Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 201...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 2010

.PDF
86
197
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ============================ TRẦN THỊ VINH ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ NỮ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ========================== TRẦN THỊ VINH ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ NỮ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số : 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Hương HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ NỮ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 ..................................................................................8 1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, truyền thống phụ nữ tỉnh Nghệ An và yêu cầu khách quan của công tác đào tạo cán bộ nữ..........................................................................8 1.2 Đảng bộ tỉnh Nghệ An thực hiện chủ trương của Đảng về công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 2005…...20 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ NỮ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010..................................................................................35 2.1 Công tác đào tạo cán bộ nữ tỉnh Nghệ An trước tình hình mới..35 2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An thực hiện công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2005 đến năm 2010.....40 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM...........................................59 3.1 Kết quả thực hiện công tác đào tạo cán bộ nữ của Đảng bộ Nghệ An (2000 - 2010)................................................59 3.2 Một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ nữ (2000 - 2010)………………………………...…….64 KẾT LUẬN........................................................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................73 PHỤ LỤC...........................................................................................................................................80 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa của nhân loại. Từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng của lao động xã hội. Đối với con người, phụ nữ vừa là người mẹ, vừa là người thầy đầu tiên tạo dựng cho con người một nền móng, một nhân cách sống. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước muốn thành công đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong đó có sự nỗ lực không nhỏ của phụ nữ mà nòng cốt chính là đội ngũ cán bộ nữ. Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng. Điều đó được được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng như: Chỉ thị số 44/CT - TW, ngày 07 tháng 6 năm 1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ, Nghị quyết số 04/NQ - TW, ngày 12 tháng 7 năm 1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Chỉ thị số 37/CT TW, ngày 16 tháng 5 năm 1994 của Ban Bí thư về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới... Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đề ra những chủ trương, chính sách quan trọng về công tác đào tạo cán bộ nữ, đặc biệt là Chỉ thị số 31 - CT/TU, ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo tích cực của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, công tác đào tạo cán bộ nữ đã có nhiều thành tựu đáng kể. Trình độ về lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nữ được nâng lên rõ rệt. Những cán bộ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng khi trở về đều phát huy được năng lực lãnh đạo, quản lý của mình. Uy tín của đội ngũ cán bộ nữ được nâng lên và ngày càng có nhiều chị em được bầu vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt, quan trọng trong hệ thống chính trị của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác đào tạo cán bộ nữ ở tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục: Chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm của Đảng về công tác đào tạo cán bộ nữ; Chưa thực sự coi công tác đào tạo cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ; Tỷ lệ nữ trong các khóa đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu; Chưa có chính sách đặc thù phù hợp với từng đối tượng đào tạo… Vì vậy, ở một số nơi, trình độ và năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ không đáp ứng được yêu cầu. Hệ quả là tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở các ban, ngành cấp tỉnh, huyện và cơ sở chưa nhiều. Ngay cả ở một số ngành phụ nữ chiếm số đông nhưng lãnh đạo chủ chốt vẫn là nam giới. Do đó, việc quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là vấn đề cấp thiết. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của một người con quê hương, tôi chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 2010" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Đào tạo cán bộ nữ là một vấn đề quan trọng, được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản. Có thể khái quát thành các nhóm sau đây: Một là, các công trình, bài viết liên quan đến vấn đề lý luận về công tác cán bộ nói chung và công tác đào tạo cán bộ nữ nói riêng như: Cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp tăng cường vai trò đội ngũ cán bộ nữ trong hoạt động quản lý nhà trường đại học, Luận án tiến sĩ giáo dục học của Trần Thị Bạch Mai, Hà Nội - 2007; Định kiến giới đối với cán bộ nữ lãnh đạo cấp cơ sở, Luận án tiến sĩ tâm lí học của Nguyễn Thị Thu Hà, Hà Nội - 2008; Phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kì đổi mới, Luận án tiến sĩ lịch sử của Ních Khăm, Hà Nội - 2003; Suy nghĩ về đào tạo cán bộ nữ của Trần Thị Hương, Tạp chí Xây dựng Đảng số 3 năm 2006; Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Ban Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2011; Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ của Hà Thị Thùy Dương, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2011; Xây dựng đội ngũ cán bộ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đoàn Thị Lệ Huyền, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2011; Về nữ trí thức Việt Nam của GS, TSKH. Hoàng Xuân Sính, Tạp chí Xây dựng Đảng số 3 năm 2012; Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài của Ngô Minh Tuấn, Tạp chí Xây dựng Đảng số 7 năm 2012… Các công trình và bài viết trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến công tác đào tạo cán bộ nữ, nêu lên được yêu cầu cần thiết và bước đầu tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện. Hai là, các công trình, bài viết về công tác đào tạo cán bộ nữ trên phạm vi toàn quốc như: Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 - 1995 trong việc thực hiện chính sách cán bộ nữ, Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử của Ngô Thị Ngọc Oanh, Hà Nội - 1996; Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp là cuốn sách chuyên khảo của Trương Thị Thông và Lê Kim Việt. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2010; Nghĩ về Đảng và công tác cán bộ của Hà Văn Tải, Nhà xuất bản Nghệ An - 1999; Quy hoạch đào tạo cán bộ nữ lãnh đạo, quản lí của Trần Thị Hương, Tạp chí Xây dựng Đảng số 1 năm 2005; Giải pháp luân chuyển cán bộ nữ của Võ Thị Mai, Tạp chí Xây dựng Đảng số 2, 3 năm 2005; Vấn đề tuổi cán bộ nữ của Võ Thị Mai, Tạp chí Xây dựng Đảng số 5 năm 2005; Đề xuất một số quan điểm về tăng cường năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội của Nguyễn Đình Tấn, Tạp chí Nghiên cứu con người số 6 năm 2005; Công tác cán bộ nữ trong tình hình mới của Hà Thị Khiết, Tạp chí Cộng sản số 5 năm 2005; Tình hình tham gia công tác quản lí nhà trường đại học Việt Nam của đội ngũ cán bộ nữ của Trần Thị Bạch Mai, Tạp chí Xây dựng Đảng số 5 năm 2005; Cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nguyễn Thị Hải, Tạp chí Xây dựng Đảng số 10 năm 2006; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể của Phạm Thu Huyền, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2006; Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành phố của Trần Hậu Thành, Tạp chí Xây dựng Đảng số 7 năm 2006; Vai trò của cấp uỷ trong công tác cán bộ nữ của Trần Thị Hương, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2006; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước của TS.Nguyễn Văn Du, Tạp chí Xây dựng Đảng số 3 năm 2012; Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị ở Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giáp, Tạp chí Xây dựng Đảng số 9 năm 2012… Các bài viết đã nêu ra thực trạng của công tác đào tạo cán bộ nữ, định hướng, nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ nữ, đồng thời tổng kết và chỉ ra những kinh nghiệm bước đầu của công tác đào tạo cán bộ trên phạm vi toàn quốc. Ba là, các bài viết về công tác đào tạo cán bộ nữ ở các địa phương như: Bến Tre - 10 năm thực hiện công tác cán bộ nữ của Nguyễn Văn Huỳnh, Tạp chí Xây dựng Đảng số 2, 3 năm 2005; Đảng bộ Quảng Bình với công tác cán bộ nữ của Lê Viết Thắng, Tạp chí Xây dựng Đảng số 7 năm 2004; Mười năm Long An thực hiện cán bộ nữ của Nguyễn Nam Việt, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2004; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải bắt đầu từ phát triển nguồn nhân lực của Nguyễn Văn Điều, Tạp chí Xây dựng Đảng số 3 năm 2011; Bốn giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Đồng Nai của Thái Bảo, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2011; Hà Nội đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Lan Phương, Tạp chí Xây dựng Đảng số 9 năm 2012… Các bài viết đã phần nào tổng kết những kết quả của địa phương trong công tác đào tạo cán bộ nữ và nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Bốn là, các bài viết đề cập đến công tác đào tạo cán bộ nữ ở tỉnh Nghệ An như: Từ thực tiễn công tác đào tạo cán bộ nữ ở Nghệ An của Nguyễn Đăng Thành, Tạp chí Xây dựng Đảng Số 10 năm 2006; Kinh nghiệm đánh giá cán bộ ở Nghệ An của Lê Doãn Hợp, Tạp chí Xây dựng Đảng số 5 năm 2005... Các bài viết đã phần nào chỉ ra thực trạng công tác đào tạo cán bộ nữ của tỉnh Nghệ An, và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề cán bộ nữ, nhưng chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề đào tạo cán bộ nữ nói chung cũng như về vấn đề đào tạo cán bộ nữ ở các địa phương nói riêng. Đặc biệt là đối với một tỉnh đất rộng, người đông như ở Nghệ An thì chưa có một công trình nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đối với công tác đào tạo cán bộ nữ. Do vậy, những công trình trên là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 2010”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 2010, làm sáng tỏ sự quán triệt và vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, từ đó góp thêm cơ sở lịch sử cho việc tiếp tục đào tạo cán bộ nữ của tỉnh Nghệ An có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An có ảnh hưởng đến công tác đào tạo cán bộ nữ. - Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đối với công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 2010. - Đánh giá một cách khách quan thành tựu, hạn chế khiếm khuyết của quá trình lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tổng kết thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Chủ trương và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000 đến năm 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Công tác đào tạo cán bộ nữ gồm nhiều nội dung: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lý luận chính trị, đào tạo học vấn… Do hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ trên phương diện chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác đào tạo cán bộ nữ trong phạm vi tỉnh Nghệ An Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2010 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tài liệu Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu là các văn kiện đại hội, hội nghị trung ương Đảng, các nghị quyết, báo cáo tổng kết, các phân tích đánh giá của Đảng và Nhà nước; Các văn kiện đại hội, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2000 đến năm 2010, các báo cáo tổng kết về công tác đào tạo cán bộ nữ, bài viết liên quan về tỉnh Nghệ An và các tài liệu khảo sát thực tế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, luận văn sử dụng phương pháp luận sử học kết hợp với phương pháp logic. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: tổng hợp, so sánh, đối chiếu…, đặc biệt là phương pháp khảo sát thực tiễn. 6. Đóng góp mới của luận văn - Về mặt khoa học: Góp phần hệ thống khái quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về đào tạo cán bộ nữ của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Từ đó khẳng định tính đúng đắn của Đảng về chính sách cán bộ nữ. - Về mặt thực tiễn: Tổng kết về công tác đào tạo cán bộ nữ của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2000 đến năm 2010, góp phần tổng kết thực tiễn một lĩnh vực quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ NỮ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, truyền thống phụ nữ tỉnh Nghệ An và yêu cầu khách quan của công tác đào tạo cán bộ nữ. 1.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, truyền thống phụ nữ tỉnh Nghệ An. Nghệ An là một tỉnh phía Bắc miền Trung, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước 16.490 km2(2011). Phía Bắc Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên giới 196,13 km, Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên giới 92,6 km, phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài 419 km, phía Đông có bờ biển dài 82km. Tỉnh có địa hình đa dạng và phức tạp, trong đó 64% diện tích là miền núi, 23% là trung du, 13% còn lại là đồng bằng và ven biển. Nhiều vùng trong tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông, suối và có hướng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tỉnh có mật độ sông suối dày (bình quân 0,7 km/km2) và có độ dốc lớn, do đó thường xuyên xảy ra lũ lụt, nhất là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Nghệ An là một trong những tỉnh có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước. Hằng năm, nhận được lượng bức xạ mặt trời rất lớn với tổng bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 23,90C, cao nhất là 430C và thấp nhất là 200C. Tháng nóng nhất là tháng 7 do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang hiệu ứng phơn làm nhiệt độ tăng đột ngột, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình năm của tỉnh là 1.800 - 2.000 mm. Do đó Nghệ An được mệnh danh là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Khí hậu khắc nghiệt cộng với địa hình phức tạp nên hàng năm thiên tai thường xuyên xảy ra trên cả ba vùng của tỉnh. Vùng ven biển với chiều dài hơn 80 km, mỗi năm phải chịu trung bình từ 3 đến 4 cơn bão. Hầu hết các cơn bão vào Việt Nam đều ảnh hưởng tới Nghệ An. Vùng đồng bằng thường ngập úng vào mùa bão lụt lại khô hạn vào mùa hè, gây ảnh hưởng lớn đến lao động sản xuất. Đã có những năm tỉnh mất trắng cả vụ mùa do ngập lụt. Vùng núi thường xuyên bị lũ quét, lũ ống và sạt lở đất, không những gây thiệt hại nặng nề về tài sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Dân số Nghệ An tính đến năm 2011 có hơn 2,9 triệu người. Sau nhiều lần thay đổi và phân chia đơn vị hành chính đến nay tỉnh có 20 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 2 thị xã 17 huyện, trong đó 11 huyện miền núi) với 478 xã, phường, thị trấn. Đồng bào miền núi hơn 1,4 triệu người, trong đó các dân tộc thiểu số trên 40 vạn người. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nghệ An luôn được nhắc đến với truyền thống anh dũng, kiên cường, bất khuất trong chống ngoại xâm, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, phòng chống thiên tai. Nơi đây cũng được coi là một trong những cái nôi của cách mạng, là mảnh đất anh hùng, là địa bàn gây dựng nên nhiều phong trào yêu nước. Nghĩa quân của Tây Sơn đã dừng chân nơi đây để tập hợp quân sĩ. Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 cũng nổ ra mạnh mẽ nơi đây. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Nghệ An trở thành mảnh đất thép chống trả, đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ. Là huyết mạch quan trọng để quân và dân miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Do ở vào vị trí xung yếu của đất nước cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã hun đúc truyền thống yêu nước, đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái. Mỗi khi có giặc ngoại xâm hay bị thiên tai tàn phá, người Nghệ An lại đoàn kết, hiệp lực, không ngại hy sinh gian khổ, cùng nhau chống giặc và lao động xây dựng cuộc sống, góp công, góp của, góp người giúp đỡ nhau, ủng hộ các nhà yêu nước, hưởng ứng các phong trào cách mạng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng ở Nghệ An nói riêng. Bên cạnh truyền thống yêu nước, đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương nhau, tỉnh còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Lịch sử Nghệ An đã chứng kiến nhiều người học giỏi, đỗ cao ra giúp làng, giúp nước. Họ có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng, lịch sử văn hóa của dân tộc như: Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Sắc, Đặng Thai Mai, Đặng Thúc Hứa... Hiện nay, cơ cấu dân số của tỉnh có hơn một nửa là phụ nữ, chiếm tới 51,7% (2011). Vì vậy, người phụ nữ luôn có một vai trò đặc biệt, không chỉ trong công cuộc xây dựng, phát triển ngày hôm nay mà còn thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử của quê hương xứ Nghệ. Lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển của Nghệ An luôn gắn liền với vai trò của người phụ nữ. Những cuộc chiến tranh hàng thế kỷ kéo dài triền miên, để giành được chiến thắng một phần tất yếu là do vai trò của người mẹ, người vợ, người chị... ở nhà đã đảm đang mọi công việc hậu phương để chồng con, cha anh yên tâm đánh giặc ở tiền tuyến. Trong thời kỳ phong kiến, lễ giáo cố sức thắt chặt người phụ nữ vào cỗ xe tam tòng, tứ đức những vẫn không thể ngăn cản được vai trò của phụ nữ. Họ không chỉ tham gia phục vụ đánh giặc, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quê hương, dân tộc, chống lại sự đồng hoá mà chính quyền phương Bắc đang cố áp đặt. Tiêu biểu nhất cho người phụ nữ thời kỳ này là nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bà sinh ra ở làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An. Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm với phong cách độc đáo, khẳng định tính tinh tế của ngôn ngữ dân tộc và vai trò bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Khi thực dân Pháp xâm lược nhằm thôn tính Việt Nam, Nghệ An là một trong những địa phương kiên cường chống giặc ngoại xâm. Người phụ nữ ưu tú nhất của tỉnh lúc này là Nguyễn Thị Minh Khai. Chị là nữ Đảng viên Cộng sản đầu tiên của Nghệ An, người đã có công tuyên truyền, giác ngộ, dìu dắt và giới thiệu kết nạp nhiều đảng viên thuộc lớp đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Nghệ An như các chị Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhã... Tháng 7 năm 1935, chị Nguyễn Thị Minh Khai được Đảng cử đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Năm 1936 chị được cử vào Xứ ủy Nam Kỳ làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ngày 20 tháng 7 năm 1941 chị bị địch bắt, chúng đã dùng mọi cực hình tra tấn nhưng chị vẫn không hề khuất phục. Ngày 28 tháng 8 năm 1941, thực dân Pháp đã xử bắn chị khi người con gái kiên trung của xứ Nghệ mới tròn 31 tuổi. Trong những ngày đấu tranh sôi sục của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, Hội phụ nữ giải phóng đã được thành lập. Hội đã được đông đảo các tầng lớp phụ nữ tích cực hưởng ứng và tự nguyện gia nhập. Đội ngũ hội viên ngày càng phát triển. Cuối năm 1930 toàn tỉnh mới kết nạp được 816 hội viên nhưng đến tháng 4 năm 1931 đã tăng lên 6.000 hội viên. Thời kỳ này các tầng lớp phụ nữ Nghệ An tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ngày một đông và hăng hái chưa từng thấy. Toàn tỉnh có 2.752 cán bộ nữ hoạt động, chị em đã gia nhập tổ chức Tự vệ đỏ, Nông hội đỏ, tham gia biểu tình, giải truyền đơn đòi quyền dân sinh dân chủ. Tiêu biểu trong cuộc biểu tình hàng vạn người ngày 12 tháng 9 năm 1930 ở Hưng Nguyên, người chỉ huy là chị Nguyễn Thị Phia quê ở làng Trung Cần, Nam Trung, Nam Đàn. Trong phong trào tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Đoàn phụ nữ cứu quốc Nghệ An đã tham gia nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ Việt Minh, tích cực tham gia các đội tự vệ, võ trang giành chính quyền. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công đem lại sự đỏi đời cho phụ nữ, từ thân phận nô lệ, chị em đã trở thành những người làm chủ xã hội, phát huy tài năng, tham gia các hoạt động xã hội, tự đứng ra lãnh trách nhiệm cho giới mình, lựa chọn những đại biểu nữ xứng đáng giới thiệu tham gia các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Chị Tôn Thị Quế, người chiến sĩ Xô viết tiêu biểu cho phong trào phụ nữ Nghệ An được vinh dự là một trong mười đại biểu nữ được bầu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chị em nữ công nhân trong tỉnh đã cùng nam giới chuyển hàng nghìn tấn máy móc, thiết bị lên các huyện vùng núi Thanh Chương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn... để tiếp tục kháng chiến. Phụ nữ toàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng công tác chăm sóc thương binh, đỡ đầu bộ đội, mua công phiếu kháng chiến... Trong phong trào đỡ đầu bộ đội, cả tỉnh huy động 28/21 triệu đồng do Trung ương Hội giao. Đặc biệt trong cuộc vận động mua công phiếu kháng chiến, phụ nữ tỉnh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi. Bước vào công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong phong trào “Thi đua 5 tốt”, phụ nữ Nghệ An đã nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, công tác, phát huy nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đạt năng suất chất lượng tốt, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đặc biệt, trong những năm đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc và tăng cường cuộc chiến tranh miền Nam, hưởng ứng lời kêu gòi của Trung ương Hội, tiếng hát phong trào “Ba đảm đang” đã vang khắp ruộng đồng, nông trường xí nghiệp nhà máy, trường học và các nẻo đường ra tiền tuyến. Hàng vạn phụ nữ Nghệ An thuộc mọi lứa tuổi, thành phần, ở miền xuôi cũng như miền ngược đã đứng lên đảm nhận nhiệm vụ hậu phương để chồng, con, cha, anh đi chiến đấu, công tác, đồng thời sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tính đến năm 1972, toàn tỉnh đã có 5.542 gia đình có 3 con trở lên đi bộ đội, 222 gia đình cả 2 vợ chồng ở trong quân ngũ. Từ năm 1964 đến năm 1972 có trên 40.000 nữ thanh niên đã hăng hái tham gia dân quân tự vệ. Ngoài ra, cả tỉnh có gần 18.000 chị em thanh niên xung phong phục vụ các chiến trường. Tên tuổi và chiến công của các nữ thanh niên xung phong ngày đêm bám trụ trên các trọng điểm giao thông như 12 cô gái của “Tiểu đội thép” Truông Bồn, 15 cô gái Tổ bảo dưỡng giao thông Khe Tỳ, 100 cô gái của Đại đội 333 phụ trách tuyến đường Bến Thuỷ - Cầu Cấm đã trở thành huyền thoại. Các cơ sở dịch vụ nằm ở các vị trí trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ những năm 1971 - 1972 do cán bộ nữ làm quản lý lãnh đạo như Cửa hàng ăn uống Bến Thuỷ của nữ Anh hùng Lao động Hoàng Thị Liên, Cửa hàng ăn uống Trà Bồng của chị Nguyễn Thị Đại… ở Thành phố Vinh, là những địa chỉ thân thuộc của các chiến sĩ lái xe trên các nẻo đương vận chuyển hàng tiếp viện cho tiền tuyến ở mặt trận quân khu IV. Trong những năm tháng oanh liệt này, chị em được thử thách, rèn luyện và trưởng thành về nhiều mặt. Lực lượng phụ nữ đảm nhận công tác ở hậu phương có 19 chị là Phó Chủ tịch huyện, 63 Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, 115 huyện ủy viên, 26 Bí thư Đảng ủy, 83 Chủ tịch xã, 412 Phó Chủ tịch xã đều phát huy tốt vai trò, khả năng của mình trên các mặt hoạt động. Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An khoá VI năm 1974 đã khẳng định: Cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ Nghệ An đã lớn mạnh về ý thức tư tưởng. Hơn 22 vạn chị em xuất sắc được nhận danh hiệu Ba đảm đang và Chiến sĩ hai giỏi, hàng trăm chị em và đơn vị nữ được tặng huân chương các loại, nhiều chị được công nhận là chiến sĩ thi đua và có 4 người được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang. Đây là những chị tiêu biểu cho tinh thần, ý chí, tài năng, trí tuệ và tình cảm cách mạng của phụ nữ Nghệ An. Cũng tại Đại hội này, Tỉnh uỷ Nghệ An đã tặng bức trướng ghi dòng chữ “Phụ nữ Nghệ An trung dũng, đảm đang, chống Mỹ cứu nước và xây dựng xã hội”. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, những người phụ nữ quê hương Xô viết đã một thời dũng cảm đi vào trong máu lửa để phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, nay lại tiếp tục đảm đang, gánh vác những công việc của thời kỳ mới, góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, bão lũ. Đảm đang công việc gia đình, gánh vác bộn bề công việc xã hội, trạng thái luôn luôn đối phó với thiên tai, địch hoạ, người phụ nữ gắn bó với bà con cộng đồng. Phụ nữ đã nương tựa vào nhau, giúp nhau trong khi vất vả, gian nan, hoạn nạn và cũng chính từ ở đó tình tương thân, tương ái được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết, đăc biệt là khi có sự quan tâm, định hướng của cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Mỗi năm chị em đã hỗ trợ nhau hàng trăm tấn thóc, hàng ngàn con lợn giống, hàng vạn ngày công lao động, xây dựng được nguồn quỹ trẻ thơ để giúp đỡ con em các gia đình khó khăn được đi học. Thông qua các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, từ năm 1996 đến 2000, phụ nữ toàn tỉnh đã cho nhau vay không lấy lãi 10.594.000.000đ, 62.370 con giống và 1.765 tấn thóc, xây dựng 2.976 tổ tín dụng, tiết kiệm. Đặc biệt, thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động xây dựng “Mái ấm tình thương” cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh đã tiết kiệm tiền, gạo, các vật chất khác trị giá 9,3 tỷ đồng giúp cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn, hoạn nạn… Với vị trí địa lý xung yếu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã hun đúc truyền thống yêu nước, kiên cường, đoàn kết, hiếu học... cho các thế hệ cách mạng Nghệ An nói chung và phụ nữ Nghệ An nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ thôi thúc đội ngũ cán bộ nữ của Tỉnh không ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn, học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. 1.1.2 Yêu cầu khách quan đối với công tác đào tạo cán bộ nữ Bước sang thế kỷ XXI, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi phức tạp, đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ nữ. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Phong trào phụ nữ quốc tế có những bước phát triển mới. Bình đẳng giới, phát triển và hoà bình tiếp tục là mục tiêu hành động mang tính toàn cầu. Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có những tiến bộ. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội ổn định. Quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng. Chính phủ có chiến lược và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Bên cạnh đó, tình hình đất nước vẫn còn nhiều khó khăn nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế mà nguyên nhân chủ yếu là nguồn nhân lực. Ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng đã làm cho cả thế giới phải kinh ngạc về sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế nhờ vào chính sách đúng đắn về phát triển nguồn trí lực. Đó là một kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Muốn vậy, công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học phải đưa lên hàng đầu. Đặc biệt là vấn đề nâng cao năng lực của cán bộ nữ vì ở Việt Nam đội ngũ cán bộ nữ vẫn chưa được coi trọng. Kinh tế tri thức đang diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới, đó chính là mục tiêu, là động lực để lực lượng cán bộ nữ vươn lên, tự khẳng định vị thế của mình. Do dó cần phải có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cán bộ nữ theo kịp thời đại, chủ động vận dụng được khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế tri thức vào lãnh đạo, quản lý. Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác đào tạo cán bộ nói chung và đào tạo cán bộ nữ nói riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương chính sách quan trọng về vấn đề này. Ngay từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò của phụ nữ. Người nói: “Xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia” và “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” [54, tr. 289].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan