Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vùng văn hóa tây nguyên...

Tài liệu Vùng văn hóa tây nguyên

.PDF
22
1
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA DU LỊCH VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Mỹ Thanh Nhóm thực hiện : S-VIỆT Gồm các sinh viên : Đinh Diễm My Trần Thị Hoài Na Lê Thị Tú Nguyệt Hồ Thị Ngọc Nga Trương Thị Kim Liên Nguyễn Thị Thùy Linh Doãn Thị Minh Nguyệt Nguyễn Huỳnh Hoàng Nghi Đà Nẵng, ngày 23 tháng 09 năm 2021 Mục Lục I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.........................................................................................1 1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ......................................................................1 2. Địa hình..............................................................................................................1 3. Khí hậu...............................................................................................................2 4. Tài nguyên thiên nhiên......................................................................................2 II. a. Tài nguyên nước............................................................................................2 b. Đất đai............................................................................................................2 c. Tài nguyên rừng:...........................................................................................3 d. Tài nguyên khoáng sản:................................................................................3 e. Khí hậu...........................................................................................................4 f. Tài nguyên du lịch sinh thái:........................................................................4 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI.............................................................................................4 1. Tình hình xã hội và dân cư:.............................................................................4 a. Dân số.............................................................................................................4 b. Dân tộc............................................................................................................5 c. Dân bản địa lâu đời tại vùng Tây Nguyên:..................................................6 2. Đặc điểm xã hội.................................................................................................6 a. Tổ chức xã hội................................................................................................6 b. Phương thức sản xuất...................................................................................8 III. VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN.....................................................................8 1. Văn hoá hữu hình vùng Tây Nguyên..............................................................9 a. Nhà Rông ( Vừa có giá trị vật thể và phi vật thể)...........................................9 b. Nhà Mồ.........................................................................................................10 c. Trang phục..................................................................................................10 d. Ẩm thực ngày Tết của Tây Nguyên..........................................................12 2. Văn hoá tinh thần và nghệ thuật Vùng Tây Nguyên..................................12 a. Các lễ hội......................................................................................................13 b. Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên............................................................15 c. Nét hoạt động văn hóa phi vật thể.............................................................17 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ - Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước. - Vị trí tiếp giáp: + Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam + Phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận + Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước + Phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). - Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. 2. Địa hình Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm: - Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với quy mô lớn. - Địa hình vùng núi. - Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt. 3. Khí hậu - Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20oC điều hòa quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5oC. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi các cao nguyên cao 400-500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới. - Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. 4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên nước Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srepok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét. Vì vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện lớn, chiếm khoảng 21% trữ lượng thủy điện cả nước. b. Đất đai - Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực. - Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hóa nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%). c. Tài nguyên rừng: - Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu quý được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quý có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung… - Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quý hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi... d. Tài nguyên khoáng sản: - Chủng loại khoáng sản ở Tây Nguyên ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai Kon Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng. - Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quý, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chư Sê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc. e. Khí hậu Khí hậu cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi. f. Tài nguyên du lịch sinh thái: rất phong phú - Khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, hữu tình( Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Langbiang, vườn quốc gia Yok Đôn,...) =)) Lợi thế phát triển du lịch II. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI 1. Tình hình xã hội và dân cư: a. Dân số Là vùng có số dân ít và được phân bố không đồng đều, mật độ dân số thấp, nhưng lại đa dạng về dân tộc Năm 1976, dân số toàn vùng là 1.225.000 người; gồm nhiều dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 69,7% (853.820 người). Nhưng hiện nay, dân số toàn vùng đã lên đến 5.107.437 người , đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ còn chiếm 25,5% (1.302.396 người), đồng bào Kinh chiếm 66,9% (3.416.875 người), còn lại từ các nơi khác đến chiếm 7,6% (388.166 người). Kết quả này một phần do gia tăng dân số tự nhiên, phần lớn gia tăng do di dân đến Tây Nguyên theo 2 luồng là: di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang dần trở thành thiểu số trên chính quê hương họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển, sự phân bố không đồng đều về mật độ dân cư đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. b. Dân tộc Thời Pháp thuộc người Kinh bị hạn chế lên vùng Tây Nguyên nên các bộ tộc người Gia Rai, Ê đê sinh hoạt trong xã hội truyền thống. Mãi đến giữa thế kỉ XX, sau cuộc di cư năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần. Hiện nay, Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc (30% là dân tộc thiểu số), đa văn hóa, nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em, với nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người. Trong thời kỳ chiến tranh, do đất rộng người thưa nên các dân tộc cư trú thành từng khối biệt lập. Chỉ có ở phía bắc Kon Tum và phía nam Lâm Đồng có các dân tộc sống xen kẽ nhau, còn lại các khu vực cư trú khác tập trung theo dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay các dân tộc thiểu số của vùng Tây Nguyên đã sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu văn hóa với người Kinh và các dân tộc thiểu số từ miền Trung, miền Bắc đến lập nghiệp. Đối với các dân tộc thiểu số từ nơi khác đến, hiện nay đông nhất là các dân tộc từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp như: Nùng, Tày, Dao, Thái, Mông…Nhìn chung, đồng bào các dân tộc thiểu số rất cần cù, chịu khó làm ăn, sớm ổn định cuộc sống, yên bề gia thất từ sớm. Tuy nhiên, đây cũng là một bộ phận dân cư tham gia vào làn sóng di dân làm đảo lộn chiến lược dân số và lao động của vùng, tạo nên sự quá tải về cơ sở hạ tầng. Các dân tộc sống ở Tây Nguyên ngày này như là: Dân tộc Kinh, Dân tộc Gia Rai, Dân tộc Ê Đê, Dân tộc Ba Na, Dân tộc Cơ Ho, Dân tộc Nùng, Dân tộc Xơ Đăng,Dân tộc Tày, Dân tộc M'nông, Dân tộc Mông, Dân tộc Thái, Dân tộc Mạ, Dân tộc Mường, Dân tộc Dao, Dân tộc Giẻ Triêng, Dân tộc Hoa, Dân tộc Chu Ru, Dân tộc Brâu, Dân tộc Rơ Măm, Dân tộc Hrê,... c. Dân bản địa lâu đời tại vùng Tây Nguyên: Có 5 dân tộc bản địa sống lâu đời hàng chục thế kỷ cùng với người Kinh tại vùng Tây Nguyên gồm: Bana, Gia Rai, Ê Đê, M’nông, Cơ Ho, Mạ. Quê hương của các dân tộc bản địa lâu đời tại 5 tỉnh thành bao gồm: - Tỉnh Kon Tum: dân tộc bản địa Bana và Giarai - Tỉnh Gia Lai: dân tộc bản địa Giarai và Bana - Tỉnh Đắk Lắk: dân tộc bản địa Ê Đê và M’nông - Tỉnh Đắk Nông: dân tộc bản địa M’nông và Ê Đê - Tỉnh Lâm Đồng: dân tộc Cơ Ho và Mạ 2. Đặc điểm xã hội a. · Tổ chức xã hội Về cộng đồng: Nét nổi bật của các dân tộc thiểu số là đời sống xã hội mang tính cộng đồng cao, được thể hiện thông qua sự hình thành các buôn làng và do một già làng đứng đầu. Trước đây, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các dân tộc Tây Nguyên là buôn làng (buôn, bon, plây…) mang dấu ấn của công xã thị tộc. Buôn làng có nơi cư trú và canh tác riêng, có bến nước và nghĩa địa riêng, được các buôn làng khác thừa nhận. Các buôn làng sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai, nước, rừng là nguồn sở hữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội phải tuân thủ luật lệ và phong tục của làng. Bất cứ việc lớn hay nhỏ, việc của cả cộng đồng hay của từng buôn làng đều trở thành việc chung và luôn luôn thấm đượm tinh thần và không khí cộng đồng. Điều đặc biệt là trong mọi hoạt động văn hóa, phong tục ấy, đồng bào quan niệm rằng luôn luôn có sự tham gia của linh hồn những người đã mất. Đối với nhiêu dân tộc Tây Nguyên (Bana, Giarai, Rơmăm, Xơđăng, Giẻ Triêng), cộng đồng có hai phần: cộng đồng hôm nay bao gồm những người đang sống và cộng đồng hôm qua của những người đã chết. Người sống ở trong làng, người chết ở cõi tổ tiên (thế giới bên kia). Nhưng họ vẫn cùng "sống" với con cháu bằng cách riêng. Đồng bào thường tránh đặt tên trùng lặp giữa những thành viên còn sống và kể cả những thành viên đã chết khi còn nhỏ. Vì vậy, truyền thống văn hóa không chỉ là sự "uống nước nhớ nguồn", không chỉ là "đất lề quê thói" mà là lẽ thường, là đạo lý đương nhiên của cuộc sống. Từ đây hình thành nên tục lệ, Đồng bào Tây Nguyên tin rằng chỉ khi làm lễ bỏ mả, người chết mới về thế giới bên kia. Từ đây người sống sẽ không vương vấn gì với linh hồn người chết. · Chế độ hôn nhân và gia đình: Đa số các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ là trụ cột trong gia đình. Ngoài xã hội đàn ông đóng vai trò quan trọng, nhưng trong gia đình phụ nữ có ưu thế hơn. Phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Đa số sau khi cưới, con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình. Tuyệt đối cấm kị việc kết hôn trong cùng một dòng họ, nhất là ở cùng một địa phương. Con chú, con bác, con dì không được lấy nhau. Trái lại, con cô, con cậu từ hai phía có thể có quan hệ hôn nhân với nhau theo luật tục. Một số dân tộc theo chế độ phụ hệ như: dân tộc Mạ - có chế phụ hệ vững chắc trong hôn nhân gia đình. Nhà trai chủ động trong hôn nhân, nhưng sau lễ cưới chú rể phải sang ở nhà vợ, đến khi nộp đủ số sính lễ cho nhà gái mới được đưa vợ về hẳn ở nhà mình. · Về ngôn ngữ: Các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính là Nam Đảo (Malayô Pôlinêdiêng) và Nam Á (Môn – Khơ me). Trong quá trình chung sống, các cộng đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau nhưng cơ bản có sự hòa hợp, đoàn kết, không có sự phân biệt giữa các dân tộc, hay giữa người tại chỗ và từ nơi khác đến; cùng chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. b. Phương thức sản xuất Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo chế độ luân canh; sản xuất chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Cây lương thực chính là lúa tẻ, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà chủ yếu vào việc cúng tế. Đồng bào cũng có các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, rèn, mộc, làm nhà, đan lát các dụng cụ gia đình bằng mây tre…Các nghề này đang từng bước được phục hồi để tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống. III. VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN Giá trị văn hóa Tây nguyên quy tụ ở ba giá trị cơ bản: văn hóa hữu hình,văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật. 1. Văn hoá hữu hình vùng Tây Nguyên Giá trị của văn hóa hữu hình ở Tây Nguyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Đó là những ngôi nhà rông, nhà sàn. Nét đặc trưng tiêu biểu và phong cách thẩm mỹ về trang phục của dân tộc ở Tây Nguyên. Ẩm thực cũng mang những nét riêng và khác biệt của vùng núi cao. Bên cạnh đó giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nguyên còn phải kể đến vườn Quốc gia Yok Đôn, Nom Ka, cao nguyên Kon Plông, khu rừng nguyên sinh Chư Mô Rai Taluy, núi Ngọc Linh, thác Yaly hùng vĩ,... Giá trị vật thể ở Tây nguyên còn là những chứng tích căn cứ kháng chiến Bản Đôn, đường mòn Hồ Chí Minh,...Trong đó nổi bật có các giá trị a. Nhà Rông ( Vừa có giá trị vật thể và phi vật thể) Vật thể Nhà Rông của vùng đất Tây Nguyên mang nét văn hóa đặc sắc với những kiến trúc độc đáo mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hướng về phía bắc nam để lấy ánh sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương. Cầu thang nhà rông nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ tiêu biểu cho mẫu hệ Tây nguyên. Nhà rông hùng vĩ vươn lên nhìn như một lưỡi búa khổng lồ thể hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, tinh thần thượng võ đầy uy quyền Nhà rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng, nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống như cồng, chiêng, trống, vũ khí,...Là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi để các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống. Là nơi diễn ra các lễ hội dân gian và đón tiếp khách quý. Là nơi hội họp của các già làng, phân xử các vụ kiện tụng tranh chấp liên quan đến cộng đồng. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của người dân trong làng. “ Làng-nhà Rông-lễ hội” có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa Làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian tôn vinh quyền uy của nhà Rông và nhà Rông là điều kiện và môi trường để thực hiện tổ chức các lễ hội. Người Tây Nguyên quan niệm nhà rông là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo vệ cho dân làng b. Nhà Mồ Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp. Phần lớn tượng nhà mồ là tượng người trong quá trình xây dựng nhà mồ, thì người dân tộc Gia Rai vào rừng lấy gỗ dựng cột, thường là tám cột, còn vách được dựng bằng dãy gỗ tốt, mái lợp lá, còn cửa mồ thì nằm quay về hướng Đông hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến hành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến là gỗ cây gạo. Theo kinh nghiệm người dân thì cây cà-chít có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phân cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ trưởng thành thì không đáp ứng được những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những hình dáng, tư thế được phác thảo lên khúc gỗ và bàn tay của người nghệ nhân có thể quan sát và nhận ra hình thể của từng bức tượng. Tượng được đặt trong quần thể nhà mồ với những cột trang trí, hàng rào hoa văn đan đủ trên mái c. Trang phục Vì sống gần gũi với thiên nhiên nên trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giản dị với những gam màu tinh tế, đường nét khỏe khoắn không kém phần độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm. Với việc sử dụng hai gam màu chủ đạo: đỏ, đen (các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên Tuy vậy, trang phục, cách ăn mặc của các dân tộc cũng có những nét khác nhau ở mỗi tộc người. · Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa văn màu trắng, đỏ. · Trang phục của đồng bào Ba Na là màu chàm xanh, trang trí nhiều văn hoa đẹp. · Trang phục của người Giẻ Triêng là màu đen, xanh trang trí bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ. · Trang phục của đồng bào Gia Rai chủ đạo là màu trắng hoặc màu chàm. · Trang phục của người Rơ Măm, hầu như không nhuộm màu… Điều đặc biệt nét đặc sắc nhất của Tây Nguyên là ở trang phục nam giới. Họ đóng khố mặc áo, quấn khăn có cài lông chim quý nhiều màu. Đấy là cả một công trình dệt và thêu và là cả một nghệ thuật trang trí phục sức. Ngoài cái phần để che, khố có vạt trước, vạt sau và nhiều hoa văn, diềm khố có tua bông và dài đến giữa ống chân. Vạt trước dài, vạy sau ngắn xúng xính theo nhịp chân đi làm tôn thên phần cơ thể săn chắc, khỏe mạnh của người đàn ông. d. Ẩm thực ngày Tết của Tây Nguyên Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Tuy nhiên, cách nấu nướng và ăn uống thì lại là đặc điểm riêng của mỗi dân tộc và địa phương. Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được nấu thay cho cơm gạo tẻ và nấu theo cách nấu của tổ tiên còn được gọi là “ cơm lam ”. “ Cơm lam ” được làm từ những ống lồ ô còn non được chặt về, giữ lại mấu ở một phần đầu sau đó bỏ gạo nếp và nước vào, được nút lại và đem đốt bằng lửa và than. Những ống cơm lam vỏ ngoài tuy đen và lem nhem nhưng khi chẻ bỏ lớp vỏ ngoài thì sẽ lộ ra phần cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn. Thực phẩm ngày Tết của họ chủ yếu được làm từ thịt và các món ăn đa phần đều dùng thịt sống. Dùng phèo để làm tái các loại thịt tươi. Kỹ thuật băm sống và trộn bóp đóng vai trò quan trọng tạo ra nhiều món từ thịt trâu, bò , dê nguồn thịt chính trong lễ hiến tế thần linh. Bên cạnh đó, họ cũng làm những món ăn được nấu chín theo tập tục lâu đời như thịt bao giờ cũng nấu chung với bột gạo và rau đã giã nhỏ, món thịt nướng,... Rượu cần là đồ uống không thể thiếu trong dịp lễ Tết của người dân tộc Tây Nguyên. Nó vừa là sản vật vừa là nghi vật, lễ vật, xuất hiện và có mặt trong đời sống sinh hoạt xã hội, tình cảm, tâm linh của mỗi gia đình và cộng đồng. Gia đình nào cũng biết làm rượu nhưng tỷ lệ để làm ra nó lại là bí quyết riêng chỉ được phép truyền trong mỗi nhà. 2. Văn hoá tinh thần và nghệ thuật Vùng Tây Nguyên Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hội là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên, thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây nguyên còn được thể hiện ở những kinh nghiệm thuần dưỡng voi, những bài thuốc gia truyền chữa bệnh, kỹ thuật đúc đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạc khí Cồng Chiêng, các nghệ nhân điêu khắc qua các tượng nhà mồ, là kỹ thuật trang trí dệt nên những hoa văn của các trang phục các dân tộc, tinh thần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua những huyền thoại sử thi, cũng như các anh hùng thời nay như anh hùng Núp, anh hùng Nơ Trang Long... Ngoài ra, giá trị tinh thần còn đọng lại qua những tục lệ, các ứng xử trong cộng đồng, việc ăn, ở, mặc, giải trí, trong việc cưới, tang, lễ nghi, tín ngưỡng và tôn giáo. Đối với giá trị văn hóa nghệ thuật Tây nguyên được thể hiện trong nghệ thuật trang trí hoa văn. Hoa văn cổ truyền Tây nguyên không phải ra đời trong phút chốc dưới ngòi bút của cá nhân họa sĩ nào đó mà dần dần được hiện hình qua cuộc sống lâu dài của từng tộc người. Hoa văn các dân tộc Tây nguyên xuất hiện không chỉ trên mặt vải mà còn trên đồ đan lát như gùi, bồ. Ngoài ra hoa văn còn được vẽ, khắc, thậm chí đục thủng trên các bộ phận kiến trúc và hiện vật nghi lễ (ở nhà chung của làng, trên cột đâm trâu, cột lễ nhà mồ) Giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật ở Tây nguyên được thể hiện đó là: a. Các lễ hội Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ra đời từ niềm tin mãnh liệt vào thần linh mà họ thường vẫn gọi là Yàng nên mang tính cộng đồng rất cao. Các nghi lễ, lễ hội vừa là những sinh hoạt văn hoá có tác dụng to lớn trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết, sự gắn bó của cộng đồng nhưng cũng đồng thời tạo môi trường diễn xướng của nhiều nhạc cụ dân tộc. Ở đây có những nghi lễ, lễ hội đặc sắc, độc đáo như: đâm trâu (Groong K P), cầu an cho lúa (Sômah kwai), bỏ mả (Pớatpothi), lễ trưởng thành, lễ rước Kpan… mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc Tây Nguyên. Qua đây, con người muốn cảm ơn, chia phần thu hoạch cho những lực lượng vô hình đã phù hộ cho họ một năm mưa thuận gió hoà, người yên vật thịnh, đồng thời họ cũng nhắc nhở chúng phải có nhiệm vụ giúp đỡ họ vào năm tới. Sở dĩ có chuyện giao nhiệm vụ như vậy là vì mối quan hệ giữa người với thần linh khá bình đẳng. Nó phản ánh tinh thần dân chủ thời bộ lạc còn được bảo lưu và phát triển trong cộng đồng công xã các dân tộc Tây Nguyên. Một số lễ hội nổi tiếng ở vùng Tây Nguyên: ● Lễ hội Đua Voi Lễ hội đua voi có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, người Mông nói riêng nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ săn bắt, thuần dưỡng voi. Đây là một lễ hội độc đáo, hấp dẫn được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba âm lịch, kéo dài 3 ngày tại Bản Đôn, xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.nơi được mệnh danh là thủ phủ của loài voi. Trước ngày thi đấu, voi sẽ được tắm rửa sạch sẽ, cho ăn những loại cỏ xanh tươi hoặc mía và được huấn luyện thêm một số bài để tham gia các hoạt động trong lễ hội gồm: Lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi, lễ ăn mừng mùa màng, các trò chơi thi voi đá bóng, thi voi chạy, thi voi bơi, cuối cùng là lễ tắm voi sau khi kết thúc lễ hội. Trong ngày thi đấu, trước giờ khai cuộc, voi sẽ được già làng thực hiện nghi lễ cúng sức khỏe. Sau đó, mọi người cùng ca hát, nhảy múa trong tiếng cồng chiêng rộn rã để chính thức bước vào lễ hội. ● Lễ ăn Cơm Mới Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới. Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một công đoạn lao động nhọc nhằn, vất vả. Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khác nhau, tuy nhiên đều mang chung một ý nghĩa: tạ ơn thần một khi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm. Lễ hội thường rơi vào cuối năm theo lịch âm, khoảng cuối tháng 11 tới tháng 1 năm sau theo lịch dương tại khắp các buôn làng trên địa bàn Tây Nguyên. ● Lễ hội đâm trâu Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa…Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau khắn khít, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên. Lễ hội đâm trâu còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở Tây Nguyên vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Yàng ( trời), thầm cảm ơn Yàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao. Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Ngày thứ nhất, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và tiếp đón thần linh cũng như những người tham gia và hoàn thiện các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí. b. Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên. Đồng bào dân tộc quan niệm rằng trong mỗi chiêng lại có thần chiêng (Yang chéng). Có lẽ vì thế, tiếng chiêng có ý nghĩa thiêng liêng và theo tập quán cổ truyền chỉ được dùng trong các nghi lễ, lễ hội cần thiết. Ngoài ra, trong văn hóa phần lớn các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng đóng vai trò quán xuyến cuộc sống con người. Hầu như mọi hoạt động văn hoá đều có cồng chiêng. Đặc biệt, đối với những dân tộc nơi đây, đón con người vào đời là cồng chiêng và cũng chính cồng chiêng sẽ tiễn đưa con người ấy ra đi. Vì vậy có thể nói, cuộc đời con người Tây Nguyên “dài như tiếng chiêng”. Nghệ thuật diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện rất đa dạng và độc đáo. Tính độc đáo của Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện ở trình độ điêu luyện của người diễn tấu trong việc áp dụng những kỹ năng đánh Cồng chiêng và kỹ năng chế tác. Dàn Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Khi nghe tiếng Cồng chiêng, chúng ta có thể phát hiện các tầng giai điệu được đan xen và đối ứng với nhau bên cạnh phần đệm hòa âm trong các bài bản liên quan đến lễ hội cúng bến nước, lễ hội mừng được mùa, lễ hội cầu mưa, nghi thức đón khách hay kết nghĩa... Đặc tính hợp tấu và hòa tấu của âm nhạc đã xác định tính diễn xướng tập thể của cồng chiêng qua mối quan hệ tương tác với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trong dòng chảy lịch sử. Biên chế của dàn cồng chiêng Tây Nguyên cũng rất đa dạng, chức năng của mỗi loại Cồng trong khi biểu diễn mà còn liên quan đến tổ chức xã hội và triết lý sống của dân tộc trong vùng đó, như chia ra chiêng mẹ, chiêng cha, chiêng con, chiêng cháu, điều đó nhắc lại xã hội của các cộng đồng thiên về Mẫu hệ, nên chiêng mẹ được xem là quan trọng trước chiêng cha. Chiêng mẹ, chiêng cha phát ra thanh âm trầm hơn làm nền cho bản nhạc, chiêng con cách khoảng đều nhau như những cây cột dựng lên nhà, chiêng cháu di chuyển, tạo ra những âm thanh có độ cao và phối hợp thành giai điệu giống như keo và nóc của nhà. Ở Việt Nam có nhiều dân tộc dùng chiêng cồng, nhưng không ở đâu cồng chiêng lại quán xuyến cuộc sống con người và đạt đến trình độ âm nhạc như cồng chiêng Tây Nguyên. Chính phẩm chất này đã khiến “văn hóa cồng chiêng” và “nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng” trở thành một đặc điểm nổi bật của vùng văn hoá Tây Nguyên. Ngày 25/11/2005, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức ghi danh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. c. Nét hoạt động văn hóa phi vật thể. Bộ phận lớn nhất trong nền văn hoá cổ truyền các tộc người Tây Nguyên là các hình thức và hoạt động văn hoá phi vật thể. Đây là bộ phận có vai trò rất quan trọng, vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là tác nhân làm cân bằng đời sống xã hội và con người. Nền văn hoá cổ truyền Tây Nguyên nhìn chung đa số tồn tại dưới dạng văn hoá dân gian. Tây Nguyên được coi là mảnh đất của huyền thoại và sử thi chính là những áng anh hùng ca ca ngợi cuộc sống, tình yêu, con người của vùng đất huyền thoại ấy. Sử thi không chỉ thể hiện trong nó sự hình thành trời đất, con người mang yếu tố thần thoại, mà còn cả quá trình hình thành và phát triển của lịch sử xã hội, phản ánh rõ nét phong tục, tập quán của các tộc người ở Tây Nguyên, tạo nên một bức tranh toàn cảnh sinh động, là lời tự thuật của mỗi tộc người về chính mình. Qua đó, ta thấy được cả một bề dày văn hóa, một chiều dài lịch sử, cũng như những kinh nghiệm sống được tích lũy lâu đời. Có thể nói, sử thi là linh hồn của văn hóa Tây Nguyên, là cuốn “bách khoa toàn thư” của đồng bào Tây Nguyên. Tùy theo mỗi dân tộc, sử thi được gọi với những tên khác nhau như: Khăn (đồng bào Ê Đê), H’amon (đồng bào Ba Na), Hri (đồng bào Gia Rai). Là sản phẩm đích thực của nền Văn Minh Nương Rẫy, sử thi thường là những câu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí có vùng còn được diễn tả hoặc minh họa bằng động tác, bằng hành động. Độ dài ngắn của sử thi mỗi nơi cũng khác nhau. Có tác phẩm chỉ kể một hai đêm, nhưng có tác phẩm kể bốn, năm đêm chưa hết (tùy theo sức tưởng tượng phong phú hoặc trạng thái thăng hoa của người kể). Trường ca thường chỉ kết thúc khi người anh hùng hoặc nhân vật trung tâm đã đạt mục đích nào đó. Có độ dài như vậy vì các tộc người Tây Nguyên từ không gian ở quần tụ biệt lập giữa núi rừng, đến tập quán tự cung tự cấp về kinh tế, mọi sinh hoạt liên quan đến vòng đời con người nhiều thế hệ, đều diễn ra trên ngôi nhà sàn. Ở đó, với 2 mùa mưa nắng trong năm, mọi người ban ngày cùng làm nương rẫy, ban đêm cùng quây quần bên bếp lửa. Để thay đổi sự tẻ nhạt, hay nói cách khác làm cho cuộc sống thêm phong phú, người ta sáng tạo ra nhiều loại hình văn học và nghệ thuật khác nhau để phục vụ vô số các thần linh lẫn cộng đồng con người. Nội dung của sử thi chứa đựng những biến cố của dân tộc, xoay quanh những chiến công của những anh hùng có công bảo vệ buôn làng, chống lại những thế lực đen tối. Những nhân vật trong sử thi không mang tính cá nhân, mà đại diện cho ước vọng của cả cộng đồng, cho những cuộc đấu tranh vì lý tưởng nhân văn cao cả. Đó là những anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Dyông Dư… Sử thi Tây Nguyên là dạng văn hoá phi vật thể, sáng tạo, lưu truyền thông qua truyền miệng, tiềm ẩn trong trí nhớ của người dân, chỉ khi nào có dịp như cưới xin, hội hè, mừng nhà mới, đón tiếp khách quý, mừng trẻ nhỏ đầy năm, đầy tháng thì nghệ nhân mới hát kể sử thi, lúc đó sử thi mới hiện hữu. Như vậy, sử thi gắn với nghệ nhân, gắn với sinh hoạt cộng đồng, tức là gắn với con người và xã hội con người. Những nghệ nhân kể sử thi được xem những “kho tàng sống”, góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần vô giá của người Tây Nguyên. Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn/cam-nang/le-hoi-dam-trau-o-tay-nguyen-95283 http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=1210
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan