Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 20...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010

.PDF
129
196
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU DUNG ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU DUNG ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển Hà Nội – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................................................5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................8 6. Đóng góp của luận văn:...........................................................................................9 7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................9 NỘI DUNG ..............................................................................................................10 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRONG THỜI GIAN 2000 – 2005............10 1.1. Những yếu tố tác động đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên Ninh Bình ..10 1.1.1. Điều kiện về tự nhiên, cư dân và truyền thống ..........................................10 1.1.2. Công tác đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Ninh Bình trước năm 2000.......14 1.1.3. Chủ trương của Đảng về công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian 2000 – 2005 ..........................................................................................19 1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ. .........................................................26 1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. .................................................26 1.2. 2. Hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ ....................................................31 Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRONG THỜI GIAN 2005 – 2010 ..........51 2.1. Những yêu cầu mới đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên và chủ trƣơng của Đảng ..............................................................................................51 2.1.1. Những yêu cầu mới ..................................................................................51 2.1.2. Chủ trương mới của Đảng .........................................................................53 2.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ và hiệu quả ............................................................57 2.2.1. Chủ trương và biện pháp mới của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình ......................57 2.2.2. Hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ. ....................................................69 1 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................................................90 3.1. Nhận xét ............................................................................................................90 3.1.1. Ưu điểm .....................................................................................................90 3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................103 3.2. Kinh nghiệm ...................................................................................................108 KẾT LUẬN ............................................................................................................119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................122 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, là lực lượng xung kích, đi đầu trong mọi lĩnh vực của đất nước. Trong đấu tranh cách mạng, hàng nghìn, hàng vạn thanh niên sẵn sàng tòng quân, anh dũng bước đi trong làn mưa bom bão đạn, quyết đem xương máu mình bảo vệ độc lập dân tộc, mang lại hoà bình, hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, cả nước chung tay thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một Việt Nam văn minh, giàu mạnh tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, những người trẻ tuổi của ngày hôm nay tiếp nối truyền thống kiên cường của thế hệ cha anh đi trước, trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thanh niên là đội ngũ đông về số lượng, có trình độ học vấn, trình độ giác ngộ cao, là then chốt của quá trình mở cửa hội nhập. Thế hệ trẻ hôm nay mang trong mình hoài bão đem sức trẻ cống hiến cho quê hương, đất nước, trong huyết quản của những người trẻ tuổi ấy tràn đầy trí lực và nhiệt huyết, song, với tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, họ cần được định hướng đúng đắn để phát huy tối đa vai trò nòng cốt của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lúc sinh thời Người luôn quan tâm đến thanh niên, coi công tác giáo dục thanh niên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân ta làm Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn vai trò của thanh niên, từ đó đưa ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn trong công tác thanh niên để thanh niên phát huy tốt vai trò nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thời kỳ mở cửa hội nhập đã tạo ra những thời cơ và cả thách thức cho Việt Nam. Đất nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng kinh tế tri thức, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đẩy mạnh 3 công cuộc xoá đói giảm nghèo, hội nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề đó vừa là thời cơ và cũng là thách thức đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi Đảng ta phải có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời để hướng thanh niên vào con đường cách mạng, tích cực xây dựng và phát triển đất nước. Nghị quyết số 04 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá 7) đã chỉ rõ: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định: Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Để phát huy tiềm năng to lớn đó, Đảng ta luôn luôn chú ý việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên: “Thường xuyên chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… “đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 4 đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh hôm nay một lòng tin theo Đảng, sẵn sàng đem sức mình ra phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một Việt Nam giàu mạnh hơn, văn minh hơn. Cùng với lực lượng thanh niên cả nước, thế hệ trẻ trên mảnh đất cố đô Ninh Bình đang hăng say cống hiến cho sự phát triển phồn vinh của tỉnh. Ninh Bình với tiềm năng to lớn về tài nguyên và du lịch, quá trình mở cửa hội nhập của đất nước mở ra cho tỉnh tương lai phát triển mọi mặt, song cũng đặt Ninh Bình trước những thách thức to lớn. Vấn đề phát huy vai trò nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động trẻ cần được đặt lên hàng đầu. Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã ra sức lãnh đạo công tác thanh niên, đưa ra những chủ trương đúng đắn nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh, đồng thời cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp cách mạng chung của đất nước trong thời kỳ mới. Để góp phần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong tỉnh, Tôi xin chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Làm sao để phát huy được vai trò của thanh niên trong xây dựng và phát triển đất nước, làm sao để thanh niên thực sự trở thành “rường cột” của nước nhà là vấn đề trọng yếu, sự hưng thịnh hay suy yếu của đất nước phụ thuộc một phần lớn vào việc giải quyết đúng đắn công tác định hướng phát triển và tạo việc làm cho thanh niên. Công tác thanh niên là một vấn đề được nhiều cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm. Những công trình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên như: Quang Vinh, Trần Kim Duyên, Văn Song “Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên”, (Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1999). 5 Cuốn sách bao gồm những bài nói của Bác Hồ kính yêu về công tác giáo dục và tổ chức thanh niên từ năm 1921 đến năm 1969, các bài nói, bài viết được tập hợp trong cuốn sách đã phản ánh tư tưởng của Người về vị trí, vai trò của lực ượng thanh niên trong đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, đồng thời nêu rõ sự cần thiết phải thực hiện công tác vận động thanh niên. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn của tác giả Văn Tùng, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1999; Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của Tiến sĩ Dương Tự Đam, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2005; Lãnh đạo và quản lý về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới, tác giả Dương Tự Đam, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2005, đã cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận, hệ thống các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chính sách của Nhà nước về công tác thanh niên. Các công trình nghiên cứu trên khẳng định Đảng sớm nhận thức được vai trò của thanh niên và công tác thanh niên, do đó luôn chú trọng xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn thanh niên ngày càng vững mạnh, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng, đội tiên phong của thanh niên Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả luận văn tham khảo. Liên quan đến đề tài còn có các công trình nghiên cứu về thanh niên và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như: “Tuổi trẻ Việt Nam phải xây dựng cho mình hoài bão, trí tuệ, đạo đức và ý chí cách mạng” bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ VI Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ ngày 15 – 18/10/1992, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1993, “Tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ đổi mới” của Đặng Cảnh Khanh – Nguyễn Hồng Thanh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1997; “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 70 năm xây dựng và trưởng thành”, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2001; “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc tham gia phát triển tài năng trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Văn Thanh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2004; “Công tác phát triển Đảng 6 viên trong thanh niên giai đoạn 2005 – 2010”, của Ban tổ chức Trung ương Đảng – Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2005; “Đổi mới Đoàn thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá”. Tác giả Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên), Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội, 2008; “Hoạt động đoàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay” của Ban Thanh niên Nông thôn, Nhà xuất bản Thanh Niên Hà Nội, 2008; “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, của Phạm Hồng Tung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 … Các tác phẩm, bài viết được xuất bản đã nêu lên những vấn đền về lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên, đồng thời nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tập hợp, đoàn kết thanh niên, triển khai các chương trình hành động để thanh niên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Ngoài các công trình nghiên cứu có tính khái quát trên, còn có một số công trình nghiên cứu cụ thể về lịch sử địa phương có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Tập 2 (1975 – 2000), của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Ninh Bình 1931 – 2006” của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình, 2008… Những công trình trên, tuy mức độ và đứng ở nhiều góc độ khác nhau, song nói chung đều ghi nhận vai trò quyết định của tỉnh Ninh Bình trong việc lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đề cao tinh thần hăng hái, nhiệt tình của thanh niên trong đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, tham gia vào các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào được công bố đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến năm 2010. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của các công trình trên là ngồn tư liệu quý, đáng tin cậy để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với sự phát triển của công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010; sự phát triển của Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Ninh Bình, từ đó bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm . 3.2. Nhiệm vụ Sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010. Trình bày hệ thống hoá các tư liệu theo từng giai đoạn lịch sử Phân tích những thành tựu, hạn chế của quá trình trên, đồng thời bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình để lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong những năm 2000 - 2010. - Quá trình phát triển tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến năm 2010 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2010 Không gian: Tỉnh Ninh Bình 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài là: các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, văn kiện các Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, các Thông tri, Chỉ thị, Chương trình hành động, các chuyên đề của Tỉnh uỷ liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh từ năm 2000 đến năm 2010, báo cáo chung về việc thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Tỉnh uỷ, các báo cáo thường niên của Tỉnh đoàn Ninh Bình, các sách báo, tạp chí thông tin thanh niên của địa phương có liên quan… 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp logic, thống kê, phân tích, tổng hợp… 6. Đóng góp của luận văn: Luận văn đã tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu, trình bày được sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và quá trình phát triển của công tác Đoàn và phong trào thanh niên địa phương từ năm 2000 đến năm 2010, trên cơ sở đó đánh giá được những ưu, khuyết điểm, đồng thời đưa ra được một số kinh nghiệm lịch sử chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010. Luận văn bước đầu làm sáng rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đảng bộ địa phương. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương Chương 1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian 2000 - 2005 Chương 2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian 2005 - 2010 Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRONG THỜI GIAN 2000 – 2005 1.1. Những yếu tố tác động đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên Ninh Bình 1.1.1. Điều kiện về tự nhiên, cư dân và truyền thống Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp các tỉnh Hà Nam và Hòa Bình. Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa. Phía Đông giáp Nam Định. Phía Nam giáp biển Đông. Tọa độ địa lí của Ninh Bình là 19055'39'' 20026'25'' B, 105032'27'' - 106010'15'' Ð. Đây là tỉnh giàu về tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng kinh tế Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và điều đó có tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế của tỉnh. Về kinh tế: Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2011: Công nghiệp - xây dựng: 49%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 15%; Dịch vụ: 36% Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều, trong đó nổi bật là các doanh 10 nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương... Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch ... Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Về dịch vụ hạ tầng du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao. Về điều kiện xã hội: theo số liệu thống kê năm 2009, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.400km2, dân số 898.459 người với 8 đơn vị hành chính gồm: thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn với 125 xã, 7 phường và 4 thị trấn. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chủ yếu là người kinh sinh sống, cùng với khoảng hơn 2 vạn người dân tộc Mường, sống tập trung ở một số xã huyện miền núi Nho Quan. Ninh Bình là tỉnh có số lượng dân công giáo lớn, tập trung chủ yếu ở huyện Kim Sơn (chiếm gần 70% tổng số giáo dân trong tỉnh), do tính chất đặc thù, thiên chúa giáo vốn được du nhập từ phương Tây sang, do đó trong cách mạng, và ngay cả trong thời bình, kẻ thù vẫn luôn tìm cách chia rẽ tôn giáo hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố khối đoàn kết dân tộc là hết sức cần thiết. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Ninh Bình cũng đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên với nhiều phương thức đa dạng, khéo léo, củng cố niềm tin của thanh niên, nhất là thanh niên công giáo vào Đảng, vào chính quyền, vào con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn. 11 Về truyền thống văn hóa, lịch sử. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê - Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông, đất dựng nghiệp của nhà Hậu Trần... Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân Ninh Bình đã dốc sức mình, cùng với nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám, chiến thắng hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại hòa bình, thống nhất nước nhà. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn đề cao vai trò của thanh niên, coi thanh niên là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong mọi nhiệm vụ cách mạng. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, thành phố trẻ Ninh Bình đang từng ngày thay da đổi thịt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, Ninh Bình đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế của đất nước. * Về Đảng bộ tỉnh Ninh Bình Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Ninh Bình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước. Trong chiến tranh cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn lãnh đạo nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng. Tháng 9 – 1927, chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên ở Ninh Bình tại Lũ Phong (Nho Quan) được thành lập. Đồng chí Lương Văn Thăng được bầu làm Bí thư. 12 Sau khi được thành lập, chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội Lũ Phong đã tuyên truyền giác ngộ cách mạng, gây cơ sở phát triển nhiều hội viên, thành lập một số chi bộ khác trong tỉnh. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên khắp cả nước. Ở Ninh Bình, mặc dù bị địch ra sức khủng bố, tuy nhiên phong trào cách mạng vẫn phát triển. Mùa thu năm 1938, các cơ sở Đảng ở bốn huyện Gia Viễn, Nho Quan, Gia Khánh, Yên Mô đã tiến hành Đại hội tại thôn Đồi Dâu (Sơn Lai, Nho Quan), đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí Đinh Tất Miễn, Phạm Văn Hồng và Tống Văn Tá. Đồng chí Đinh Tất Miễn được bầu làm bí thư. Từ đây phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh chuyển sang giai đoạn cao trào mới. Từ giữa năm 1940, chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng và ác liệt hơn. Địch ra sức khủng bố làm cho phong trào cách mạng của ta gặp nhiều khó khăn. Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (11 – 1939) và Hội nghị lần thứ 7 (11 – 19940) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ đây các cơ sở Đảng tích cực hoạt động khôi phục lại phong trào và tổ chức các đoàn thể quần chúng cách mạng. Trong thời gian này, công tác thanh niên được đặc biệt chú ý. Cơ sở Đoàn được phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh. Các cơ sở Đoàn ở hai huyện Nho Quan, Gia Viễn đã tổ chức Hội nghị thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên phản đế liên huyện Nho Quan – Gia Viễn, hướng thanh niên đi vào hoạt động, tập trung đọc sách báo, tập võ, cung kiếm, tham gia bảo vệ, làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt. Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng tháng 8 – 1945. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta ở trong cảnh “ngàn cân treo sơi tóc”, nạn đói nạn dốt, thù trong giặc ngoài đe dọa nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa thành lập. Trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, tỉnh Ninh Bình cũng đứng trước những khó khăn hết sức trầm trọng về 13 kinh tế, xã hội. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thử thách, xây dựng chính quyền cách mạng, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, anh dũng chiến đấu, hy sinh, kiên cường đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) Sau năm 1954, đế quốc Mỹ thay chân Pháp xâm lược nước ta, chúng âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Ninh Bình ra sức thi đua lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Cùng với nhân dân miền Bắc, nhân dân Ninh Bình vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, tích cực chi viện cho miền Nam, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam (1954 – 1975). Từ sau năm 1975, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng và phát triển quê hương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, cùng với nhân dân toàn tỉnh, thanh niên Ninh Bình luôn thể hiện tốt vai trò nòng cốt, đi đầu của mình, sẵn sàng đem sức trẻ cống hiến cho quê hương, đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên một diện mạo mới trong nền kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình. 1.1.2. Công tác đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Ninh Bình trước năm 2000 *Công tác đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Ninh Bình từ năm 1976 đến năm 1999 Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất. Hòa chung không khí phấn khởi, tưng bừng của ngày non sông thu về một mối, phát huy tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất của cha ông, tuổi trẻ Ninh Bình tiếp tục nêu cao tinh thần xung kích, sáng tạo, vượt mọi khó khăn gian 14 khổ, cùng với nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 5, phiên họp ngày 27 - 12 - 1975 ra Nghị quyết hợp nhất tỉnh Ninh Bình với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh, các đơn vị huyện, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh Ninh Bình vẫn nguyên tên gọi, địa giới, trực thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Tháng 1 – 1976, cơ quan Tỉnh Đoàn Hà Nam Ninh được thành lập và đi vào hoạt động. Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh kêu gọi toàn thể đoàn viên, thanh niên trong tỉnh phát huy khí thế ba sẵn sàng của thanh niên trên các lĩnh vực sản xuất, công tác, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng: Đoàn Thanh niên mở nhiều đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, đường lối nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và của tỉnh, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin với giáo dục truyền thống, về Đảng, về Bác Hồ kính yêu…giúp cho đoàn viên thanh niên thấy rõ được cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, xây dựng đạo đức cách mạng và niềm tin cho đoàn viên, thanh niên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh Đoàn Hà Nam Ninh đã chỉ đạo tốt nội dung giáo dục chính trị với chủ đề: “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, “Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng”, “Theo chân Bác”, triển khai cuộc vận động: “Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng”… Các hoạt động thiết thực trên đã thu hút hàng vạn đoàn viên, thanh niên Hà Nam Ninh tham gia. Thông qua đó, ý thức cách mạng và tinh thần chiến đấu của thanh niên được nâng cao, tuổi trẻ Hà Nam Ninh nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Trên mặt trận xây dựng và phát triển kinh tế: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch” được triển khai có hiệu quả ở tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp: Điểm nổi bật trong phong trào thi đua của thanh niên nông thôn là trên mặt trận thủy lợi. Đoàn viên, thanh niên đóng vai 15 trò là lực lượng nòng cốt trong các đội thủy lợi 202, thanh niên sẵn sàng đảm nhận những khâu xung yếu, những công việc khó khăn, nặng nề nhất, phấn đấu vượt chỉ tiêu định mức. Tỉnh Đoàn đã hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở Đoàn xây dựng “Cánh đồng tăng sản”, triển khai hoạt động “Mở hội thi tài”, khuyến khích thanh niên tích cực tham công tác khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp… Phong trào “Lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch” trong thanh niên công nghiệp cũng được triển khai rộng khắp ở hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trường…thu hút hàng vạn công nhân trẻ tham gia. Các hoạt đông: “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Tổ đội khoa học kỹ thuật trẻ”, “Câu lạc bộ thanh niên”, “Xe máy thanh niên”… được tổ chức ở hầu hết các cơ sở Đoàn trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trường quốc doanh. Phong trào sáng tạo và tiết kiệm được duy trì và hoạt động tốt thông qua các ban khoa kỹ thuật trẻ. Cùng thi đua với đoàn viên, thanh niên trong khối nông - công nghiệp, đoàn viên, thanh niên khối cơ quan hành chính, sự nghiệp đã không ngừng cải tiến lề lối làm việc, thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, bảo đảm ngày công, giờ công và nâng cao hiệu suất công tác, năng lực phẩm chất cách mạng. Đoàn viên, thanh niên khối học sinh tích cực hưởng ứng phong trào Xây dựng “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” và phong trào “Tập thể thanh niên giáo viên xã hội chủ nghĩa”, phong trào “Hai tốt” trong các nhà trường được phát động và đạt kết quả khá toàn diện. Qua phong trào, tinh thần tự giác học tập và phong cách học tập mới được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia. Rèn luyện than thể “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” trở thành nếp sống hàng ngày của mỗi đoàn viên, thanh niên. Trên mặt trận an ninh, quốc phòng: các cấp bộ Đoàn có kế hoạch thực hiện các Nghị quyết liên tịch giữa Trung ương Đoàn và Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng nhằm tăng cường phối hợp ba lực lượng trong việc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, trang bị những kiến thức cơ bản về quân sự, về phương pháp đấu tranh với tiêu cực, với kẻ xấu, với các phần tử phản động cách mạng… Đoàn viên thanh niên đã tham gia tuần tra, canh gác, bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ tài sản của nhân dân, của tập thể và của nhà nước. Ngoài ra Đoàn còn có các hoạt động kết nghĩa, 16 giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, kết nghĩa với các đồn biên phòng ở biên giới, với các đơn vị bộ đội, công an nhân dân nhằm tăng cường mối quan hệ quân dân thắm thiết. Năm 1986, quán triệt tư duy đổi mới toàn diện của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh đã lãnh đạo tuổi trẻ và nhân dân tiếp tục thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thường xuyên kết hợp với Đoàn Thanh niên giải quyết các vấn đề của công tác Đoàn và phong trào thanh niên Hà Nam Ninh như: cụ thể hoá các nghị quyết, chủ trương của Đảng, đưa ra những chính sách động viên, khuyến khích tuổi trẻ phát huy tiềm năng của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nam Ninh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh đã chỉ đạo thanh niên thực hiện tốt các chương trình hành động cách mạng của thanh niên: Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo trên mặt trận phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội. Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học kỹ thuật Nhìn chung, mặc dù còn hạn chế, song, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Hà Nam Ninh nói chung, Ninh Bình nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, thanh niên đã tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần đem lại sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tại kỳ họp thứ 10 ngày 26 – 12 – 1991, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết điều chỉnh, phân định lại địa giới một số tỉnh, tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà. Tỉnh Ninh Bình tái lập trên cơ sở giữ nguyên vị trí địa lý, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình thời điểm hợp nhất tỉnh Hà Nam Ninh (tháng 12 – 1975). 17 Tháng 7 – 1992, Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình được tiến hành. Đại hội đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo và đưa ra những phương hướng hoạt động cho công tác Đơn và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) tháng 1 – 1993 “Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới”, tuổi trẻ Ninh Bình đã tích cực thực hiện hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”. Các hoạt động hưởng ứng hai phong lớn của thanh niên diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên toàn tỉnh, thanh niên Ninh Bình hăng say học tập, lao động sản xuất với mong muốn được đóng góp sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Từ ngày 22 đến ngày 24 – 11 – 1997, Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình được tổ chức tại nhà văn hóa trung tâm tỉnh Ninh Bình. Đại hội đã đánh giá những ưu, khuyết điểm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ vừa qua, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác trong nhiệm kỳ tới (1997 – 2002). Tập trung chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”. Thực hiện chủ trương của Đại hội, các phong trào hoạt động, thi đua, các đợt học tập, sinh hoạt chính trị… được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, đoàn viên, thanh niên Ninh Bình ngày càng ý thức được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới quê hương, kiên định đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Tuổi trẻ Ninh Bình hăng hái tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, tha thiết cống hiến sức trẻ của mình cho sự phát triển phồn vinh của tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. *Những vấn đề đặt ra đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên Ninh Bình trong thời kỳ mới: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Ninh Bình còn đặt ra một số vấn đề cần giải quyết 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan