Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trậ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010

.PDF
131
200
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ LAN PHƢƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.0315 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trọng Thơ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Trọng Thơ. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn là chính xác, trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Thị Lan Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................................................3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................7 6. Đóng góp chủ yếu của luận văn ..............................................................................8 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...............................................................8 8. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................8 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MTTQ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 .........................................................................................................9 1.1. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của MTTQ những năm 2001-2005 ..........................9 1.1.1. Chủ trương của Đảng ...................................................................................9 1.1.2. Chủ trương, phương hướng của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ .........................................................18 1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của MTTQ tỉnh Phú Thọ ......................................................................25 1.2.1. Phát huy vai trò của MTTQ trên lĩnh vực xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân ................................................................................................................25 1.2.2. Chỉ đạo MTTQ làm nòng cốt, chủ trì các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội ......................................................................................28 1.2.3. Chỉ đạo MTTQ thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương ......................................................................................34 1.2.4. Phát huy vai trò của MTTQ trên lĩnh vực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền .....................................................................................................................36 1.2.5. Chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ các cấp và các ban công tác mặt trận ở khu dân cư .....................38 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................43 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 .................................................................45 2.1. Những yêu cầu mới và chủ trƣơng mới của Đảng về đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của Mặt trận ..............................................................45 2.1.1. Những chuyển biến của tình hình và những yêu cầu mới ...........................45 2.1.2. Chủ trương của Đảng .................................................................................46 2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh vận dụng chủ trƣơng mới của Đảng về công tác đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của MTTQ từ năm 2006 đến 2010...........................................................................................................53 2.2.1. Những phương hướng và biện pháp của Đảng bộ tỉnh về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận .........................................................53 2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ tỉnh Phú Thọ ......................................................................60 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................75 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................................................77 3.1. Nhận xét ............................................................................................................77 3.1.1. Thành tựu 3.1.1.1. Đảng bộ Phú Thọ đã quán triệt nghiêm túc và vận dụng kịp thời những chủ trương của Đảng về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ .............................................................................................................77 3.1.1.2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, MTTQ tỉnh Phú Thọ đã từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.......................................................79 3.1.2. Một số hạn chế. ...........................................................................................86 3.2 Một số kinh nghiệm ...........................................................................................89 3.2.1 Nhận thức đúng vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận Tổ quốc ...............89 3.2.2. Tăng cường phát huy dân chủ đối với mặt trận, hướng các hoạt động về cơ sở ................................................................................................................90 3.2.3. Không ngừng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động của MTTQ ..............................................................93 3.2.4. Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ .................96 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................98 KẾT LUẬN ..............................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................101 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNVC : Công nhân viên chức DCPL : Dân chủ pháp luật ĐCS : Đảng cộng sản HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc MTDTTN : Mặt trận dân tộc thống nhất HTCT : Hệ thống chính trị TTND : Thanh tra nhân dân TCTV : Tổ cộng tác viên UBND : Ủy ban nhân dân UB MTTQ : Ủy ban Mặt trận tổ quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa VHXH-KT : Văn hóa xã hội – kinh tế QCDC : Quy chế dân chủ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử cách mạng nước ta, ngay từ khi ra đời, quán triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, một nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, Đảng đã không ngừng chăm lo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận dân tộc thống nhất đóng vai trò rất quan trọng trong tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng trên các chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, hội nhập quốc tế... Hiện thực Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam rất phong phú và đa dạng, hàm chứa nhiều sáng tạo lý luận, mang đặc điểm Việt Nam. Là một nhân tố đồng hành và quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất (nay là Mặt trận Tổ quốc) từ lâu là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học lịch sử, song, vẫn còn nhiều nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu và luận giải, trong đó có nội dung các cấp bộ Đảng lãnh đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận trong thời kỳ mới. Ngày nay, trong bối cảnh công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, nhân dân ta có nhiều thuận lợi căn bản, song, cũng phải đối diện với nhiều thách thức mới. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tăng cường lãnh đạo và đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, nhằm củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị Quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) chỉ rõ: “Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, phù hợp với 1 trình độ dân trí và đặc điểm, tình hình cụ thể của từng giai tầng xã hội, trong từng giai đoạn cách mạng” (Nghị quyết số 25-NQ/TW, về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, ngày 3 – 6 2013). Để thực hiện chủ trương của Đảng, tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận, rất cần nghiên cứu, đúc kết và vận dụng những kinh nghiệm về lãnh đạo Mặt trận trong lịch sử đấu tranh cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước mà nhân dân ta đã và đang tiến hành. Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi (Ngày 09/8/1997, Phú Thọ đượ c công nhâ ̣n là tỉ nh miền núi theo Quyế t đinh ̣ số 68/UBQĐ của Bô ̣ trưở ng - Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tô ̣c Miề n núi về viê c̣ công nhận các xã, huyê ̣n, tỉnh là miền núi, vùng cao) có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của Mặt trận Tổ quốc trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã quan tâm thực hiện công tác Mặt trận, thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và đã đạt những kết quả quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã góp phần vào thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với Mặt trận vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, để Mặt trận Tổ quốc phát huy hơn nữa vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với MTTQ không chỉ góp phần làm sáng rõ những chủ động, sáng tạo của các cấp bộ Đảng ở Phú Thọ trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân mà còn có thể chỉ ra những hạn chế, đồng thời cung cấp những cơ sở khoa học cho việc phát huy vai trò của MTTQ tỉnh trong bối cảnh mới. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian gần đây MTTQ và các đoàn thể nhân đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, là chủ đề nghiên cứu của nhiều cấp, tầng khoa học. Có thể kể một số tác phẩm, công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài như sau: - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (Quyển I,II,II),Nxb CTQG, HN 2006 ; Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam những chặng đường vẻ vang, Nxb CTQG, HN 2011. Đây là những cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả đề cập đến sự ra đời, quá trình phát triển, vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực của MTDTTN Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng từ năm 1930 đến năm 2011, đồng thời nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong việc hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, những cuốn sách này phân tích khái quát các nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam hiện nay. - Phan Xuân Sơn (chủ biên): Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở hiện nay. Nxb CTQG, HN 2002. Tác phẩm làm rõ những vấn đề hình thành, nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở nước ta trong bối cảnh công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu. Cuốn sách đề cập đến MTTQ Việt Nam - Một tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ sở chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Cuốn sách chỉ ra những thành tựu, hạn chế của Mặt trận, đoàn thể hiện nay và đưa ra các giải pháp đổi mới Mặt trận, đoàn thể nhân dân. Đây là những đóng góp quan trọng về luận cứ khoa học và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu Đảng lãnh đạo công tác đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ. - TS Đỗ Quang Tuấn (chủ biên): Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới. Nxb CTQG, HN 2006. Nội dung tác phẩm trình bày những đặc điểm về phương thức lãnh đạo của Đảng với Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; những quan điểm chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo 3 của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Cuốn sách cũng dành một phần quan trọng trình bày chủ trương, phương hướng, giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với MTTQ trong giai đoạn mới. - Một loạt công trình của các nhà khoa học: Hoàng Chí Bảo, về Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong sự nghiệp đổi mới- Một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản số 17, tháng 9 năm 2006; TS Đặng Đình Tân (chủ biên) Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, HN 2006; Về giám sát và phản biện xã hội của MTTQ trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Mặt trận, số 12 - 2007; Một số suy nghĩ về phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Mặt Trận, 1 - 2009; Lại bàn về giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, Tạp chí Dân vận, 8 - 2008; Cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận, Tạp chí Điện tử Đảng Cộng sản, ngày 31 - 8 - 2008; Một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, Tạp chí Mặt trận, 9 - 2010 và bài của Th.S. Nguyễn Thọ Ánh: Lại bàn về chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, Tạp chí Mặt trận, số 6 - 2009. Nguyễn Văn Linh: Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng, Bài đăng trên Tập chí Dân vận số tháng 8 - 2009. Nguyễn Thế Trung, Mấy vấn đề về đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, Tạp chí Dân vận, số tháng 8 - 2012. Đây là các công trình nghiên cứu sâu về vị trí, vai trò, những thành tựu, hạn chế, một số nhiệm vụ, giải pháp trong tổ chức và các hoạt động cụ thể của MTTQ Việt Nam, nhất là về phản biện, giám sát Đảng, Nhà nước và công tác vận động quần chúng. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX. 05. 06: Đặc điểm, nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng trong HTCT, mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể, tổ chức xã hội, PGS Vũ Hữu Ngoạn làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 1993. Đề tài nghiên cứu vấn đề Đảng trong HTCT, Đảng lãnh đạo HTCT, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HTCT ở Việt Nam trong những năm đổi mới. 4 - Các công trình nghiên cứu của: Trần Đình Nghiêm, Phạm Ngọc Quang, về: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội 2002; PGS, TS Trần Đình Hoan (Chủ biên), về: Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010, Nxb CTQG, Hà Nội 2008. Các công trình nghiên cứu trên đây tập trung vào khảo cứu lý luận về HTCT, các mối quan hệ trong HTCT nói chung và ở Việt Nam những năm đổi mới. Trong nội dung, các công trình này cũng đề cập ở một mức độ nhất định vấn đề Đảng lãnh đạo HTCT nói chung trong đó có vấn đề Đảng lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở nước ta. Các công trình nghiên cứu của: TS Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên): Đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, HN 2007; Nguyễn Thọ Ánh, về: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay,…Đây là những công trình nghiên cứu riêng về vai trò của một số thành viên trong Mặt trận. Các công trình này cũng đề cập đến đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở mức độ hạn chế trong phần giải pháp. Những công trình nghiên cứu về MTTQ tỉnh Phú Thọ, có thể kể đến: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ, Lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ(1930 - 2005), xuất bản năm 2006. Cuốn sách trình bày sự hình thành, vai trò của tổ chức Mặt trận trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở tỉnh Phú Thọ Từ 1930 đến năm 2005. Luận văn Thạc sỹ Chính trị học của Nguyễn Thị Thanh Hương: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với MTTQ tỉnh Phú Thọ hiện nay, năm 2008. Luận văn đã đề cập đến tình hình, nhiệm vụ và những yêu cầu đổi mới Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ và những giải pháp cơ bản đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với Mặt trận Tổ quốc các cấp. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã đề cập tới những vấn đề lý luận, thành tựu, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng đối với HTCT và với MTTQ, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ 5 đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Những công trình trên đây cung cấp tư liệu và gợi mở phương pháp nghiên cứu, hướng tiếp cận bổ ích cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm làm sáng rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2010, đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng trong công tác Mặt trận của Đảng bộ tỉnh trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nhân tố tác động tới việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ tỉnh Phú Thọ. - Tái hiện và luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2010. - Phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010. - Đúc kết những kinh nghiệm về lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đảng bộ tỉnh đối với MTTQ tỉnh Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2010. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận văn là những chủ trương, phương hướng, biện pháp và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ tỉnh; những chuyển biến về nội dung và phương thức hoạt động cũng như vai trò của MTTQ tỉnh đối với địa phương. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và 11 huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2010. Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2010. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. 5.2. Nguồn tư liệu Luận văn chủ yếu sử dụng các tài liệu sau đây: - Các Văn kiện Đảng, các tác phẩm của Hồ Chí Minh đề cập về MTDTTN; các Văn kiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành trong thời gian từ 2001 đến 2010. - Các văn kiện của Đảng bộ Phú Thọ về lãnh đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2010. - Các văn kiện của MTTQ tỉnh Phú Thọ (Nghị quyết, thông tư, chương trình hành động, kết luận, báo cáo hàng năm, thống kê....) - Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan được công bố. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác 7 như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh, để xử lý các sự kiện, số liệu, với mục đích dựng lại quá trình Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2010. 6. Đóng góp chủ yếu của luận văn - Hệ thống hóa tư liệu về lĩnh vực Đảng lãnh đạo MTTQ tại địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong việc Đảng bộ tỉnh đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 đến 2010. - Đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ Đảng tỉnh Phú Thọ, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ, trong các trường học trên địa bàn tỉnh cũng như cho các độc giả quan tâm đến công tác Mặt trận của Đảng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn kết cấu thành 3 chương, 6 tiết. 8 Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MTTQ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của MTTQ những năm 2001-2005 1.1.1. Chủ trương của Đảng 1.1.1.1 Khái lược một số vấn đề về tính chất, vị trí, vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và những yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác Mặt trận Mặt trận Tổ quốc, một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của Việt Nam, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên, thu hút đông đảo nhân dân vào tham gia quản lý các công việc Nhà nước, công việc xã hội, nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Là một tổ chức đại diện, qua đó nhân dân thực hiện quyền lực chính trị, là công cụ, phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng, là diễn đàn để đoàn kết và hiệp thương ý chí, tổ chức và hoạt động theo nguyện vọng và ý chí của các tổ chức nhân dân và các cá nhân tiêu biểu, MTTQ mang tính xã hội rộng rãi. MTTQ do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, là hình thức chính trị để Đảng tập hợp quần chúng, vận động, giáo dục và thu hút các lực lượng xã hội vào các phong trào cách mạng, để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, giải quyết các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Trong Mối quan hệ với Nhà nước, MTTQ tuy không trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước, nhưng lại có vai trò chi phối, tác động rất lớn đến quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước. Đặc biệt, Mặt trận thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, công chức Nhà nước. Là công cụ của Đảng, là đối tác của Nhà nước, đồng thời là người đại diện chính trị cho các tầng lớp nhân dân trong quan hệ với Đảng và Nhà nước, MTTQ mang tính chính trị sâu sắc. 9 Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, MTTQ luôn giữ vị trí mang tầm chiến lược trong xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, trong tổ chức và hoạt động của HTCT. Ở mỗi giai đoạn cách mạng, lúc chưa có chính quyền hay trong điều kiện giành được chính quyền, MTTQ luôn là một thành viên chiến lược trong HTCT. Điều 9 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành năm 2013, nêu rõ: MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tư cách là vị trí chiến lược trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội đất nước, MTTQ Việt Nam có vai trò to lớn trong tập hợp, vận động, đoàn kết các tầng lớp nhân dân Việt Nam, toàn dân tộc, mọi người dân ở trong nước và định cư ở nước ngoài, thực hiện đường lối cách mạng do Đảng đề ra; thực hiện chức năng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, là cầu nối nhân dân với Đảng, Nhà nước và ngược lại; Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với việc tham gia xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân và việc củng cố sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện giám sát và phản biện xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo Mặt trận vừa là thành viên của Mặt trận. Do đó, quan hệ giữa Đảng và MTTQ vừa là quan hệ lãnh đạo, vừa là quan hệ hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận xuất phát từ vị trí, vai trò của Mặt trận cũng như xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh. Nội dung lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với Mặt trận bao gồm: lãnh đạo Mặt trận các cấp tập hợp, động viên các thành viên tổ chức tốt các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, xã hội; lãnh đạo Mặt trận các cấp tham gia công việc xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh; lãnh đạo 10 Mặt trận các cấp củng cố tổ chức và công tác cán bộ theo hướng xây dựng Mặt trận là tổ chức chính trị - xã hội có tính chất đại diện, chứ không phải là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo như Đảng cầm quyền, cũng không giống với các cơ quan quyền lực công, thực hiện các chức năng công quyền, chức năng quản lý Nhà nước. Thấm nhuần quan điểm của V.I Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng xác lập phương thức lãnh đạo đối với Mặt trận các cấp bằng chủ trương, đường lối, cương lĩnh, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thông qua hệ thống tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong bộ máy Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; thông qua công tác kiểm tra; thông qua tính tiền phong gương mẫu của đảng viên và bằng công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý Nhà nước và xây dựng Đảng. Sau 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, bước vào thế kỷ XXI, sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới biến động phức tạp, nhân dân ta phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Thực tiễn đó đã đặt ra những yêu cầu bức xúc trong công tác vận động quần chúng, trong việc khơi dậy những tiềm lực của dân tộc. Sự nghiệp CNH HĐH đất nước đòi hỏi không ngừng hoàn thiện và phát huy sức mạnh của toàn HTCT xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song, trên thực tế, khá đông tổ chức cơ sở của MTTQ và các đoàn thể vẫn tồn tại hình thức, chưa có hoạt động đủ sức thu hút quần chúng, lúng túng trong thực hiện những chức năng mới, nhất là trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội. Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới trong việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ các cấp. 1.1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng từ ngày 19 đến 22 - 4 - 2001, nhận định: MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy 11 mạnh CNH – HĐH đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của đoàn viên, hội viên, giữ gìn kỷ cương, phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ trực tiếp vừa thực hiện quyền dân chủ thông qua đại diện là các cơ quan Nhà nước, các đại biểu nhân dân, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế để MTTQ, các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân góp sức xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan Nhà nước; giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Trên tinh thấn đó, Đại hội chủ trương: Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan liêu, xa dân. Thực hiện tốt luật MTTQ Việt Nam. Tổ chức các phong trào nhân dân thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương và địa bàn dân cư. Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình [88, tr.634]. Đại hội cũng chỉ rõ, cần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hóa, hữu nghị, từ thiện, nhân đạo… 12 Thực hiện Nghị quyết Đại hội, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành nhiều Nghị quyết nhằm đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Mặt trận các cấp. Tại Hội nghị lần thứ Năm, tháng 3 - 2002, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành những Nghị quyết quan trọng, trong đó, đều đề cập đến công tác Mặt trận. Nghị quyết số 13 - NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đề cao vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể. Theo đó, “MTTQ và các đoàn thể nhân dân làm tốt việc vận động, giáo dục quần chúng tự nguyện tham gia kinh tế tập thể, phát huy vai trò làm chủ trong các tổ chức kinh tế này” [88, tr.638]. Nghị quyết số 14 - NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, nhấn mạnh: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân” [88, tr.640]. Nghị quyết số 16 - NQ/TW về tiếp tục nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới đề ra yêu cầu Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể quần chúng “có biện pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết, coi trọng việc giáo dục nâng cao trách nhiệm công dân, tính chủ động, tích cực của hội viên, đoàn viên, góp sức củng cố và phát triển sự nhất trí, đồng thuận của toàn xã hội với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; làm tốt nhiệm vụ là chiếc cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.” [13, tr.4]. Đặc biệt, tại Nghị quyết số 17 – NQ/TW Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Ban Chấp hành Trung ương bàn sâu về nội dung đổi mới công tác mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Nghị quyết nhấn mạnh hai nhiêm vụ đối với công tác Mặt trận: Thứ nhất: Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đóng vai trò nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân sát hợp với nhu cầu và lợi ích của hội viên, đoàn viên, trên cơ sở đó, tập hợp rộng rãi và nâng cao tính tự 13 giác của hội viên, đoàn viên, xây dựng tổ chức vững mạnh, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi người dân, vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, tiến hành có hiệu quả các phong trào vận động và thi đua. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thúc đẩy việc thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở, phản ánh ý kiến của quần chúng về xây dựng Đảng và chính quyền, phát giác hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ; tham gia hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bày tỏ thái độ đối với những khiếu kiện của nhân dân để góp phần giải quyết vụ việc từ gốc. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, coi trọng và mở rộng các hình thức hoạt động tự quản của nhân dân dưới nhiều hình thức phong phú; các hội viên, đoàn viên chủ động tham gia vào các tổ chức đó, làm nòng cốt vận động và tổ chức hoạt động đúng mục đích, đúng pháp luật. Thứ hai: Đổi mới cơ chế bảo đảm kinh phí hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Phát huy tính chủ động của các đoàn thể ở cơ sở trong việc tạo nguồn và sử dụng kinh phí. Sửa đổi những quy định không còn phù hợp về hội phí, đoàn phí; thu đủ hội phí đoàn phí và ưu tiên dành cho cơ sở. Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân và tạo điều kiện để các đoàn thể gây quỹ theo đúng pháp luật. Kinh phí do Nhà nước cấp được Hội đồng nhân dân ở cơ sở giao khoán cho Mặt trận và từng đoàn thể nhân dân chủ động quyết định việc chi tiêu, kể cả việc trả phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ Bảy, BCH Trung ương Đảng (khóa IX), tháng 32003, ra các Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, trong đó chủ trương phát huy vai trò của MTTQ. Nghị quyết số 23 - NQ/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chủ trương: Đổi mới phương thức lãnh đạo và mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận để phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Nội dung đổi mới bao gồm: Kết hợp thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng và chế độ hiệp thương dân 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan