruộng đất cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ 19451953 theo phƣơng pháp cải cách dần dần, thu hẹp phạm vi bóc lột và chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, thực hiện khẩu hiệu ngƣời cày có ruộng. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Luận văn trình bày một cách hệ thống quá trình lãnh đạo và thực hiện giải quyết ruộng đất cho nông dân trong những năm 1945-1953 về quan điểm, chủ trƣơng và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. - Nêu kết quả, tác dụng, của đƣờng lối đó với cuộc kháng chiến của dân tộc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1953)” đi sâu tìm hiểu về những chủ trương, chính sách của Đảng bộ Phú Thọ nhằm đem lại quyền lợi cho nông dân, những thành tựu về ruộng đất mà nhân dân Phú Thọ đã đạt được trong giai đoạn từ 1945-1953. -4- 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vô sản vào cách mạng Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn bên cạnh việc sử dung phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu, còn sử dụng thêm phƣơng pháp lôgic, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để thể hiện quan điểm toàn diện, hệ thống và trọng điểm. 5.3. Nguồn tư liệu Luận văn khai thác các nguồn tƣ liệu chính sau: - Văn kiện Đảng toàn tập; Hồ Chí Minh toàn tập (1945-1954). - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (tập 1: từ 1939-1968) - Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc: gồm các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ và các nhà khoa học Lịch sử. - Các bài nói chuyện của các đồng chí lãnh đạo Đảng, lãnh đạo tỉnh, tại các cuộc họp hoặc các buổi tập huấn cán bộ. - Các số liệu tại Tổng cục thống kê, Trung tâm lƣu trữ quốc gia III - Các tƣ liệu tại phòng lƣu trữ Ban tuyên giáo tỉnh uỷ - Các tài liệu lƣu trữ tại Văn phòng tỉnh ủy Phú Thọ - Các tài liệu lƣu trữ tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. - Tài liệu lƣu trữ tại Sở Tài nguyên môi trƣờng tỉnh Phú Thọ - Tại liệu lƣu trữ tại Sở Nông nghiệp Phú Thọ Tuy nhiên, tài liệu đều hết sức rải rác, không tập trung, chủ yếu là các tài liệu về ruộng đất thời kỳ sau năm 1954, tài liệu trƣớc năm 1954 có rất ít, lại quá cũ, chữ mực in đã mờ, rất khó đọc chính xác, nên việc nghiên cứu cũng gặp một số khó khăn. -5- 6. Bố cục cơ bản Chƣơng 1: Thực hiện chủ trƣơng xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1949) Chƣơng 2: Thực hiện chủ trƣơng giảm tô, giảm tức (1949-1953) Chƣơng 3: Thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất -6- Chƣơng 1: THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG XOÁ BỎ DẦN DẦN PHẠM VI BÓC LỘT VÀ THU HẸP CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA CHỦ PHONG KIẾN (1945-1949) 1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Phú Thọ trƣớc năm 1945 Sau khi bình định xong Việt Nam, Pháp bắt tay vào khai thác, bóc lột nhân dân thuộc địa. Nhân dân Phú Thọ cũng nằm trong tình cảnh khổ cực chung với nhân dân Bắc kỳ. Đế quốc Pháp thống trị và bóc lột nhân dân trong đó chủ yếu là nông dân - giai cấp chiếm đại bộ phận dân số nƣớc ta. Đối với đế quốc, chính trị là thủ đoạn, còn mục đích cƣớp nƣớc là kinh tế. Mục đích kinh tế căn bản của chúng là khiến cho chúng đƣợc nhiều lợi nhuận, mà muốn nhiều lợi nhuận thì dựa vào việc bóc lột lao động ở chính quốc và thuộc địa. Mà bóc lột lao động thuộc địa, chủ yếu là bóc lột nông dân, bán hàng hóa của chính quốc cho nông dân thuộc địa theo giá độc quyền, mua sản phẩm của nông dân rẻ mạt, dùng nông dân để khai thác hầm mỏ, đồn điền. Trƣớc Cách mạng tháng Tám, Phú Thọ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Với một hệ thống sông ngòi, đầm hồ phong phú cũng góp phần thúc đẩy nông nghiệp trong tỉnh phát triển. Các đoạn sông lớn chảy qua tỉnh nhƣ sông Hồng (sông Thao) dài 140km, sông Lô dài 70km, sông Đà dài 41km, đã bồi đắp phù sa màu mỡ cho các cánh đồng ven sông, đồng thời tạo điều kiện giao lƣu đƣờng thuỷ giữa các vùng trong tỉnh và các tỉnh bạn. Là một tỉnh miền núi, nhƣng địa hình Phú Thọ vừa có tính chất miền núi, trung du, vừa có tính chất đồng bằng. Đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ (Sông Thao) đã chia Phú Thọ thành hai miền có những đặc điểm khác nhau và hình thành địa hình mang ba tính chất trên. -7- Miền tả ngạn sông Hồng, gồm đất đai các huyện Đoan Hùng, một phần đất huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao và ngoại thành Việt Trì, có nhiều đồi gò nối tiếp nhau san sát nhƣ bát úp, rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả…Nhờ nằm ven các sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, nên miền này hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp, đất tốt, có nhiều cánh đồng lớn, vựa lúa của tỉnh. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng thống kê sau: STT Các huyện, Diện tích Diện tích đất Diện tích đất Diện tích Diện thành phố tự nhiên nông nghiệp lâm nghiệp đất ở đất chƣa sử dụng 1 Việt Trì 11098,83 2308 3602 1090 54 2 Phù Ninh 18637,32 8981 4149 675 2431 3 Cẩm Khê 13096 8769 3370 546 1436 4 Đoan Hùng 30240 16012 5469 879 547 5 Thanh Sơn 120921 15365 61196 1063 4245 6 Thanh 12097 6906 9657 496 1324 Thuỷ 7 Thanh Ba 19503,43 10873 2679 1497 376 8 Hạ Hoà 33930 20674 4078 768 548 9 Lâm Thao 9754,59 4098 980 974 231 10 Tam Nông 14659 11500 453 487 164 11 Yên Lập 102892 16856 56731 451 2879 Bảng 1.1: Diện tích đất nông nghiệp phân bố ở Phú Thọ (đơn vị: ha) (Nguồn: Sở nông nghiệp Phú Thọ, thống kê năm 1944) -8- tích Qua bảng số liệu cho thấy diện tích đất nông nghiệp thời kỳ trong kháng chiến chống Pháp chiếm tới hơn 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là diện tích đất ở và đất lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp tập trung ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Hạ Hoà do sông Hồng, sông Đà bồi đắp, thích hợp cho việc trồng lúa, cây hoa màu, nhƣng năng suất thời kỳ này không cao lắm, chủ yếu là do hạn hán, lũ lụt mất mùa, không tập trung khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Diện tích đất chƣa sử dụng cũng chiếm diện tích lớn, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi có diện tích núi đá vôi lớn nhƣ: Thanh Sơn, Phù Ninh, Yên Lập. Các dãy núi ở đây thuộc đoạn cuối của mạch núi Hoàng Liên Sơn. Vì đây là miền núi nên các căn cứ chống Pháp thời kỳ Cần Vƣơng, các chiến khu thời kỳ tiền khởi nghĩa, các kho tàng của Trung ƣơng thời kỳ kháng chiến chống Pháp…đều xây dựng ở vùng này. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp thời kỳ trước cách mạng tháng Tám lại chủ yếu nằm trong tay địa chủ và thực dân Pháp. Ngoài số ruộng đất nằm trong tay Pháp và địa chủ ngƣời Việt thì số ruộng của nhà thờ, của đình làng, chùa cũng chiếm đáng kể. Phú Thọ tính tới thời điểm năm 1945 thì có 117 nhà thờ, 318 đình và 112 chùa, 208 nhà thờ họ [7, 1-3]. Trong thời kỳ Pháp thống trị thì các nhà thờ đƣợc Pháp ƣu ái tặng cho nhiều ruộng, còn đình chùa chủ yếu là do dân đóng góp, tự nguyện cắt đất của mình ra hiến cho đình, chùa, và xây nhà thờ họ. Bảng thống kê diện tích đình chùa thời gian từ 1943 tới 1954 cho thấy sở hữu của đình chùa, nhà thờ cũng có sự chênh lệch: Năm Diện tích ruộng Diện tích ruộng Diện tích ruộng thờ của nhà thờ của đình chùa cúng làng họ 1940 441 54 12 1944 454 23 14 -9- 1946 201 89 11 1950 154 105 29 1951 150 112 32 1953 121 104 21 Bảng 1.2: Bảng thống kê diện tích ruộng của nhà thờ, đình chùa, nhà thờ họ qua các năm (đơn vị: Ha) (Nguồn: Sở nông nghiệp Phú Thọ, tài liệu thống kê các năm 1940, 1944, 1946,1950,1951,1953) 500 450 400 350 300 ruéng ®Êt nhµ thê ruéng ®Êt ®×nh chïa ruéng ®Êt cña nhµ thê hä 250 200 150 100 50 0 1940 1944 1946 1950 1951 1953 Bảng 1.3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích của ruộng đất thờ cúng họ, ruộng đất của nhà thờ, đình chùa qua các năm. Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy, trƣớc năm 1945 diện tích ruộng của nhà thờ Công giáo ở Phú Thọ khá lớn. Chủ yếu là do thực dân Pháp và địa chủ Pháp dựng lên, tuyên truyền, tặng nhiều ruộng đất cho nhà thờ. Pháp lấy nhà thờ làm trụ sở truyền giáo của mình. Hơn nữa, ở Phú Thọ, lực lƣợng dân đi theo Công giáo khá lớn nên giáo dân cũng tích cực đóng góp cho nhà thờ. Tới sau năm 1945, số lƣợng ruộng có giảm do giáo dân di cƣ - 10 - ra nƣớc ngoài, đi sơ tán và đặc biệt là do chính sách đem lại ruộng đất cho nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam nên một số nhà thờ phải nhƣờng lại đất cho nông dân sở hữu cày cấy. Ruộng đất của đình chùa thì không có sự chuyển biến nhiều. Trƣớc năm 1945, ruộng đất đình chùa ít, do thực dân Pháp tìm cách phá hoại nhiều đình chùa của ta, phá hoại nền văn hoá của ta. Do đó mà nhiều ruộng đất của đình chùa bị bỏ hoang. Sau năm 1945, do chính sách khôi phục văn hoá của Đảng và nhà nƣớc ta mà các đình chùa đƣợc tu bổ, xây dựng lại. Ruộng đất của nhà thờ họ qua các năm thì ít chuyển biến, chiếm ít diện tích, chủ yếu là do con cháu trong họ đóng góp và chủ yếu là họ lớn, có kinh tế mới đóng góp đƣợc nhiều ruộng cho nhà thờ họ. Dƣới ách đế quốc, kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Phú Thọ nói riêng phát triển rất chậm, không cân đối, nƣớc Việt Nam luôn lệ thuộc vào nƣớc Pháp về mặt kinh tế cũng nhƣ chính trị và văn hóa, không thể phát triển một cách độc lập, tự chủ đƣợc. Trƣớc cách mạng tháng Tám, dân cƣ Phú Thọ rất thƣa thớt, nhất là các huyện miền núi, hầu nhƣ dân số không phát triển lên đƣợc: Theo số liệu trong Dƣ địa chí thì năm 1901 Phú Thọ có 259.000 ngƣời, năm 1932 có 275.000 ngƣời, năm 1939 có 301.500 ngƣời. Nguyên nhân của tình trạng này là một phần do điều kiện sinh sống khó khăn, ăn ở không hợp vệ sinh, nạn sốt rét, nạn hữu sinh vô dƣỡng đã cƣớp đi nhiều sinh mạng ngƣời, một phần khác, Phú Thọ là căn cứ địa của nhiều cuộc khởi nghĩa nên đã bị thực dân Pháp mở các cuộc hành quân chống phá, làm cho dân phải lƣu tán đi nơi khác. Do dân cƣ thƣa thớt nên dƣới thời phong kiến cũng nhƣ thời Pháp thống trị, dân nghèo vùng đồng bằng đã lên đây khai khẩn lập nghiệp trở thành dân địa phƣơng. Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn cho biết: “Đất này vì bị binh lửa lâu ngày, hộ khẩu - 11 - điêu tán, mƣời phần chỉ còn độ năm ba mà thôi, nhân dân sợ hãi mà lƣu tán, nên ngƣời hạt Sơn Tây lên khai khẩn ruộng hoang” [27, 267] Thời kỳ Pháp thống trị, Phú Thọ là tỉnh có nhiều đồn điền, mà tá điền phần lớn là dân nghèo vùng đồng bằng do chủ chiêu mộ lên, mặt khác bọn thống trị thực dân đã khuyến khích dân nghèo vùng xuôi lên khai khẩn lập nghiệp. Vì vậy dân số tăng thêm, một số xóm làng mới ra đời. Nhƣ vậy, dân cƣ Phú Thọ là sự hoà quyện, hoà nhập một cộng đồng giữa ngƣời dân bản địa sống lâu đời ở địa phƣơng với đồng bào các tỉnh khác chuyển đến xây dựng quê hƣơng mới qua các thời kỳ từ lịch sử phong kiến, thời Pháp thống trí, đến thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trƣớc cách mạng tháng Tám, Phú Thọ là tỉnh tập trung nhiều đồn điền, quá trình sở hữu ruộng đất, đồn điền của từng giai cấp trong dân cƣ Phú Thọ cũng khác nhau. Ruộng đất tập trung chủ yếu trong tay giai cấp địa chủ và thực dân Pháp, chỉ còn một phần nhỏ ruộng đất là do nông dân sở hữu. Nông dân phải đi làm thuê, nộp tô, thuế cho địa chủ và tƣ bản Pháp, bị địa chủ ngƣời Việt và ngƣời Pháp bóc lột sức lao động và quyền dân chủ một cách cùng kiệt. Địa chủ ở Phú Thọ cũng có đặc điểm chung của giai cấp địa chủ Việt Nam. Để bóc lột nhân dân lao động, đế quốc Pháp vẫn duy trì chế độ bóc lột phong kiến, nuôi dƣỡng chế độ phong kiến chính là để bóc lột theo lối tƣ bản chủ nghĩa một cách nặng nề. Chúng tìm mọi cách mở rộng sự bóc lột theo lối phong kiến, làm cho nông dân sản xuất ra nhiều lúa gạo hơn nữa, nhƣng phải mua hàng hóa của chúng và bán rẻ sức lao động cho chúng. Nông dân không những bị địa chủ bóc lột mà còn bị tƣ bản đế quốc bóc lột. Muốn bóc lột nông dân, bọn đế quốc đã làm cho tất cả nông dân phải mua hàng hóa của tƣ bản Pháp thông qua bọn địa chủ làm trung gian. Ở Phú Thọ, thực dân Pháp tạo điều kiện cho bọn tƣ bản Pháp và một số địa chủ ngƣời Việt chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồn điền. - 12 - Phú Thọ là tỉnh liên tiếp diễn ra các cuộc nổi dậy chống Pháp của nghĩa quân trong phong trào Cần Vƣơng. Thực dân Pháp coi tất cả ruộng đất của đồng bào đi sơ tán là ruộng đất vô chủ và ngang nhiên cấp cho tƣ bản Pháp lập đồn điền. Các chủ đồn điền Pháp không những không phải bỏ tiền ra mua đất, mà còn đƣợc miễn thuế 5 năm liền. Nhiều tên tƣ bản địa chủ lập tới ba, bốn đồn điền, diện tích chiếm đoạt lên tới hơn 2000 ha, tên ít nhất cũng chiếm 10 ha (tên Ru-ê (Rouet) có 4 đồn điền ở Thanh Sơn và Tam Nông rộng 1.595ha; Bi-sô (Bichot) có 3 đồn điền ở Phù Ninh diện tích 2.246ha; Đuy-sơ-manh có 2 đồn điền ở Đoan Hùng rộng 1.113ha…) Làm cho 80% nông dân Phú Thọ không có ruộng. Việc chiếm đất lập đồn điền của thực dân Pháp ở Phú Thọ tiến hành rất sớm, ngay trong thời gian đánh chiếm và bình định (1886 -1893) và kéo dài cho đến khi Nhật đóng chiếm Phú Thọ. Vì vậy, Phú Thọ là một trong những tỉnh ở Bắc kỳ có nhiều đồn điền của Pháp và diện tích chiếm đoạt rất lớn. Nếu tính từ tên địa chủ Pháp đầu tiên lập đồn điền ở Phú Thọ là tên Đuy-sơ-manh (Duchemin) lập đồn điền ở Đoan Hùng với diện tích 500ha theo nghị định toàn quyền Đông Dƣơng cấp ngày 4 tháng 5 năm 1889, đến tên cuối cùng là tên Rơniê (Renie) chiếm 22 ha ở Đồng Lƣơng – Cẩm Khê năm 1942 thì toàn tỉnh Phú Thọ có cả thảy 23 tên địa chủ Pháp lập 45 đồn điền với tổng diện tích là 10.521 ha [1, 29]. Tất nhiên số chủ đồn điền này Pháp này không cố định mà chúng mua đi bán lại cho nhau và bán lại cho các địa chủ ngƣời Việt. Trong các đồn điền của Pháp phần lớn trồng lúa, cây ăn quả với kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu, và hình thức bóc lột vẫn là tô thuế nhƣ thời phong kiến. Cũng có một số tên bỏ vốn kinh doanh trồng cây công nghiệp nhƣ sơn, chè, cà phê và chăn nuôi đại gia súc, bóc lột theo lối tƣ bản. Ở những đồn điền này, công nhân nông nghiệp hƣởng lƣơng theo ngày, mỗi ngày làm việc từ 10 –12 giờ dƣới sự giám sát chặt chẽ của cai ký. Số công - 13 - nhân làm trong các đồn điền Pháp một phần là nông dân trong tỉnh bị bần cùng hoá, bị mất ruộng, phần khác là nông dân đói khổ các tỉnh vùng đồng bằng lên. Chính quyền thực dân có cho xây dựng một số công trình tiểu thuỷ nông nhƣ cống đập, kênh mƣơng và lập trại thí nghiệm Phú Hộ. Nhƣng các công trình và trại thí nghiệm này không phải là để “mở mang kinh tế”, là “khai hoá” cho dân thuộc địa Việt Nam nhƣ chúng vẫn tuyên truyền, mà chủ yếu để phục vụ cho các đồn điền lớn, để bọn thực dân vơ vét của cải của nhân dân tỉnh ta ngày càng nhiều hơn. Các công trình nghiên cứu của chúng thì chỉ có thể áp dụng đƣợc ở đồn điền còn ngƣời nông dân lao động thì không có điều kiện và không biết chữ để áp dụng. Địa chủ dựa vào thực dân Pháp và đƣợc thực dân Pháp nuôi dƣỡng, chúng đã chiếm đoạt nhiều ruộng đất và bóc lột nông dân rất thậm tệ. Có tên địa chủ đồn điền rộng tới 1360 ha nhƣ Trịnh Xuân Nghĩa ở Phù Ninh, nhiều tên khác đồn điền rộng 400-500 ha. Theo số liệu của ty Địa chính Phú Thọ lập ngày 12 tháng 8 năm 1946 thì đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, trừ hai huyện Thanh Ba và Hạc Trì chƣa thống kê đƣợc, còn lại 9 huyện trong tỉnh có các đồn điền lớn, số địa chủ và diện tích chiếm đoạt nhƣ sau: - 27 địa chủ ngƣời Việt chiếm 7018,1 ha lập 41 đồn điền. - 16 địa chủ ngƣời Pháp chiếm 6210,52 ha lập 22 đồn điền. - 2 địa chủ ngƣời Hoa chiếm 361,2 ha lập 2 đồn điền. Chỉ 45 địa chủ (Pháp, Việt, Hoa) chiếm 13589,83ha lập 65 đồn điền trên tổng số diện tích toàn tỉnh là 73.740 ha. Nếu kể cả các đồn điền nhỏ và số địa chủ nhỏ không đủ điều kiện lập đồn điền, chỉ cho phát canh thu tô thì tổng số ruộng đất giai cấp địa chủ đã chiếm đoạt lên tới gần 70% tổng số diện tích toàn tỉnh. - 14 - Hình thức bóc lột của địa chủ: Địa chủ có 3 hình thức bóc lột chính: bóc lột hoàn toàn phong kiến, bóc lột bán phong kiến, bóc lột tƣ bản. Hình thức bóc lột của địa chủ trong các đồn điền là địa tô và nhân công tá điền đƣợc chủ giao trâu và giao ruộng để cày cấy, đến vụ thu hoạch tá điền phải trả công trâu và nộp địa tô. Lấy đồn điền Phú Lộc của địa chủ Trịnh Xuân Nghĩa làm thí dụ: Đồn điền Phú Lộc có 500 tá điền, mỗi mẫu ruộng cấy lúa phải nộp 8 thúng thóc khô địa tô (mỗi thúng 25 kg); đất trồng sơn, sắn nộp tô tiền, mỗi mẫu 2.5 đồng. Trâu thuê mỗi năm nộp 10 đồng, 8 đồng hoặc 6 đồng tuỳ theo loại trâu khoẻ, trung bình hay yếu. Ngày tết, giỗ, tá điền phải đến phục dịch và có lễ vật biếu chủ. Ngoài số tá điền làm trong đồn điền, chủ còn thuê nhân công đến làm sơn, chè, cà phê, với giá công rất rẻ mạt, chỉ có 0,12 đồng đến 0,18 đồng một ngày, trong khi giá công làm thuê bên ngoài mỗi ngày là 0,2 đồng. Vì bị bóc lột nên tá điền đấu tranh đòi giảm tô, đòi ruộng đất, nhƣng các cuộc đấu tranh đòi giảm tô, đòi ruộng đất, nhƣng các cuộc đấu tranh của tá điền đều bị chủ báo cho bọn thống trị đƣa binh lính về đồn điền đàn áp, bắt giam ngƣời cầm đầu. Nói chung giai cấp địa chủ, nhất là đại địa chủ, cấu kết rất chặt chẽ với đế quốc. Chúng nắm giữ bộ máy hào lý ở làng xã, bóc lột hà hiếp nông dân. Chúng là đối tƣợng của cách mạng. Tuy nhiên, trong cao trào chống Nhật cứu nƣớc, do bị bọn Pháp – Nhật động chạm mạnh mẽ về quyền lợi do tiếng vang của các chiến khu cách mạng dội về nên một số địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nƣớc đã ủng hộ cách mạng, tham gia và cho con em tham gia các đoàn thể cứu quốc, một số gia đình họ là nơi lui tới của cán bộ cách mạng. Nông dân chiếm 90% dân số của tỉnh nhƣng chỉ có 30% có diện tích ruộng đất canh tác. Bị mất ruộng, bị bần cùng hoá, nhiều nông dân đã phải lĩnh canh ruộng địa chủ nộp tô thuế, một số ngƣời đến làm tá điền ở các đồn điền lớn. Vốn có mâu thuẫn truyền kiếp với giai cấp địa chủ phong - 15 - kiến, nên lại thêm mối hận thù sâu sắc với đế quốc Pháp, nên nông dân Phú Thọ đã tham gia hầu hết các phong trào yêu nƣớc chống Pháp. Từ khi đƣợc cán bộ Đảng giác ngộ, trở thành lực lƣợng chủ yếu hoạt động trong các phong trào và tổ chức cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do thuỷ lợi không đƣợc chú ý, thiên tai dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên, phƣơng pháp canh tác vẫn lạc hậu nhƣ thời phong kiến, nên nhìn chung diện tích lúa chỉ cấy một vụ chiêm hoặc mùa, sản lƣợng lƣơng thực rất thấp. Theo Địa chí Phú Thọ năm 1931 tỉnh Phú Thọ có 38.400 ha cấy lúa, tổng sản lƣợng đạt 46.000 tấn, năng suất bình quân chỉ đạt hơn 10 tạ/ha (thống kê của Sở địa chính Phú Thọ). Tƣ bản Pháp và địa chủ thẳng tay bóc lột nhân dân bằng chính sách thuế khoá rất nặng nề. Thuế đinh (thuế thân) đánh vào xuất đinh từ 18 – 60 tuổi có từ thời phong kiến vẫn đƣợc thực dân Pháp duy trì và tăng cao dần. Những huyện miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thực dân Pháp không thu thuế đinh mà thu thuế theo gia đình và theo từng dân tộc khác nhau. Mỗi gia đình ngƣời Mƣờng mỗi năm phải đóng 3,5 đồng, gia đình ngƣời Dao mỗi năm phải đóng 2 đồng. Thuế điền đánh vào diện tích đất canh tác theo đầu mẫu gồm năm hạng: hạng nhất 2,5 đồng, hạng nhì 1,5 đồng, hạng ba 1 đồng, hạng tƣ 0,2 đồng và hạng năm 0,05 đồng một mẫu. Phân bổ nhƣ vậy nhƣng khi phân bổ thuế, bọn kỳ hào thƣờng đánh đồng xấu tốt nhƣ nhau, nên ngƣời nông dân vừa ít ruộng lại phải đóng thuế thay cho bọn địa chủ có nhiều ruộng toàn ruộng tốt. Riêng năm 1930, Phú Thọ có 62.960 xuất đinh, phải đóng 151.220, 15 đồng thuế đinh và 192.762,16 đồng thuế điền; cả 2 loại thuế phải đóng là 343.982,31 đồng, tƣơng đƣơng với 7490 tấn thóc. Ngoài hai loại thuế trực thu (thuế đinh và thuế điền), nhân dân còn phải gánh chịu thuế gián thu đánh vào hàng hoá, cũng tức là đánh vào ngƣời tiêu dùng, nhất là hàng hoá thiết yếu đối với ngƣời dân nhƣ muối, - 16 - vải, dầu thắp. Ở thị xã, ngoài thuế đinh, nhân dân phải đóng thuế thổ trạch, thuế xe cộ, thuế biển hàng… Thuế khoá đủ loại và ngày càng tăng đã đem lại cho bọn thực dân nguồn thu lớn, còn đối với ngƣời nông dân là một tai họa. Khi đến vụ thuế nhiều nông dân phải bán chạy tài sản vốn đã ít ỏi hoặc đến nhà địa chủ vay lãi với lãi suất cắt cổ để có tiền nộp thuế. Những cảnh quan lại, ký hào sai tuần đinh bắt trói đánh những ngƣời dân thiếu thuế ở đình, ở điếm, năm nào cũng xảy ra. Có ngƣời không đủ tiền nộp thuế phải nhận làm tá điền ở các đồn điền hoặc sợ bị tù, bị đánh mà phải bỏ làng trốn đi nơi khác kiếm ăn. Do đó vấn đề trƣớc mắt mà Đảng bộ Phú Thọ cần phải giải quyết là vấn đề đem lại quyền dân chủ cho nông dân. Nông dân trở thành một hạng vô sản, bị đế quốc và địa chủ bóc lột tới tận xƣơng tủy. Trong khi địa chủ, thực dân chiếm tới 60-70% tổng số ruộng đất thì hơn 90% dân số chỉ có khoảng 30%. Mức chiếm hữu ruộng đất khác nhau đã dẫn tới sự khác nhau căn bản về địa vị trong quá trình sản xuất về nguồn sống và mức sống. Sự phân phối ruộng đất không đều cùng với phƣơng thức khai thác những ruộng đất đó đã nói lên tính chất phong kiến và thuộc địa của chế độ ruộng đất ở Phú Thọ nói riêng cũng nhƣ của nƣớc ta nói chung dƣới thời Pháp thống trị. Chế độ ruộng đất đó có xu hƣớng ngày càng bành trƣớng thêm lên bằng cách chèn ép và làm phá sản những ngƣời tiểu nông độc lập và nuốt chửng những mảnh đất nhỏ bé của họ. Nó đặt tuyệt đại đa số nông dân Phú Thọ trong tình cảnh bần cùng, đói rách, và giam hãm nông dân trong vòng nghèo nàn, lạc hậu. Ngƣời nông dân bị dồn vào tình thế cùng quẫn bởi sƣu cao, thuế nặng, địa tô nợ lãi cùng đủ mọi sự áp bức nghẹt thở ở nông thôn, cuối cùng phải rời bỏ vợ con và nơi chôn rau, cắt rốn, bán mình cho bọn chủ đồn điền và nhận lấy một cuộc sống cơ cực, tù hãm, nô lệ thực sự. - 17 - Nhìn chung trƣớc cách mạng tháng Tám kinh tế nông nghiệp Phú Thọ cũng nhƣ nông dân trong tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào đế quốc thực dân Pháp và bọn tay sai. Nhân dân Phú Thọ đặc biệt là ngƣời nông dân bị áp bức về chính trị và bị bóc lột về kinh tế, bị chà đạp về văn hóa, họ bị bóc lột tàn nhẫn và nặng nề. Một yêu cầu đặt ra cho Đảng bộ Phú Thọ là phải làm sao để thu hẹp và xóa bỏ phạm vi bóc lột của đế quốc và tay sai, đem lại quyền lợi cho ngƣời dân trong tỉnh, đặc biệt là nông dân. 1.2. Thực hiện Chủ trƣơng xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1949) 1.2.1. Từ năm 1945 tới tháng 12 năm 1946 Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc đã có sự biến đổi căn bản. Nếu nhƣ trƣớc cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giành chính quyền thì ngày nay, nhiệm vụ trung tâm là đấu tranh để củng cố chính quyền, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc trong một tình thế "nghìn cân treo sợi tóc". Sau ngày tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thế giới về quyền tự do, độc lập của Việt Nam, sáng ngày 3-9-1945, tại trụ sở của Chính phủ lâm thời ở Bắc Bộ phủ, Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu vấn đề cấp bách đang đặt ra trƣớc chính phủ: Vấn đề thứ nhất: Nhân dân đang đói. Vấn đề thứ hai: Nạn dốt…hơn 90% đồng bào chúng ta mù chữ Vấn đề thứ ba: Trƣớc chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nƣớc ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không đƣợc hƣởng quyền tự do, dân chủ. Vấn đề thứ tƣ: Chế độ thực dân đã đầu độc nhân dân ta bằng rƣợu và thuốc phiện. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân - 18 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan