Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tài liệu thuyết trình về vườn quốc gia Cát Tiên...

Tài liệu Tài liệu thuyết trình về vườn quốc gia Cát Tiên

.DOC
33
5283
104

Mô tả:

MỤC LỤC Lời nói đầu 1 PHẦN 1 Giải thích một số thuật ngữ 2 PHẦN 2 Giới thiệu về Vườn quốc gia Cát Tiên 7 Truyền thuyết về địa danh Cát Tiên 7 Quá trình hình thành và phát triển 7 Chức năng và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Cát Tiên 8 Vùng đệm 9 Khu dự trữ sinh quyển quốc tế Cát Tiên 9 Hệ đất ngập nước Ramsar Bàu Sấu 10 Đặc điểm tự nhiên của Vườn quốc gia Cát Tiên 12 Đặc điểm xã hội của vùng đệm 15 Tài nguyên đa dạng sinh học 17 Công tác quản lý bảo vệ rừng 22 Công tác nghiên cứu khoa học 22 Công tác cứu hộ động vật hoang dã 23 Công tác giáo dục bảo tồn 23 Công tác phát triển cộng đồng 24 Phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Tiên 25 Những thuận lợi và khó khăn 31 Kết luận 32 PHẦN 3 1 LỜI NÓI ĐẦU Vườn quốc gia Cát Tiên là khu rừng giàu về tính đa dạng sinh học, là nơi lý tưởng để du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Việc thông tin quảng bá về Vườn quốc gia Cát Tiên cho du khách là công việc rất quan trọng. Vì vậy bên cạnh việc chuyển tải các thông tin để cho du khách hiểu về các giá trị đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Tiên còn nhằm vận động, thuyết phục, giáo dục cộng đồng về trách nhiệm, ý thức bảo vệ khu rừng quý hiếm vô giá này. Mặc dù việc quảng bá các thông tin cho du khách đã được Vườn quốc gia Cát Tiên quan tâm như tuyển dụng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có kinh nghiệm, tổ chức các lớp đào tạo cho các hướng dẫn viên, cập nhật các thông tin trên website, in ấn các brochue, tờ bướm nhưng dường như vẫn chưa thỏa mãn cho các du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về Vườn. Hơn nữa, đội ngũ hướng dẫn viên của Vườn quốc gia Cát Tiên từ trước đến nay chưa có tài liệu thống nhất về các thông tin để giới thiệu cho du khách. Mỗi hướng dẫn viên giới thiệu cho du khách những nội dung thông tin khác nhau. Cũng có nhiều hướng dẫn viên lúng túng trước các câu hỏi của du khách vì không hiểu được tài nguyên rừng cũng như các hoạt động của Vườn quốc gia Cát Tiên. Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp và cập nhật những kiến thức và thông tin đã có sẵn nhằm giúp cho các hướng dẫn viên có tư liệu và dễ dàng trong việc hướng dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, để các buổi thuyết trình có hiệu quả, các hướng dẫn viên cần có các dàn ý, bố cục bài giới thiệu và điều chỉnh liều lượng thông tin thích hợp để phù hợp với từng đối tượng du khách. Việc thường xuyên tham khảo và cập nhật các kiến thức, thông tin cũng giúp cho các hướng dẫn viên có những bài giới thiệu hấp dẫn và phong phú. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong khi biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các góp ý. 2 PHẦN 1 GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ Đa dạng sinh học (ĐDSH) Theo Công ước DĐSH thì ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác. Mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền, hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạng HST). - Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau; - Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài với nhau; - Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau. Từ 3 góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả 3 mức độ: Mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST (IUCN, 1994). Rừng là gì? Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1% trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3% trở lên) (Trích Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2004). Rừng mưa nhiệt đới, còn gọi là rừng thường xanh Rừng ở vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa lớn hơn 2000 mm, mùa khô không rõ ràng, Rừng có tính chất thường xanh, ưa ẩm. Cây thường cao trên 30m, tầng không rõ ràng. Nhiều dây leo thân to, mập và thực vật phụ sinh thân gỗ cũng như thân cỏ. Nhịp điệu vật hậu không rõ ràng. Đặc biệt nổi bật nhất của rừng mưa nhiệt đới ẩm là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ có kích thước lớn. Hơn nữa, đại đa số dây leo và một số thực vật phụ sinh đều là thân gỗ. Rừng lá rộng nửa rụng lá, gọi tắt là rừng nửa rụng lá Là rừng hỗn loài gồm các loài cây thường xanh và rụng lá theo mùa, trong đó, độ tàn che của một trong 2 nhóm loài lớn hơn 25% và nhỏ hơn 75%. Rừng lá rộng rụng lá, gọi tắt là rừng rụng lá Trong đó các loài cây rụng lá theo mùa chiếm hơn 75% độ tàn che. 3 Rừng hỗn giao gỗ tre nứa Là rừng trong đo các loài cây thuộc họ Tre nứa mọc lẫn với cây thân gỗ và cả 2 đều đạt tiêu chuẩn thành rừng. Rừng tre nứa Rừng trong đó các loài thuộc họ Tre nứa chiếm ưu thế dưới các dạng thuần loại hoặc hỗn loại. Diễn thế rừng Sự thay thế thế hệ rừng này bằng thế hệ rừng khác mà trong đó tổ thành loài cây cao nhất là loài cây ưu thế sinh thái có sự thay đổi cơ bản. Hiểu theo nghĩa rộng, diễn thế rừng là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái rừng khác. Môi trường tự nhiên Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Thành phần của môi trường gồm: - Các yếu tố vô cơ: nham thạch, đất, nước, không khí,… - Các yếu tố hữu cơ, thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn và con người. - Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, các nguồn năng lượng,… Các loại môi trường - Môi trường nước: ao hồ, sông ngòi, biển và đại dương ở các dạng nước ngọt, nước lợ, nước mặn. - Môi trường không khí: bao gồm lớp không khí bao quanh trái đất. - Môi trường đất: bao gồm nhiều loại đất khác nhau. - Môi trường sinh vật: bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Các sinh vật có thể sống trong môi trường sinh vật theo các hình thức như ký sinh, cộng sinh, bì sinh. Loài là đơn vị cơ bản để phân loại; Là nhóm các sinh vật có các đặc trưng hình thái và đặc điểm di truyền giống nhau, có thể lai giống với nhau để cho đời sau hữu thụ. Mỗi loài thường có khu phân bố địa lý sinh thái nhất định. Loài bản địa là các loài có nguồn gốc địa phương, không phải mang từ nơi khác đến. Loài cây chỉ thị là loài cây mà sự có mặt của chúng có thể phản ánh đặc điểm của điều kiện khí hậu, đất đai và các đặc trưng của rừng. Hiện nay sử dụng rộng rãi nhất là thực vật chỉ thị điều kiện đất đai như độ chua, độ ẩm, độ mặn,… 4 Bảo tồn in-situ là bảo tồn tại chỗ nguồn tài nguyên di truyền với cả hệ sinh thái như chúng hiện có trong thiên nhiên. Bảo tồn ex-situ là bảo tồn nguồn gen thông qua việc gây trồng rừng nhân tạo ở ngoài nơi sinh sống tự nhiên của loài. Bảo tồn nguồn gen là tổng hợp các biện pháp nhằm giữ gìn để không bị hủy hoại hoặc mất đi các đơn vị nhân tố di truyền phân bố trên các thể nhiễm sắc của tế bào sinh vật, ưu tiên đặc biệt các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết của các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Thực vật dị dưỡng là thực vật không có diệp lục, được phân thành: Thực vật hoại sinh, thực vật ký sinh. Thực vật tự dưỡng là thực vật có diệp lục, chúng được phân thành: - Thực vật tự đứng vững được một mình: cây gỗ lớn, cây bụi, cây thân cỏ. - Thực vật cần dựa vào cây khác: thực vật dây leo, thực vật quấn chặt thắt nghẹt cây khác, thực vật phụ sinh (gồm cả thực vật phụ sinh có tính chất nửa ký sinh) Thực vật hoại sinh là các sinh vật dị dường sử dụng xác chết làm nguồn dinh dưỡng. Thực vật ký sinh là thực vật sống bám vào cây chủ, rễ của nó ăn vào trong thân cây chủ để hút nước, chất dinh dưỡng của cây chủ Thực vật phụ sinh là những thực vật sống bám trên thân cây, vỏ cây gỗ, trên cây bụi,.. chúng chỉ nương tựa cơ giới mà không quan hệ dinh dưỡngvới cây chủ. Thực vật thắt nghẹt là thực vật thường bắt đầu bằng cuộc sống phụ sinh nhờ cây chủ, sau đó, nó phát triển hệ thống rễ ăn xuống đất vến tới tiêu à trở thành cây độc lập, tán lá và hệ thống rễ của nó tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lấn át, cạnh tranh và tiến tới tiêu diệt cây chủ. Hệ sinh thái Hệ sinh thái dùng để chỉ tập hợp, một đơn vị tự nhiên bao gồm môi trường tự nhiên với các điều kiện đặc thù của các nhóm sinh vật. Môi trường tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ thể hiện qua cấu trúc dinh dưỡng xác định và trao đổi vật chất, năng lượng. Khí quyển, nước khí quyển, đá mẹ, đất có ý nghĩa như là vật chất khởi đầu của hệ sinh thái. Còn thực vật, động vật, vi sinh vật là bộ máy biến đổi năng lượng và trao đổi vật 5 chất trong hệ sinh thái. Thành phần vô sinh khống chế và điều hòa sự tồn tại của sinh vật. Sinh vật đóng vai trò điều hòa môi trường vô sinh. Xuất phát từ khía cạnh dinh dưỡng, hệ sinh thái gồm: - Sinh vật tự dưỡng: Là sinh vật có khả năng hấp thụ ánh sáng, sử dụng các chất vô cơ đơn giản tạo nên chất hữu cơ. - Sinh vật dị dưỡng: Là sinh vật dinh dưỡng chủ yếu bằng hợp chất hữu cơ ở cơ thể sống. - Sinh vật hoại sinh: Là sinh vật chỉ sinh sống bằng vật chất hữu cơ đã chết. Theo chức năng của các yếu tố sinh thái, hệ sinh thái gồm: Thành phần vô sinh: Gồm các yếu tố và các điều kiện lý hóa môi trường như khí hậu, lượng nước, ánh sáng, đất đai, và các hợp chất vô cơ hoặc các hợp chất hữu cơ (Chất vô cơ: có chất khoáng. Chất hữu cơ: có cac bon). Thành phần sinh vật: có 3 nhóm sinh vật chính: - Sinh vật sản xuất: Là những sinh vật tự dưỡng có khả năng tạo chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản của môi trường, như thực vật xanh, vi sinh vật,… - Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị dưỡng không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ, mà chỉ sử dụng chất hữu cơ để làm nguồn dinh dưỡng, như các loài động vật. + Sinh vật tiêu thụ cấp I: Bao gồm các loài sinh vật ăn cỏ. + Sinh vật tiêu thụ cấp II: Bao gồm các loài sinh vật ăn thịt (Sinh vật ăn sinh vật ăn cỏ); + Sinh vật tiêu thụ cấp III: Bao gồm các loài sinh vật ăn thịt (Sinh vật ăn sinh vật ăn thịt). Sinh vật phân hủy: Cũng là sinh vật dị dưỡng (nấm, côn trùng, động vật không xương sống,…) Thành phần thực vật rừng - Thành phần cây gỗ: Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Thành phần cây gỗ trong rừng nhiệt đới được chia thành 3 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái và tầng dưới tán. Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài để chia ra rừng thuần loài và rừng hỗn loài. Cây tái sinh: Là lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng sống và phát triển dưới tán rừng, chúng sẽ là đối tượng thay thế tầng cây gỗ phía trên. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau người ta chia lớp cây tái sinh thành các giai đoạn: cây mầm, cây 6 mạ và cây con (hay cây non). Cây mầm: một vài tháng tuổi (tùy loài). Cây mạ: từ một vài tháng đến 1 -2 năm, chiều cao < 50 cm. Cây con (cây non): Cây > 2 năm tuổi, chiều cao > 50 cm. - Thành phần cây bụi: Là những cây thân gỗ, song chiều cao không quá 5m, phân cành sớm. - Thành phần thảm tươi: Bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có cấu tạo gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng.. - Thực vật ngoại tầng: Bao gồm các loài dây leo, thực vật phụ sinh… chúng mọc không tuân theo một trật tự nào về không gian, chúng không phân bố ở những tầng cụ thể nào. 7 PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỊA DANH CÁT TIÊN Trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Mạ ở Tà Lài, vẫn còn lưu giữ một truyền thuyết về tên gọi CÁT TIÊN. Ngày xửa ngày xưa, tại vùng núi phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng có môt chàng thợ săn người Mạ, trong lúc đi săn anh ta nhìn thấy một khối trụ hình màu sắc sặc sỡ, lấp lánh trông rất lạ mắt. Bản tính vốn hiếu kỳ nên chàng ta dương cung tên lên bắn vào khối hình trụ kỳ lạ đó, bỗng nhiên một dòng nước tuôn trào ra ầm ầm như dòng thác và đuổi theo chàng thợ săn. Chàng thợ săn hoảng sợ chạy như bay, còn thần nước thì tức giận cuồn cuộn đuổi bắt chàng thợ săn. Chàng càng chạy nhanh thì thần nước cũng chạy nhanh theo và để lại nhiều vùng thác ghềnh, lúc chàng chạy chậm thì nước đọng lại thành những bàu nước sâu, khi dừng lại thì nước đọng lại dưới chân chàng tạo thành những hồ nước lớn. Trong khi đang đuổi bắt thì chàng thợ săn giật mình dừng lại, thần nước cũng dừng lại. Chàng trai Châu Mạ nhìn thấy rất nhiều tiên nữ đang đùa vui trên một bãi cát rộng mịn màng bên một dòng suối, bên bờ từng đàn nai, hươu, tê giác nhởn nhơ gặm cỏ non, xa xa là bầy công đang xòe đuôi nhảy múa, các loài chim, bướm cũng thi nhau nhảy múa, các loài hoa thì đua nhau khoe sắc như ngày hội của núi rừng, khung cảnh thật là thần tiên thơ mộng hòa quyện thanh bình. Địa danh Cát Tiên hình thành từ đấy. Cát Tiên có nghĩa là nơi cư ngụ của các vị thần và các nàng tiên. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Trong những năm đất nước còn chiến tranh, Vườn quốc gia Cát Tiên là một phần căn cứ địa an toàn của cách mạng trong chiến khu D rộng lớn. Rừng bao bọc che chở bộ đội tăng gia sản xuất. Các nhóm đồng bào dân tộc sinh sống trong rừng góp lương, tải đạn cùng với bộ đội đánh thắng các đế quốc xâm lược. Rất may trong những năm chiến tranh, rừng Cát Tiên ít bị ảnh hưởng bới chất độc hóa học. Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được Sư đoàn 600 (thuộc Bộ Quốc phòng) tiếp quản. Nhiệm vụ của lực lượng quân đội là đóng quân tại chỗ, tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau chiến tranh. Vào năm 1976, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm và làm việc tại Sư đoàn 600, Người đã thấy tài nguyên quý giá của khu rừng và đề nghị đưa vào danh sách khu bảo tồn. Chủ trương này đã được lãnh đạo Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), lãnh đạo Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các ngành chức năng khẩn trương 8 thực hiện, tiến hành điều tra, quy hoạch, xây dựng Luận chứng kinh tế kỹ thuật trình Chính Phủ. Ngày 07/07/1978, Thủ tướng Chính Phủ có quyết định số 360/TTg về việc thành lập Khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên, thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đồng thời Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm Nam Bãi Cát Tiên làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu bảo tồn, do một đồng chí Đại Úy là Hạt trưởng, với hơn 30 chiến sĩ là kiểm lâm viên. Năm 1986, Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thành lập Ban quản lý khu rừng cấm Nam Cát Tiên. Cũng vào thời điểm này, Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định di dời toàn bộ lực lượng quân đội ra khỏi khu bảo tồn. Ngày 13/01/1992, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 08/CT về việc thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích của khu rừng cấm Nam Cát Tiên của tỉnh Đồng Nai và mở rộng diện tích về phía tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước. Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính Phủ có quyết đinh số 38-1998/QĐ-Ttg về việc chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Hiện nay Vườn quốc gia Cát Tiên trực thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Chức năng: Vườn quốc gia Cát Tiên có chức năng bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, phát triển và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, nghiên cứu khoa học kết hợp với mở rộng các hoạt động dịch vụ khoa học, học tập, tham quan du lịch. Nhiệm vụ: - Bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ, bảo tồn tính đa dạng về loài và nguồn gen động vật, thực vật rừng, bảo vệ và phát triển các loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng; - Bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ công trình thủy điện Trị An; - Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ bảo tồn của Vườn và tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan, du lịch; - Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và môi trường được Bộ giao; 9 - Thực hiện các chương trình tuyên truyền và giáo dục nhân dân địa phương về pháp luật bảo vệ rừng và phát triển rừng để bảo vệ Vườn quốc gia; - Cùng với chính quyền địa phương quy hoạch và tổ chức lại các điểm dân cư phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ quản lý, xây dựng Vườn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng; - Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, kinh phí Nhà nước giao cho Vườn đúng mục đích và có hiệu quả. VÙNG ĐỆM Vùng đệm có 2 loại: Vùng đệm rừng và đất lâm nghiệp là khoảng cách hành lang bao quanh VQG Cát Tiên với bề rộng (giữa ranh giới VQG Cát Tiên và ranh giới giới hạn vùng đệm) được tính 1 km, có diện tích 64.875 ha trên địa bàn của 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông. Vùng đệm kinh tế xã hội là các cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống và nằm tiếp giáp với VQG Cát Tiên, được tính theo đơn vị hành chính là xã, có diện tích 118.604 ha, bao gồm 31 xã và 2 thị trấn nằm trên địa bàn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông. KHU DỰ TRỨ SINH QUYỂN QUỐC TẾ CÁT TIÊN Ngày 10/11/2001, Ủy Ban Quốc gia Con người và Sinh quyển (MAB) và Tổ chức UNESCO đã công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới. Ngày 30/6/2011, MAB/UNESCO đã mở rộng diện tích Khu Dự trữ sinh quyển Cát Tiên về phía khu Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Vĩnh Cửu, có tên là Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Khu dự trữ sinh quyển là gì? Sinh quyển là lớp vỏ trái đất có các sinh vật sống trên đó, kể cả đại dương, ao hồ, sông suối, đất và phần dưới của phần khí quyển. Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm tất cả các hệ sinh thái nhỏ hơn có trên trái đất. Khu dự trữ sinh quyển là đại diện mẫu của các hệ sinh thái trên trái đất, là thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu và giám sát các hệ sinh thái đem lại lợi ích cho người dân, địa phương và quốc tế Khu dự trữ sinh quyển gồm 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. 10 Các chức năng của khu DTSQ - Bảo tồn: Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái loài và vốn gen di truyền. - Phát triển: Thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên cơ sở bền vững môi trường và văn hoá. - Trợ giúp: Nghiên cứu, giám sát, đào tạo và giáo dục về bảo tồn và phát triển bền vững địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC RAMSAR BÀU SẤU Ngày 04/8/2005, Ban Thư ký công ước Ramsar quốc tế đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu là vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới (thứ 1499); Đồng thời là vùng đất ngập nước Ramsar thứ 2 của Việt Nam. Khu đất ngập nước Ramsar là gì? ĐNN là các vùng đầm lầy, đất than bùn hoặc vực nước tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả vùng biển có độ sâu không vượt quá 6 m khi triều thấp” (Ramsar, 2/1971). “Công ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước” (Ramsar, Iran, 1971) ký ngày 2/2/1971 tại thành phố Ramsar của nước Iran (do vậy còn gọi là công ước Ramsar), có hiệu lực từ năm 1975. Tính đến ngày 31/7/1997, đã có 881 vùng ĐNN, chiếm khoảng 62,8 triệu ha của 101 quốc gia đã được đưa vào danh sách Ramsar. Các chức năng của vùng đất ngập nước - Chức năng điều chỉnh: Nạp và tiết nước ngầm; biến đổi và kiểm soát dòng chảy (lũ); giữ các chất bồi lắng, các chất độc tố; loại bỏ, biến đổi chất hữu cơ; biến đổi các bon; xuất khẩu năng suất; đa dạng, phong phú sinh vật; sinh sản của sinh vật; di cư và trú đông của sinh vật. - Chức năng mang tải: Là nơi nghỉ ngơi, tham quan, giải trí và đào tạo, nghiên cứu khoa học. - Các chức năng sản xuất: Cung cấp thực phẩm và tài nguyên di truyền. Đặc biệt năng suất của hệ sinh thái ĐNN rất cao, nhất là cá nước ngọt. - Các chức năng thông tin: Các nghiên cứu và đánh giá cho thấy hệ sinh thái ĐNN khu Nam Cát Tiên đáp ứng được các tiêu chí của Công ước Ramsar. 11 Các giá trị của hệ ĐNN Vườn Quốc gia Cát Tiên - Giá trị sinh thái, môi trường và đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực miền Đông Nam bộ, có địa hình đất thấp, vừa là một trong ba vùng chim đặc hữu của Việt Nam, đồng thời vừa là điểm quan trọng để bảo tồn các loài chim nước. Trong số các loài chim nước bị đe dọa toàn cầu ở các mức độ khác nhau đã ghi nhận ở Vườn Quốc gia Cát Tiên có ngan cánh trắng (Cairina scutulata), quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), già đẩy ja va (Leptoptilos javanicus). Đồng thời ở đây còn có loài cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis) bị đe dọa toàn cầu, trước đây có ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, nay hầu như đã bị tuyệt chủng và đang được khôi phục lại bằng việc thả cá sấu nuôi vào ĐNN Bàu Sấu sau khi đã huấn luyện phục hồi bản năng và kiểm tra ADN thuần chủng. - Giá trị về mặt kinh tế và xã hội Điều tiết và cung cấp nguồn nước (cả lượng lẫn chất) cho hơn 15 triệu người dân sinh sống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dọc hạ lưu sông Đồng Nai và xung quanh VQG, đặc biệt là cung cấp nguồn nước cho hồ thủy điện Trị An. Ngoài ra, ĐNN còn cung cấp nguồn lợi kinh tế từ các bàu, suối, sông ở Vườn Quốc gia. Trước đây, khi chưa thành lập Vườn Quốc gia, người dân địa phương sống bằng nguồn lợi cá để làm thực phẩm và bán. - Giá trị nghiên cứu khoa học: ĐNN là địa bàn luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu, khám phá những bí ẩn về thế giới thiên nhiên và sinh vật như khu hệ động thực vật thủy sinh, các loài chim nước, cá, mối quan hệ tương hỗ giữa hệ sinh thái cạn và hệ sinh thái ĐNN,... - Giá trị về cảnh quan, giáo dục, du lịch: ĐNN là địa điểm lý tưởng để tổ chức du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng cho du khách trong và ngoài nước, như Bàu Sấu, Bàu Chim, thác Trời, thác Bến Cự, cây Si, du lịch dọc sông Đồng Nai,... Một số đặc điểm khu đất ngập nước Bàu Sấu - Tính chất ngập nước và ngập nước theo mùa tạo nên hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (swamp) điển hình với các loài thực vật đặc trưng và động vật sống trong đó (động vật thủy sinh, cá, chim, thú,…). Sự giao lưu giữa hệ thống sông, suối mùa mưa lũ và các bàu nước trong vùng, ven sông, suối tạo sinh cảnh đa dạng cho các loài động vật hoang dã. 12 - Vào mùa mưa lũ, nước từ sông Đồng Nai đổ vào Vườn, làm tăng diện tích ĐNN, tăng vùng cư trú của nhiều loài động vật, tạo thuận lợi cho các loài động vật thủy sinh thông thương trong môi trường và trao đổi chất, là điều kiện cần thiết để các loài động thực vật thủy sinh tồn tại và phát triển; - Mùa mưa lũ làm tăng diện tích ĐNN tạo độ ẩm lớn tại các vùng ngập và duy trì độ ẩm cao trong mùa khô hạn kéo dài, giúp cho sự tồn tại và phát triển của các loài động vật, thực vật sống ven bàu. Sau mùa ngập, ở ven vùng Bàu Sấu, các trảng cỏ ven bàu phát triển mạnh là nguồn thức ăn của loài bò tót, nai, heo rừng,…; Vùng cỏ tốt ven bàu và các trảng cỏ trong mùa khô là nơi kiếm ăn của công; Vùng ĐNN trong mùa mưa hoặc khô là nơi cung cấp thức ăn (cá) cho các loài chim nước; Các loài thực vật như mây, tre phát triển là sinh cảnh của loài tê giác việt nam. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Vi trí địa lý Trụ sở Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, cách TPHCM khoảng 150 km theo quốc lệ 20. Trên đường đi từ TPHCM – Đà Lạt đến km 125 (Thị trấn Tân Phú), rẽ trái có con đường dài 24 km dẫn đến trụ sở Vườn quốc gia Cát Tiên. Diện tích: 71.350 ha. Tọa độ địa lý: 11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc 107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông Phạm vi ranh giới: Phia Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Bình Phước. Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng Phía Đông giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Vĩnh Cửu, Đồng Nai Các kiểu địa hình - Kiểu địa hình núi cao sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200 – 600 m, độ dốc 15-20 0 , có nơi trên 300. Địa hình là các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng địa hình bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai. 13 - Kiểu địa hình trung bình, sườn ít dốc: Ở phía Tây Nam Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200 – 300 m, độ dốc 15 -20 0. Độ chia cắt cao. Đây là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đắk Lua, Đa Ta pok,... Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: Ở phía Đông Nam VQG Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển 130 – 150 m, độ dốc 5-70. Độ chia cắt thưa. Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: Độ cao so với mặt nước biển 130 m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn, từ khu vực giáp ranh Bình Phước – Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000 m. Kiểu địa hình thếm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130 m, như các Bàu Cá, bàu Chim, Bàu Sấu,... Địa chất Thổ nhưỡng Trước kỷ Đệ Tứ, nền địa chất được phủ một lớp tràm tích kiểu đặc trưng bởi đá phiến thạch sét. Sau kỷ Đệ Tứ lại được phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi đắp lên trên nền đá phiến thạch sét. Tiếp sau đó là hoạt động của núi lửa phủ lấp một lớp bazan. Cùng với quá trình phun trào, phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông. Trải qua nhiều quá trình phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi, tích tụ tạo nên nền địa chất đan xen nhau khá phức tạp. Vườn quốc gia Cát Tiên có các loại đất: - Đất Feralit phát triển trên đá bazan (Fk), chiếm nửa diện tích của Vườn, phân bố khu phía Nam. - Đất Ferlit phát triển trên đá cát (Fq), phân bố ở phía Bắc, dọc thượng nguồn sông Đồng Nai. - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ (Fo) chiếm 10% tổng diện tích Vườn, chủ yếu ở phía Bắc. - Đất Feralit phát triển trên đá sét (Fs), chiếm khoảng 8% tổng diện tích Vườn, phân bố ở phía Nam. Khí hậu Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm: 25,40C. Nhiệt độ cực đại: 30,80C. 14 Nhiệt độ cực tiểu 21,30C. Lượng mưa trung bình năm: 2.185,6mm. Lượng mưa lớn nhất: 2.894mm Độ ẩm trung bình: 83,6%. Độ ẩm thấp nhất: 56,2% Có 2 mùa mưa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa cao nhất là 7, 8, 9. Mùa khô: Tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, 3 Thủy văn Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông Vườn quốc gia Cát Tiên, chiều dài khoàn 90 km. Sông rộng trung bình khoảng 100 m. Lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây. Mực nước cao nhất 8,03 m. Mực nước trung bình 5 m. Mùa kiệt 2 – 3 m. Ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà Lài, thuyền máy có thể đi lại được. Trong Vườn quốc gia Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn, nhỏ:  Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (khu vực Lộc Bắc).  Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (khu vực Cát Lộc).  Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Samath (khu vực Nam Cát Tiên). Các hệ suối đều chảy ra sông Đồng Nai. Toàn bộ diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An. Phần phía Nam của Vườn là lưu vực tiếp giáp hồ. Do địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên thường gây ngập úng nhất là khu vực suối Đắc Lua. Trên các hệ suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và các suối nhánh, một số suối nhỏ, ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng cao trong các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích khá lớn khu vực khá bằng phẳng ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ bàu có diện tích nước ngập khoảng 2.500 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây cũng là nơi sâu nhất của các bàu: Bàu Cá, Bàu Sấu, Bàu Chim,… 15 Đặc điểm thủy văn của Vườn quốc gia Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước đều hiện diện ở Vườn quốc gia Cát Tiên làm tăng giá trị về đa dạng sinh học và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của Vườn quốc gia Cát Tiên. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐỆM Tình hình dân sinh kinh tế của địa phương vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn. Các nhu cầu sử dụng lâm sản, tập quán sống dựa vào rừng còn cao, do vậy dẫn đến các hình thức vi phạm như phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng, săn bắt, bẫy chim thú rừng, khai thác lâm sản,… Dân tộc Thành phần dân tộc trong khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên có hơn 30 dân tộc khác nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số. Theo số liệu điều tra năm 2002, trong vùng đệm và vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên có người Kinh (67,1%); Tày (11,1%); Nùng (8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%); S’tiêng (2,3%); Châu Mạ (6,2%); Hoa (1,1%); Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác (0,001%). Nhóm dân tộc bản địa là Châu Mạ và S’Tiêng. Sự đa dạng cộng đồng các dân tộc với những truyền thống văn hoá khác nhau đang chứa đựng một kho tàng to lớn các kiến thức bản địa. Ngoài những giá trị to lớn về tài nguyên thiên nhiên, sự phong phú về dân tộc, Vườn quốc gia Cát Tiên còn có giá trị về mặt lịch sử và văn hoá. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng với nhà ngục Tà Lài. Trong thời gian chống Mỹ nơi đây từng là chiến khu D, nơi đóng quân của Trung ương Cục Miền Nam, nơi trực tiếp lãnh đạo quân và dân miền Đông kháng chiến chống Mỹ. Văn hoá Khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên còn giữ được di chỉ của nền văn hoá cổ. Tuy các nhà khoa học chưa xác định được niên đại và chủ nhân, nhưng một số nhà khoa học tạm gọi là di chỉ văn hóa Óc eo, đã từng một thời hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên. Bộ ngẫu tượng Linga và Yoni ở Cát Lộc có kích thước lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Khu vực di chỉ rộng khoảng 10 ha ở dọc sông Đồng Nai, là khu di tích văn hoá, đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch cho khai quật và trùng tu lại các đền thờ nhưng do hạn chế về kinh phí, kinh nghiệm cũng như về năng lực thiết kế, do vậy các công trình hiện nay đang đợi ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hoá Thông tin và tìm kiếm nguồn ngân sách để trùng tu. Các sản phẩm khai quật 16 được bao gồm nhiều lá vàng in hình các thần Venus, thần Silva, ... và các đồ gốm chứng tỏ một thời hưng thịnh của Vương quốc Phù Nam cổ. Việc khai quật di chỉ và xác định các niên đại, nguồn gốc, xuất xứ của di chỉ, nguồn gốc của các vật liệu xây dựng, ... đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Các lễ hội - Lễ hội đâm trâu: giống như nhiều dân tộc thiểu số sống vùng Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu là một nét sinh hoạt văn hoá của người S’tiêng và Châu Mạ. Lễ hội này có tính chất ăn mừng và để tế thần. Trong lễ hội nhất thiết phải có trâu, ngoài ra còn có các con vật khác như bò, heo, gà để lấy máu tế thần. - Lễ quay đầu trâu: đây là lễ hội thể hiện nét đẹp riêng của người S’tiêng. Qua lễ hội thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giữa các cá nhân trong cộng đồng. Hàng năm nếu gia chủ muốn giúp đỡ, chúc mừng một người trong gia tộc hoặc bất kỳ một người nào mà họ quý trọng, thì họ sẽ cung cấp toàn bộ lễ vật để làm lễ quay đầu trâu cho người được chọn. Trong lễ hội họ lấy máu các con vật phết lên đồ vật trong nhà với ý niệm cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt. - Lễ mừng lúa mới: được tổ chức thường xuyên sau mỗi vụ mùa. Trong lễ hội chỉ cần một con vật bất kỳ, lễ hội này được tổ chức để cảm ơn các thần linh đã giúp đỡ cho một vụ mùa no đủ. - Lễ hội cồng chiêng: đây là lễ hội của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, được tổ chức vào bất kỳ lúc nào trong năm khi có dịp. Nhiều phong tục tập quán cũng gắn liền với sự tồn tại của rừng, chẳng hạn như phong tục chia sẻ sản phẩm săn bắn, giúp nhau khai thác gỗ làm nhà, sử dụng dược thảo từ rừng để chữa bệnh, vào rừng khai thác lương thực, thực phẩm lúc giáp hạt v.v... Rừng như một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển những phong tục tập quán, những truyền thống văn hoá, những phẩm chất đạo lý tốt đẹp của cộng đồng. 17 TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC Vườn quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng địa lý sinh học từ vùng cao nguyên Nam Trường Sơn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên đã hội tụ được các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng. đặc trưng cho các hệ sinh thái rừng, hệ thực vật và hệ động vật rừng của các tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Các kiểu rừng đặc trưng là rừng lá rộng thường xanh, rừng bán thường xanh với thành phần các loài cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpus), họ Đậu (Fabaceae) và họ Bằng Lăng (Lythraceae). Hệ thực vật Hiện nay đã thống kê được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch, của 75 bộ, 162 họ, 724 chi. Các nhóm thực vật: - Cây gỗ lớn: 176 loài (chiếm 11% tổng số loài đã biết) - Cây gỗ nhỏ: 335 loài (chiếm 20,7%) - Cây bụi: 345 loài (21,3%) - Thảm tươi: 318 loài (19,7%) - Thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài (8,8%) - Khuyết thực vật: 62 loài (3,8%). Các loài cây quý hiếm (nguồn gen quý hiếm): 38 loài, 13 họ. Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa: 20 loài, 11 họ. Các nhóm cây có giá trị kinh tế: - Nhóm cây gỗ: 511 loài, trong đó có 176 loài cây gỗ lớn, chiếm 1% tổ thành số lượng cá thể các loài cây gỗ. Nhóm I: 12 loài, thuộc 4 họ, như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Chi Cẩm lai (Dalbergia spp.) 6 loài, Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Gõ mật (Sindora siamensis), Kim giao (Decussocarpus fleuryi), Cẩm thị (Diospyros maritiama), Trầm hương (Aquilaria crassna). Nhóm II: 4 loài, thuộc 4 họ, chiếm 0,3% như Cẩm xe (Xylia xylocarpa), Sao đen (Hopea odorata), Vắp (Mesua floribunda ), Đinh (Markhamia stipulata ) . Nhóm III: 13 loài, 7 họ, chiếm 15,2%; Nhóm IV chiếm 11%; Nhóm V chiếm 4,5%; Nhóm VI chiếm 10%; Nhóm VII + VIII chiếm 58%. 18 - Nhóm cây dược liệu: có khoảng trên 550 loài, thuộc các dạng cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, dây leo, khuyết thực vật và thực vật phụ sinh, ký sinh,… Trong đó có một số lượng cá thể loài lớn và thuốc có giá trị như Thiên niên kiện (Homanolonema occulta), Sâm nam (Dracaena cochinchinensis), Chi Ngũ gia bì (Schefflera), Cam thảo dây (Abrus mollis), Chi Mã tiền (Strychnos), Bàm bàm dây (Entada pursaetha), Sa nhân (Amomum xanthoides), Chi Kim cang (Smilax), Chi Dứa dại (Pandanus),… - Nhóm cây cảnh: có khoảng 260 loài, trong đó có 133 loài thuộc họ Lan (Orchidaceae). - Nhóm cây ăn quả: có khoảng 24 loài. - Nhóm cây rau xanh: có khoảng 20 loài. Các kiểu rừng - Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), … - Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như: bằng lăng (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogeissus acuminata), … - Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. - Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. - Thảm thực vật đất ngập nước: Vườn quốc gia Cát Tiên có hệ đất ngập nước khá phong phú, nằm ở khu trung tâm của khu Nam Cát Tiên, có diện tích rộng khoảng hơn 3.000 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây là nơi sâu nhất của các bàu như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá. Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt, các loài thú lớn cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô hàng năm. 19 Hệ động vật Khu hệ động vật của Vườn quốc gia Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, điển hình là các loài thú móng guốc như Heo rừng (Sus scrofa), Cheo cheo (Tragulus javanicus), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Bò tót (Bos gaurus), Nai (Cervus unicolor) và là một trong những vùng của Việt Nam có thể quan sát được nhiều cá thể bò tót. - Côn trùng: đã điều tra được 751 loài, 68 họ, 9 bộ. Trong đó có 457 loài bướm, nhiểu loài quý hiếm như Bọ Cánh Cứng, càng tôm (Cheirotonus macleayi), bọ ngựa thông thường (Mantis religiosa), Bướm phượng cánh kiếm (Pathysa antipathes), Bướm phượng cánh sau vàng (Troides helena cerberus), ... Các nhóm côn trùng khác (bộ Cánh Vảy, bộ Cánh Giống, …) đã thu được mẫu nhưng đa số chưa định danh vì thiếu tài liệu và thiếu chuyên gia. - Cá: gồm 159 loài thuộc 28 họ, trong đó có một loài nằm trong sách đỏ IUCN (cá mơn hay còn gọi là cá rồng), 8 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như cá chiên (Bagarius bagarius), cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes), cá rồng (Scleropages formosus), cá may (Gyrinocheilus aymonieri), Cá duồng bay (Cosmochilus harmandi)… Nhiều loài cá lớn có giá trị kinh tế như cá lăng bò (Bagarius spp.), cá lăng nha (Mystus nemurus), cá lóc bông (Channa micropeltes),… - Lưỡng thê: gồm 41 loài thuộc 6 họ và 2 bộ trong đó có 3 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. - Bò sát: gồm 80 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ trong đó có 18 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus), trăn đất (Python molurus), … có 9 loài có tên trong sách đỏ IUCN như Rùa hộp lưng đen (Cuora amboiensis), Rùa núi vàng (Indotestudo elongata), Cua đinh (Trionyx cartilagineus), Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) Các loài bò sát, lưỡng cư đặc hữu là Thạch sùng ngón vằn lưng (Cyrtodactylus irregularis), Cóc mắt trung gian (Megophyrys intermedius), Nhái bầu trung bộ (Microhyla annamensis). Chương trình phục hồi cá sấu nước ngọt ngoài tự nhiên ở Bàu Sấu là chương trình được thực hiện thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới. Đến nay, bước đầu đã thành công bằng việc phát hiện nhiều cá thể cá sấu con. Chương trình được thực hiện từ năm 2001, Vườn đã thả 60 con cá sấu trưởng thành sau khi đã kiểm tra ADN và huấn luyện phục hồi bản năng tự nhiên như bắt mồi, đẻ trứng, nuôi con, ... Hiện nay qua kết quả giám sát đã phát hiện có nhiều cá sấu con. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan