Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội...

Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường đại học thủy lợi​

.PDF
122
114
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN BÌNH XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN BÌNH XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 8140115 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy giáo Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Quyết, người đã hướng dẫn học viên tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn Quý Thầy (Cô) bộ môn Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, học viên xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến các anh chị em học viên tại lớp QH-2015-S, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ ủng hộ nhiệt tình trong thời gian học viên thực hiện luận văn. Trân trọng! Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2017 Học viên Nguyễn Văn Bình I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường Đại học Thủy lợi” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Các kết quả đã được trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của cá nhân tôi. Tất cả các tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn đều được tôi trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2017 Học viên Nguyễn Văn Bình II MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. v MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................. 3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................6 Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC .............................................................................................................8 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................8 Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập trên thế giới ....................................................................................................................8 Các nghiên cứu về về tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập tại Việt Nam ..........................................................................................................15 Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 20 Kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên ......................................20 1.2.1.1 Kỹ năng, năng lực...............................................................................20 1.2.1.2 Kỹ năng quản lý thời gian ..................................................................23 1.2.1.3 Kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên ............................... 24 Tiêu chí, chỉ báo, công cụ đánh giá ........................................................... 26 1.2.2.1 Tiêu chí, chỉ báo đánh giá ..................................................................26 1.2.2.2 Công cụ đánh giá ................................................................................29 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc đề xuất các tiêu chí xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên ..................................................... 30 Các quan điểm về bộ tiêu chí quản lý thời gian của cá nhân .................... 30 Một số quan điểm về các tiêu chí quản lý thời gian học tập của sinh viên .33 Vài nét về khả năng quản lý thời gian học tập của sinh viên trường Đại học Thủy lợi...........................................................................................................38 1.3.3.1 Giới thiệu về trường Đại học Thủy lợi ...............................................38 i 1.3.3.2 Một số đặc điểm về quản lý thời gian học tập của sinh viên trường Đại học Thủy lợi ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ, HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN BỘ CÔNG CỤ CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THỦY LỢI ………………………………………………………………………43 Tiến trình và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 43 Tiến trình nghiên cứu ................................................................................43 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................45 Xây dựng các tiêu chí, chỉ báo cho đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên Đại học Thủy lợi ..................................................................................48 Các nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên ....................................................................................................48 Đề xuất các tiêu chí, chỉ báo đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên ..........................................................................................................49 Ý kiến đánh giá của chuyên gia về các tiêu chí, chỉ báo được đề xuất .....53 Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên53 Đề xuất bộ công cụ .................................................................................... 53 Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ ...................................................... 57 2.3.2.1 Kết quả thử nghiệm bộ công cụ.......................................................... 57 2.3.2.2 Hoàn thiện bộ công cụ ........................................................................64 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ………………………………………………………………………68 Nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập .............................. 68 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian ......................................71 Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí ................................................... 74 Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian .............................................78 Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái 81 Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi ..................................................................84 Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm cá nhân tới việc quản lý thời gian học tập của sinh viên ..............................................................................................................88 Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm cá nhân tới việc nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập ............................................................................88 ii Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm các nhân tới việc Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian ..........................................................................89 Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm các nhân tới việc Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí .......................................................................................... 91 Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm các nhân tới việc Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian ...............................................................................92 Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm các nhân tới việc Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái ..................................94 Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm các nhân tới việc Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi .....................................................................................................96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100 Phụ lục 1: PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI 102 Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA ...........................................103 Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP .....................................................................................................................................110 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Thống kê xử lý học vụ năm học 2015-2016 ........................................... 3 Bảng 1.1 Các ngành do trường Đại học Thủy lợi đào tạo ................................. 38 Bảng 2.1 Thống kê số lượng sinh viên được phát phiếu thử nghiệm................. 46 Bảng 2.2 Thống kê số lượng sinh viên được phát phiếu chính thức .................. 47 Bảng 2.3 Tiêu chí đánh giá Kỹ năng quản lý thời gian học tập ......................... 50 Bảng 2.4 Chỉ báo cho các tiêu chí được xây dựng dựa trên kết quả phỏng vấn sinh viên ........................................................................................................... 51 Bảng 2.5 Câu hỏi đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên ..... 54 Bảng 2.6 Độ tin cậy của bảng hỏi thử nghiệm .................................................. 57 Bảng 2.7 Sự phù hợp của bảng hỏi thử nghiệm với mô hình Rasch .................. 57 Bảng 2.8 Sự phù hợp của tiêu chí Nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập với mô hình Rasch........................................................................ 59 Bảng 2.9 Sự phù hợp của tiêu chí Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian với mô hình Rasch ............................................................................. 60 Bảng 2.10 Sự phù hợp của tiêu chí Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí với mô hình Rasch ........................................................................................... 61 Bảng 2.11 Sự phù hợp của tiêu chí Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian với mô hình Rasch .................................................................................... 62 Bảng 2.12 Sự phù hợp của tiêu chí Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái với mô hình Rasch ........................................ 63 Bảng 2.13 Sự phù hợp của tiêu chí Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi với mô hình Rasch ....................................................................................................... 64 Bảng 2.14 Phiếu khảo sát đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên sau khi được chuẩn hóa .......................................................................................... 65 Bảng 3.1 Nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập ................. 69 Bảng 3.2 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập theo giới tính .................................... 70 iv Bảng 3.3 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập theo năm học .................................... 71 Bảng 3.4 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian ......................... 72 Bảng 3.5 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian theo giới tính......................................... 73 Bảng 3.6 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian theo năm học ........................................ 74 Bảng 3.7 Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí ..................................... 75 Bảng 3.8 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí theo giới tính ...................................................... 76 Bảng 3.9 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí theo năm học ...................................................... 77 Bảng 3.10 Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian .............................. 78 Bảng 3.11 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian theo giới tính ............................................... 79 Bảng 3.12 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian theo năm học ............................................... 80 Bảng 3.13 Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái .......................................................................................................... 81 Bảng 3.14 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái theo giới tính... 83 Bảng 3.15 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái theo năm học .. 84 Bảng 3.16 Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi .................................................. 85 Bảng 3.17 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi theo giới tính .................................................................. 86 Bảng 3.18 Phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi theo năm học .................................................................. 87 v Bảng 3.19 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố giới tính tới việc nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập của sinh viên .... 88 Bảng 3.20 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố năm học tới việc nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian học tập của sinh viên .... 89 Bảng 3.21 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố giới tính tới việc Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian ................................ 90 Bảng 3.22 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố năm học tới việc Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian ................................ 90 Bảng 3.23 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố giới tính tới việc Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí ............................................. 91 Bảng 3.24 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố năm học tới việc Xác định sự trì hoãn và thời gian bị lãng phí ............................................. 92 Bảng 3.25 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố giới tính tới việc Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian ....................................... 93 Bảng 3.26 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố năm học tới việc Sử dụng công cụ lập kế hoạch quản lý thời gian ....................................... 93 Bảng 3.27 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố giới tính tới việc Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái ................................................................................................................... 94 Bảng 3.28 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố năm học tới việc Cân bằng giữa học tập và cuộc sống: duy trì thể lực tốt và tinh thần thoải mái ................................................................................................................... 95 Bảng 3.29 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố giới tính tới việc Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi............................................................ 96 Bảng 3.30 Phân tích phương sai ANOVA Ảnh hưởng của yếu tố năm học tới việc Quản lý thời gian trong suốt kỳ thi............................................................ 97 vi MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thời gian là thuật ngữ dùng phổ biến trong đời sống, là một khái niệm trừu tượng, vô hình và không thể nắm bắt được nhưng nó lại có tác động chi phối và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Hiểu một cách đơn giản, thời gian là tài sản của mỗi người trong cuộc sống mà con người có được từ khi bắt đầu tồn tại nhưng thời gian có giới hạn, thời gian không thể làm mới lại được và cũng không thể mua hay mượn của người khác. Hiểu theo nghĩa khác thì thời gian là nguồn tài sản mà mỗi người có giống nhau như: mỗi ngày có 24 giờ, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi năm có 12 tháng và theo quy luật tự nhiên thời gian sẽ tự đến và đi một cách nhẹ nhàng nhưng sẽ không bao giờ trở lại. Thời gian là sự tồn tại bên ngoài con người nhưng con người có thể quản lý thời gian. Trong cuộc sống ngày nay, khả năng quản lý thời gian có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của bạn không hề kém các thói quen khác trong cuộc sống. Thời gian là một nguồn lực không thể thiếu hay thay thế. Mọi việc chúng làm đều cần đến thời gian, và đương nhiên, nếu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả, bạn sẽ thành công hơn và có một cuộc sống viên mãn hơn. Quản lý thời gian là một việc vô cùng quan trọng để đạt được sức khỏe và hiệu quả cá nhân tối đa. Mức độ kiểm soát thời gian và cuộc sống là một yếu tố chủ chốt quyết định sự bình an, hài hòa và hạnh phúc của bạn. Cảm giác mất kiểm soát về thời gian là nguyên nhân chủ yếu gây ra căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Càng quản lý và kiểm soát thời gian tốt hơn, bạn càng có cơ hội tận hưởng những khoảnh khắc của cuộc sống, có nhiều năng lượng hơn, ngủ tốt hơn và làm được nhiều việc hơn. Trên thế giới, từ trước tới nay tất cả những người thành đạt trong cuộc sống đều sử dụng thời gian một cách hiệu quả trong khi những kẻ thất bại luôn coi thời gian là nguồn tài nguyên vô hạn. Chúng ta có thể chắc chắn một điều là nếu 1 bản thân không quản lý và kiểm soát được thời gian của chính mình, sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý những thứ khác. Thời gian chính là nguồn tài nguyên lớn nhất mà chúng ta có nên quản lý thời gian đồng nghĩa với quản lý cuộc sống. Việc đạt được khả năng quản lý thời gian và hiệu quả cá nhân xuất phát từ việc trân trọng từng phút giây trong cuộc sống của bạn. Đào tạo theo tín chỉ là một hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng từ cách đây hàng trăm năm và đã khẳng định được ưu thế của nó tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. Tại Việt Nam, hình thức đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng tại nhiều trường đại học dân lập và công lập, tuy nhiên việc tổ chức đào tạo theo hình thức tín chỉ vẫn còn khá mới mẻ, mang đậm tính chất thử nghiệm. Hình thức học tín chỉ để cao người học với vai là trò trung tâm, đòi hỏi sự chủ động, tích cực của người học trong việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu của các môn học. Bên cạnh đó, khi các cơ sở đào tạo chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, giờ học của sinh viên không còn cố định theo lớp hành chính mà thay đổi về thời gian, địa điểm học theo lịch trình của môn học. Chính vì vậy, đòi hỏi sinh viên phải có Kỹ năng quản lý thời gian học tập của bản thân: biết cách sử dụng, phân bổ khoảng thời gian mình có một cách hợp lý để không những đảm bảo thực hiện được các yêu cầu của nội dung chương trình và của giáo viên mà còn tham gia các hoạt động ngoại khóa để bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây tại nhiều trường đại học, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian lên kế hoạch học tập cho bản thân. Các em có biểu hiện như học để đối phó, thường trì hoãn các bài tập đến cuối cùng mới hoàn thành, kiến thức được học một cách qua loa, không nắm vững vấn đề. Sức khỏe không đảm bảo, hay rơi vào trạng thái mệt mỏi ngủ gật trên lớp, tâm trạng lo âu nhiều trường hợp có biểu hiện trầm cảm dẫn đến ngại đi học, sợ đến kỳ thi và bỏ học. Những hệ quả trên bắt nguồn từ việc sinh viên không được trang bị kỹ năng mềm cần thiết phục vụ hoạt động học tập hay cụ thể hơn là kỹ năng quản lý thời gian học tập của bản thân. Như vậy, nghiên cứu 2 xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập là nhiệm vụ mới mẻ, cụ thể và rất cần thiết cho thực tiễn giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn tại trường Đại học Thủy lợi sau khi kết thúc năm học 2015-2016, kết quả xử lý học vụ của Nhà trường trên đối tượng sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 như sau: Bảng 1 Thống kê xử lý học vụ năm học 2015-2016 Tình trạng Sinh viên Năm 2 Năm 3 Năm 4 Cảnh báo học tập mức 1 621 203 78 Cảnh báo học tập mức 2 398 175 68 Cảnh báo học tập mức 3 và buộc thôi học 64 307 100 Cũng theo tổng hợp trên, số lượng sinh viên ra trường đúng hạn chiếm 70% trên tổng số 2600 sinh viên mỗi khóa. Nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng cũng như kết quả học tập của sinh viên, bên cạnh đó đội ngũ Cố vấn học tập cũng được Nhà trường chú trọng lựa chọn những giáo viên tâm huyết và có chuyên môn cao nhằm quản lý, hướng dẫn sinh viên một các sâu sát và tận tâm nhất. Như vậy, bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập sẽ là công cụ hữu ích cho Nhà trường và giáo viên nắm bắt được thực trạng tình hình học tập của sinh viên, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tập và từ đó đề ra phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống, quy mô, toàn diện về các nguyên tắc, lý thuyết xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên. Vì vậy, luận văn đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực quản lý thời gian nói chung và kỹ năng quản lý 3 thời gian học tập nói riêng. Luận văn đã chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá Kỹ năng quản lý thời gian học tập thông qua việc sử dụng mô hình Rasch để định lượng, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các tiêu chí. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để sinh viên rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian học tập nói riêng và năng lực quản lý thời gian nói chung sao cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu học tập, làm việc ở thời điểm còn đang ngồi trên ghế nhà trường và sau nay khi các em bước ra ngoài xã hội. Làm cơ sở khoa học cho việc học tập, nghiên cứu của học viên chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục và những người quan tâm đến lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục. Gợi mở phương pháp nghiên cứu để cho nhưng người tâm huyết với sự nghiệp trồng người, giúp cho Nhà trường có cái nhìn khác về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm cần phải trang bị cho sinh viên để sinh viên ngày càng nâng cao được chất lượng và kỹ năng của bản thân trong xã hội ngày càng phát triển. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng, khách thể nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên ở bậc đại học được đào tạo theo hình thức tín chỉ.  Khách thể nghiên cứu Sinh viên hệ Đại học chính qui đang theo học theo hình thức đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Thủy lợi. Giáo viên trực tiếp quản lý sinh viên, giảng viên tham gia giảng dạy và các chuyên gia về công tác quản lý sinh viên cùng các chuyên gia về phát triển kỹ năng. 4 Phạm vi nghiên cứu Thời gian khảo sát: Học kỳ 1 năm học 2017-2018. Nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu bộ công cụ khảo sát kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên đang được đào tạo tại trường Đại học Thủy lợi theo hình thức tín chỉ. Đối với những kỹ năng khác như kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng giao tiếp… sẽ không được đề cập đến trong khuôn khổ của luận văn. Nghiên cứu này được tiến hành thử nghiệm vào việc khảo sát đánh giá cho sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội. Do giới hạn của nghiên cứu chỉ thực hiện tại một số khoa của trường Đại học Thủy Lợi nên chỉ có thể mang tính đại diện cho tất cả sinh viên của trường Đại học Thủy lợi, không mang tính đại diện cho các trường đại học khác mà chỉ nhằm đạt đến một kết quả phù hợp và có ý nghĩa. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ khảo sát kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên trường Đại học Thủy lợi và sử dụng bộ công cụ để tiến hành đánh giá để làm cơ sở cho Nhà trường và các cố vấn học tập có thể đánh giá được thực trạng sử dụng thời gian của sinh viên trong học tập. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hình thành cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng các tiêu chí, chỉ báo, bộ công cụ cho đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên nội trú trường Đại học Thủy lợi. 5 - Đề xuất các tiêu chí, chỉ báo và bộ công cụ; đánh giá các tiêu chí, chỉ báo và hoàn thiện bộ công cụ cho việc đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên nội trú trường Đại học Thủy lợi. - Sử dụng bộ công cụ triển khai việc đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên nội trú trường Đại học Thủy lợi trên thực tế. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu  Câu hỏi nghiên cứu - Các tiêu chí/chỉ báo cho việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên nội trú trường Đại học Thủy lợi hình thành như thế nào? - Bộ công cụ được hình thành và được hoàn thiện theo cách thức nào?  Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết rằng sinh viên có kỹ năng quản lý thời gian học tập về hai mặt: - Các tiêu chí và chỉ báo của kỹ năng quản lý thời gian học tập được hình thành trên 02 cơ sở bao gồm: “Những tiêu chí và chỉ báo về quản lý thời gian nói chung và thực trạng sử dụng thời gian cho học tập của sinh viên tại trường Đại học Thủy lợi”. - Bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập được hình thành trên cơ sở khảo cứu các mô hình đánh giá của các công trình nghiên cứu trước dưới sự góp ý từ các chuyên gia và áp dụng vào thực tế tại trường Đại học Thủy lợi. 6 Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu của luận án mô tả lý do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; đồng thời tóm tắt về phương pháp nghiên cứu, những ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Tiếp đó là Chương 1 bàn về cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên. Phần cuối chương trình bày khung lý thuyết của kỹ năng; Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu và các kết quả khảo sát nhằm chuẩn hóa bộ công cụ; Chương 3 phân tích kết quả sau khi triển khai khảo sát đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên trên thực tế. Phần cuối của luận văn là phần Kết luận tóm tắt những kết quả chính đã đạt được của luận văn và một số hạn chế nhất định của nghiên cứu; đồng thời đưa ra kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo. Sau phần Kết luận và kiến nghị của luận án là danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Tổng quan vấn đề nghiên cứu Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập trên thế giới Phương pháp sử dụng thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng của một người trí thức. Ý tưởng về quản lý thời gian đã có từ cách nay hơn 100 năm. Tuy nhiên thuật ngữ “quản lý thời gian“ đã tạo cho mọi người hiểu sai về việc mà một người có thể làm được. Thời gian là không thể quản lý được, con người chỉ có thể quản lý bản thân và thời gian mà mình sử dụng. Như vậy quản lý thời gian và thực chất là quản lý bản thân chúng ta. Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên có liên quan đến khả năng xác định mục tiêu trong công việc và phương pháp học tập của người học, cùng với đó việc quản lý thời gian còn liên quan đến khả năng làm việc có kế hoạch của sinh viên. Joe Johnson (1986) “Quản lý thời gian – Khi mỗi ngày chỉ có 24 giờ!”[7] đã khẳng định: Nếu bạn không quản lý và kiểm soát thời gian của chính mình, bạn sẽ thấy khó khăn hơn trong việc kiểm soát những thứ khác nữa. Để có thể tiết kiệm được thời gian bạn phải sử dụng nó: bạn dành thời gian để học cách sử dụng thời gian sao cho có lợi nhất. Tất cả chúng ta đều có cùng lượng thời gian mỗi ngày, nhưng có những người biết các sử dụng thời gian tốt hơn người khác. Nếu bản thân có thể xác định được phong cách làm việc, học tập của mình, bạn sẽ có thể điều chỉnh nó để giúp cho hiệu quả và hiệu suất của bạn trong học tập và công việc tăng lên. Khi lượng kiến thức, bài tập… quá nhiều khiến bạn bị mắc kẹt trong đó, hãy quyết tâm chỉnh đốn lại bản thân, sắp xếp thời gian sao cho bạn có thể thu được nhiều hơn và đạt tới những tiêu chí cao hơn. 8 Joe Johnson cũng đề cập đến việc quản lý thời gian hiệu quả để biến các mục tiêu học tập và công việc của bản thân thành hiện thực. Biết được bản thân muốn đạt được gì sẽ giúp bạn tập trung học tập hơn (ví dụ như đặt mục tiêu đạt điểm tốt đa ở bài thi giữa kỳ…). Những sinh viên có suy nghĩ rõ ràng về mục tiêu học tập của họ sẽ dễ có khả năng đạt được chúng. Tập trung vào mục tiêu học tập sẽ giúp sinh viên chiếm lĩnh những kiến thức khổng lồ mà bạn tưởng chừng như không thể. Brian Tracy (2014) “Time Management”[2] đã viết: Mọi người thường theo học các chương trình quản lý thời gian để có thể làm nhiều việc hơn, học tập nhiều hơn và hiệu quả hơn hàng ngày. Bên cạnh đó, dù cuộc sống có bận rộn đến đâu chăng nữa, ngoài những giây phút học tập cao độ hãy dành thời gian cho sức khỏe của bản thân. Tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi và giải trí phù hợp để tái sản xuất sức lao động và có một trí tuệ minh mẫn cho các buổi học tiếp theo. Không có thành công nào có thể bù đắp cho một sức khỏe yếu kém. Đôi khi cách sử dụng thời gian tốt nhất là đi nghỉ sớm và có một giấc ngủ ngon. Theo Brian Tracy, hãy “Viết ra các kế hoạch” bởi tất cả những người quản lý thời gian thành công đều là những người lập kế hoạch giỏi. Họ lập ra danh sách lớn nhỏ để hoàn thành các mục tiêu khác nhau và theo thứ tự các bước để hoàn thành mục tiêu đặt ra. Đứng trước một khối lượng kiến thức khổng lồ cần phải học để có thể hoàn thành một tiểu luận môn học sẽ khiến sinh viên choáng váng và rất khó tiếp cận nếu không có một kế hoạch, một danh sách tất cả những việc bạn nghĩ cần phải làm để đạt được mục tiêu đó. Ngoài các tiêu chí trên Brian Tracy còn nêu ra các tiêu chí quan trọng như: - Sự tập trung và khả năng xử lý một việc duy nhất. Tập trung là khi bạn bắt đầu với nhiệm vụ quan trọng nhất, quyết tâm kiên trì với nó mà không đi lạc hướng hay xao nhãng. Sự tập trung sẽ giúp người học tiếp thu nhanh kiến thức cũng như nâng cao sự sáng tạo trong học tập. 9 - Vượt qua sự trì hoãn: thực tế đã chứng minh rằng tất cả mọi người đều trì hoãn. Ai cũng có quá nhiều việc để làm với quá ít thời gian, nếu tất cả đều trì hoãn thì sẽ không có sự khác biệt giữa người có hiệu suất cao và người có hiệu suất thấp. Trong trường học, sinh viên thường hay trì hoãn việc làm tiểu luận, đồ án môn học cho đến tận cuối học kỳ. - Kiểm soát sự gián đoạn và quản lý khoảng thời gian bị lãng phí: Sự gián đoạn đột xuất là một trong những yếu tố gây lãng phí thời gian nhiều nhất trong học tập. Những gián đoạn này có thể xuất hiện dưới dạng: một tin nhắn trên facebook cá nhân, một cuộc điện thoại, tiếng nói chuyện xung quanh… và một điều quan trọng nữa là sự gián đoạn sẽ ngắt đứt mạch tập trung tâm trí mà bạn đang duy trì. - Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian và quản lý điện thoại của bạn. Hiện nay, có rất nhiều công cụ và tiện ích được nghiên cứu và phát triển nhằm giúp con người quản lý mọi thứ dễ dàng và thuận loại hơn. Time management: increase your personal productivity and effectiveness Boston, Mass: Harvard Business School Press (2005)[1] đã viết: Thời gian là tài sản quí giá có giá trị bằng nhau cho tất cả mọi người. Mỗi ngày có hai mươi bốn tiếng đồng hồ, dù chúng ta có quí trọng nó như thế nào đi nữa thì cũng chẳng thể làm gì để cất giữ nó, làm nó chậm lại hay kéo về số không khi chúng ta chuẩn bị dùng nó. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm tận dụng hầu hết thời gian có được. Làm chủ được việc quản lý thời gian sẽ giúp bạn cân bằng nhiều áp lực về thời gian và nhanh chóng đạt được mục đích của mình. Sự cân bằng đó sẽ giúp bạn giữ được sự bình tĩnh cũng như tăng hiệu suất trong học tập và cuộc sống. Những tiêu chí về quản lý thời gian được đưa ra trong Cẩm nang Harvard như sau: - Thiết lập mục tiêu, sắp xếp và phân chia thành các mục tiêu nhỏ. Mục tiêu là điểm khởi đầu của việc quản lý thời gian hiệu quả. Mục tiêu hoạt động như kim chỉ nam dẫn đường cho những việc bạn đang tập trung thời gian của mình 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan