Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010

.PDF
127
96
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LUYỆN THỊ THU HƢNG ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội- 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LUYỆN THỊ THU HƢNG ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 0315 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Trần Kim Đỉnh Hà Nội- 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Kim Đỉnh. Các số liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo chính xác, rõ ràng, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội- nơi tôi học tập trong thời gian qua- đã tạo điều kiện cho tôi học tập, làm việc và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Trần Kim Đỉnh- Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ quan, đồng nghiệp và các bạn đã ủng hộ tôi suốt thời gian qua. Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày ..... tháng ....năm 2013 Luyện Thị Thu Hƣng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .................................................. 9 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 10 7. Kết cấu luận văn.......................................................................................... 10 NỘI DUNG .................................................................................................... 11 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 ................... 11 1.1. Vài nét chung về tỉnh Phú Thọ ................................................................ 11 1.1.1.Địa giới hành chính và kinh tế- xã hội................................................... 11 1.1.2. Truyền thống lịch sử- văn hoá .............................................................. 14 1.1.3. Giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phú trước khi tái lập tỉnh Phú Thọ 1997 ................................................................................................................. 16 1.2. Giáo dục phổ thông Phú Thọ từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2005 ................................................................................................................. 18 1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục phổ thông ....... 18 1.2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chú trọng phát triển giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu mới ..................................................................................................... 24 1.2.3. Quá trình tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện.................................... 29 1 Chƣơng 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÚ THỌ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ...................................................................................................... 49 2.1. Chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 2006- 2010 ...................................................................................................... 49 2.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông trong tình hình mới .......................................................................................................... 49 2.1.2. Chủ trương và biện pháp phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 55 2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2006 đến 2010 ......................................................................................... 61 2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .... 61 2.2.2. Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ........................................................................................................... 69 2.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục .............73 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM .......................... 81 3.1. Đánh giá tổng quát ................................................................................... 81 3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân....................................................................... 81 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 88 3.2. Kinh nghiệm chủ yếu ............................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDPT : Giáo dục phổ thông GDTX : Giáo dục thường xuyên HĐND : Hội đồng nhân dân THCN :Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân XHH : Xã hội hoá 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Trình độ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn ở các bậc học phổ thông ..... 39 Bảng 1.2: Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học từ năm 1997 đến 2005 ......................................................................................................... 43 Bảng 1.3: Công tác xây dựng cơ sở vật chất................................................... 44 Bảng 2.1: Số liệu các trường phổ thông từ năm 2006 đến 2010. ................... 62 Bảng 2.2: Số liệu học sinh qua các năm ......................................................... 63 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục có vai trò trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Lịch sử phát triển xã hội ngày càng khẳng định vai trò, tác dụng của giáo dục đối với kinh tế- xã hội. Giáo dục là điều kiện cơ bản và là động lực quan trọng bậc nhất thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời đại của công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, kinh tế thị trường, trong bối cảnh đó, vấn đề giáo dục, văn hoá nổi lên hàng đầu. Ở nhiều nước vấn đề này đã trở thành vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển đất nước. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm phát triển giáo dục. Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, cùng với quá trình đổi mới mọi mặt về kinh tế- xã hội, sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng coi là động lực để phát triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/ 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra quan điểm chỉ đạo chung là: Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, giáo dục phổ thông được nhìn nhận như một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhu cầu của nhân dân và đòi hỏi của cuộc đấu tranh chống nguy cơ tụt hậu của đất nước, Đảng không ngừng đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục phổ thông. 5 Hoà trong tình hình chung của đất nước, đặc biệt là sau khi tái lập tỉnh (1997), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao khó khăn, thách thức và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục phổ thông, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thường xuyên quan tâm, chăm lo tạo điều kiện để giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng từng bước đổi mới và phát triển vững chắc. Thực tế cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh đã đạt được những kết quả to lớn. Quy mô giáo dục đào tạo được mở rộng và phát triển một cách hợp lý, chất lượng giáo dục toàn diện có bước chuyển biến tích cực, chất lượng học sinh giỏi ổn định và phát triển, việc triển khai thực hiện dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới đạt kết quả tốt. Hệ thống trường chuẩn quốc gia ngày một tăng và phát huy hiệu quả. Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học sơ sở được duy trì, nâng cao chất lượng. Công tác nghiên cứu khoa học và chăm lo các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất trường có nhiều tiến bộ, công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi nói chung, Phú Thọ nói riêng còn nghèo nàn nên cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hóa. Trong các trường, đội ngũ cán bộ giáo viên còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu và trình độ đào tạo, chậm đổi mới về phương pháp. Chế độ chính sách cho giáo viên mặc dù có cải tiến nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đời sống của giáo viên còn khó khăn, công tác quản lý cán bộ bộc lộ không ít những yếu kém. Để giáo dục Phú Thọ từng bước tháo gỡ được những khó khăn và tiếp tục vươn lên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là đòi hỏi lớn đặt ra cho các cấp lãnh 6 đạo, các ngành quản lý giáo dục và nhân dân tỉnh Phú Thọ. Do vậy cần phải đi sâu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng của tỉnh, đặc biệt từ ngày tái lập. Từ đó rút ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần nghiên cứu chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới. Xuất phát từ lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là nội dung quan trọng, nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cán bộ khoa học, nhà giáo và nhiều tác giả. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả, điển hình như: “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XXI: Chiến lược phát triển” của tác giả Đặng Bá Lãm (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Quản lí giáo dục” của Bùi Quang Tú (2006), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của Phan Bá Đạt (2009), Nxb Lao động …Có thể nói những tác phẩm, bài viết này là cơ sở tư tưởng và lý luận cho chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở nước ta. Cuốn “Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Viện Khoa học giáo dục (2001), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, trong đó có trình bày tình hình, những đánh giá tổng hợp về giáo dục phổ thông giai đoạn 19751995. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự khái quát sơ lược về giáo dục và nhà trường phổ thông Việt Nam giai đoạn này, giới hạn đến năm 1995. Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” do Bùi Minh Hiền soạn thảo được Nxb Đại học sư phạm phát hành năm 2004. Đây là giáo trình dùng cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng sư phạm, trong đó có dành hai chương viết 7 về giáo dục Việt Nam giai đoạn 1975- 1986 và 1986- 2004. Cuốn sách không dành viết riêng về giáo dục phổ thông, nhưng qua việc trình bày những chính sách, những tổng kết tình hình giáo dục Việt Nam nói chung, ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục phổ thông. Các nghiên cứu của GS. TS Phạm Minh Hạc: Cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI” (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này trình bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục nước ta qua các giai đoạn lịch sử, phân tích quan hệ giữa giáo dục với phát triển nguồn lực, các nguồn lực phát triển giáo dục và phương hướng phát triển giáo dục trong thời gian tới; Cuốn “Nhân tố mới về giáo dục đào tạo trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, nêu bật được những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học, có được những kết quả này là do sự cải tiến về phương pháp của cả thầy lẫn trò, phong trào học tập trong nhân dân được đẩy mạnh. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng. Nghiên cứu về sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương đối với giáo dục phổ thông có một số luận văn Thạc sĩ của khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội trong những năm gần đây như: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông thời kỳ 1986- 2003, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử năm 2005; Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1986 đến năm 2005, Luận văn Thạc sĩ năm 2007…. Tại Phú Thọ đã có công trình: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác xã hội hoá giáo dục (1997- 2006), của Nguyễn Thị Lan, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ đề cập đến vấn đề xã hội hoá giáo dục của tỉnh. 8 Các công trình trên cho thấy tình hình giáo dục của cả nước và ở một số địa phương. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ khi tái lập tỉnh đến năm 2010- thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm góp phần bổ sung vào khoảng trống đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Nghiên cứu chủ trương, kết quả và những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển giáo dục phổ thông từ 1997 đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp những tư liệu lịch sử có liên quan đến giáo dục phổ thông của tỉnh Phú Thọ. - Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vận dụng đường lối của Đảng, lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ 1997 đến 2010. - Đánh giá thành tưụ, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ năm 1997 đến 2010. 4.2. Phạm vi - Về không gian: Nghiên cứu về tình hình giáo dục phổ thông ở địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010 (từ khi tái lập tỉnh đến khi tỉnh Phú Thọ tổng kết nhiệm kỳ 2005- 2010). 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: 9 phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiến…. 5.2. Nguồn tài liệu - Các văn kiện, Nghị quyết của Đại hội Đảng; các văn bản, chỉ thị của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục. - Các tài liệu văn kiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, các tài liệu, văn kiện của HĐND, UBND và các Ban, Ngành của tỉnh Phú Thọ; Một số công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể về vấn đề giáo dục. 6. Đóng góp của luận văn - Về mặt khoa học: Hệ thống được những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông từ 19972010. Từ những thành công và hạn chế tồn tại rút ra kinh nghiệm và chỉ ra phương hướng để vận dụng cho giai đoạn sau. - Về mặt tư liệu: Bổ sung thêm nguồn tư liệu về lịch sử địa phương. - Về phương pháp nghiên cứu: Góp phần vào việc tổng kết quá trình vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 10 NỘI DUNG Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Vài nét chung về tỉnh Phú Thọ 1.1.1. Địa giới hành chính và kinh tế- xã hội Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Phú Thọ được thành lập năm 1891, dưới thời Pháp thuộc. Sau gần tám thập kỷ ra đời, năm 1968, Phú Thọ hợp nhất với Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Phú Thọ được tái lập từ 01/ 01/ 1997 theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (06/ 11/ 1996) “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Việc hợp nhất tỉnh Phú Thọ với Vĩnh Phúc, cũng như việc tái lập tỉnh cũ là do yêu cầu khách quan của lịch sử và chủ trương chung của Đảng và Chính phủ trong phạm vi toàn quốc. 11 Đến năm 2010, Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn. Địa hình của tỉnh bị chia cắt, có thể chia thành hai tiểu vùng chủ yếu: Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam: chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê. Đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các nơi khác. Song, ở đây còn có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là ngành lâm nghiệp, khai thác khoáng sản. Tiểu vùng gò, đồi chia cắt nhiều xen kẽ đồng bằng ven các triền sông Hồng, Hữu Lô, Tả Đáy và các vùng đồng bằng tương đối tập trung phía nam huyện Lâm Thao và Phù Ninh. Đây là vùng được khai thác lâu đời, đồi bị sói mòn, rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy lụt, chua úng. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như: chè, cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600- 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, trong đó vùng núi chiếm 79%, vùng trung du chiếm 14,35%, vùng đồng bằng chiếm 6,65%. Đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến. 12 Dân số khoảng 1,3 triệu người, có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa, Thổ, Ngái… Người Kinh sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao. Mặc dù đa dạng về dân tộc nhưng Phú Thọ rất ổn định về chính trị- xã hội. Kinh tế Phú Thọ thời gian qua phát triển phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần. GDP tăng bình quân hơn 8%/năm. Tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp được chú trọng đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Kinh tế nông nghiệp đã có những bước chuyển biến quan trọng, phát triển khá toàn diện, nhất là lương thực. Ngành chăn nuôi phát triển. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Kinh tế quốc doanh, nhất là trong công nghiệp xây dựng được sắp xếp lại và đầu tư tái sản xuất mở rộng để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế ngoài quốc doanh cũng được khuyến khích khơi dậy mọi tiềm năng, tạo nhiều cơ hội nên phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh có những chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và giải quyết việc làm cho 17.168 lao động, góp phần đáng kể vào nguồn ngân sách của tỉnh. Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc; đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, … là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch. Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng trung bình đạt 9,8%/ năm. Hoạt động tín dụng, ngân hàng, tài chính có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên. Mạng lưới bưu chính- viễn thông được đầu tư xây dựng rộng khắp, xã nào cũng có những điểm bưu điện văn hoá, đảm bảo sự thông suốt của thông tin giữa các vùng miền trong tỉnh với các miền trong cả nước và quốc tế, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của tỉnh. 13 Do đặc điểm địa hình, mật độ dân cư giữa các khu vực trong tỉnh, nhất là các đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí giữa các địa phương còn chênh lệch khá lớn, CSVC hạ tầng của các địa phương nhất là các trường học còn nghèo. Những đặc điểm trên đây khiến cho Phú Thọ gặp phải những khó khăn trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục, chống mù chữ nói riêng. Tuy nhiên, Phú Thọ lại có những thuận lợi cơ bản như: các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ tỉnh đến xã, phường luôn luôn quan tâm, chỉ đạo ngày càng cụ thể sâu sắc và hiệu quả hơn đối với ngành GD&ĐT, nhất là với GDPT; truyền thống hiếu học của các địa phương đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển giáo dục; kinh tế phát triển không ngừng, môi trường xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tạo ra các nguồn lực cơ bản đảm bảo giáo dục phát triển lành mạnh. 1.1.2. Truyền thống lịch sử- văn hoá Phú Thọ có vinh dự và trách nhiệm lớn là vùng Đất Tổ, trung tâm của quốc gia Văn Lang cổ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi có đền thờ Hùng Vương, một động lực tinh thần sâu xa của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Đồng bào các dân tộc ở Phú Thọ có truyền thống yêu nước và cách mạng, lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, vượt mọi khó khăn, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt và đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch. 14 Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Việt Trì), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà), Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)… Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội Phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết- huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng. Đặc biệt liên tiếp trong hai năm Phú Thọ được UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hoá phi vật thể thế giới (2011), tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (2012). Việc UNESCO công nhận hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hoá phi vật thể đã chứng tỏ bề dày lịch sử văn hoá của nhân dân Phú Thọ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung. Trải qua các giai đoạn lịch sử, nhân dân Phú Thọ luôn luôn kiên cường, dũng cảm tham gia vào các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và bền bỉ trong xây dựng quê hương, duy trì các truyền thống văn hoá tốt đẹp đã hun đúc nên những truyền thống quý báu cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập và phát huy. 15 1.1.3. Giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phú trước khi tái lập tỉnh Phú Thọ 1997 Năm 1968, Phú Thọ hợp nhất với Vĩnh Phúc thành tỉnhVĩnh Phú. Từ năm 1986, Vĩnh Phú cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới. Bên cạnh những chuyển biến kinh tế- xã hội, GD&ĐT của Vĩnh Phú đã có những bước chuyển đáng kể trong thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng. Trong những năm 1987- 1990, ngành giáo dục tập trung vào nhiệm vụ củng cố và từng bước phát triển sự nghiệp GDPT của tỉnh. Sở GD&ĐT từng bước tiến hành đổi mới công tác giáo dục, quy hoạch mạng lưới trường lớp, mở rộng GDPT, đa dạng hoá các loại hình đào tạo. “Năm 1990, toàn tỉnh có 492 trường phổ thông cơ sở, bao gồm 10.237 lớp, 357.925 học sinh; 136 trường PTTH với 461 lớp và 16.684 học sinh” [4, tr.523]. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII, 1993) xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, Ban thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 12- NQ/TW “Về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh đến năm 2000”. Sau quá trình triển khai thực hiện, ngành GD&ĐT của tỉnh có bước phát triển mới. Quy mô các ngành học, cấp học từ giáo dục mầm non cho đến giáo dục chuyên nghiệp đều tăng so với trước. Về GDPT, “so với kế hoạch của tỉnh giao, số học sinh đã vượt trên 100%. Ngành học phổ thông được tỉnh cho mở 4 trường bán công THPT, 2 trường THCS và 2 trường phổ thông dân lập nội trú, duy trì và mở thêm các lớp hệ B, bán công”. [4, tr.543]. Cùng với việc sắp xếp lại mạng lưới, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hình thức học tập ở các cấp học, ngành học đã đáp ứng một phần nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến. Từ 1992, Vĩnh Phú “là một trong 6 tỉnh được cả nước công nhận là đã hoàn thành việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học” [29, tr.119]. CSVC, trang thiết bị trường học được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Quy mô giáo dục không ngừng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan