Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1996-2006)

.PDF
172
162
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ................................................................. BÙI THANH XUÂN ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (1996 - 2006) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ................................................................. BÙI THANH XUÂN ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (1996 - 2006) CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri HÀ NỘI – 2009 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 5 Chương 1 . ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 1996 - 2000................................................ 12 1.1. Tình hình nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trƣớc năm 1996 12 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An ........... 12 1.1.2. Tình hình nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trƣớc năm 1996 23 1.2. Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1996 - 2000 ................ 28 1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1996 - 2000..................... 28 1.2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2000.................................................................................................... 35 Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2001 - 2006................................................ 59 2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 - 2006 ................................................................................................ 59 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 - 2006 ................................................................................................ 2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 59 2 2001 -2006 ................................................................................................. 63 2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2006 .................................................................................. 68 2.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ........................... 69 2.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn................................ 82 Chương 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 108 3.1. Nhận xét chung ........................................................................... 108 3.1.1. Một số đặc điểm...................................................................... 108 3.1.2. Thành tựu và hạn chế ............................................................ 113 3.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra ....................................... 123 3.2.1. Một số kinh nghiệm................................................................. 123 3.2.2. Một số vấn đề đặt ra ............................................................... 127 KẾT LUẬN............................................................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 135 PHỤ LỤC.................................................................................................. 144 3 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. BCHTW: Ban chấp hành Trung ƣơng 2. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3. CNXH: Chủ nghĩa xã hội 4. HTX: Hợp tác xã 5. KHKT: Khoa học kỹ thuật 6. KTTT: Kinh tế trang trại 7. KT - XH: Kinh tế xã hội 8. NQ: Nghị quyết 9. TU: Tỉnh ủy 10. UBND Ủy ban nhân dân 11. VAC: Vƣờn - Ao - Chuồng 12. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nƣớc ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa. Do đó, chúng ta phải CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cƣ nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lƣợng lao động cả nƣớc, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nƣớc... Khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chƣa sử dụng; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông - lâm - hải sản (nhƣ cà-phê, gạo, hạt tiêu...). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới, từ chỗ bị thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo, đến nay đã và đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém, mà nhiều năm nay vẫn chƣa có giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn, vốn đầu tƣ cho khu vực này vẫn thấp ( 11% - 12% tổng đầu tƣ toàn xã hội); sản phẩm nông nghiệp lại chủ yếu thiên về số lƣợng, chứ chƣa nâng cao về chất lƣợng, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp; sản lƣợng nông sản tuy tăng nhƣng chi phí đầu vào vẫn tăng cao (chi phí cho sản xuất 1ha lúa tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng), trong khi giá các mặt hàng nông sản trên thị trƣờng quốc tế lại giảm. Trong khi đó, các 5 chính sách và biện pháp mà Nhà nƣớc đã áp dụng cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây chƣa tạo bƣớc đột phá mạnh. Trình độ dân trí của một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chƣa đƣợc cải thiện, đời sống, xã hội nông thôn mặc dù có sự chuyển biến song chƣa mạnh và không đồng đều. Tình trạng đó dẫn đến sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới năm 2003 hệ số chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn là 3,65 lần. Thêm nữa, kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới và trong khu vực (nhƣ Sin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, Tây Ban Nha...) đều cho thấy bài học: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế đất nƣớc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm1996), Đảng ta đã quyết định và chỉ đạo phải luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa IX (2/2002) chỉ rõ nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thôn gồm hai quá trình: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, trong đó: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trƣớc hết là công nghệ sinh học, đƣa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trƣờng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao 6 động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn” [13, tr 93 - 94] Sự nghiệp đó đang đƣợc triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc. Đến nay CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại nhiều địa phƣơng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định. Nhằm tiếp tục đƣa nông nghiệp, nông thôn phát triển lên một trình độ mới, việc tiến hành nghiên cứu, tổng kết để tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gian qua là hết sức cần thiết, trong khi gần nhƣ chƣa có một công trình, tác giả nào thống kê, tìm hiểu đầy đủ để khái quát lại toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng trong thời gian qua đối với sự nghiệp này. Nghệ An là tỉnh có vị trí địa chính trị và địa kinh tế tỉnh khá thuận lợi đất rộng, ngƣời đông có cả đồng bằng, trung du miền núi và ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lƣợng lao động đông và có trình độ cao, là điều kiện căn bản thuận lợi để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong những năm qua 1996 - 2006 dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh nông nghiệp, nông thôn Nghệ An đã có những bƣớc phát triển rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp tăng trƣởng với nhịp độ khá, từ chỗ mang nặng tính tự cung, tự cấp đã và đang chuyển sang sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng phát huy lợi thế của các vùng, các địa phƣơng, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Thu nhập và đời sống của ngƣời dân 7 đƣợc cải thiện và nâng lên, nhất là ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa. Vấn đề an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Song bên cạnh đó, nông nghiệp, nông thôn Nghệ An đang đứng trƣớc những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt, đòi hỏi phải có chuyển biến mạnh mẽ về chất để nâng cao năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội thiếu đồng bộ....Thực tiễn đó đang đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm đƣa sự nghiệp này đi đến thành công trong thời gian tới. Với những lý do trên, tôi quyết định đi vào tìm hiểu vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1996 - 2006)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc trong đó có công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta trong những năm vừa qua có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đƣờng lối, chính sách của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các bình diện, các khía cạnh khác nhau của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣ: Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Sinh Cúc, Nxb. Thống Kê, Hà Nội, 1998; Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của Đỗ Hoài Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Hồng Vinh (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Con đường 8 công gnhiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của PGS.TS Chu Hữu Quý, PGS.TS Nguyễn Kế Toàn (đồng chủ biên), Nxb. CTQD, Hà Nội, 2001; Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam của Đặng Kim Sơn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam lý luận và thực tiễn của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ - qua khảo sát thực tiễn các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh của PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Các công trình trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu vị trí, mục tiêu, vai trò và nhiệm vụ của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta nói chung, trên phạm vi một vùng kinh tế nhất định nói riêng từ đó các tác giả đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh có hiệu quả, phát huy hơn nữa thế mạnh của khu vực nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH của cả nƣớc, vùng. Tuy nhiên, đề cập một cách khái quát, có hệ thống và mang tính xuyên suốt về Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣ thế nào?, kết quả ra sao, đâu là những thành công và tồn tại, đặc biệt trong những năm gần đây thì hầu nhƣ chƣa có tác giả nào chú ý tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố, luận văn đi sâu tìm hiểu đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách cụ thể của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đề ra nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh thời kỳ 1996 - 2006, đồng thời tìm hiểu những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã đạt đƣợc trong quá trình triển khai nhữngg chính sách đó trên thực tế của địa phƣơng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu:: 9 - Tập hợp, hệ thống hóa tƣ liệu và phục dựng lại quá trình Đảng bộ Nghệ An lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 1996 đến năm 2006. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH, nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 1996 đến năm 2006. - Trên cơ sở đó nêu lên những thành tựu và các hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An thời gian trên; đồng thời nêu lên các đặc điểm, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất các kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực này thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. Về Nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, trong đó khu vực chủ yếu là nông thôn. Về thời gian: Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt từ năm 1996 - 2006. 5. Phƣơng pháp luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận thực hiện đề tài này là dựa trên những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Nguồn tài liệu để thực hiện đề tài này là: + Nguồn tài liệu mang tính chất lý luận: Quan điểm chung trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng và Nghị quyết 10 quyết của Tung ƣơng Đảng, Ban Bí thƣ, Bộ Chính trị các khóa về phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Nguồn tài liệu những văn kiện của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1996 2006 trên địa bàn tỉnh. + Những công trình nghiên cứu, sách báo, tài liệu khác. - Phương pháp nghiên cứu là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và sự kết hợp giữa hai phƣơng pháp đó, đồng thời còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh.... 6. Đóng góp của luận văn. - Hệ thống hóa các chủ trƣơng, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006. - Nêu lên các thành tựu và các hạn chế tồn tại cũng nhƣ rút ra các kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 1996 đến năm 2006. - Luận văn có thể làm tƣ liệu để nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996 - 2006; những kinh nghiệm, kiến nghị của luận văn có thể đóng góp vào việc hoàn thiện chủ trƣơng lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An hiện nay. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chƣơng, 6 tiết: Chƣơng 1. Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1996 - 2000. Chƣơng 2. Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 - 2006. 11 Chƣơng 3. Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu. Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 1996 - 2000 1.1. Tình hình nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trƣớc năm 1996 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An * Vể điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18035’ - 20001’ vĩ độ Bắc, 103052’ - 105048’ kinh độ Đông, tiếp giáp với: Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; phía Đông giáp Biển Đông. Chiều dài lớn nhất từ Bắc vào Nam khoảng 132 km, chiều rộng lớn nhất từ Đông sang Tây khoảng 200 km, Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Thủ đô Hà Nội, nằm trên tuyến đƣờng giao lƣu Bắc Nam và đƣờng xuyên Á Đông - Tây. Tỉnh lỵ Nghệ An là thành phố Vinh trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam; theo đƣờng quốc lộ 8, cách biên giới Việt - Lào khoảng 80 km, cách biên giới Lào - Thái gần 300 km, cách Thành phồ Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Bắc. Địa hình và đất đai: Nghệ An có diện tích đất tự nhiên 16.487 km2. chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha, quỹ đất sử dụng là 956.250 ha, chiếm 58%. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 41%, đất 12 nông nghiệp chiếm 11%, đất chuyên dùng chiếm 3,6%, đất ở 0,9%. Quỹ đất chƣa sử dụng chiếm 42%, (693.166 ha) diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Diện tích có thể mở rộng, đƣa vào sử dụng trong nông nghiệp từ 20 - 30 nghìn ha để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và 230 - 250 nghìn ha đất lâm nghiệp để trồng rừng. Nghệ An nằm ở phía đông bắc dãy Trƣờng Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối, hƣớng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam đƣợc chia thành 2 vùng: vùng đồi núi, vùng đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh, chiếm 84,25% (1.324.892 ha) diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm 10 huyện, với 244 xã, là địa hình phức tạp nhất của tỉnh. Có nhiều đồi núi cao trên 2.000 m, đỉnh cao nhất là đỉnh Pulaileng cao 2.711m ở huyện Kỳ Sơn, địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở, độ dốc bình quân trên 30%; địa hình đồi núi bao gồm các nhóm đất sau: đất Feralít đỏ vàng vùng đồi núi cao (dƣới 200m), đất xói mòn trơ sỏi đá, đất đen, đất Feralít đỏ vàng trên núi thấp (200 - 1.000 m), đất mùn vàng trên núi (1.000 - 2.000 m); là vùng núi cao để phát triển các loại cây công nghiệp, cây đặc sản, cây dƣợc liệu và nông lâm kết hợp, vùng núi thấp là địa bàn chính để trồng cây công nghiệp dài ngày (chè, cao su, cà phê..), cây ăn quả. Dải đất đồng bằng nhỏ và hẹp chiếm 15,75% diện tích tự nhiên (247.774 ha) của tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: đất cát; đất phù sa; dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu. Vùng phù sa chủ yếu là do Sông Cả bồi đắp, độ phì nhiêu thấp hơn so với đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; Bề mặt bị chia cắt và bị bao bọc bởi các dãy núi đâm ra sát biển. Đây là địa bàn sản xuất lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh. Về khí hậu: 13 Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều và mua đông lạnh, ít mƣa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 240C. Số giờ năng trung bình năm là 1.500 - 1.700 giờ, bức xạ mặt tròi 74,6 Kalo/cm2. Tổng tích ôn là 3.5000C - 4.0000C. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.800 - 2.000 mm, Trị số độ ẩm tƣơng đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%,. Luợng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm. Hàng năm Nghệ An chịu ảnh hƣởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) và gió mùa phơn Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8). Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, mùa bão thƣờng vào tháng 8 - 10. Nhìn chung Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa. Lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối lớn nên nguồn nƣớc mặt khá dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói riêng, kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa trong năm phân phối không đều giữa các vùng và các mùa. Trên 80% lƣợng nƣớc mƣa tập trung vào từ tháng 5 - 10, thƣờng gây ra bão và lũ lụt ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Về sông ngòi: Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lƣới sông từ 0,6 - 0,7 km/km2. Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh bắt nguồn từ thƣợng Lào chảy qua Nghệ An, dài 375 km có diện tích lƣu vực 17.730 km2, chiếm 80% diện tích mặt nƣớc toàn tỉnh, với 117 thác lớn nhỏ. Các nhánh chính của sông Cả có lƣu vực nhỏ, khoảng 2.000 - 3.000 km2, với chiều dài trung bình khoảng 60 70 km gồm: sông Nậm Mộ, sông Nậm Non, sông Hiếu, sông Gang, sông Giăng…Đa số các nhánh sông này có độ dốc lớn, lòng hẹp nên có khả năng 14 xây dựng các công trình thủy điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lƣợng tại chỗ cho nhân dân vùng cao và hòa vào lƣới điện quốc gia. Tổng trữ năng thủy điện qua tính toán co thể lên tới 950 - 1.000 MW. Các sông khác bắt nguồn từ trong tỉnh chảy thẳng ra biển với đặc trƣng các sông đều ngắn, trữ lƣợng nƣớc không lớn, lòng sông hẹp, nƣớc chảy chậm, phần lớn la sông nƣớc mặn bao gồm: Sông Hoàng Mai dài 44 km, nƣớc mặn lên qúa 20 km; sông Dâu và sông Thơi (Quỳnh Lƣu) là sông nƣớc mặn hoàn toàn; sông Bùng dài 53 km, sông Cấm dài 47 km. Ngoài các con sông trên, Nghệ An còn có hệ thống kênh đào nối các sông với nhau nhƣ kênh nhà Lê, là hệ thống sông đào nối Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc vào đến Hƣng Nguyên, với mục tiêu chính là dẫn nƣớc ngọt, ngăn nƣớc mặn và phục vu giao thông, thủy lợi cho các huyện ven biển. Bênh cạnh đó, tỉnh còn xây dựng hệ thống thủy lợi Bắc, hệ thống thủy lợi Nam, 684 hồ chứa nƣớc lớn nhỏ, 341 đập dâng, 556 trạm bơm lấy nƣớc trực tiếp từ Sông Lam, Sông Hiếu, Sông Giăng, hệ thống tiêu ngăn mặn vùng Nam Đàn - Hƣng Nguyên - Nghi Lộc, 141 km đê phòng chống lũ tả, hữu Sông Cả và các đê nhánh, 302.317 km đê ngăn mặn ven biển và đê sông, trên 4.259 km kênh mƣơng nội đồng chủ động tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Xét về phân bổ tự nhiên và tác động của con ngƣời, sông, ngòi của tỉnh rất thuận tiện cho giao thông đƣờng thủy, cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp Tài nguyên Rừng: Nghệ An có 685 nghìn ha rừng trong đó, rừng phòng hộ hơn 320 nghìn ha, rừng đặc dụng gần 188 nghìn ha và rừng kinh tế hơn 176 nghìn ha với tổng trữ lƣợng gỗ 50 triệu m3, độ che phủ đạt 42,5% (2002). Trữ lƣợng gỗ trong rừng kinh tế khoảng 7,7 triệu m3, trong đó rừng trồng là 804 nghìn m3 và hơn 430 triệu cây nứa, mét. Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 15 khoảng 19 - 20 nghìn m3, gỗ rừng trồng 55 - 60 nghìn m3 và trên 40 triệu cây nứa, mét. Rừng Nghệ An có nhiều loại gỗ quý nhƣ Pơmu, Samu, Lim, Sấu, Đinh Hƣơng, Sến.... Không những thế, rừng Nghệ An còn có trên 1 tỷ cây tre, nứa, mét và khoảng 226 loài dƣợc liệu và nhiều lâm sản qúy. Nghệ An có 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Mát (94 nghìn ha) và Pù Huống (49,8 nghìn ha). Tài nguyên Biển: Bờ biển Nghệ An dài 82 km, có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Vạn, Lạch Thơi, Lạch Quèn, Cửa Lò, Cửa Hội). Trong đó, Cửa Lò, Cửa Hội có khả năng thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Cảng biển Cửa Lò đƣợc xác định là cảng biển Quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ vận tải cho nƣớc bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan và là bãi tắm đẹp và hấp dẫn. Hải phận Nghệ An có khoảng 4.230 hải lý vuông, biển có nhiều loài động vật phù du, là nguồn thức ăn tốt cho các loại hải sản sinh sống và phát triển. Tổng trữ lƣợng hải sản của tỉnh đạt 85.000 tấn, trong đó có khẳ năng khai thác 35 - 40 nghìn tấn/năm. Vùng biển Nghệ An có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao nhƣ: Cá Chim, Cá Chỉ vàng, Cá Ngừ, Cá Thu, Cá Hồng, Tôm He, Tôm Rảo, Tôm Sú, Tôm Hùm..với trữ lƣợng từ 610 - 680 nghìn tấn. Trữ lƣợng Mực khoảng 2500 - 3000 tấn, khả năng khai thác 120 - 1500 nghìn tấn. Ngoài ra, còn có các loại cá Nhám, Moi, Rắn biển, sò cũng có giá trị kinh tế cao, ven biển Nghệ An còn có hơn 2.400 ha có khả năng nuôi tôm, cua, nhuyễn thể và có khaỏng 1.000 ha có khả năng phát triển đồng muối. Tài nguyên khoáng sản: Nghệ An có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, với 113 vùng mỏ lớn nhỏ và 171 điểm quặng, có khoáng sản quý hiếm nhƣ vàng, đá quý, rubi đến các loại khác nhƣ Thiếc, Bô xít, Phốt Pho rít và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhƣ đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi. Trong 16 đó, có một số loại có trữ lƣợng lớn có thể khai thác với quy mô công nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp nhƣ khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng gồm: Đá vôi 500 triệu m3, Sét xi măng 17,8 triệu tấn, sét gạch ngói 7 triệu m3, đá Bazan 260 triệu m3, đá trắng 20 triệu m3, Thiếc 200 nghìn tấn, đá Granite 100 triệu m3. Tuy nhiên, những tài nguyên khoáng sản có khẳ năng đƣa vào sản xuất công nghiệp chủ yếu là đá các loại, đất sét, cao lanh, thiếc. Các loại tài nguyên khoáng sản khác có trữ lƣợng nhỏ, phân tán và tập trung ở miền núi, cơ sở hạ tầng kém nên việc đầu tƣ khai thác gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên động, thực vật: Nghệ An đã phát hiện đƣợc 342 loài động vật thuộc 91 họ - 27 bộ. Trong đó, có 48 loài có nguy cơ tuyệt chủng và nhiều loài nằm trong danh mục sách đỏ của Việt Nam nhƣ Báo Lửa, Báo Gấm, Báo Hoa Mai, Mang lớn, Bò Tót, Sao La, Công,Trĩ Sao, Gà Lôi. Về thực vật, có 1.193 loài thực vật thuộc 537 chi - 163 họ, trong đó, có các loại nhƣ Lim xanh, Giổi, Giáng Hƣơng, Lát Hoa nằm trong sách đỏ Việt Nam. Nghệ An còn nổi tiếng với nhiều địa danh, nhiều di tịch sử - văn hóa (101 di tích lịch sử - văn hóa đã đƣợc xếp hạng Quốc gia) điển hình nhƣ khu di tích lịch sử - văn hoá Kim Liên - Nam Đàn, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, khu lƣu niệm cụ Phan Bội Châu, khu miếu mộ đền thờ Mai Hắc Đế...và nhiều lễ hội nhƣ Đền Cờn - Quỳnh Lƣu, Đền Cuông - Diễn Châu, Đền thờ Nguyễn Xí - Nghi Lộc, hang Thẩm Bua, Thẩm Ồm, Thẩm Voi - Quỳ Châu, cùng nhiều thắng cảnh đẹp nhƣ Vƣờn quốc gia Pù Mát, rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt, Khe Kèm, Thác Sao Va, là quê hƣơng của các điệu hò ví dặm, hát phƣờng vải. Bên cạnh đó, Nghệ An nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luông Pha Băng - Viên Chăn - Băng Cốc và ngƣợc lại qua đƣờng 7), 17 Đây là cơ sở để Nghệ An đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa, nghỉ dƣỡng và có khẳ năng đóng vai trò một trung tâm du lịch vùng và tiến tới một trung tâm du lịch quốc gia trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên vừa tạo những thuận lợi và bất lợi cho Nghệ An trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những thuận lợi chính là: - Nghệ An có vị trí khá thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng biển và cửa khẩu quốc tế trở thành cửa ngõ thông thƣơng với khu vực và thế giới. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Nghệ An tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hội nhập với khu vực và thế giới. - Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là điều kiện thuận lợi cơ bản để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển toàn diện về nông lâm - ngƣ nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Là tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn (chiếm 5% diện tích tự nhiên của cả nƣớc) đây chính là nguồn lực để khai thác các dự án đầu tƣ từ các tỉnh bạn và các nƣớc phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với ba vùng đất đai rõ rệt là điều kiện để phát triển kinh tế nông – lâm – ngƣ nghiệp kết hợp. - Rừng rộng và có đặc điểm đa dạng sinh học, có nhiều loại động thực vật quý hiếm cho giá trị kinh tế cao, cho phép Nghệ An đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản, nâng tỷ trọng đóng góp của lâm nghiệp trong tổng thu nhập trên địa bàn. - Nghệ An có bờ biển rộng và hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện để phát triển hệ thống giao thông thủy, cho phép các loại tàu thuyền ra vào thuận tiện, là tụ điểm giao lƣu kinh tế với các tỉnh bạn và nƣớc ngoài. 18 Với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi nhƣ trên là một thuận lợi so sánh của Nghệ An trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một địa bàn vừa có biển, vừa có rừng, có đồng bằng, có ao hồ sông suối, bến cảng, cửa khẩu....đã tạo nên nguồn lực mạnh mẽ từ bên trong, từ đó tỉnh có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những bất lợi chủ yếu là: - Địa hình dốc, nghiêng từ Tây sang Đông tuy có tạo điều kiện để phát triển các nhà máy thủy điện nhỏ, song nó lại làm cho đất dễ bị bào mòn, rửa trôi. - Lãnh thổ rộng và đồi núi nhiều là điều kiện để quảng canh nhƣng lại khó “lấp bằng” trình độ phát trển giữa các vùng... * Vể điều kiện kinh tế xã hội Về đơn vị hành chính: Đến năm 2006, tỉnh Nghệ An có 19 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, 10 huyện miền núi: Thanh Chƣơng, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong và 7 huyện đồng bằng: Đô Lƣơng, Nam Đàn, Hƣng Nguyên, Nghi Lộc, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lƣu với tổng số 473 xã, phƣờng và thị trấn. Về cơ cấu kinh tế: Năm 2000, cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An phát triển theo hƣớng: nông - lâm - thủy sản 45,2%; công nghiệp - xây dựng 18,9%; dịch vụ 35,9%. Mục tiêu của tỉnh Nghệ An là đến năm 2005, cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi với tỷ trọng nông nghiệp 34,%; công nghiệp 26% và dịch vụ 42%. Hệ thống giao thông:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan