Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa văn hóa trường đại học hạ lon...

Tài liệu Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa văn hóa trường đại học hạ long về phòng chống tệ nạn ma túy học đường

.DOCX
58
408
141

Mô tả:

Mục lục Mở đầu. Lí do chọn đề tài ……………………………. trang 6 Mục tiêu nghiên cứu………………………….. trang 9 Khách thể và đối tượng nghiên cứ……………… trang 9 Giả thiết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu ……….. trang 9 Phạm vi nghiên cứu…………………………....... trang 10 Phương pháp nghiên cứu ……………………….. trang 10 Đóng góp đề tài ……………………………….... trang 12 Cấu trúc đề tài…………………………………... trang 12 Nội dung Chương I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. trang 12 Chương 2. Thực trang và biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của sinh viên về phòng chống ma túy ở khoa Văn hóa trường ĐHHL … trang 25 Kết luận chung và kiến nghị …………………… trang 42 Phụ lục phiếu điều tra ………………………….. trang 50 “ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về phòng chống tệ nạn ma túy học đường ” 1. Lí do chọn đề tài : Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, cùng với những sự phát triển các hiện tượng văn hóa lành mạnh thì cũng song song tồn tại những thói hư tật xấu không thể chấp nhận được trong giới thanh thiếu niên trong đó có tệ nạn ma túy. Ma túy đã và đang là hiểm họa của loài người. Vấn đề ma túy không đơn thuần mà vô cùng phức tạp. Ma túy luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm hàng đầu . Nó không chỉ để lại những hệ lụy đau đớn đối với bản thân, gia đình người sử dụng mà còn trở thành hiểm hoạ đối với toàn xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước. Điều đáng lo ngại hơn cả là ma túy đang tấn công ngày càng mạnh vào môi trường học đường ; hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong đó, thế hệ trẻ luôn là sự quan tâm đặc biệt. Đây là vấn đè nóng bỏng nhất mà có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như Làm gì? Làm thư thế nào để ngăn chặn không cho ma túy xâm nhập vào trường học và chủ yếu là các đối tượng học sinh trong các trường . Cụm từ “Ma túy học đường” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, phần nào cho thấy tình trạng đáng báo động về việc học sinh, sinh viên lạm dụng chất gây nghiện ở trường học hiện nay. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn; các bạn học sinh, sinh viên không được bảo vệ kịp thời trước sự đe dọa của “tệ nạn ma túy ” Trong khi đó ma túy đang hàng ngày, hàng giờ rình rập để tìm mọi cách lôi kéo các bạn vào con đường nghiện ngập từ đó đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho những kẻ buôn bán ma túy. Tệ nạn ma túy đang phát triển một cách khó lường. Phòng chống, ngăn chặn và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ của tất cả mọi người, là mối quan tâm lo lắng của toàn nhân loại. Theo những điều tra gần đây cho thấy phần lớn các thanh thiếu niên bị nghiện ma túy đều không ý thức rõ về tác hại của ma túy. Trước thực trạng về tệ nạn ma túy trong xã hội đặc biệt là trong nhà trường nếu không được quan tâm thì chúng ta thật khó có thể tưởng tượng được những hậu quả kinh hoàng nào sẽ xảy đến. - Thực tiễn đối với nhận thức của sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ma túy ở học sinh, sinh viên; tuy nhiên có thể khẳng định rằng, một trong số những nguyên nhân hàng đầu, đó chính là do sự nhận thức của các bạn sinh viên về ma túy, tác hại của nó còn thấp và chưa đầy đủ. Vì thế nên việc đánh giá được thực trạng nhận thức của học sinh, sinh viên về ma túy hiện nay như thế nào; từ đó tập trung bổ sung những kiến thức còn thiếu cho các bạn cũng như những kỹ năng cần thiết để các bạn có thể tự bảo vệ mình trước hiểm họa ma túy học đường là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về phòng chống tệ nạn ma túy học đường ” Để phần nào đánh giá được thực trạng nhận thức ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên về ma túy hiện nay cũng như mong muốn chỉ ra được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của giáo dục về vấn đề này trong trường học. Từ đó có được những hướng giải pháp mới nhằm bổ sung nâng cao hiểu biết, kỹ năng liên quan đến ma túy cho các bạn học sinh sinh viên, Từ đó có được những hướng giải pháp mới nhằm bổ sung nâng cao hiểu biết, kỹ năng liên quan đến ma túy cho các bạn học sinh sinh viên; cũng như có những đề xuất giúp cho nhận thức của sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL trong trường học đạt được hiệu quả cao nhất. Lịch sử nghiên cứu . Trên thế giới Nghiện ma túy là một hiện tượng xuất hiện từ lâu đời trong xã hội loài người. Ngày nay, do tác hại của ma túy đối với xã hội, gia đình cũng như tác nhân người sử dụng diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và có tính chất phổ biến nên hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới, mang tính toàn cấu. Vì thế, phòng chống ma túy là một nhiệm vụ cấp bách được đặt ra cho mọi châu lục và mọi quốc gia. Năm 1950, 150 quốc gia trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma túy của Liên hợp quốc và nhất trí thông qua Cương lĩnh hoạt động toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống những quy định mang tính luật pháp, thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạt động phòng chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. . Trong nước Ở Việt nam, tình trạng nghiện, sử dụng ma túy và buôn bán ma túy đang thực sự là tệ nạn xã hội của mọi người, mọi nhà, mọi ngành đấu tranh phòng chống và đẩy lùi tệ nạn đang hủy hoại cuộc sống của con người. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tệ nạn ma túy như các tác giả Ngô Minh Hiến – “Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu của người phạm tội mua bán các chất ma túy ở trại giam Z30-Cục V60 Bộ công an”, Tác giả PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm – “Công trình nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma túy của trẻ vị thành niên”, Tác giả Tiêu Thị Minh Hương – “Thực trạng và thái độ đối với ma túy của sinh viên trường Đại học Lao đông thương binh và Xã hội” hay đề tài “Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy” của tác giả Lê Văn Luyện.. tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên hầu hết đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung về tệ nạn ma túy, rất ít công trình nghiên cứu dành riêng cho công tác giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên về phòng chống ma túy xâm nhập vào đời sống học đường, nhất là đề cập đến thức trạng tệ nạn ma túy và các biên pháp giáo dục phòng chống ma túy ở khoa Văn Hóa trường ĐHHL. Do vậy, việc nghiên cứu công tác giáo dục nâng cao hiểu biết nhận thức, trách nhiệm của sinh viên về phòng chống ma túy ở phạm vi giới hạn, cụ thể như khoa Văn Hóa trường ĐHHL là rất cần thiết. Tôi xin mạnh dạn thực hiện đề tài “Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long về tệ nạn ma túy học đường”, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác giáo dục phòng chống ma túy tại khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG KHOA VĂN HÓA BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long về phòng chống tệ nạn ma túy học đường ” CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NGUYỄN HẬU PHƯƠNG QUẢNG NINH, 2017   ĐỀ TÀI “ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long về phòng chống tệ nạn ma túy học đường ” SVTH : NGUYỄN HẬU PHƯƠNG “ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về phòng chống tệ nạn ma túy học đường ” Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô giáo bộ mô Tâm lý – Giáo dục học, đặc biệt là Th.s. ( ……… ), các thầy cô giáo trường Đại Học Hạ Long cùng toàn thể các bạn học sinh sinh viên trong khoa Văn Hóa đã nhiệt tình giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo bộ môn Tâm lý – Giáo dục học,đặc biệt là Th.s. ( ……… ), Các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn sinh viên trường Đại Học Hạ long đã tạo điều kiện và giúp tôi thực hiện đề tài này. Đây là đề tài khoa học đầu tay, mặc dù đã có nhiều cô gắng song vì kinh nghiệm còn ít cùng với khả năng chuyên môn chưa cao nên không thể tránh khỏi những sai sót về mọi mặt. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hạ Long, Ngày 10 Tháng12 Năm 2017 Tác giả Nguyễn Hậu Phương Danh mục các từ viết tắt GDPCMT: Giáo dục phòng chống ma túy TNCS HCM: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ĐHHL: Đại học Hạ Long GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo NXB: Nhà xuất bản NĐ- CP: Nghị định – Chính phủ TNXH: Tệ nạn xã hội Mục lục Mở đầu. Lí do chọn đề tài ……………………………. trang 6 Mục tiêu nghiên cứu………………………….. trang 9 Khách thể và đối tượng nghiên cứ……………… trang 9 Giả thiết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu ……….. trang 9 Phạm vi nghiên cứu…………………………....... trang 10 Phương pháp nghiên cứu ……………………….. trang 10 Đóng góp đề tài ……………………………….... trang 12 Cấu trúc đề tài…………………………………... trang 12 Nội dung Chương I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. trang 12 Chương 2. Thực trang và biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của sinh viên về phòng chống ma túy ở khoa Văn hóa trường ĐHHL … trang 25 Kết luận chung và kiến nghị …………………… trang 42 Phụ lục phiếu điều tra ………………………….. trang 50 “ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về phòng chống tệ nạn ma túy học đường ” 1. Lí do chọn đề tài : Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, cùng với những sự phát triển các hiện tượng văn hóa lành mạnh thì cũng song song tồn tại những thói hư tật xấu không thể chấp nhận được trong giới thanh thiếu niên trong đó có tệ nạn ma túy. Ma túy đã và đang là hiểm họa của loài người. Vấn đề ma túy không đơn thuần mà vô cùng phức tạp. Ma túy luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm hàng đầu . Nó không chỉ để lại những hệ lụy đau đớn đối với bản thân, gia đình người sử dụng mà còn trở thành hiểm hoạ đối với toàn xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước. Điều đáng lo ngại hơn cả là ma túy đang tấn công ngày càng mạnh vào môi trường học đường ; hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong đó, thế hệ trẻ luôn là sự quan tâm đặc biệt. Đây là vấn đè nóng bỏng nhất mà có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như Làm gì? Làm thư thế nào để ngăn chặn không cho ma túy xâm nhập vào trường học và chủ yếu là các đối tượng học sinh trong các trường . Cụm từ “Ma túy học đường” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, phần nào cho thấy tình trạng đáng báo động về việc học sinh, sinh viên lạm dụng chất gây nghiện ở trường học hiện nay. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn; các bạn học sinh, sinh viên không được bảo vệ kịp thời trước sự đe dọa của “tệ nạn ma túy ” Trong khi đó ma túy đang hàng ngày, hàng giờ rình rập để tìm mọi cách lôi kéo các bạn vào con đường nghiện ngập từ đó đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho những kẻ buôn bán ma túy. Tệ nạn ma túy đang phát triển một cách khó lường. Phòng chống, ngăn chặn và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ của tất cả mọi người, là mối quan tâm lo lắng của toàn nhân loại. Theo những điều tra gần đây cho thấy phần lớn các thanh thiếu niên bị nghiện ma túy đều không ý thức rõ về tác hại của ma túy. Trước thực trạng về tệ nạn ma túy trong xã hội đặc biệt là trong nhà trường nếu không được quan tâm thì chúng ta thật khó có thể tưởng tượng được những hậu quả kinh hoàng nào sẽ xảy đến. - Thực tiễn đối với nhận thức của sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ma túy ở học sinh, sinh viên; tuy nhiên có thể khẳng định rằng, một trong số những nguyên nhân hàng đầu, đó chính là do sự nhận thức của các bạn sinh viên về ma túy, tác hại của nó còn thấp và chưa đầy đủ. Vì thế nên việc đánh giá được thực trạng nhận thức của học sinh, sinh viên về ma túy hiện nay như thế nào; từ đó tập trung bổ sung những kiến thức còn thiếu cho các bạn cũng như những kỹ năng cần thiết để các bạn có thể tự bảo vệ mình trước hiểm họa ma túy học đường là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về phòng chống tệ nạn ma túy học đường ” Để phần nào đánh giá được thực trạng nhận thức ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên về ma túy hiện nay cũng như mong muốn chỉ ra được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của giáo dục về vấn đề này trong trường học. Từ đó có được những hướng giải pháp mới nhằm bổ sung nâng cao hiểu biết, kỹ năng liên quan đến ma túy cho các bạn học sinh sinh viên, Từ đó có được những hướng giải pháp mới nhằm bổ sung nâng cao hiểu biết, kỹ năng liên quan đến ma túy cho các bạn học sinh sinh viên; cũng như có những đề xuất giúp cho nhận thức của sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL trong trường học đạt được hiệu quả cao nhất. Lịch sử nghiên cứu . Trên thế giới Nghiện ma túy là một hiện tượng xuất hiện từ lâu đời trong xã hội loài người. Ngày nay, do tác hại của ma túy đối với xã hội, gia đình cũng như tác nhân người sử dụng diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và có tính chất phổ biến nên hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới, mang tính toàn cấu. Vì thế, phòng chống ma túy là một nhiệm vụ cấp bách được đặt ra cho mọi châu lục và mọi quốc gia. Năm 1950, 150 quốc gia trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma túy của Liên hợp quốc và nhất trí thông qua Cương lĩnh hoạt động toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống những quy định mang tính luật pháp, thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạt động phòng chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. . Trong nước Ở Việt nam, tình trạng nghiện, sử dụng ma túy và buôn bán ma túy đang thực sự là tệ nạn xã hội của mọi người, mọi nhà, mọi ngành đấu tranh phòng chống và đẩy lùi tệ nạn đang hủy hoại cuộc sống của con người. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tệ nạn ma túy như các tác giả Ngô Minh Hiến – “Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu của người phạm tội mua bán các chất ma túy ở trại giam Z30-Cục V60 Bộ công an”, Tác giả PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm – “Công trình nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma túy của trẻ vị thành niên”, Tác giả Tiêu Thị Minh Hương – “Thực trạng và thái độ đối với ma túy của sinh viên trường Đại học Lao đông thương binh và Xã hội” hay đề tài “Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy” của tác giả Lê Văn Luyện.. tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên hầu hết đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung về tệ nạn ma túy, rất ít công trình nghiên cứu dành riêng cho công tác giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên về phòng chống ma túy xâm nhập vào đời sống học đường, nhất là đề cập đến thức trạng tệ nạn ma túy và các biên pháp giáo dục phòng chống ma túy ở khoa Văn Hóa trường ĐHHL. Do vậy, việc nghiên cứu công tác giáo dục nâng cao hiểu biết nhận thức, trách nhiệm của sinh viên về phòng chống ma túy ở phạm vi giới hạn, cụ thể như khoa Văn Hóa trường ĐHHL là rất cần thiết. Tôi xin mạnh dạn thực hiện đề tài “Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long về tệ nạn ma túy học đường”, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác giáo dục phòng chống ma túy tại khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long 2. Mục tiêu nghiên cứu Từ nghiên cứu thực tiễn đề ra biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về ma túy giúp cho các bạn sinh viên sẽ có cái nhìn bao quát hơn, khách quan hơn về sự hiểu biết về ma túy. Trang bị những kiến thức đầy đủ về ma túy không chỉ giúp các bạn hiểu rõ về những tác hại của nó, biết cách bảo vệ mình và người thân trước hiểm họa ma túy . 3 .Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long về tệ nạn ma túy học đường 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức về ý thức trách nhiệm của học sinh sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về ma túy, phòng chống ma túy trong trường học. 4. Giả thiết khoa học Nếu sinh viên khoa văn hóa nhận thức được tác hại của ma túy, nguyên nhân dẫn đến tệ nạn này, cách phòng tránh, Ý thức được trách nhiệm của mình về vấn đề này thì hoàn toàn có thể đẩy lùi được ma túy ra khỏi trường học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này tập trung vào nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ sau: 5.1. Khảo sát cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 5.2. Nghiên cứu nhận thức và ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long về tệ nạn ma túy học đường. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác giáo dục, nâng cao khả năng nhìn nhận , nhận thức về phòng chống tệ nạn ma túy ở trường ĐHHL. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu ý thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về tệ nạn ma túy học đường đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy một cách hiệu quả ở khoa Văn Hóa trường ĐHHL 7. Phương pháp nghiên cứu Quan điểm phương pháp luận chỉ đạo quá trình nghiên cứu là đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc, tính biện chứng, tính lịch sử - lô gíc, tính khách quan và tính thực tiễn. 7.1. Nhóm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Nghiên cứu, phân tích khái quát các văn bản, tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xác định cách thức và phương pháp nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ. Nghiên cứu hồ sơ, số liệu cụ thể, các tổng kết đánh giá, các kết quả thu được qua các chương trình hành động của lực lượng công an, của các ban ngành liên quan, tình hình sử dụng ma tuý trong học sinh ( tài liệu do Bộ công an, Bộ Giáo dục công bố). Qua đó thấy được vấn những điều đã đạt và chưa đạt được của xã hội trong công tác đấu tranh với tệ nạn này nói chung cũng như trong trường học nói riêng. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này dung để hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu được chính xác hơn. Tìm hiểu sâu về nhận thức ,ý thức trách nhiệm ,thái độ của sinh viên với hoạt động PCMT thông qua việc phỏng vấn có định hướng từ trước. phỏng vấn các bạn sinh viên của khoa Văn Hóa trường DHHL 7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát nhận thức, ý thức trách nhiệm, công tác tuyên truyền về tệ nạn ma túy học đường cho sinh viên nhằm nâng cao nhận thứ cho sinh viên, việc tổ chức các chương trình giáo dục phòng chống ma túy ở khoa Văn Hóa trường ĐHHL 7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Nhằm hướng dẫn quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu. 7.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Xây dựng phiếu điều tra sinh viên: Chủ yếu điều tra, tìm hiểu nhận thức của các bạn sinh viên về giáo dục phòng chống ma túy của các bạn sinh viên trong khoa. - Xây dựng phiếu điều tra giáo viên: Tìm hiểu về nhận thức, kết quả các hoạt động giáo dục của nhà trường và các biện pháp giáo dục phòng chống ma túy từ phía giáo viên. 7.3. Nhóm Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thu được từ phương pháp phỏng vấn điều tra 8. Đóng góp của đề tài Ý nghĩa thực tiễn. Từ ý nghĩa lý luận trên qua đề tài này sẽ tổng hợp lại các biện pháp giáo dục phòng chống ma túy để góp phần nâng cao nhận thức, tác hại của ma túy, trách nhiệm cho sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL về tệ nạn này. 9. Cấu trúc của đề tài Chương I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Chương II. Thực trạng và một số biện pháp nâng cao nhận thức trách nhiệm công tác giáo dục phòng chống ma túy ở khoa Văn Hóa trường Đại Học Hạ Long. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số khái niệm 1.1 Khái niệm, phân loại và tác hại của ma túy. 1.1.1. Khái niệm ma túy Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 đã dành riêng một chương qui định các tội phạm về ma túy. Theo Bộ luật này, ma túy bao gồm nhựa cây thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca; lá hoa, quả cây cần sa,lá cây coca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; côcain; các chất ma túy khác ở dạng thể lỏng; các chất ma túy khác ở dạng thể rắn. Như vậy, chất ma túy là những chất đã được khoa học xác định và có tên gọi riêng. Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy(bao gồm danh mục quy định này kèm theo Công ước các năm 1961,1971,1988 của liên hợp quốc về kiểm soát ma túy) được quy định tại nghị định số 67/2001/NĐ – CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 133/2003/NĐ – CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ bổ sung một số chất vào danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ – CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ, gồm 228 chất ma túy và tiền chất. Việc xác định là chất ma túy, tiền chất được tiến hành qua trưng cầu giám định.[10] Theo từ điển tiếng Việt, ma túy là tên gọi chung có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện, ma túy là những chất mà người dùng nó một thời gian sẽ gây nghiện hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào thuốc. Luật phòng chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày 09/10/2000 quy định: chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành (khoản 1 điều 2). Từ các quy định của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể hiểu: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.[5. trang 18-19] 1.1.2. Phân loại ma túy. Các chất ma túy được chia thành nhiều nhóm dực trên những căn cứ nhất định phục vụ cho những mục đích khác nhau. Có nhiều cách phân loại nhưng có một số dạng phân loại cơ bản sau đây: [5. Tr. 19-21] - Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia thành ba nhóm: ma túy tự nhiên, ma túy tổng hợp, ma túy bán tổng hợp. + Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi tồng và các chế phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các các sản phẩm của thuốc phiện như moocphin, codein, narcotics; coca và các hoạt chất của nó như cocain; cần sa và các sản phẩm của cây cần sa v.v… + Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. ví dụ: heroin là chất ma túy tổng hợp từ moocphin… + Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy đã được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là các amphetamine…các chất ma túy tổng hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn các chất ma túy bán tổng hợp, các chất ma túy tổng hợp và ma túy bán tổng hợp được gọi chung là ma túy tổng hợp. - Căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng, ma túy được chia ra hai nhóm: ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp (ma túy nặng và ma túy nhẹ). + Ma túy có hiệu lực cao là ma túy chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (mức độ kích thích mạnh) và vài lần sử dụng là có thể gây nghiện( mức độ nghiện cao). + Ma túy có hiệu lực thấp là các chất ma túy khi sử dụng một lượng lớn và nhiều lần thì mới thay đổi trạng thái, tâm sinh lý và gây nghiện - Căn cứ vào tác dụng sinh lý trên cơ thể người, ma túy được chia ra thành tám nhóm sau: + Chất gây êm dịu, đê mê (các chất ma túy chính gốc). trong nhóm này là thuốc phiện và các chế phẩm (opiates) như moocphin, heroin, dionin, thebaine, methadone, dolarga… + Cần sa và các sản phẩm của cần sa. + Coca và các sản phẩm của coca. + Thuốc ngủ: có các loại như barbiturate, methaqualone và các chất mecloqualone… các chất này có tác dụng ức chế thần kinh. + Các chất an thần: bao gồm các chất thuộc dẫn xuất của benzodiazepine, meprobamat, hydroyin. + Các chất gây kích thích: bao gồm amphetamine và dẫn xuất của nó. + Các chất gây ảo giác điển hình gồm mescalin, nấm psilocybe và psilocylin, các chất dẫn xuất của etryptamine… + Dung môi hữu cơ và các thuốc xông. - Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau: + Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates). + Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cây cần sa (cannabis). + Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants). + Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants). + Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens). 1.1.3. Tác hại của ma tuý Khoản 8 – điều 2 – luật PCMT năm 2000 của nước ta ghi rõ: Tệ nạn ma túy bao gồm tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác liên quan đến ma túy. Như vậy, nói đến tác hại của ma túy được hiểu là tác hại do tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi khác liên quan đến ma túy gây ra đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.1.3.1. Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng: + Hệ tiêu hóa: người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch tiêu hóa giảm, họ thường cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón. + Hệ hô hấp: những đối tượng hít ma túy thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới. + Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp tim, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị sơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não Làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viễm tắc tĩnh mạch quá nặng, thầy thuốc phải cưa chân người bệnh để cứu tính mạng hoặc sau khi họ khỏi sẽ để lại di chứng teo cơ vĩnh viễn. + Hệ thần kinh: khi đưa ma túy vào cơ thể, ma túy sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế từng phần ở bán cầu đại não. Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động…) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy) viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân, tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ kích động dẫn tới tội ác, nếu dùng quá liều có thể bị ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê: ở trạng thái thần kinh sớm người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. ở trạng thái thần kinh muộn, người nghiện ma túy bị méo mó về nhân cách tạo nên sự ích kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tính cách, trách nhiệm cá nhân trong đời sống. Họ dần trở thành những con người liều lĩnh và tàn nhẫn. + Làm suy giảm chức năng thải độc: Trong cơ thể gan, thận là cơ quan chủ yếu đào thải chất độc. khi nghiện ma túy nhất là Heroin hai cơ quan này suy yếu ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn coe thể suy yếu, thường người nghiện hay bị các bệnh như: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận… dẫn đến tử vong. + Các bệnh về da: người nghiện ma túy bị rối loạn cảm giác da nên không cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợ cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắc lào, viêm da… + Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động: Người nghiện ma túy bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng quá liều có thể bị chết đột ngột. gây tổn hại về tinh thần, gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. + Gây tổn hại về kinh tế: sử dụng ma túy tiêu tốn nhiều tiền bạc. khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. + Về nhân cách: sử dụng ma túy làm người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. họ thường xa lánh nếp sống sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. để đáp ứng được nhu cầu bức bách về ma túy đối với bản thân, họ làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người…để có tiền mua ma túy thỏa mãn cơn nghiện. hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và pháp luật. Họ là những người bị tha hóa về nhân cách. 1.1.3.2. Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình: - Làm tổn thương tình cảm, lòng tự trọng của người thân trong gia đình do cảm thấy hổ thẹn với bạn bè, hàng xóm vì có người thân là người nghiện hút ma túy, bồn chồn… - Gia đình mất nguồn lao động chính. - Làm khánh kiệt tài sản trong gia đình do người nghiện đem đi bán lấy tiền mua ma túy sử dụng. - Người nghiện ma túy xa lánh người thân, sống ích kỷ, thu mình hưởng thụ thiếu trách nhiệm với gia đình, nhiều trường hợp còn phạm pháp (giết người…). 1.1.3.3. Tác hại của tệ nạn ma túy đối với kinh tế: - Hàng nghìn tỷ đồng bị người nghiện tiêu phí (ở việt nam, trung bình năm người nghiện ma túy sử dụng trên 6.500 tỉ đồng để mua ma túy sử dụng) - Hàng năm chi phí hàng nghìn tỉ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng chống ma túy và kiểm soat ma túy. - Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội về cả số lượng và chất lượng, làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế ngày càng tăng. - Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch. - Làm lũng đoạn và chi phối thị trường tiền tệ các nước. - Là nguyên nhân hình thành tổ chức Mafia. 1.1.3.4. Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự an toàn xã hội: - Tệ nạn ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm cướp, buôn bán ma túy, khủng bố…). - Tệ nạn ma túy là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm,cờ bạc…). - Gây bất ổn về tâm lý cho quần chúng nhân dân trên địa bàn. 1.1.4. Các nguyên nhân gây nghiện ma túy ở trẻ em và người lớn - Về chủ quan: do trình độ nhận thức thấp kém, thiếu những hiểu biết về ma túy, tò mò, bắt chước, đua đòi ăn chơi, ham tìm cảm giác lạ, muốn tỏ ra hòa đông với bạn bè. - Về khách quan: có thể lúc đầu sử dụng ma túy để chữa bệnh về sau thành thói quen, do tập tục địa phương, do bạn bè rủ rê, bị kẻ xấu, bọn buôn bán ma túy, kẻ đã nghiện ngập dụ dỗ, lôi kéo,… Đối với trẻ tuổi vị thành niên, nguyên nhân chủ yếu là do bản thân non nớt, chưa làm chủ được bản thân mình, dễ bị kích động, dễ bị dụ dỗ, mua chuộc. 1.2. Khái niệm về giáo dục phòng chống ma túy. Căn cứ vào chương trình quốc gia về phòng chống ma túy, chương trình phòng chống ma túy trong nhà trường, chúng ta có thể hiểu: Hoạt động giáo dục phòng chống ma túy gồm những hoạt động được tiến hành nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những kiến thức về ma túy, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan nhằm phát huy tính chủ động của mỗi người dân, tự nguyện cùng với cộng đồng tham gia phòng chống ma túy.[1] 1.3 Mục đích giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên về phòng chống ma túy cho sinh viên khoa Văn Hóa trường ĐHHL. - Làm cho sinh viên thấy bản chất và tác hại của ma túy đối với sức khỏe, nòi giống, kinh tế và nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. - Giúp cho sinh viên biết cách phòng chống ma túy cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Kiên quyết và tránh xa những điều kiện, hoàn cảnh có thể đưa con người đến với ma túy. - Giáo dục sinh viên tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy trong bạn bè và cộng đồng, làm trong sạch địa phương. 2. Nội dung giáo dục nâng cao hiểu biết nhận thức phòng chống ma túy ở khoa Văn Hóa trường ĐHHL Giáo dục phòng, chống ma túy trong trường học là những nội dung có liên quan tới những kiến thức về sinh học và sức khỏe, về đạo đức và pháp luật với những giá trị có liên quan đến sự phát triển của cơ thể, đến việc bảo vệ sức khỏe và lựa chọn cuộc sống lành mạnh. Cụ thể các nội dung đó là: 2.1. Công tác tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh tham gia phòng chống ma túy và xây dựng đơn vị trường học không có người sử dụng, nghiện ma túy và tội phạm ma túy - Tuyên truyền mạnh mẽ đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tác hại của việc sử dụng ma túy nhất là các chất ma tuý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất