Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ BÁO CÁO KHẢO SÁT THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC...

Tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC

.PDF
38
253
85

Mô tả:

BÁO CÁO KHẢO SÁT THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC
Nhóm tư vấn: Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) BÁO CÁO KHẢO SÁT THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC Tháng 12, 2012 Mục lục Lời cảm ơn .............................................................................................................................................. Các từ viết tắt .......................................................................................................................................... 1. Giới thiệu ..........................................................................................................................................1 1.1. Bối cảnh ..................................................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của khảo sát ..............................................................................................................................1 2. Phương pháp......................................................................................................................................1 2.1. Tìm kiếm thông tin qua mạng internet......................................................................................................2 2.2. Phỏng vấn nhà cung cấp thiết bị...............................................................................................................2 2.3. Phỏng vấn sâu bổ sung đối với các công ty thiết bị ...................................................................................2 2.4. Khảo sát qua thư .....................................................................................................................................3 2.5. Khảo sát người sử dụng thiết bị ...............................................................................................................3 3. Kết quả khảo sát ................................................................................................................................3 3.1. Tổng quan về sử dụng KSH trên thế giới .................................................................................................3 3.1.1. Đốt cháy trực tiếp và sử dụng nhiệt ..........................................................................................................4 3.1.2. Sản xuất điện...........................................................................................................................................6 3.1.3. Tinh chế KSH .........................................................................................................................................6 3.2. Sử dụng KSH tại Việt Nam .....................................................................................................................7 3.2.1. Một số ứng dụng chính ............................................................................................................................7 3.2.2. Business opportunities .............................................................................................................................7 3.2.3. Tiềm năng phát triển ứng dụng KSH tại Việt Nam ...................................................................................8 3.3. Thiết bị KSH tại Việt Nam ......................................................................................................................8 3.3.1. Các nhà sản xuất và phân phối chính........................................................................................................8 3.3.2. Giấy chứng nhận cho các thiết bị KSH...................................................................................................11 3.3.3. Giá bán lẻ các thiết bị KSH....................................................................................................................12 3.3.4. Mạng lưới phân phối thiết bị KSH .........................................................................................................13 3.3.5. Tỷ lệ các thiết bị KSH được sử dụng ở các tỉnh ......................................................................................13 3.3.6. Mức độ phổ biến của các thương hiệu ....................................................................................................14 3.3.7. Đánh giá một số thiết bị chính của người sử dụng KSH ..........................................................................15 3.3.7.1. Bếp đôi .........................................................................................................................................15 3.3.7.2. Bếp gang ......................................................................................................................................19 3.3.7.3. Bếp gas đơn – tự chế .....................................................................................................................19 3.3.7.4. Đèn KSH ......................................................................................................................................20 3.3.7.5. Đèn sưởi vật nuôi ..........................................................................................................................22 3.3.8. Lời khuyên từ các nhà cung cấp thiết bị và cán bộ KSH cho việc lựa chọn và bảo dưỡng thiết bị KSH ....23 3.4. Kết luận và khuyến nghị ........................................................................................................................24 3.4.1. Kết luận ................................................................................................................................................24 3.4.2. Khuyến nghị..........................................................................................................................................26 4. Phụ lục ............................................................................................................................................28 5. Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................................34 Lời cảm ơn Nhóm tư vấn của Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) gửi lời cảm ơn tới nhóm chuyên gia kỹ thuật của Văn phòng Dự án khí sinh học (KSH): Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Điều phối viên Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, Ông Lê Anh Đức – Chuyên gia kỹ thuật về khí sinh học, và Tổ chức Phát triển Hà Lan: Bà Dagmar Zweber – Cố vấn, đã hỗ trợ, cung cấp thông tin để xây dựng công cụ, phương pháp, hỗ trợ khảo sát tại địa phương, cũng như đã nhận xét, góp ý cho Báo cáo khảo sát thiết bị KSH. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới cán bộ tại Văn phòng KSH các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nam Định, Bình Định, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi,thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang và Bà Rịa-Vũng Tầu đã hoàn thành bộ câu hỏi khảo sát qua thư. Nhóm tư vấn xin chân thành cảm ơn các công ty: Hùng Vương, Nam Bộ, Minh Tuấn, Nhật Long, Việt Trung, Thanh Trúc và Môi Trường Xanh đã dành thời gian trả lời các câu hỏi khảo sát của nhóm tư vấn. Chúng tôi không thể hoàn thành báo cáo khảo sát thiết bị KSH này nếu không có sự hợp tác giúp đỡ của các công ty. Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các hộ gia đình và Cán bộ điều phối viên chương trình KSH ở các tỉnh Bắc Ninh, Tiền Giang, Nam Định đã tham gia, giúp đỡ nhóm tư vấn hoàn thành khảo sát đánh giá các thiết bị KSH tại hiện trường. Các từ viết tắt BP Dự án khí sinh học BPD Văn phòng dự án khí sinh học CHP Máy kết hợp chạy điện và đốt nóng GHG Hiệu ứng nhà kính KSH Khí sinh học LPG Khí đốt hóa lỏng MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan 1. Giới thiệu 1.1. Bối cảnh Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2012” được tài trợ bởi Chính phủ Hà Lan do Văn phòng Dự án KSH trung ương (BPD) thực hiện duới sự chỉ đạo của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD) phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV). Mục tiêu tổng thể của Dự án là: (i) Khai thác có hiệu quả công nghệ KSH và phát triển một ngành KSH bền vững mang tính thị truờng ở Việt Nam; (ii) Ðóng góp vào sự phát triển nông thôn, bảo vệ môi truờng thông qua việc cung cấp nguồn năng luợng sạch và rẻ tiền cho nguời dân nông thôn, cải thiện sinh kế, và sức khỏe của nguời dân nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính (GHG). Từ năm 2003 đến hết năm 2011, Dự án đã hỗ trợ xây dựng trên 114.200 công trình KSH qui mô hộ gia đình. Bằng công nghệ KSH việc xử lý chất thải trong chăn nuôi đã được cải thiện, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, cải thiện vệ sinh và điều kiện môi trường sống. KSH sinh ra đuợc sử dụng để thay thế nhiên liệu thông thuờng như củi, than, khí đốt hóa lỏng (LGP), dầu hỏa và phụ phẩm nông nghiệp dùng trong đun nấu. Ngoài tác dụng dùng để nấu ăn, KSH có thể đuợc sử dụng để thắp sáng, chạy bình đun nuớc nóng, chạy máy phát điện và các hoạt động tạo ra thu nhập khác. Gần đây, các thiết bị sử dụng KSH chủ yếu ở các hộ dân là bếp, đèn và một vài thiết bị khác như đèn sưởi, nồi cơm và máy phát điện. Tuy nhiên, kết quả của khảo sát nguời sử dụng KSH tiến hành năm 2010 – 2011 chỉ ra rằng, có hơn 42% hộ dân được khảo sát cho biết họ phải sửa chữa hoặc thay thế thiết bị sử dụng KSH sau một thời gian ngắn sử dụng vì chất luợng thấp của các thiết bị này. Mặt khác, có tới 42,4% hộ dân được khảo sát cho biết họ mong muốn có thêm nhiều lựa chọn khi mua thiết bị để tận dụng KSH sinh ra. Thông tin về thị trường thiết bị, về những ưu điểm cũng như nhược điểm của các thiết bị có trên thị trường là rất cần thiết để cung cấp thông tin bổ sung và chính xác cho các hộ dân có công trình KSH. Thông tin này sẽ đuợc sử dụng để cung cấp cho nguời sử dụng về giá trị gia tăng của KSH và tiềm năng tạo thêm thu nhập cho hộ dân thông qua việc sử dụng KSH. Những đặc điểm cơ bản của sản phẩn, nhà cung cấp, và các thông tin khác được phản ánh trong khảo sát thiết bị này. 1.2. Mục tiêu của khảo sát Nhằm xác định, đánh giá và cung cấp thông tin về thiết bị KSH và các ứng dựng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và các đại lý (đã hoạt động được ít nhất 2 năm). 2. Phương pháp Khảo sát được chia làm hai giai đoạn riêng biệt: nghiên cứu tài liệu và khảo sát tại hiện trường. Ở giai đoạn nghiên cứu tài liệu, nhóm tư vấn tìm hiểu thông tin về các thiết bị KSH, nhà sản xuất, nhập khẩu, các đại lý đang có trên thị trường Việt Nam và thị trường thế giới. Nghiên cứu tài liệu cũng nhằm mục đích đưa ra thông tin cơ bản về chất lượng thiết bị, quy mô sản xuất của các nhà Page | 1 sản xuất lớn tại Việt Nam. Thông tin có được từ nghiên cứu tài liệu sẽ được dùng để xây dựng công cụ khảo sát đánh giá thiết bị đang có trên thị trường hiện nay. Việc tìm kiếm thông tin cho nghiên cứu tài liệu được nhóm tư vấn thực hiện chủ yếu thông qua mạng internet. Các tài liệu về biogas, trang web của các nhà sản xuất được thu nhập để tổng hợp thông tin. Khảo sát hiện trường được hiện thông qua phỏng vấn với: nhà cung cấp thiết bị KSH, cán bộ KSH cấp tỉnh, và hộ gia đình sử dụng các thiết bị sinh học. 2.1. Tìm kiếm thông tin qua mạng internet Đối với thị trường thiết bị tại Việt Nam, nhóm tư vấn đã tìm kiếm các trang web của những nhà cung cấp trên internet để thu thập thông tin. Nhiều công ty không có trang web cũng được xác định thông qua tư vấn với các chuyên gia KSH. Ngoài ra những loại tài liệu nổi tiếng về KSH cũng được thu thập để tìm hiểu và nghiên cứu. Những tài liệu về KSH được thu thập bao gồm: - Sách về KSH - Các tài liệu về dự án KSH - Các báo cáo thử nghiệm thiết bị - Các trang web về các chương trình KSH - Các trang web của các nhà cung cấp thiết bị KSH 2.2. Phỏng vấn nhà cung cấp thiết bị Tất cả các nhà cung cấp thiết bị KSH được xác định bởi nhóm tư vấn đã được phỏng vấn qua điện thoại. Có mười công ty được xác định trên toàn quốc đó là: bảy công ty ở phía Bắc, hai công ty ở phía Nam và một công ty ở miền Trung. Các cuộc phỏng phẩn được thực hiện theo mục đích sau: - Xác minh thông tin nhận được từ internet - Phân loại các công ty theo nhà sản xuất và người cung ứng - Thu thập thông tin về nguồn gốc các thiết bị và các bộ phận của thiết bị - Xác định quy mô sản xuất của các công ty - Xác định địa bàn bán thiết bị của các công ty - Phân loại những thương hiệu đã có chứng nhận chất lượng Nhóm tư vấn dựa vào thông tin thu thập được để quyết định sản phẩm của công ty nào sẽ được lựa chọn khảo sát tại hiện trường. 2.3. Phỏng vấn sâu bổ sung đối với các công ty thiết bị Trên cơ sở các thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, các công ty có quy mô sản xuất lớn nhất đã được lựa chọn cho các cuộc phỏng vấn sâu hơn (xem phụ lục 5 về quy mô sản xuất). Các công ty này là Hùng Vương, Nam Bộ và Minh Tuấn. Thêm vào đó, Việt Trung và Nhật Long cũng được lựa chọn để khảo sát bởi vì họ là những công ty duy nhất có sản xuất bếp với nhiều Page | 2 cải tiến hơn hẳn so với các công ty khác. Để so sánh các thiết bị được sản xuất tại Việt Nam và sản phẩm từ Trung Quốc, công ty Thanh Trúc đã được lựa chọn để phỏng vấn bởi họ nhập tất cả các thiết bị sản xuất từ Trung Quốc. Như vậy, nhóm tư vấn đã lựa chọn sáu công ty để phỏng vấn đó là: Hùng Vương, Nam Bộ, Nhật Long, Việt Trung và Thanh Trúc ở miền Bắc, Minh Tuấn ở miền Nam (xem thêm câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục 1). 2.4. Khảo sát qua thư Sau khi thảo luận với BPD, 21 tỉnh có số lượng hầm KSH được xây dựng nhiều nhất đã được lựa chọn để khảo sát qua thư với cán bộ KSH cấp tỉnh, và đã có 16 tỉnh phản hồi trong khảo sát này. Trong 16 tỉnh, bảy tỉnh phía Nam, bốn tỉnh miền Trung và năm tỉnh phía Bắc. Những tỉnh phía Bắc bao gồm: Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Nam Định. Các tỉnh miền Trung là Bình Định, Quảng Nam, Đắk Lắc và Quảng Ngãi. Các tỉnh và thành phố phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang và Bà Rịa-Vũng Tầu. (Xem thêm bảng hỏi các cán bộ cấp tỉnh tại phụ lục 2). 2.5. Khảo sát người sử dụng thiết bị Sau khi khảo sát cán bộ cấp tỉnh, nhóm tư vấn và BPD đã lựa chọn một số thương hiệu phổ biến nhất và một thương hiệu địa phương đề khảo sát. Các thương hiệu được khảo sát là Hùng Vương, Nam Bộ, Minh Tuấn và Nhật Long. Việc khảo chỉ tập trung vào các thiết bị hiện đang được dùng nhiều nhất ở Việt Nam như là bếp đôi, bếp đơn đúc bằng sắt, các bếp sản xuất ở địa phương, đèn KSH và đèn sưởi vật nuôi (xem thêm chi tiết ở phần phụ lục 6). Cuộc khảo sát dùng hai phương pháp chính: phỏng vấn sâu được thực hiện với những người dùng để đánh giá chất lượng, tính bền vững, những lợi thế và hạn chế và những vấn đề chính của mỗi thương hiệu (xem bảng hỏi ở phần phụ lục 3). Vận hành của các thiết bị KSH đã được quan sát để có đánh giá sâu hơn thương hiệu này. 3. Kết quả khảo sát 3.1. Tổng quan về sử dụng KSH trên thế giới Các công trình KSH tạo ra hai sản phẩm: phụ phẩm KSH và năng lượng KSH. Quá trình phân hủy phụ phẩm KSH trong các công trình KSH dẫn đến sự phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ (phân động vật) thành các hợp chất vô cơ và khí metan (Teodorita Al Seadi, 2008) được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. KSH cũng có thể được dùng làm năng lượng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm nguồn KSH và nhu cầu địa phương. Nhìn chung, KSH có thể được dùng trong các sản phẩm sinh nhiệt bằng cách đốt cháy, sản xuất điện qua các pin năng lượng hoặc máy tua-bin nhỏ, máy phát điện kết hợp nhiệt và năng lượng hoặc nhiên liệu xe cộ (Teodorita Al Seadi, 2008) (xem biểu đồ 1). Với mục đích nghiên cứu các thiết bị KSH, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các thiết bị KSH sử dụng trong các hộ gia đình. Page | 3 Biểu đồ 1: Tổng quan về sử dụng KSH Nguồn: Biểu đồ được xây dựng dựa trên “Biogas End- Use” trong (Teodorita Al Seadi, 2008) và “Utilization of Biogas as Energy Resource” trong (FAO, 1996) 3.1.1. Đốt cháy trực tiếp và sử dụng nhiệt Đốt cháy trực tiếp trong các thiết bị đun nước hoặc nấu nướng là cách sử dụng KSH phổ biến nhất. Cách này được sử dụng rộng rãi cho các công trình KSH quy mô hộ gia đình ở rất nhiều nước trên thế giới.KSH có thể được đổt cháy để sinh nhiệt trực tiếp hoặc truyền qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng cuối cùng (Teodorita Al Seadi, 2008). a. Đun nấu Đun nấu là mục đích sử dụng quan trọng nhất của KSH tại các nước đang phát triển (FAO, 1996). Thiết bị nấu ăn là bếp đơn hoặc bếp đôi. Gần đây nồi cơm KSH cải tiến từ nồi cơm điện đã có mặt trên thị trường.Nồi cơm KSH có các chức năng hoàn toàn giống như nồi cơm điện. Page | 4 Ống dẫn khí Mâm đốt khí bên trong nồi Thiết bị đồ xôi Nồi cơm KSH: Ảnh chụp tại tỉnh Nam Định b. Thắp sáng KSH có thể được sử dụng làm đèn thắp sáng ở những khu vực không có hoặc thiếu điện. Nhìn chung, đèn một măng-sông được dùng trong nhà và đèn hai măng-sông có thể dùng ngoài trời. Đèn KSH tạo ra ánh sáng tương đương với đèn 40-100 nến (FAO, 1996) c. Đèn sưởi vật nuôi Phiên bản cũ của đèn sưởi vật nuôi có cơ chế làm việc giống như đèn thắp sáng. Gần đây, đèn sưởi được cải tiến để tăng độ bền.Đèn sưởi hiện nay hoạt đống giống như bếp KSH.Đèn sưởi KSH có thể được dùng vào nhiều mục đích khác nhau như ấp trứng gia cầm hoặc sưởi ấm cho vật nuôi ở những vùng lạnh. d. Bình đun nước nóng Bình đun nước nóng là một ứngdụng quan trọng khác của KSH. Tại các nước đang phát triển, các hộ gia đình có công trình KSH quy mô nhỏ thường sử dụng các bình đun nước nóng để tắm.Theo một nhà sản xuất tại Việt Nam, các bình làm nóng nước sử dụng KSH đang được bán trên thị trường được cải biến từ bình nóng lạnh chạy bằng gas thường (LPG). e. Làm lạnh Nhiệt KSH cũng có thể được sử dụng để chạy tủ lạnh với mục đích bảo quản thực phẩm hoặc cho máy điều hòa nhiệt độ.Theo Teodorita Al Seadi 2008, nhiệt KSH được sử dụng trong hệ thống điều hòa hai chiều.“Năng lượng đầu vào là nhiệt nóng, sau đó được chuyển hóa thành mát qua quá trình thấm hút bề mặt, nhờ đó tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ thông qua quá trình làm lạnh”.Tủ lạnh chạy bằng KSH đã được thử nghiệm thành công ở Nepal, các nhà nghiên cứu đã cải tiến tủ lạnh chạy bằng ngọn lửa dầu hỏa (FAO, 1996). Page | 5 3.1.2. Sản xuất điện KSH có thể sử dụng để phát điện thông qua một vài phương pháp bao gồm kết hợp nhiệt và điện (CHP), máy tua-bin nhỏ/gas KSH, pin năng lượng. Tất cả các phương pháp này hiện vẫn đang được phát triển ở nhiều nước.Máy phát điện KSH cải tiến từ máy phát chạy xăng được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thiết bị này chỉ phù hợp với các công trình KSH quy mô lớn hơn do công trình KSH quy mô hộ gia đình không có đủ lượng gas cần thiết để chạy máy. 3.1.3. Tinh chế KSH Tinh chế KSH là quá trình loại bỏ các tạp chất và các-bon đi-ô-xít trong KSH nhằm tăng tỉ lệ khí metan lên ít nhất 95%. KSH tinh chế được gọi là metan sinh học (biomethane), có thể sử dụng với mục đích tương tự như khí gas tự nhiên và có thể nén lại để sử dụng làm nhiên liệu xe cộ. Đây là tiềm năng sử dụng KSH rất lớn do những lợi ích kinh tế-xã hội của nó. Các nước Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ đã chế tạo ra các phương tiện giao thông chạy bằng khí metan sinh học và ngày càng tăng lên về số lượng. Ở Thụy Điển, 44% KSH sản xuất được sử dụng làm nhiên liệu xe cộ. Các loại xe có thể chạy hoàn toàn bằng động cơ metan sinh học hoặc động cơ kết hợp với nhiêu liệu khác. Rất nhiều ô tô cá nhân chạy bằng KSH là xe được chuyển đổi. Loại xe này được trang bị thêm một bồn chứa khí nén trong khoang hành lý, và hệ thống cấp khí, bên cạnh hệ thống nhiên liệu thông thường (Teodorita Al Seadi, 2008). Tại hội nghị chuyên đề được CENTECVietnam Thụy Điển tổ chức vào tháng 12 năm 2012, công ty Neo-Zeo của Thụy Điển, đã giới thiệu công nghệ tinh chế KSH di động sử dụng xe tải đi thu gom KSH thô từ các nông trại và được tinh chế ngay trên xe. Khí KSH tinh chế sau đó được bán làm nhiên liệu xe cộ. Theo giám đốc của Neo-Zeo, Tiến sỹ Petr Vasiliev, có thể lắp đặt hệ thống tinh chế di động cho một nhóm hộ gia đình/ trang trại có công trình KSH được nối với các đường ống để sản xuất ra một lượng gas tối thiểu 30m3 KSH thô/giờ. Công nghệ tinh chế KSH di động. Nguồn: Công ty Neo-Zeo, Thụy Điển Page | 6 3.2. Sử dụng KSH tại Việt Nam 3.2.1. Một số ứng dụng chính Chương trình “Dự án KSH cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam” đã được giới thiệu vào năm 2003 và đã được phát triển mở rộng với sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Hà lan, SNV. Chương trình tập trung vào việc hỗ trợ công trình KSH quy mô hộ gia đình do các ứng dụng KSH tại Việt Nam chủ yếu dành cho mục đích sử dụng tại hộ gia đình và nông trại, còn việc sử dụng KSH trong công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại, ở Việt Nam, KSH chỉ được sử dụng để đốt cháy trực tiếp hoặc sử dụng nhiệt. Vẫn chưa có nghiên cứu vào về quá trình tinh chế KSH để sử dụng như khí gas thông thường hoặc nhiên liệu xe cộ được thực hiện. Dưới đây là tóm tắt về ứng dụng KSH ở Việt Nam:  Nấu ăn: KSH được sử dụng chủ yếu để nấu ăn trong hộ gia đình có công trình KSH. Đây là lĩnh vực phát triển sử dụng KSH lớn nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây. Người sử dụng KSH đã dần dần thay thế gas tự nhiên (LPG), than củi bằng KSH để nấu ăn.  Thắp sáng: KSH cũng được sử dụng phổ biến ở Việt Nam với mục đích thắp sáng. Ở những khu vực chưa có điện, đây là mục đích sử dụng quan trọng của các công trình KSH. Ở những khu vực khác, đèn KSH được dùng trong trường hợp mất điện, hoặc đèn treo ngoài trời để tận dụng lượng khí gas thừa.     Sưởi cho vật nuôi:Ứng dụng này chủ yếu được áp dụng bởi các hộ gia đình chăn nuôi tương đối lớn. Đèn sưởi thường được dùng để sưởi ấm cho lượn con hoặc gia cầm vào mùa đông ở những tỉnh có khí hậu lạnh. Bình nước nóng KSH: Tại Việt Nam, hầu hết các gia đình sử dụng điện hoặc gas tự nhiên để đun nước, tuy nhiên khi bình nước nóng KSH có mặt trên thị trường, một số gia đình đã bắt đầu sử dụng thiết bị này thay thế cho thiết bị truyền thống. Nồi cơm KSH: Thiết bị này gần đây mới xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị này và thông tin về nó vẫn còn khá hạn chế với những hộ gia đình được phỏng vấn trong khảo sát thiết bị KSH 2012 (AMDI). Máy phát điện: Tại Việt Nam, thiết bị này đã được nhiều tổ chức khác nhau nghiên cứu từ năm 1996. Nhiều loại máy phát điện đã được sản xuất ở Việt Nam bao gồm các máy phát điện tích hợp, máy phát điện hai nhiên liệu, và máy phát điện KSH. Công suất của các máy phát điện có thể từ 1KW đến 20kW. Máy phát điện KSH có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng cho các trang trại lớn, tuy nhiên, nó chỉ hữu dụng cho các hộ gia đình có công trình KSH lớn vì nó đòi hỏi một lượng lớn KSH để hoạt động (BPD, 2009). 3.2.2. Business opportunities Ở Việt Nam, KSH không chỉ được sử dụng để phục vụ trong sinh hoạt gia đình mà còn được dùng trong kinh doanh. Từ kinh nghiệm của các chuyên gia KSH và thông qua khảo sát người sử dụng KSH năm 2012, KSH đã được sử dụng cho công việc kinh doanh quy mô hộ gia đình như sau:  Nấu thức ăn cho nhà hàng, quán ăn  Làm đậu phụ  Làm bún  Nấu rượu Page | 7  Sấy hành  Sản xuất đồ gốm sứ  Sao chè  Sấy vải  Ấp trứng 3.2.3. Tiềm năng phát triển ứng dụng KSH tại Việt Nam Một nghiên cứu về thị trường KSH tại Việt Nam được thực hiện bởi (SwedishCENTECVietnam, 2012) cho thấy tiềm năng phát triển KSH tại Việt Nam là rất lớn, nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả.Hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi và các trang trại quy mô hộ gia đình, KSH đã được phát triển đáng kể, và mỗi năm có hàng ngàn công trình KSH hộ gia đình được xây dựng.Tuy nhiên, đối với các trang trại quy mô vừa và lớn, KSH mới chỉ là giai đoạn phát triển ban đầu. Trung bình chỉ có 0,3% trong tổng số 17.000 trang trại vừa và lớn ở Việt Nam đã xây dựng hầm KSH. Do việc thực thi Luật Môi trường sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, nhiều trang trại sẽ cần các công trình KSH trong tương lai gần. Tương tự như vậy, một lượng rất lớn chất thải đô thị và chất thải xử lý nông nghiệp, chẳng hạn như đường và sắn, hiện chưa được sử dụng đúng mức.Các công ty tạo ra những loại chất thải này đang chịu áp lực lớn từ cả chính quyền trung ương và địa phương có hệ thống xử lý chất thải phù hợp.Điều đó sẽ tạo ra nhu cầu và động lực để xây dựng và sản xuất KSH tại Việt Nam (SwedishCENTECVietnam, 2012). Với công nghệ hiện tại ở Việt Nam, việc sử dụng KSH thô vẫn chưa đủ để tiêu thụ lượng KSH sản xuất ra. Do đó, cần phát triển nhiều hơn nữa các công nghệ tiên tiến để có thể sử dụng một cách đa dạng KSH trong tương lai gần. Từ việc nghiên cứu ứng dụng KSH trên thế giới, KSH có giá trị nhất là phát triển metan sinh học (KSH tinh chế) cho nhiên liệu xe. Do lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng giảm và giá của trở nên đắt hơn, metan sinh học là một nhiên liệu thay thế đầy tiềm năng. Metan sinh học làm nhiên liệu xeđang được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở Thụy Điển, vì vậy nóhoàn toàn có khả năng phát triển tại Việt Nam. Với công nghệ như hệ thống tinh chế KSH di động, sản xuất khí metan sinh học có nhiều tiềm năng tại Việt Nam, ngay cả với các công trình KSH quy mô hộ gia đình. Theo Công ty Neo-Zeo, 1m3 KSH thô có thể sản xuất 0,5 m3 metan sinh học. 1m3 metan sinh học tương đương với 1 lít xăng. Ở Thụy Điển, mặc dù metan sinh học có thể bán rẻ hơn so với xăng vẫn có thể tạo ra lợi nhuận. Để sản xuất metan sinh học sử dụng cho xe cộ tại Việt nam, cần có sự tham gia của các bên liên quan như Chính phủ (hỗ trợ quy định và chính sách), nhà cung cấp thiết bị KSH dành cho ô tô, nhà sản bình khí nén, công ty lắp đặt các trạm metan sinh học, và đặc biệt là khách hàng (taxi, công ty xe buýt). 3.3. Thiết bị KSH tại Việt Nam 3.3.1. Các nhà sản xuất và phân phối chính Qua tìm kiếm trên mạng internet, tham vấn với các chuyên gia KSH, và các công ty sản xuất (các công ty tự xác định những công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực tại địa phương), có 14 nhà Page | 8 cung cấp chính (bao gồm nhà sản xuất và bán lẻ) đã được xác định. Danh danh thông tin chi tiết các nhà cung cấp xem Phụ lục 4. Bên cạnh đó, qua khảo sát bằng thư điện tử (email) với Cán bộ điều chương trình KSH của các tỉnh đã xác định được 10 nhà cung cấp tại địa phương. Các nhà cung cấp này chỉ sản xuất/ bán các thiết bị KSH ở quy mô nhỏ tại địa phương (xem Phụ lục 7). Trong số các nhà cung cấp được xác định, hầu hết các công ty đều ở miền Bắc, một số công ty ở miền Nam và chỉ có một công ty ở miền Trung. Hiện tại, các thiết bị có mặt trên thị trường Việt Nam gồm có: bếp (đơn và đôi), bếp gang, đèn KSH, đèn sưởi cho vật nuôi, bình nước nóng KSH, nồi cơm KSH và máy phát điện. Hầu hết các nhà sản xuất đều bán bếp và đèn. Sáu nhà sản xuất tương đối lớn đã được xác định, trong đó năm nhà sản xuất tại miền Bắc và một tại miền Nam. Tất cả các công ty ở miền Bắc chỉ sản xuất bếp (đôi và đơn) trong khi công ty Minh Tuấn ở miền Nam sản xuất tất cả các loại thiết bị trên trừ đèn KSH. Các nhà sản xuất ở miền Bắc cũng có bán các thiết bị khác, nhưng hầu hết được nhập từ Trung Quốc qua thương nhân ở Hải Phòng.Công ty Nam Bộ nhập một số bộ phận bếp từ Malaysia.Công ty Thanh Trúc nhập tất cả các thiết bị từ công ty GuanXin ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Công ty Việt Trung chỉ sản xuất bếp gang và bán cho công ty Quang Huy hoặc Môi Trường Xanh. Page | 9 Bảng 1: Các nhà sản xuất chính tại Việt Nam và các loại thiết bị KSH có trên thị trường Bếp KSH Tên Công ty Bếp gang Đôi (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) Đèn sưởi/ úm gia cầm Bình nước nóng KSH Nồi cơm KSH Máy phát điện (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) Single (P= Sản xuất I= Nhập khẩu) Đèn Khu vực miền Bắc Môi Trường Xanh Hùng Vương Việt Trung P P P I I I I I P P P I I I I I I I P I I I I Nam Bộ P P P I I I I I I I I I I I I I Thanh Trúc Nhật Long P P I I I Khu vực miền Nam Minh Tuấn P P P P P P P Thông tin từ các cuộc phỏng vấn với các công ty cho thấy:  Công ty Môi Trường Xanh: Chỉ sản xuất bộ phận đánh lửa, các bộ phận khác được nhập từ Trung Quốc sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.  Công ty Hùng Vương: Sản xuất tất cả các bộ phận của bếp trừ bộ phận đánh lửa được nhập từ Trung Quốc.  Công ty Việt Trung: Sản xuất hầu hết các bộ phận của bếp, các bộ phận khác được nhập từ Trung Quốc  Công ty Nam Bộ: Sản xuất bộ phận đánh lửa, nắp và tất cả các bộ phận khung sườn, các phần khác nhập từ Trung Quốc và Malaysia.  Công ty Nhật Long: Sản xuất tất cả các bộ phận của bếp. Nhật Long là công ty duy nhất sản xuất bếp gang có núm đánh lửa.  Công ty Minh Tuấn: Sản xuất tất cả các bộ phận máy phát điện, các bộ phận của các thiết bị khác được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Công ty lắp ráp tất cả các thiết bị trừ đèn. Một số công ty lớn như Quang Huy, Cẩm Tuấn Phát, Hùng Việt, ... sản xuất bể composite KSH và cũng bán các thiết KSH khi lắp đặt bể composite cho người sử dụng. Các công ty này không sản xuất các thiết bị KSH mà nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc mua từ công ty Việt Trung. Page | 10 3.3.2. Giấy chứng nhận cho các thiết bị KSH Minh Tuấn là công ty duy nhất có chứng nhận chất lượng cho bếp KSH.Công ty có chứng nhận từ Quatest 3 tại tp.Hồ Chí Minh.Phỏng vấn với các công ty cho thấy thủ tục làm chứng nhận quá phức tạp, do đó họ không muốn mất thời gian công sức cho việc này. Quatest là cơ quan có thẩm quyền cung cấp chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm của các công ty tại Việt Nam. Quatest có ba chi nhánh, Quatest 1 tại Hà Nội, Quatest 2 tại Đà Nẵng và Quatest 3 tại tp. Hồ Chí Minh. Thủ tục để có được chứng nhận chất lượng cho thiết bị KSH được trình bày trong sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Quy trình cấp giấy chứng nhận cho một sản phẩm Tiếp xúc ban đầu Công ty trao đổi với Quatest để làm rõ sản phẩm muốn chứng nhận và thủ tục chứng nhận Yêu cầu chứng nhận Công ty gửi phiếu yêu cầu chứng nhận và ký hợp đồng chứng nhận sản phẩm với Quatest Lấy mẫu, thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình Lấy mẫu sản phẩm tại nơi sản xuất để thử nghiệm, đánh giá mẫu điển hình theo yếu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận Đánh giá điều kiện sản xuất Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất theo chuẩn quy định Cấp giấy chứng nhận sản phẩm Quatest cấp chứng nhận và dấu chứng nhận cho các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng Giám sát sau chứng nhận Quatest sẽ giám sát sản phẩm sau khi cấp chứng nhận (kiểm tra định kỳ 6 tháng) Nguồn: Quatest 3: http://www.quatest3.com.vn Thông tin chi tiết về cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm có thể xem tại trang web: Quatest 1 tại Hà Nội: http://www.quatest1.com.vn Quatest 2 tại Đà Nẵng: http://www.quatest2.com.vn Quatest 3 tại tp. Hồ Chí Minh: http://www.quatest3.com.vn Page | 11 3.3.3. Giá bán lẻ các thiết bị KSH1 Kết quả khảo sát tại 16 tỉnh cho thấy các thiết bị KSH của cùng một công ty có mức giá khác nhau ở các tỉnh khác nhau. Phỏng vấn với người sử dụng thiết bị ở Tiền Giang, Bắc Ninh và Nam Định cho thấy các hộ gia đình thường mua thiết bị từ các thợ xây công trình KSH cho họ. Tất cả những người được phỏng vấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không biết bất kỳ thương hiệu bếp gas nào. Họ cho rằng chỉ có một thương hiệu bếp là “bếp gas KSH”. Vì vậy, họ thường nhờ những thợ xây mua bếp cho họ và trả với mức giá những người này đưa ra. Ví dụ, ở Tiền Giang, bếp Minh Tuấn được một thợ xây ở thị trấn Mỹ Tho bán với giá 500.000 đồng, nhưng tại huyện Châu Thành, bếp cùng loại đã được bán với giá 650.000 đồng. Tỉnh Bắc Ninh, hầu hết các hộ gia đình mua bếp từ thợ xây khi họ lắp đặt công trình KSH, họ không nhớ bất kỳ thương hiệu nào nhưng họ biết có nhiều thương hiệu bếp khác nhau tại địa phương. Khi bếp của họ bị hỏng, họ tự đi mua một bếp khác thay thế tại địa phương mình. Do đó, giá bếp ở đây rẻ hơn nhiều so với tại tỉnh Tiền Giang. Ví dụ, bếp gas Nam Bộ có giá là 350.000 đồng ở Bắc Ninh, nhưng giá tại Tiền Giang là 550.000đồng. Khảo sát với các Cán bộ điều phối chương trình KSH cấp tỉnh cho thấy, giá của cùng một thương hiệu tại các tỉnh khác nhau là không giống nhau, thậm chí ngay trên cùng địa bàn tỉnh, giá cũng có sự chênh lệch. Giá cả không phụ thuộc vào vị trí địa lý mà phụ thuộc và những người thợ xây hoặc những thông tin mà người sử dụng có. Giá cụ thể các loại thiết bị được tóm tắt như sau (chi tiết xem Phụ lục 6):  Bếp gas đôi:Giá dao động từ 240.000 đồng đến 1.078.000 đồng. Giá thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và cao nhất là ở Quảng Ninh và Quảng Nam với cùng một thương hiệu bếp Hùng Vương. Giá phổ biến nhất là 400.000 đồng đến 500.000 đồng cho tất cả các thương hiệu.  Bếp gas đơn:Mức giá dao động từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức giá thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và giá cũng không biến động nhiều ở các tỉnh khác. Mức giá phổ biến nhất là khoảng 200.000 đồng với tất cả các thương hiệu.  Bếp gang: Giá dao động từ 140.000 đến 300.000 đồng. Mức giá thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và giá cũng không biến động nhiều ở các tỉnh khác. Mức giá phổ biến nhất là khoảng từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng với tất cả các thương hiệu.  Đèn KSH:Giá khoảng từ 50.000 đồng đến 120.000 đồng. Giá thấp nhất ở tỉnh Nam Định và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 60.000 – 80.000 đồng.  Đèn sưởi vật nuôi:Giá từ 120.000 đồng đến 380.000 đồng. Giá thấp nhất ở Long An và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 220.000 đồng đến 250.000 đồng.  Bình nước nóng KSH:Giá từ 600.000 đồng đến 2.100.000 đồng. Giá phụ thuộc vào công suất của bình và phụ thuộc vào người bán ở mỗi tỉnh. Giá thấp nhấp ở Tiền Giang và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 1.200.000 đồng đến 1.250.000 đồng. 1 Giá bán lẻ các thiết bị được cung cấp bởi các các kỹ thuật viên cấp tỉnh và được kiểm tra trong quá trình khảo sát Page | 12  Nồi cơm:Giá từ 400.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Giá thấp nhất ở Tiền Giang và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 450.000 đồng đến 650.000 đồng.  Máy phát điện:Giá từ 1.500.000 đồng đến 8.800.000 đồng. Mức giá phụ thuộc vào công suất máy phát điện. 3.3.4. Mạng lưới phân phối thiết bị KSH Mỗi công ty thiết bị KSH đều có mạng lưới phân phối sản phẩm ở một số tỉnh.Hùng Vương có mạng lưới phân phối ở 25 tỉnh, Nhật Long có mạng lưới phân phối tại 6 tỉnh (các công ty khác không cung cấp mạng lưới phân phối của công ty).Các nhà phân phối cấp tỉnh chỉ bán duy nhất sản phẩm từ một công ty mà họ ký hợp đồng.Vì vậy ở mỗi tỉnh đều có một số nhà phân phối đại diện cho các công ty khác nhau.Các nhà phân phối này sau đó bán sản phẩm cho những người bán lẻ ở huyện, xã hoặc thôn xóm.Ở hầu hết các tỉnh, nhừng người bán lẻ thường là thợ xây hầm KSH cho các hộ dân.Những người bán lẻ thường bán sản phẩm từ các công ty khác nhau.Vì vậy nếu người sử dụng KSH muốn mua được các thiết bị với giá cả phải chăng, họ nên tìm hiểu giá của các thiết bị từ nhiều công ty khác nhau và từ những người/ cửa hàng bán lẻ khác nhau trong khu vực. 3.3.5. Tỷ lệ các thiết bị KSH được sử dụng ở các tỉnh Với các công trình KSH hộ gia đình, thiết bị KSH chủ yếu dành cho mục đích nấu ăn; các thiết bị khác gần đây mới được phát triển và dần dần được người sử dụng KSH chấp nhận. Bảng 1: Tỉ lệ thiết bị KSH sử dụng ở mỗi tỉnh Bếp KSH Bếp Đèn Bếp Bếp gang Tỉnh đôi đơn (%) (%) (%) Đèn sưởi vật nuôi Nồi cơm Máy phát điện (%) (%) Bình nước nóng (%) (%) (%) Miền Bắc 69.0 61.4 43.6 25.0 7.0 1.7 1.1 2.5 Ninh Bình Bắc Ninh 95 30 40 8 4 4 3 2 30 67 3 2 1 0.3 0.3 0.2 Thanh Hóa 80 60 50 40 10 2 2 0.2 Quảng Ninh 90 100 80 40 5 2 0 10 Nam Định 50 50 45 35 15 0 0 0 90.0 42.8 37.5 22.5 2.5 1.3 2.0 0.9 100 80 40 20 10 5 2 3 Quảng Nam 60 40 30 40 0 0 0.8 0 Quảng Ngãi 100 1 80 10 0 0 5 0.5 Đắk Lắk 100 50 0 20 0 0 0 0 77.9 21.9 13.0 15.8 8.5 0.1 0.4 0.8 40 60 0 20 10 0 0 3 Miền Trung Bình Định Miền Nam Tp. Hồ Chí Page | 13 Minh Long An 90 8 1 0.5 0.2 0 0 0.2 Đồng Nai 85 15 5 15 2 0 0 0.8 Bến Tre 100 0 10 0.1 0.05 0.001 0.0013 0.008 Bà Rịa- Vũng Tàu Trà Vinh 100 30 40 50 40 0 0 0 70 30 10 5 5 0 0.8 1 60 10 25 20 2 1 2 0.6 Tiền Giang Tổng 79.0 42.0 31.4 21.1 6.0 1.0 1.1 1.4 Bảng trên cho thấy bếp gas đôi là thiết bị được sử dụng nhiều nhất với 79%, bếp gas đơn và bếp gang xếp tiếp theo với 42% và 31,4%. Khoảng 21,1% người phỏng vấn sử dụng đèn KSH. Khoảng 6% hộ gia đình sử dụng đèn sưởi KSH để sưởi ấm cho động vật hoặc ấp trứng gia cầm.Theo các nhà cung cấp, các thiết bị này được những người có các trang trại tương đối lớn sử dụng. Số lượng người sử dụng bình nước nóng KSH, nồi cơm và máy phát điện vẫn còn rất thấp ở tất cả các tỉnh, mỗi loại thiết bị chỉ chiếm khoảng 1% số lượng khảo sát ở tất cả các tỉnh. Đối với việc sử dụng bếp KSH, người dân ở miền Trung thường sử dụng bếp gas đôi nhiều hơn. Trái lại, người dân ở miền Bắc lại thích sử dụng bếp gas đơn, trong khi loại này lại ít được sử dụng ở miền Nam, đặc biệt là bếp gang. 3.3.6. Mức độ phổ biến của các thương hiệu Các công ty Hùng Vương, Nam Bộ và Minh Tuấn có số lượng khách hàng lớn nhất trên thị trường. Khảo sát với các tỉnh cho thấy Hùng Vương là thương hiệu phổ biến nhất, có mặt ở cả ba miền Việt Nam (Bắc, Trung và Nam) với các thiết bị được bán ở 12 trên 16 tỉnh thành. Nam Bộ và Minh Tuấn cũng là các thương hiệu nổi tiếng với các loại thiết bị được bán tại 6 trên 16 tỉnh thành.Trong khi công ty Nam Bộ cũng bán sản phẩm ở cả ba miền, công ty Minh Tuấn lại bán sản phẩm ở miền Nam và miền Trung.Thiết bị từ Trung Quốc cũng được bán ở khắp cả ba miền Việt Nam, tại 8 trên 16 tỉnh thành. Tuy nhiên người dân chỉ mua sản phẩm của Trung Quốc không được sản xuất tại Việt Nam như đèn, bình nước nóng KSH, đèn sưởi, nồi cơm, hay máy phát điện. Một thương hiệu khác cũng phổ biến ở miền Nam và miền Trung là bếp Asako được bán ở 3 trên 16 tỉnh. Các sản phẩm của các công ty khác chỉ bán trên phạm vi địa phương (1 tỉnh) (chi tiết xem tại phụ lục 7). Tại mỗi tỉnh, đều có mặt các thiết bị của các công ty khác nhau. Thông tin từ cán bộ các tỉnh cho thấy người sử dụng KSH thích sử dụng thương hiệu dựa trên ba yếu tố: giá cả, độ bền và hình thức. Bếp gas rẻ, bền và đẹp thường được người sử dụng thích hơn. Cán bộ tỉnh cũng được yêu cầu đánh giá thương hiệu được ưa chuộng nhất tại địa phương. Tỉ lệ cho thấy Hùng Vương là thương hiệu được ưa chuộng nhất với 8-10 (phụ thược vào từng sản phẩm) trong tổng số 16 người trả lời cho biết họ thích sử dụng thiết bị của Hùng Vương vì giá cả hợp lý, độ bền và mỗi loại thiết bị lại có nhiều loại khác nhau, như vậy họ có nhiều lựa chọn hơn. Công ty Nam Bộ và Minh Tuấn cũng được một số cán bộ tỉnh đánh giá cao. Mặc dù công ty Nam Bộ có Page | 14 mức giá khá cạnh tranh, thiết bị của công ty Minh Tuấn được đánh giá là bền hơn và tiết kiệm nhiên liệu. Với các sản phẩm của Trung Quốc, tất cả các tỉnh đều đưa sản phẩm Trung Quốc vào loại thiết bị được ưa chuộng vì không có một thương hiệu nào khác sản xuất loại thiết bị đó tại địa phương (chi tiết xem ở Phụ lục 8). Cần lưu ý là việc đánh giá này không nhất thiết là ý kiến của người sử dụng thiết bị mà là ý kiến của cán bộ tỉnh, những người có kinh nghiệm với thị trường KSH tại địa phương (xem đánh giá chi tiết các thương hiệu phổ biến trong phần sau). 3.3.7. Đánh giá một số thiết bị chính của người sử dụng KSH 3.3.7.1. Bếp đôi Phỏng vấn 29 người sử dụng bếp gas đôi cho thấy người sử dụng quan tâm nhất đến những tiêu chuẩn sau:  Độ bền bộ phận đánh lửa:Đối với người sử dụng, sự khác biệt duy nhất giữa bếp KSH tự chế và bếp KSH được các công ty bán là bộ phận đánh lửa. Bếp gas đôi tự chế được cải tiến từ bếp gas khí hóa lỏng (thường gọi là bếp gas công nghiệp) nhưng không có bộ phận đánh lửa, người sử dụng phải tự châm lửa khi bật bếp. Ở Tiền Giang, rất nhiều người mua bếp gascông nghiệp hỏng với giá 150.000 đồng và sau đó sửa lại thành bếp KSH. Nếu bộ phận đánh lửa bị hỏng, người sử dụng cho rằng hầu như không có sự khác biệt giữa Bếp sản xuất bởi các công ty và bếp tự chế. Độ bền của bộ phận đánh lửa là tiêu chuẩn quan trọng nhất với người sử dụng KSH. Bếp gas sản xuất bởi các công ty có núm vặn đánh lửa trong khi bếp tự chế chỉ có khóa gas mà không có bộ phận đánh lửa Bếp KSH sản xuất của các công ty  Bếp KSH tự chế Lửa xanh và chống cháy ngược:Nếu bếp có lửa màu vàng, sẽ dễ tạo ra muội đen trên các xoong nồi và không tối ưu hóa lượng gas đốt cháy. Người sử dụng không thích nồi bị đen vì họ sẽ phải cọ rửa thường xuyên hơn. Bếp có ngọn lửa xanh là một chỉ số chất lượng tốt. Bếp KSH sản xuất bởi các công ty thường có lỗ điều khí gần van gas dưới bếp. Nếu lỗ điều khí Khe chia lửa hoạt động tốt, bếp sẽ cho lửa màu xanh. Nếu đường dẫn khí bị tắc, bếp sẽ cho ngọn lửa vàng. Lỗ điều khí bị tắc nếu khe chia lửa ở mâm chia lửa quá hẹp hoặc người sử dụng không lau chùi thường xuyên. Nếu khe chia lửa bị tắc hoàn toàn, lửa sẽ bị cháy ngược lại đường dẫn không khí làm hỏng núm đánh lửa. Page | 15 Một thí nghiệm với bếp KSH tự chế tại địa phương có lỗ điều khí trong ống dẫn gass cho thấy nếu đường dẫn khí bị bịt, ngọn lửa có màu vàng, còn nếu đường dẫn này được mở ra, ngọn lửa màu xanh. Thí nghiệm được thể hiện trong hình sau: Bịt lỗ điều khí  Mở lỗ điều khí Bề rộng của bếp:Người sử dụng KSH thích các loại bếp đủ rộng để đặt hai nồi nấu/chảo lớn lên trên. Nếu bếp quá ngắn, người sử dụng chỉ có thể đặt lên một nồi lớn và 1 nồi nhỏ. Như vậy sẽ rất bất tiện. Ba tiêu chuẩn này là quan trọng nhất đối với người sử dụng.Chỉ có 2 trong tổng số 29 người được phỏng vấn quan tâm đến độ chắc chắn của khung bếp để đặt nồi nặng lên.Không có người được phỏng vấn nào coi lượng gas tiêu thụ là một yếu tố quan trọng. Dựa trên những tiêu chuẩn này, dưới đây là một số đánh giá về bếp KSH của một số công ty sản xuất tại Việt Nam:  Bộ phận đánh lửa:Hiện tại có hai loại đánh lửa, cơ (thường gọi mà đánh lửa gamato) và điện. Đánh lửa cơ đặt bên dưới mặt bếp. Ngọn lửa được bật lên ở khoảng giữa mâm đốt lửa. Khi bật bếp lên, ngọn lửa làm cháy gas từ đầu đốt. Theo một thợ xây ở Tiền Giang có kinh nghiệm sửa chữa và lắp đặt nhiều loại bếp khác nhau, lợi thế của của hệ thống đánh lửa cơ là nó khá đơn giản và hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng nào bên ngoài. Bộ phận này cũng có thể dễ dàng sửa chữa và thay thế với chi phí rất thấp. Một yếu điểm của đánh lửa cơ là ngọn lửa bùng lên ngay bên cạnh ống gas bên dưới bếp. KSH không được tinh chế có lẫn tạp chất có thể làm van gas không được đóng kín hoàn toàn, khí gas có thể bị xì ra nếu người sử dụng không khóa ống dẫn gas. Một người sử dụng ở Tiền Giang đã gặp phải vấn đề này trong quá trình sử dụng bếp gas Nam Bộ (đánh lửa cơ). Van gas không khóa chặt khiến gas bị xì ra khi người sử dụng tắt bếp. Page | 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan