Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ năm 1996 đến năm 2010...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ năm 1996 đến năm 2010

.PDF
122
391
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TUYẾT ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ \ Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TUYẾT ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Văn Thị Thanh Mai Hà Nội - 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC (1996 - 2000) .................................................................................................... 12 1.1. Giáo dục tỉnh Ninh Bình trƣớc năm 1996 ................................................................ 12 1.2. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vận dụng chủ trƣơng của Đảng về giáo dục (1996 - 2000)21 1.3. Quá trình thực hiện và kết quả đạt đƣợc ................................................................. 28 CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH ĐẨY MẠNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC (2001 - 2010) ................................................................ 38 2.1. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vận dụng chủ trƣơng giáo dục của Đảng (2001 - 2010) . 38 2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục (2001 - 2005) ............................. 46 2.3. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục (2006 - 2010) ............................ 59 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ............. 78 3.1. Nhận xét chung về quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ............................................................................................................................................. 78 3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ...................................................................................... 92 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 102 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 115 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDTX : Giáo dục thường xuyên HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội MN : Mầm non Nxb : Nhà xuất bản PCGD : Phổ cập giáo dục TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTHTCĐ : Trung tâm học tập cộng đồng TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XHHGD : Xã hội hóa giáo dục XHHT : Xã hội học tập 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các quốc gia. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, phát triển giáo dục là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Nền giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng một đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục nước nhà, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bởi vậy, dù trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, nền giáo dục nước ta vẫn phát triển và đạt những thành tựu rất đáng tự hào, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức trong quá trình toàn cầu hóa đã đặt ra cho tất cả các nước, nhất là các nước chậm phát triển muốn tồn tại, đứng vững và phát triển phải kịp thời nắm bắt và làm chủ tri thức, đi tắt đón đầu một cách phù hợp. Muốn làm được điều đó thì phát triển giáo dục được coi là nền tảng cơ bản. Thấy rõ tầm quan trọng đó, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đã xây dựng định hướng phát triển giáo dục, coi đây là lĩnh vực then chốt để xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng nhấn mạnh: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [20, tr.107]. Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công 3 nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [22, tr.108-109]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [24, tr. 94-95]. Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục, trong những năm qua Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục của Ninh Bình vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế nhất định, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Yêu cầu cấp bách đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Ninh Bình là nhận thức đúng đắn, vận dụng và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục của Đảng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trên tinh thần đó, việc tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục, nhằm đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, đồng thời đúc kết những kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương, giải pháp nhằm lãnh đạo hiệu quả sự nghiệp giáo dục là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ năm 1996 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở mọi quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, phát triển giáo dục được Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, quản lý nghiên cứu cũng như toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Cho đến nay, có rất nhiều công trình khoa học bàn về vấn đề giáo dục ở những khía cạnh khác nhau. Những công trình này có thể đưa về những nhóm sau: 4 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam của các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu nước ngoài Trong các công trình đó, tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) có dự án: “Nghiên cứu tổng thể về giáo dục - đào tạo. Phân tích nguồn lực VIE 89/022” và dự án “Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục - đào tạo Việt Nam hiện nay”, được tiến hành trong 2 năm 1991 - 1992. Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Lựa chọn chính sách cải cách giáo dục và đào tạo” tại Hà Nội (8/1993)… Những công trình này chủ yếu nghiên cứu về sự tác động của các nguồn lực, các chính sách lớn đến giáo dục, trong đó chú trọng đến vấn đề giáo dục của Việt Nam. Đây là tài liệu giúp tác giả giải quyết các vấn đề luận văn đặt ra. 2.2. Nhóm các tác phẩm và công trình của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập đến vấn đề giáo dục trong một số cuốn sách, bài viết, tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, “Bàn về công tác giáo dục”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975; Phạm Văn Đồng, “Về vấn đề giáo dục - đào tạo”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999; Đỗ Mười, “Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996; Võ Nguyên Giáp, “Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986; Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, “Về đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979… Những công trình trên khẳng định vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết của việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục; đồng thời đưa ra những quan điểm, tư tưởng cơ bản có tính chất định hướng phát triển giáo dục, phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu cũng có những cuốn sách, công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: Bộ GD&ĐT, Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả 5 giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đầu thế kỷ XXI; Bộ GD&ĐT - Tổ chức UNESCO, Giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam, 1992; Viện nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục: Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Bộ GD&ĐT, “Giáo dục cho mọi người Việt Nam - Các thách thức hiện nay và tương lai”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994; Viện khoa học giáo dục, “Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001; Ban Khoa giáo TW, Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII ) về Giáo dục - đào tạo 1996 - 2001, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hà Nội, 2001; Ban Khoa giáo TW, Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ mới: Chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002… Những công trình này đã tổng kết các quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục, đánh giá quá trình thực hiện, kết quả đạt được và những vấn về đặt ra liên quan đến sự phát triển của giáo dục Việt Nam ở phạm vi quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là cơ sở phương pháp luận, định hướng giúp tác giả có cái nhìn tổng quát khi giải quyết yêu cầu của luận văn. 2.3. Nhóm các công trình, bài viết khoa học của các tập thể, cá nhân đã công bố có liên quan Bàn về giáo dục đã có rất nhiều cuốn sách của các tác giả khác nhau như: Lê Văn Giạng, “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Bùi Minh Hiền, “Lịch sử giáo dục Việt Nam”, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2004; Phạm Minh Hạc, “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999; Phạm Minh Hạc, “Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Phan Ngọc Liên, “Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2010; Phạm Tất Dong, “Giáo dục Việt Nam 1945 - 2010”, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà 6 Nội, 2010; Đặng Bá Lãm, “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003… Đồng thời, còn có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khoa học đề cập về giáo dục như: Phạm Thị Kim Anh, “Những thay đổi của giáo dục - đào tạo Việt Nam từ sau công cuộc đổi mới (1986) đến nay”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 7 năm 2008, tr.58-62; Nguyễn Hữu Chí, “Những quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục đào tạo qua các chặng đường lịch sử”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10 năm 2010, tr. 20-24; Nguyễn Thị Hồng Vân, “Giáo dục với phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Giáo dục, số 4 năm 2005, tr.7-9; Dương Văn Khoa, “Phát triển mạnh mẽ giáo dục – đào tạo theo hướng hiện đại, thiết thực, nhanh chóng nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực dồi dào và đội ngũ nhân tài cho đất nước”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 8 năm 2005, tr.4-7; Vũ Ngọc Hải, “Đổi mới giáo dục và đào tạo nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí phát triển giáo dục, số 4 năm 2003, tr.3-4; Ngô Văn Hiển, “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Giáo dục, số 112 năm 2005, tr.8-10… Những công trình nghiên cứu trên đều nhất quán khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực cho sự phát triển đất nước trong thế kỷ mới, trên cơ sở đó đưa ra chiến lược phát triển và biện pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ to lớn của giáo dục. Ngoài ra, các công trình này phản ánh nhiều mặt thực trạng nền giáo dục nước nhà; luận giải những quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục từ năm 1945 đến nay; đề ra những phương hướng, giải pháp tích cực nhằm phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa… Tuy nhiên, các công trình này đề cập những vấn đề lớn, phạm vi rộng của giáo dục Việt Nam, mà chưa đi sâu vào từng địa phương cụ thể. Đây là cơ sở, nguồn tư liệu quý giúp tác giả tham khảo và luận giải những nội dung nghiên cứu của luận văn. 7 2.4. Nhóm các luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng về giáo dục nói chung và ở các địa phương Nghiên cứu đường lối, chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục có một số luận văn như: Phạm Quốc Huy (1996), Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp đổi mới ngành giáo dục đại học nước nhà 1987 - 1995, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Hải Anh (2008), Đảng lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 1996 đến 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh… Các luận văn này đã nghiên cứu về các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục ở phạm vi quốc gia; quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian qua. Đây là tài liệu để tác giả tham khảo khi nghiên cứu về sự vận dụng quan điểm của Đảng vào giáo dục ở địa phương. Ngoài ra, còn có một số luận văn nghiên cứu đường lối, chủ trương giáo dục của các Đảng bộ địa phương như: Ngô Thị Thu Hà (2009), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Hường (2009), Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ 1954 đến 1975, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Viết Cường (2006), Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ 1989 đến 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị; Chu Bích Thảo (2005), Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo 1991 - 2001, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Lê Tiến Dũng (2005), Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo từ 1991 đến 2001, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh… Những công trình trên đi sâu nghiên cứu về giáo dục ở từng địa phương khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là quán triệt, vận dụng phù hợp quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục vào điều kiện thực tiễn từng địa phương, để nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả học tập, kế thừa trong quá trình nghiên cứu luận văn. 8 Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm qua cũng đã có rất nhiều những công trình, bài viết về giáo dục của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể như: Sở GD&ĐT; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; các Phòng ban của huyện, thị; Cục Thống kê tỉnh... Song hầu hết vấn đề về giáo dục chỉ được biết qua các báo cáo tổng kết năm học, hoặc các bài viết ở các tập san Thông tin giáo dục, sinh hoạt chi bộ của tỉnh, các tờ báo tỉnh Ninh Bình. Đây cũng là những nguồn tài liệu quý báu, là cơ sở để tác giả kế thừa trong quá trình triển khai luận văn. Từ những khảo cứu nêu trên, có thể thấy vấn đề giáo dục là một nội dung rất phong phú, được tiếp cận ở nhiều góc độ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt một cách hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về giáo dục trong những năm 1996 đến 2010 dưới góc độ Lịch sử Đảng như đề tài luận văn tôi lựa chọn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về giáo dục thời kỳ từ năm 1996 đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những đặc điểm cụ thể của địa phương và làm rõ yêu cầu khách quan quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong những năm 1996 - 2010. - Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vận dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục để đề ra các chủ trương cũng như chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục ở địa phương từ năm 1996 đến năm 2010. - Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế giáo dục tỉnh Ninh Bình từ năm 1996 đến năm 2010. - Tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương. 9 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện về giáo dục của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 1996 đến năm 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Chủ trương và sự chỉ đạo toàn diện của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với sự nghiệp giáo dục (chỉ gồm giáo dục MN, giáo dục phổ thông, GDTX) của tỉnh. - Thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2010. - Không gian: Nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Ninh Bình. 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề giáo dục. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng như phương pháp lịch sử, lôgic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… để làm rõ nội dung nghiên cứu. 5.3. Nguồn tư liệu Để thực hiện luận văn, tác giả đã khai thác nhiều nguồn tư liệu khác nhau: các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 đến 2011; các Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XII (1992), XIII (1996), XIV (2001), XIX (2005) (xem phụ lục số 9), XX (2010); các chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về giáo dục; các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết từng giai đoạn của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các sở ban ngành, đoàn thể tỉnh Ninh Bình; các công trình nghiên cứu, các số liệu, kết quả điều tra thực tiễn ở Ninh Bình về giáo dục… Đây là những nguồn tư liệu cơ bản, không thể thiếu để thực hiện luận văn. Những nguồn tư liệu đó được tác 10 giả khai thác từ Trung tâm lưu trữ của Tỉnh ủy, UBND, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, Thư viện tỉnh Ninh Bình, Thư viện Quốc gia Việt Nam… Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn tư liệu về giáo dục từ nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, do các nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Khoa học xã hội, Lao động, Giáo dục… phát hành để góp phần luận giải những yêu cầu của luận văn. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần tái hiện quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục từ năm 1996 đến năm 2010. - Luận văn cung cấp thêm những tư liệu liên quan về việc Đảng bộ tỉnh Ninh Bình thực hiện đường lối giáo dục của Đảng. - Luận văn bước đầu nêu lên những nhận xét, rút ra những kinh nghiệm khi nghiên cứu đề tài. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu ở tỉnh Ninh Bình, góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho học tập, giảng dạy một số chuyên đề Lịch sử Đảng về khía cạnh giáo dục trong các trường học trên cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn gồm 3 chương 8 tiết 11 CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC (1996 - 2000) 1.1. Giáo dục tỉnh Ninh Bình trƣớc năm 1996 1.1.1. Đặc điểm tình hình * Điều kiện tự nhiên và truyền thống lịch sử Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, nơi tiếp giáp giữ Bắc Bộ với Trung Bộ. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định. Phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa có dãy núi Tam Điệp, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là địa giới. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình. Phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ. Bờ biển Ninh Bình dài 15km. Với diện tích tự nhiên khoảng 1400km2, Ninh Bình được chia thành 3 vùng: Phía Tây và Tây Bắc là vùng đồi núi, có rừng nguyên sinh Cúc Phương, những dãy đồi núi trùng điệp. Vùng đất này cách ngày nay hàng vạn năm đã có con người sinh sống(1); phía Đông và Đông Nam là vùng đồng bằng và vùng ven biển do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp, hàng năm tiến ra biển từ 80 đến 100m tạo nên một vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Tỉnh với địa hình đa dạng có rừng, núi đá, đồi đất, đồng bằng, ven biển được thiên nhiên ban tặng nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn như: rừng Cúc Phương, động Người Xưa, động Địch Lộng, Tam Cốc - Bích Động, Tràng An... Tỉnh còn là nơi tiếp điểm giao lưu văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, có nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư, hành cung Vũ Lâm, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, nhà thờ đá Phát Diệm. Các đường giao thông quan trọng, như quốc lộ 1A, đường 10, đường 59, đường 12A, đường 12B, đường sắt xuyên Việt, cùng với hệ thống sông ngòi: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và hơn một chục con sông lớn nhỏ khác thông ra biển làm thành mạng lưới giao thông thuận tiện là những mạch máu giao thông chính để 1 Động Người Xưa (rừng quốc gia Cúc Phương) đã tìm thấy hài cốt của người xưa cách đây gần 7000 năm. 12 từ Ninh Bình đi lên phía Bắc, vào miền Trung, miền Nam, ra biển Đông và ngược lên vùng Tây Bắc. Qua nhiều biến đổi, ngày nay Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện): Thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn. Tính đến 2010, quy mô dân số trên 900 nghìn người, mật độ dân số của tỉnh khoảng 675 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 2 dân tộc chính là Kinh và Mường, hầu hết là người Kinh, còn dân tộc Mường sống tập trung ở một số xã huyện Nho Quan. Nhân dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề nông, ngoài trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp. Những nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của địa phương như dệt chiếu cói Kim Sơn, Yên Khánh, khai thác đá, trạm trổ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, thêu ren ở Ninh Hải, làm đồ mộc ở Phúc Lộc (Ninh Phong), làm gạch ngói ở Khương Thượng (Yên Khánh), trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, dệt lụa ở nhiều nơi trong các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc cho nhân dân Ninh Bình tinh thần yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, truyền thống hiếu học, lòng nhân ái cao cả, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước. Những địa danh Hoa Lư, Tam Điệp... đã đi vào lịch sử, ghi nhận sự đóng góp to lớn của quân dân Ninh Bình trong công cuộc dựng nước, giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta. Từ trong lịch sử chống ngoại xâm, khắc phục thiên tai, xây dựng đất nước, quê hương Ninh Bình đã sinh ra và nuôi dưỡng những người anh hùng dân tộc. Tiêu biểu như Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nước Đại Cồ Việt vào thế kỷ X, xây dựng kinh đô ở Trường Yên (Hoa Lư); như năm 1789, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tập kết quân tại Tam Điệp để làm cuộc tiến công “thần tốc” đại phá 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long, giành lại độc lập dân tộc. Ngoài ra, vùng đất này còn là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa như Trương Hán Siêu, Vũ Duy Thanh, Phạm Thận Duật, Vũ Phạm Khải... 13 Những truyền thống tiêu biểu đó được nhân dân Ninh Bình phát huy từ đời này qua đời khác và càng được phát huy hơn cả từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sau ngày thống nhất đất nước thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng trên các lĩnh vực, nhân dân trong tỉnh quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Với tinh thần đó, truyền thống hiếu học được phát huy cao độ, giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu nhằm đào tạo những con người đủ tài đủ đức góp phần xây dựng quê hương xứng đáng với truyền thống Cố đô Hoa Lư. * Tình hình kinh tế - xã hội Trải qua hai thập kỷ, kể từ ngày tái lập tỉnh 1/4/1992, Đảng bộ quân và dân Ninh Bình tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng. Đó cũng là thời gian Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1992), XIII (1996), XIV (2001), XIX (2005), XX (2010) đề ra. Khi bước vào thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, nền kinh tế Ninh Bình gặp một số khó khăn lớn là: Điểm xuất phát khi mới tái lập tỉnh rất thấp; CSVC - kỹ thuật hạ tầng của nền kinh tế lạc hậu; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn đó, thuận lợi cơ bản là đường lối đổi mới của Đảng triển khai ở Ninh Bình bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được tích lũy. Các đơn vị kinh tế cơ sở sau thời gian lúng túng đã dần dần thích nghi được với cơ chế quản lý mới… Trong thời kỳ 1992 - 2011, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng liên tục qua các năm; bình quân hàng năm trong giai đoạn 1992 - 1995 đạt tốc độ tăng 13,3%; giai đoạn 1996 - 2000 đạt 9,6%; giai đoạn 2001 - 2005 đạt 13,1% và giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,7%. Nhờ vậy, đến năm 2011 tổng sản phẩm trên địa bàn đạt gần 8.136,9 tỷ đồng (giá so sánh 1994) gấp gần 2,4 lần năm 2005, gấp hơn 4,4 lần năm 2000, gấp gần 7 lần năm 1995 và gấp 11,5 lần năm 1991. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh không những đạt và vượt mục tiêu tổng quát do các kỳ Đại 14 hội Đảng bộ tỉnh đề ra mà còn đạt tốc độ bình quân hàng năm cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước [92, tr.21]. Sự ổn định và từng bước phát triển kinh tế đã tác động tích cực về mặt xã hội. Các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục cũng có những chuyển biến khá, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, sự nghiệp giáo dục phát triển cả về chất lượng chuyên môn cũng như CSVC. Đặc điểm tự nhiên, truyền thống lịch sử và tình hình KT-XH đòi hỏi nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Sự phát triển kinh tế ngày càng cao cộng với thế mạnh truyền thống hiếu học là một trong những điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chính sách giáo dục của Đảng nhằm phát triển KT-XH ở địa phương. Tuy vậy, sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH còn khó khăn đã tác động tới sự nghiệp giáo dục của tỉnh Ninh Bình theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Thực tế đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cần có chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, sát thực tiễn để phát huy những thế mạnh, khắc phục những mặt hạn chế, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của tỉnh ngày càng phát triển hơn nữa. 1.1.2. Thực trạng giáo dục tỉnh Ninh Bình từ khi tái lập tỉnh đến trước năm 1996 Ngày 1/4/1992 tỉnh Ninh Bình chính thức được tái lập, trong điều kiện tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, tình hình KT-XH trong nước còn nhiều khó khăn. Những biến động của tình hình quốc tế và trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của tỉnh Ninh Bình. Ngay từ khi tái lập, Đảng bộ tỉnh xác định đúng đắn vị trí quốc sách hàng đầu của giáo dục trong công cuộc xây dựng, phát triển KT-XH ở địa phương. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW (14/01/1993), Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình chủ trương chỉ đạo tập trung đầu tư thích đáng cho sự nghiệp giáo dục, đảm bảo hoạt động thường xuyên của toàn ngành giáo dục với mức đầu tư lớn trong tổng chi ngân sách địa phương. Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XII (8/1992) đã nhấn mạnh: “Vì lợi ích trước mắt và lâu dài của đất nước, của quê hương, phải thật 15 sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Duy trì và phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với tình hình mới, cân đối và đồng bộ giữa các ngành học, cấp học, trên các địa bàn”[27, tr.42]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, trong những năm từ 1992 đến trước năm 1996, ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình đã đạt được một số kết quả quan trọng, nổi bật là: Thứ nhất, mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục các bậc học, cấp học, ngành học bước đầu được mở rộng, chất lượng giáo dục được nâng lên. Về quy mô, mạng lưới trường lớp: Tính đến cuối năm 1995 mạng lưới trường, lớp của tỉnh với 142 trường MN (924 lớp); 143 trường TH (3.588 lớp); 139 trường THCS (1.385 lớp); 18 trường THPT gồm 17 trường công lập và 1 trường bán công (249 lớp); có 7 trung tâm GDTX cấp huyện… được bố trí và trải đều khắp trên địa bàn dân cư trong tỉnh, bước đầu đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân [55, tr.12]. Số học sinh phổ thông ngày càng tăng (năm học 1994 - 1995 tăng 27,4% so với năm học 1991 - 1992). Đánh giá chung về quy mô có thể thấy, ngành giáo dục của tỉnh đã duy trì và phát triển vững chắc số lượng học sinh, hệ thống trường lớp ở các ngành học, cấp học trên khắp các địa bàn. Số lượng học sinh và tỷ lệ huy động ngày càng cao, nhất là ngành học phổ thông và GDTX. Cơ cấu hệ thống trường lớp của các ngành học được xây dựng một cách khá đồng bộ, hợp lý, phù hợp với yêu cầu giáo dục theo tinh thần Nghị quyết TW 4 khóa VII: Hệ thống trường chuyên, lớp chọn, hệ thống trung tâm GDTX cấp huyện ngày càng hoàn chỉnh, quy mô trường bán công, lớp bán công được mở rộng và sự ra đời, hoàn thiện dần trường phổ thông dân tộc nội trú đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Về chất lượng giáo dục: Đối với giáo dục MN, chất lượng tiếp tục được nâng dần, thể hiện ở tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm, chất lượng các lớp mẫu giáo tăng lên (100% số trẻ nhà trẻ, 82% số trẻ mẫu giáo được theo dõi biểu đồ phát triển, số trẻ bị suy dinh dưỡng là 37 - 38%, 100% lớp mẫu giáo thực hiện đạt chương trình cải cách, 100% lớp mẫu giáo đảm bảo an toàn, không xảy ra tai nạn…). Đối với giáo dục phổ thông, chất lượng được nâng lên cả diện đại trà và 16 mũi nhọn. Tỷ lệ học sinh giỏi tăng, tỷ lệ học sinh kém giảm dần, tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm mạnh, nhất là chất lượng trường chuyên, lớp chọn được nâng cao. Bên cạnh đó, từ năm học 1991 - 1992, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp TH thường xuyên đạt 98% - 99%; THCS đạt 92% - 99%, THPT năm thấp nhất đạt 91,7%, năm cao nhất đạt 99,8%; số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mỗi năm một tăng. Đặc biệt, thành tích học sinh giỏi Quốc gia có những bước tiến khả quan (năm học 1992 - 1993, có 23 giải; năm học 1993 - 1994, có 45 giải; nhất là năm học 1994 - 1995, có 56 giải, trong đó có 8 giải nhất, dẫn đầu toàn quốc về thành tích đội tuyển học sinh giỏi TH). Thứ hai, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được xây dựng theo hướng đủ, đồng bộ, chuẩn hóa và từng bước nâng chuẩn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn 1992 - 1996, tỉnh đã thực hiện bồi dưỡng giáo viên các cấp theo đúng chỉ đạo của Bộ. Tính đến tháng 12/1994, số giáo viên đạt chuẩn đào tạo với TH 88%, THCS 83%, THPT 97%, nhà trẻ 20%, mẫu giáo 33% [55, tr.6]. Đội ngũ cán bộ quản lý sở, phòng, trường đã được kiện toàn dần theo tiêu chuẩn chức danh của Nhà nước. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý các cấp đều được tham gia học lớp bồi dưỡng quản lý nên công tác quản lý giáo dục đã có chuyển biến tích cực. Cùng với yêu cầu về năng lực chuyên môn thì đại bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giữ gìn được phẩm chất đạo đức, yêu ngành, yêu nghề tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Thứ ba, CSVC trường học bước đầu được nâng lên. Trong thời gian này phong trào xây dựng trường cao tầng, trường kiên cố phát triển mạnh. Chương trình chống xuống cấp, xóa ca ba và xây dựng thêm nhiều trường học kiên cố được triển khai khẩn trương. Kết quả ban đầu, đến năm học 1995 - 1996, toàn tỉnh có 301 trường với 5.418 lớp, tăng 75 trường và 1.280 lớp so với năm 1991 - 1992. Đồng thời, trang thiết bị, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện cũng được đầu tư xây dựng. Theo đó, tính đến năm 1995, có 8 trường được đầu tư 91 máy tính, 1 phòng học tiếng cho trường THPT Lương Văn Tụy; đầu tư xây dựng lại một số phòng thí nghiệm và thư viện ở một số trường trọng điểm. Từ ngày tái lập tỉnh, không trường 17 nào có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, chỉ có một vài trường có phòng thư viện nhưng còn nghèo nàn, thì đến năm học 1994 - 1995, 6 trường có phòng bộ môn (THCS 1, THPT 5), 6 trường có phòng thí nghiệm (THCS 4, THPT 2), 28 trường có phòng thư viện (TH 13, THCS 8, THPT 7). Bên cạnh đó, trường phổ thông trung học dân tộc nội trú dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp. Có thể nói, hệ thống trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học được nâng lên ở tất cả các ngành học, cấp học, đã góp phần bảo đảm việc học tập của học sinh. Thứ tư, công tác XHHGD ngày càng được đẩy mạnh, ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng hàng năm. Nguồn lực để xây dựng CSVC trường học chủ yếu là của nhân dân thông qua phong trào XHHGD. Trong 2 năm 1993, 1994, nguồn vốn XHHGD đầu tư xây dựng trường lớp là khoảng 20 tỷ đồng, trong đó có đầu tư mua sắm bàn ghế, thiết bị khoảng trên 3 tỷ đồng. So với chương trình mục tiêu thì nhân dân đóng góp gần gấp 5 lần [55, tr.7]. Như vậy là, sau 4 năm đầu tái lập tỉnh, thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh, sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh sự nghiệp giáo dục của Ninh Bình đã thu được những kết quả đáng trân trọng. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, giáo dục Ninh Bình vẫn đang còn những mặt yếu kém. CSVC nhà trường quá nghèo nàn, phòng học chủ yếu là nhà cấp 4, vùng khó khăn còn có phòng học tranh tre, nứa lá. Nhiều nơi thiếu phòng học phải học ca ba, hoặc phải học nhờ nhà dân. Số trường có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm còn rất ít. Toàn tỉnh khi tái lập không trường nào đạt trường chuẩn Quốc gia. Đội ngũ giáo viên hạn chế lớn nhất là tỷ lệ đạt chuẩn đào tạo thì cao nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu của nội dung chương trình cải cách giáo dục, yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo còn thấp. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy còn yếu và trì trệ. Ý thức phấn đấu tu dưỡng, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu do không nhận thức đầy đủ về giáo 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan