Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục tại trường tiểu ...

Tài liệu Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

.PDF
20
1
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG – K27- NĂM 2021 Tên tiểu luận: QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG EMASI NAM LONG NĂM HỌC 2021 - 2022 Học viên: Lê Ngô Ngọc Nam Đơn vị công tác: Trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long, Quận 7, TP. HCM. TP.HCM, tháng 9 năm 2021 MỤC LỤC 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận ......................................................................................2 1.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................2 1.2. Cơ sở lý luận .........................................................................................................3 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................4 2. Phân tích tình hình thực tế về quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long ........................................................................5 2.1. Khái quát về trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long ................................5 2.2. Thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long ............................................................................................6 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long .......................7 2.4. Kinh nghiệm thực tế việc ứng dụng CNTT tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long .....................................................................................................................9 3. Kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long trong năm học 2021 – 2022 ......................................................................10 3.1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục về ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả ................................................................................................10 3.2. Xây dựng Kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT vào giảng dạy của Nhà trường trong năm học 2021 - 2022 ..................................................................................................11 3.3. Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo dành cho giáo viên về các nội dung chuyên sâu trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy ..................................................................12 3.4. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong suốt năm học ..............................................................................................................13 3.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm việc thực hiện ...........14 4. Kết luận và kiến nghị ..............................................................................................15 4.1. Kết luận ...............................................................................................................15 4.2. Kiến nghị đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ..................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................17 1 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1. Cơ sở pháp lý Thế kỷ XXI đánh dấu những bước khởi đầu của sự bùng nổ tri thức, khoa học và công nghệ. Trong đó, sự bùng nổ của Công nghệ Thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Ở nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP từ năm 1993 về phát triển CNTT, trong đó có nêu rõ: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.” Từ những nhận thức rất sớm về tầm quan trọng của CNTT, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào đời sống nói chung và giáo dục nói riêng như: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập Quốc tế; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025. Thực hiện chủ trương chung của Đảng và và Chính phủ, trong năm học 2021 – 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các văn bản về hướng dẫn thực hiện việc ứng dụng CNTT vào giáo dục như: Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 03 năm 2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 4096/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 9 năm 2021 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021 – 2022. Trong đó, có nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm: 1. Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành Giáo dục gồm: Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025. 2. Tăng cường các điều kiện đảm bảo và ứng dụng CNTT để tổ chức có hiệu quả các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình; góp phần duy trì các hoạt động dạy-học, kiểm tra, đánh giá của năm học 2021-2022 trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. 2 1.2. Cơ sở lý luận Với sự bùng nổ CNTT như hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi đa phương tiện vào quá trình dạy học là xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới. Trong hệ thống giáo dục phương Tây, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, việc áp dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học đã trở thành hiện thực. Thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng của CNTT bởi CNTT đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, tất cả các đối tượng với những hiệu quả mà CNTT đã mang lại, đặc biệt là trong giáo dục. Cụ thể là tất cả các đối tượng có thể giao tiếp trao đổi với nhau ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Việc thường xuyên sử dụng Công nghệ thông tin sẽ trang bị cho người sử dụng kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng có tác động to lớn và toàn diện tới cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy, và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng giáo dục hiện đại là sự thay đổi trong mô hình giáo dục khi lấy học sinh là trung tâm thay cho giáo viên như trong mô hình truyền thống. Khi đó, mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học đều tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh, từ đó cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh; trong khi giáo viên chỉ hướng dẫn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc. Để hiện thực hóa những giá trị cốt lõi trên, CNTT là một công cụ hữu hiệu. Như vậy, Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh. Không những thế, Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, góp phần tạo ra xa hội học tập. Ngoài ra, với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, công nghệ thông tin sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu của mỗi người, từ đó mà phát triển theo thế mạnh của từng người do cấu tạo khác nhau của các tiểu vùng vỏ não. 3 Như vậy, từ những hình thức đơn giản ban đầu, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ngày càng khẳng định được tính ưu việt vượt trội so với các phương tiện, đồ dùng dạy học truyền thống. CNTT và Internet đang là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, trở thành một cánh cửa góp phần nhanh chóng rút ngắn khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng miền. Trong quản lý giáo dục, nhờ CNTT, các khâu và nội dung của quá trình quản lý như: các khuôn khổ pháp lý; các mệnh lệnh quản lý; các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý như: đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí…; các hoạt động quản lý như hội họp, tổ chức thi và kiểm tra; các dữ liệu… đều được số hóa dưới dạng chuẩn; tổ chức cập nhật thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời và được lưu chuyển nhanh trên toàn hệ thống nên hoạt động quản lý hết sức thuận lợi và hiệu quả. Nó từng bước làm thay đổi phương thức quản lý nhà trường, quản lý hệ thống giáo dục. 1.3. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra ưu tiên cấp bách hiện nay là phải đổi mới giáo dục thông qua chuyển đổi kỹ thuật số nhằm giảm thiểu tình trạng bị gián đoạn giáo dục trong tương lai (như trong mùa đại dịch Covid-19 phải đóng cửa trường học, dạy học từ xa…). Bộ đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục tập trung và thống nhất có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và Big Data. Đây là cơ sở dữ liệu dùng chung và gồm toàn bộ hệ thống giáo dục cả nước, cho tới cả nhóm trẻ gia đình, mỗi cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục đều được cấp tài khoản truy cập CSDL quốc gia về giáo dục. Mỗi học sinh, sinh viên đều có mã định danh và sử dụng vĩnh viễn trong xã hội học tập suốt đời. Trong bối cảnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM cũng yêu cầu các trường chuyển đổi số ngay từ cấp học đầu tiên, đặc biệt là khối phổ thông. Chuyển đổi số sẽ giúp nhà trường tối ưu hóa công tác quản lý, giáo án điện tử, học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử, sổ chủ nhiệm…, đồng thời trang bị nhiều kỹ năng số cần thiết cho học sinh khi chuyển sang môi trường đại học và làm việc chuyên nghiệp. Năm học 2021 – 2022, dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM trong thời gian dài khiến cho các hoạt động giáo dục chuyển hoàn toàn sang hình thức trực tuyến, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM ban hành văn bản số 2380/SGDĐT-GDTrH ngày 31 tháng 8 năm 2021 về hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2021-2022 và văn bản số 2379/SGDĐT-GDTrH ngày 31 tháng 8 năm 2021 hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học đầu năm học 2021 – 2022, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy, học; nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động dạy học trực tuyến, làm nền tảng để xây dựng xã hội học tập; phối hợp xây dựng kho tài nguyên học liệu mở, hình thành mạng xã hội học tập trực tuyến miễn phí, phục 4 vụ nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của học sinh và nhu cầu học tập suốt đời của người dân cũng như có hướng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức dạy học trên Internet, hỗ trợ các học sinh không thể tham gia học tập trên Internet có thể học tập tại nhà. Xây dựng kịch bản tổ chức dạy học: trực tuyến, trực tuyến – trực tiếp, trực tiếp nhằm linh động ứng phó trước tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục còn gặp một số khó khăn như trang thiết bị CNTT, đường truyền, dịch vụ internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho toàn bộ các đối tượng tham gia hoạt động dạy học. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng về cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức giữa học sinh với các điều kiện cuộc sống khác nhau. Ngoài ra, thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin. 2. Phân tích tình hình thực tế về quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long 2.1. Khái quát về trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long Trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long là trường liên cấp Ngoài công lập được thành lập năm 2019 thông qua quyết định số 1497/QĐ–UBND ký ngày 18/4/2019 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở đặt tại địa chỉ: 147 đường số 8, Khu dân cư Nam Long, phường Tân Thuận Đông, quận 7. Đây là vị trí thuận tiện cho phép các phụ huynh sống tại khu dân cư cũng như các khu vực lân cận tránh được tình trạng giao thông đông đúc khi đưa đón học sinh đi học. Trường được xây dựng với tổng diện tích 8800m2 với thiết kế “xanh” cùng cơ sở vật chất hiện đại, tạo ra một môi trường học tập an ninh, an toàn, sạch đẹp. Hiện nay, nhà trường có 60 phòng học, mỗi phòng học đều có nhiều cửa sổ cũng như tường kính trong suốt hướng ra phía ngoài, có khả năng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên; vật liệu xây dựng và nội thất trong phòng đều không chứa các hợp chất bay hơi độc hại. Mỗi phòng học đều được trang bị bảng cảm ứng thông minh (smartboard), giúp tăng khả năng tương tác trong mỗi buổi học và dễ dàng hơn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong từng bài học. Bên cạnh đó, trường còn có hệ thống các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, các phòng chức năng hiện đại phục vụ dạy và học như: + Hệ thống 4 phòng thí nghiệm tối tân có tổng diện tích hơn 1000m 2 được đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn công nghệ, là nơi thực hành khoa học của học sinh và thực hiện các thí nghiệm chuyên sâu nâng cao năng lực của các giáo viên. 5 + Thư viện trường với diện tích hơn 1200m2 được thiết kế, với không gian đọc dễ chịu và yên tĩnh, với các kệ ngồi sát cửa sổ tận dụng ánh sáng tự nhiên; khu đọc sách phía ngoài với nhiều hàng cây và những đồi cỏ xanh mát. + Các phòng chức năng phục vụ dạy học các môn nghệ thuật như Phòng triển lãm nghệ thuậ; Phòng nhạc: bao gồm phòng học nhạc lý, các phòng học 1 kèm 1, các loại hình nhạc cụ đa dạng nhập khẩu từ nước ngoài, như: grand piano, piano, organ, bộ dàn trống; Phòng Hội họa; Phòng Khiêu vũ… + Nhà thể chất được đầu tư hệ thống trang thiết bị thể thao chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng không chỉ cho mọi hoạt động, sự kiện học tập và rèn luyện thể thao của cộng đồng trường mà còn trở thành nơi tổ chức các giải đấu thể thao đỉnh cao. + Hồ bơi trong nhà đạt chuẩn Quốc tế dài 25m, sử dụng hệ thống điện phân muối hiện đại để làm sạch nước và diệt khuẩn cùng hệ thống sưởi ấm tiên tiến. + Vườn sinh học trên tầng mái có diện tích lên tới 1.000 m2. Khu vực này bao gồm: vườn treo, nông trại, khu vực nuôi trồng – thí nghiệm. Năm học 2021 – 2022, nhà trường tuyển sinh được 32 lớp bao gồm 4 lớp 1, 4 lớp 2, 5 lớp 3, 4 lớp 4, 2 lớp 5, 2 lớp 6, 3 lớp 7, 2 lớp 8, 1 lớp 9, 1, lớp 10, 1 lớp 11 và 1 lớp 12 gồm tổng cộng 582 học sinh. Tổng số giáo viên giảng dạy chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo của trường là 37 giáo viên, trong đó 100% đều tốt nghiệp Đại học Sư Phạm và đều sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo văn bản, biết sử dụng và thiết kế các bài giảng điện tử. 2.2. Thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long đã có chuẩn bị nền tảng để có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy bao gồm đầu tư, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ cũng như thành lập Phòng CNTT gồm các chuyên trách có chuyên môn cao không chỉ về kỹ thuật hạ tầng, máy móc và còn về chuyên môn về sử dụng các phần mềm trong dạy học. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua học hiệu của trường đó chính là “I” trong EMASI đại diện cho Information Technology (Công nghệ thông tin), một trong những thế mạnh nhà trường muốn hướng tới. Về cơ sở hạ tầng CNTT, Nhà trường đầu tư riêng một phòng Server tiêu chuẩn với đầy đủ các tính năng sử dụng hệ tổng đài IP của Unify cùng với hệ thống lưu trữ SAN nhằm đảm bảo sự đồng bộ tối đa trong hệ thống. Bên cạnh đó, Nhà trường trang bị riêng và đồng bộ hơn 60 laptop cho 100% giáo viên, nhân viên của trường. Các laptop này được cài đặt đồng bộ với máy chủ của trường. Hệ thống mạng không dây được phủ toàn trường với hơn 100 điểm phát, sử dụng gói cáp quang doanh nghiệp của VNPT cũng như sử dụng đường leased line kết nối với các trường khác của cùng hệ thống. 6 Nhà trường cũng đầu tư 120 laptop dành cho học sinh sử dụng, trong đó 72 máy phục vụ cho việc thực hành các giờ Tin học và 48 máy lưu động sử dụng trong các tiết học khác do giáo viên đăng ký và yêu cầu. Nhà trường cũng trang bị hơn 30 Ipad cho học sinh Tiểu học và sử dụng tìm kiếm thông tin trong thư viện. Về phần mềm, Nhà trường mua bản quyền bộ Microsoft Office 365 và cấp tài khoản riêng cho 100% học sinh và giáo viên sử dụng. Trong các lớp học, Nhà trường đầu tư hơn 60 máy chiếu, trong đó hơn 50% là máy chiếu gần có thể sử dụng tính năng tương tác bằng bút tương tác, phòng thao giảng được trạng bị màn hình tương tác 69 inches cùng với các thiết bị âm thanh hiện đại. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu in ấn tài liệu học tập, Nhà trường cũng trang bị hệ thống gồm 5 máy in đa chức năng phục vụ hoạt động dạy học. Về việc quản lý ứng dụng CNTT, Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch cụ thể với sự tư vấn của các chuyên viên CNTT nhà trường để tổ chức các hoạt động tập huấn giáo viên, bảo trì, nâng cấp hệ thống một cách thường xuyên và ổn định. Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên chỉ đạo phòng CNTT tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề cho giáo viên để nâng cao trình độ thực hành CNTT trong đội ngũ. Tính riêng giai đoạn 2019 – 2021, Hiệu trưởng đã chỉ đạo tổ chức hơn 10 chuyên đề tập huấn về CNTT, bao gồm sử dụng các phần mềm của bộ Microsoft Office 365, cách soạn thảo bài giảng tương tác bằng Active Inspire, cách ghi hình Video bài giảng trực tuyến bằng OBS… Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phối hợp cùng Hội đồng cố vấn chuyên môn Tổ chức Hội thi “Ứng dụng CNTT trong nâng cao chất lượng chuyên môn” hằng năm trong đội ngũ giáo viên, thu hút sự tham gia nhiệt tình và đông đảo của giáo viên, từ đó nâng cao phong trào ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Như vậy, bên cạnh một số điểm chưa thật sự hiệu quả như chưa kết nối được với cơ sở dữ liệu của Sở hoặc một số bài giảng của giáo viên chưa thật sự có chất lượng cao và đồng đều nhưng về cơ bản, công tác quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long những năm vừa qua đạt kết quả đáng khích lệ nhờ vào sự đầu từ đồng bộ từ đầu và những chỉ đạo kịp thời của Hiệu trưởng nói riêng và Ban giám hiệu Nhà trường nói chung. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long 2.3.1. Điểm mạnh: Hiệu trưởng có trình độ cao, có kiến thức về CNTT và có định hướng chủ động trong ứng dụng CNTT vào quản lý. Trong năm học, Hiệu trưởng lập kế hoạch chi tiết và chỉ đạo thường xuyên cũng như theo dõi, kiểm tra một cách có hệ thống việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 7 Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng nhà trường luôn chỉ đạo việc phát triển, nâng cao và bổ sung các hình thức và nội dung giảng dạy trực tuyến đa dạng và có chất lượng cao. Hiệu trưởng cũng theo dõi, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo cung cấp đường truyền và các công nghệ kết nối tối ưu để giáo viên thực hiện ứng dụng CNTT hiệu quả. Giáo viên EMASI có khả năng tự biên soạn hệ thống tài liệu học tập trực tuyến được với chất lượng cao dưới nhiều hình thức đa dạng nhưng đồng bộ. Các bài soạn chi tiết với những chủ đề phù hợp với học sinh EMASI được kiểm duyệt kỹ lưỡng bởi Hội đồng cố vấn chuyên môn và Ban giám hiệu. Nhà trường xây dựng được website tài nguyên học tập do giáo viên biên soạn bao gồm các nội dung đa dạng từ những Videos hướng dẫn tự quay, bài giảng, phiếu học tập, hệ thống form kiểm tra trắc nghiệm và hệ thống bài tập tham khảo theo từng chủ đề. Chiến lược ứng dụng CNTT vào giáo dục của Nhà trường được xây dụng đồng bộ từ yếu tố hạ tầng CNTT của Trường, trang thiết bị phần cứng, công cụ và ứng dụng phần mềm và đặc biệt là là kỹ năng biên soạn, thực hiện giảng dạy online của đội ngũ Giáo viên. Chính sách ứng dụng CNTT vào giáo dục của nhà trường được xây dựng chi tiết nhằm mang sự an toàn và bảo mật thông tin tôn trọng bản quyền và đảm bảo việc triển khai dạy học trực tuyến được thực hiện hiệu quả nhất trên không gian mạng. 2.3.2. Điểm yếu: Tuy được đầu tư đồng bộ và tập huấn thường xuyên nhưng vẫn tồn tại một số giáo viên chưa chủ động sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chỉ tham gia ứng dụng những nền tảng cơ bản được yêu cầu hoặc sử dụng những bài giảng có sẵn trên Internet mà chưa đạt chất lượng quá cao. Do là trường Ngoài công lập mới được thành lập nên việc triển khai và đồng bộ những chỉ đạo từ Sở Giáo dục và Đào tạo đôi khi chưa được đầy đủ, chưa kết nối được đầy đủ với cơ sở dữ liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên và nhân sự thực hiện các báo cáo còn thiếu kinh nghiệm, chưa đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu chung. Chưa tổ chức việc sơ, tổng kết thường xuyên về việc ứng dụng CNTT trong toàn trường, chưa có hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp để khuyến khích việc sáng tạo chủ động trong thực hiện công tác ứng dụng CNTT. 2.3.3. Cơ hội: Chỉ đạo đồng bộ của các cấp lãnh đạo về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid ảnh hưởng tới việc học tập trực tiếp tại trường đã giúp Nhà trường có những chính sách phù hợp và thống nhất theo hướng dẫn chung. 8 Chủ đầu tư của Nhà trường rất quan tâm tới việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, kinh phí được đầu tư cho nền tảng CNTT hằng năm cao và ổn định, đảm bảo việc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và tổ chức các lớp tập huấn có chất lượng cao. Phụ huynh và học sinh ủng hộ chính sách ứng dụng CNTT của nhà trường, hợp tác với nhà trường trong đầu tư các thiết bị học tập tại nhà cho học sinh, phụ huynh kết nối tốt với nhà trường thông qua các nền tảng trực tuyến. 2.3.4. Thách thức: Tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp khiến cho việc học tập của học sinh chuyển hoàn toàn sang hình thức trực tuyến, từ đó ảnh hưởng chung tới kết nối mạng và chất lượng giảng dạy trực tuyến trong thời điểm hiện tại. Một số nền tảng lms đang quá tải gây khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong một số thời điểm. Vẫn có một bộ phận nhỏ phụ huynh chưa quan tâm nhiều tới việc học tập của con em tại trường. 2.4. Kinh nghiệm thực tế việc ứng dụng CNTT tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long Trong những năm học vừa qua, Nhà trường đã xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT bài bản dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và tư vấn tới từ các nhân sự phòng CNTT với nhiều kinh nghiệm xây dựng hệ thống CNTT cho các doanh nghiệp, trường học. Nhà trường cũng làm việc trực tiếp với các chuyên gia Microsoft để triển khai gói Microsoft Office 365 dành riêng cho trường học. Bộ phận chuyên trách về CNTT có chuyên môn cao, đã tạo tài khoản và tập huấn cho Giáo viên trong tuần tập huấn chuyên môn hằng năm và đặc biệt là trong tháng tập huấn giáo viên mới trước khi chính thức mở trường. Đặc biệt, Hiệu trưởng đã là người đi đầu, tiên phong trong việc ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo. Từ đó tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng và Giám sát Khối tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đảm bảo toàn bộ giáo viên đều sử dụng hiệu quả các bài giảng điện tử trong giảng dạy. Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ tưởng chuyên môn tổ chức các chuyên đề trao đổi về ứng dụng CNTT trong giảng dạy; xây dựng, khai thác tài nguyên để sử dụng vào bài giảng điện tử, đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý của các yếu tố CNTT; phát huy tối đa thế mạnh của yếu tố CNTT trong từng đơn vị kiến thức và tổng thể của toàn bài dạy. Từ đó, Tổ trưởng chuyên môn đã đưa nội dung trao đổi về ứng dụng CNTT vào các buổi họp chuyên môn để thảo luận nhằm tránh lạm dụng việc sử dụng yếu tố CNTT một cách không hợp lý, kém hiệu quả hoặc thiên về biểu diễn kỹ thuật công nghệ. 9 Không những vậy, Hiệu trưởng còn chỉ đạo Hội đồng cố vấn chuyên môn phối hợp với Ban giám hiệu Nhà trường tổ chức Hội thi: “Ứng dụng CNTT với yêu cầu nâng cao chất lượng chuyên môn” hằng năm nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo trong ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Hội thi đã thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo giáo viên. Từ đó có thể thấy việc quản lý ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long đạt được những thành công nhất định là do sự chỉ đạo sâu sát, có định hướng và kế hoạch cụ thể, mang tính đồng bộ cao về cả cơ sở vật chất lẫn yếu tố con người của Ban giám hiệu, trong đó có vai trò quan trọng của Hiệu trưởng. Bên cạnh đó, việc có đội ngũ giáo viên trẻ, thích ứng nhanh với công nghệ hiện đại cũng như sẵn sàng tìm tòi, khám phá những ứng dụng mới cũng khiến cho phong trào ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong đội ngũ nhà trường có những bước phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, do đặc thù là trường mới thành lập và là trường Ngoài công lập nên nhân sự của trường chưa ổn định, có sự thay đổi qua các năm học dẫn tới năng lực CNTT của giáo viên không đồng đều, gây khó khăn cho việc tập huấn hay hướng dẫn lại từ đầu để các giáo viên mới quen thuộc với hệ thống. Một số giáo viên chưa thật sự mặn mà với việc ứng dụng CNTT do mất thời gian và chưa có ý chí tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân. 3. Kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long trong năm học 2021 – 2022 Từ những kiến thức đã học, sau khi phân tích và nhận định về công tác quản lý việc ứng dụng CNTT tại đơn vị cũng như xác định các yêu cầu trọng tâm trong bối cảnh hiện nay, với vai trò là Hiệu trưởng Nhà trường, tôi sẽ tập trung vào các nội dung công việc như sau: 3.1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục về ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả Mục tiêu, kết quả cần đạt Giúp cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhận thức đúng đắn về các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hoạt động giáo dục, thấy được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên thế giới và trong nước, chỉ ra những tác động tích cực mà ứng dụng công nghệ thông tin có thể mang lại, từ đó sẵn sàng hơn với việc đổi mới tư duy, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục cho phù hợp. 10 Người thực hiện Hiệu trưởng Người phối hợp Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn Điều kiện thực hiện Thời gian: tháng 8/2021. Cách thức thực hiện Hiệu trưởng nghiên cứu các chỉ đạo của cấp trên, tham gia họp với Sở Giáo dục & Đào tạo để nắm vững các chỉ đạo về ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Hiệu trưởng tổ chức thảo luận và quán triệt trong Ban giám hiệu cùng với các Tổ trưởng chuyên môn về các chủ trương, chính sách chung về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Hiệu trưởng phổ biến các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trong cuộc họp chuyên môn đầu năm học. Tổ trưởng chuyên môn phổ biến chi tiết các nội dung chỉ đạo trong các cuộc họp tổ chuyên môn. Yêu cầu giáo viên xây dựng các mục tiêu ứng dụng CNTT của bản thân trong năm học. Dự kiến rủi ro, khó khăn Một số giáo viên chưa thật sự lắng nghe và nắm bắt các chỉ đạo chung, một số giáo viên thiếu quan tâm nên chưa nắm được đầy đủ các nội dung được triển khai. Biện pháp khắc phục rủi Gửi email đính kèm các văn bản cần nghiên cứu yêu cầu ro, khó khăn giáo viên đọc sau khi được triển khai. Nhắc lại các nội dung được triển khai trong các buổi họp của Tổ chuyên môn và Họp Hội đồng Sư phạm hàng tuần. 3.2. Xây dựng Kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT vào giảng dạy của Nhà trường trong năm học 2021 - 2022 Mục tiêu, kết quả cần đạt Kế hoạch là cơ sở pháp lý để quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, giúp các bộ phận liên quan có cơ sở hoàn thành các yêu cần và nhiệm vụ được giao. Tạo ra được cơ chế hoạt động và phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong trường. Kế hoạch cũng là cơ sở để tổ chức theo dõi, kiểm tra và đánh giá những vấn đề làm được và chưa làm được, từ đó có các hướng điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện. Người thực hiện Hiệu trưởng Người phối hợp Phó Hiệu trưởng 11 Điều kiện thực hiện Thời gian: tháng 9/2021. Cách thức thực hiện Hiệu trưởng nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên; đồng thời điều tra nắm rõ tình hình, các điều kiện liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng đội ngũ CBGV, nhân viên; Tình hình học tập của học sinh; Điều kiện về CSVC, thiết bị của Nhà trường; Công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương... Sau khi nắm kỹ tình hình và các điều kiện, Hiệu trưởng thảo luận với Ban giám hiệu dự báo được khả năng thực hiện, các nguồn đầu tư về tài chính, tranh thủ ý kiến của tập thể để chọn những giải pháp tối ưu để xây dựng dự thảo kế hoạch chung của nhà trường. Hội đồng Sư phạm nhà trường góp ý và thông qua Kế hoạch chung của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn dựa vào Kế hoạch của Nhà trường để xây dựng kế hoạch của tổ bộ môn mình. Giáo viên dựa trên các kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch cá nhân. Dự kiến rủi ro, khó khăn Thực tiễn công tác có thay đổi dẫn tới những giải pháp, dự báo ban đầu không còn đúng và có giá trị khi thực hiện. Biện pháp khắc phục rủi Xác định rõ mục tiêu cần đạt, thường xuyên đánh giá tiến ro, khó khăn độ của kế hoạch, phân tích và có điều chỉnh phù hợp với từng hoàn cảnh để đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra. 3.3. Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo dành cho giáo viên về các nội dung chuyên sâu trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy Mục tiêu, kết quả cần Đảm bảo cho mọi giáo viên có kiến thức chuyên môn vững đạt vàng, có kỹ năng, có tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc và đồng đều về hoạt động ứng dụng CNTT, đặc biệt là với hệ thống nhà trường đang sử dụng; giúp nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động từ đó giúp cho công tác quản lý ứng dụng CNTT của nhà trường ngày càng hiệu quả và chất lượng. Người thực hiện Hiệu trưởng Người phối hợp Phó Hiệu trưởng, Phòng CNTT, các Chuyên gia CNTT Điều kiện thực hiện Thực hiện xuyên suốt năm học. 12 Cách thức thực hiện Chỉ đạo Phòng CNTT tổ chức tập huấn các chuyên đề về ứng dụng nền tảng Microsoft Office 365 cho toàn bộ Giáo viên trong tuần lễ tập huấn chuyên môn đầu năm. Tổ chức các buổi tập huấn riêng cho giáo viên mới, cử các giáo viên hiện tại hỗ trợ giáo viên mới trong sử dụng nền tảng nhà trường. Cử giáo viên bộ môn Tin học và Toán tham gia các buổi tập huấn về CNTT của Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Liên hệ, mời các chuyên gia về CNTT để tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề về ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong suốt năm học. Phân công Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức các buổi chia sẻ, hỗ trợ nhau trong các buổi họp tổ. Tổ chức các Hội thảo để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm vào cuối mỗi học kỳ. Dự kiến rủi ro, khó Nhân sự không ổn định, mức độ tiếp thu không đồng đều khăn khiến cho việc tập huấn đôi khi không hiệu quả ở một số giáo viên, đặc biệt là các giáo viên có nền tảng CNTT chưa thật sự vững chắc. Thời gian tập huấn xem kẽ với thời gian giảng dạy nên khó sắp xếp trong giờ hành chính. Biện pháp khắc phục Phân công nhân sự phòng CNTT hỗ trợ thường trực cho giáo rủi ro, khó khăn viên khi gặp khó khăn. Phân công các giáo viên cốt cán hỗ trợ các giáo viên khác trong quá trình tập huấn. 3.4. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong suốt năm học Mục tiêu, kết quả cần Phân công, chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện theo đúng Kế đạt hoạch đã đề ra Người thực hiện Hiệu trưởng Người phối hợp Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Phòng CNTT và toàn thể Giáo viên Điều kiện thực hiện Thực hiện xuyên suốt năm học. Cách thức thực hiện Phân công Phó Hiệu trưởng kiểm tra, các cơ sở vật chất hiện có và đề xuất bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Phân công Phó Hiệu trưởng cùng các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm nghiên cứu chuyên sâu và phối hợp với giáo 13 viên để có thời gian tìm hiểu kỹ đặc trưng việc ứng dụng CNTT vào môn học của mình. Hiệu trưởng thường xuyên có những chỉ đạo trong cuộc họp chuyên môn, đảm bảo tiến độ thực hiện của kế hoạch. Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng chuyên môn và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các công việc chuyên môn. Hiệu trưởng chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm trong các đơn vị, xen kẽ trong trong đó là việc tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức ít nhất một chuyên đề trong một học kỳ để trao đổi về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Phó Hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn thường xuyên báo cáo việc thực hiện Kế hoạch để xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng. Dự kiến rủi ro, khó Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn còn lơ là trong thực khăn hiện chỉ đạo, giáo viên thực hiện kế hoạch một cách đối phó. Biện pháp khắc phục Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, rủi ro, khó khăn kịp thời để theo dõi tình hình, nhanh chóng chấn chỉnh các biểu hiện chưa tốt. 3.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm việc thực hiện Mục tiêu, kết quả cần Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đúng tiến độ; nắm bắt được đạt tình hình thực tiễn để có các điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện. Đánh giá và rút được kinh nghiệm để phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điều còn tồn tại. Người thực hiện Hiệu trưởng Người phối hợp Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn Điều kiện thực hiện Thực hiện xuyên suốt năm học. Cách thức thực hiện Tổ trưởng chuyên môn cùng với giáo viên đánh giá việc thực hiện của tổ bộ môn trong các buổi họp định kỳ. Phó Hiệu trưởng giám sát, đánh giá việc thực hiện của các tổ bộ môn và báo cáo cho Hiệu trưởng. Hiệu trưởng giám sát chặt chẽ việc sử dụng CNTT, thực hiện 14 tốt công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất, kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chuyên môn làm tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình các cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện chưa tốt. Đồng thời, Hiệu trưởng cũng thông qua Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn để theo dõi tiến độ thực hiện của từng cá nhân, từng tổ chuyên môn để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tế. Dự kiến rủi ro, khó Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn còn lơ là trong công khăn tác kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thực hiện có nhiều ý kiến trái chiều từ giáo viên. Biện pháp khắc phục Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, rủi ro, khó khăn kịp thời, đồng thời ghi nhận tất cả ý kiến để có hướng rút kinh nghiệm trong tương lai. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Trong lĩnh vực giáo dục, CNTT đã có những tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục: làm thay đổi mô hình giáo dục, thay đổi chất lượng giáo dục, thay đổi hình thức đào tạo, thay đổi phương thức quản lý. Có thể nói, CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”, mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mọi hoạt động trong nhà trường không còn là việc phải vận động, phải phấn đấu để thực hiện mà trở thành nhiệm vụ, một nội dung quản lý của người quản lý nhà trường. Do đó, để đẩy mạnh được công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, cán bộ quản lý là người đóng vai trò có tính chất quyết định. Quản lý việc ứng dụng CNTT cũng phải tuân theo các quy trình quản lý với đầy đủ các chức năng từ lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Dựa trên mục đích, yêu cầu trong công tác quản lý ứng dụng CNTT vào giáo dục tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long, tiểu luận đã trình bày các cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn của quản lý việc ứng dụng CNTT trong giáo dục. Từ đó, tiểu luận đánh giá được thực trạng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long như: thực trạng về cơ sở vật chất, đội ngũ, hình thức và kinh nghiệm quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục. 15 Qua phân tích, tiểu luận cũng chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng như nguyên nhân của thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục tại đơn vị. Trên cơ sở các kiến thức đã được học cùng với các lý luận thực tiễn, tiểu luận cũng xây dựng được kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long trong năm học 2021 – 2022 tập trung vào 5 nội dung quan trọng như sau: - Quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục về ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả. - Xây dựng Kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT vào giảng dạy của Nhà trường trong năm học 2021 – 2022. - Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo dành cho giáo viên về các nội dung chuyên sâu trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong suốt năm học. - Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm việc thực hiện. Qua đó, tiểu luận đã đạt được mục tiêu phân tích, đánh giá và có các biện pháp cụ thể, khoa học nhằm nâng cao quản lý việc ứng dụng CNTT tại trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long trong năm học 2021 – 2022. 4.2. Kiến nghị đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Tổ chức thường xuyên các Hội thảo về ứng dụng CNTT vào giảng dạy giữa các trường để các trường có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hỗ trợ Nhà trường thẩm định và cho phép các nền tảng riêng hiện có của nhà trường kết nối với cơ sở dữ liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Chính trị (khóa XI) (2014), Về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI). [2] Thủ tướng Chính phủ (2020), Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 20162020, định hướng đến năm 2025, Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021 – 2022, Công văn số 4096/BGDĐTCNTT ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. [6] Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM (2021), Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2021-2022, Công văn số 2380/SGDĐT-GDTrH ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM. [7] Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM (2021), Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học đầu năm học 2021 – 2022, Công văn số 2379/SGDĐT-GDTrH ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM. 17 18 Phụ lục 5 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1 - Người nhận xét - Họ và tên: Huỳnh Công Minh - Chức vụ: Hiệu trưởng - Đơn vị công tác: Trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long. 2 - Người được nhận xét - Họ và tên: Lê Ngô Ngọc Nam - Ngày, tháng, năm sinh: 16/09/1993. - Chức vụ: Giám sát khối Trung học. - Đơn vị công tác: Trường TH, THCS, THPT EMASI Nam Long. 3 - Nội dung nghiên cứu thực tế (ghi tên đề tài): QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG EMASI NAM LONG, NĂM HỌC 2021 - 2022 4 - Nhận xét 4.1- Tinh thần, thái độ nghiên cứu: Tinh thần tích cực, cầu thị, thái độ nghiên cứu nghiêm túc. 4.2- Tính chính xác của số liệu: Số liệu thu thập chính xác từ tình hình thực tế của đơn vị. 4.3- Đảm bảo kế hoạch thời gian: Đảm bảo thời gian nghiên cứu và thực hiện. 5- Đánh giá chung (đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu?): ĐẠT YÊU CẦU TP. HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2021 NGƯỜI NHẬN XÉT TS. HUỲNH CÔNG MINH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất