Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn minh aztec...

Tài liệu Văn minh aztec

.PDF
3
114
95

Mô tả:

Văn minh Aztec 1. Thế giới khủng khiếp của người Aztec Viện Hàn lâm Hoàng gia London đang mở một triển lãm quy mô chưa từng có về nền văn minh Aztec cổ đại. Hơn 380 kho báu Aztec - trong đó có cả những thứ mới khám phá được từ khu Templo Mayor huyền thoại... - đã thực sự làm loá mắt khán giả. Người ta phải cảm ơn rất nhiều những công nhân điện lực ở Mexico. Trong khi đào bới đường phố Mexico City, họ đã đào ra di tích Templo Mayor lừng danh, là trái tim của thành phốTenochtitlán - trung tâm nền văn minh Aztec cổ. Những kẻ xâm lược người Tây Ban Nha đã phá huỷ khu đền mà họ mô tả là nồng nặc "y như một lò sát sinh" do hàng nghìn vụ hiến tế mà người Aztec tiến hành ở đây. Tuy nhiên, khi các nhà khảo cổ học khai quật khu đền, họ đã bắt gặp một nền văn hoá phức tạp hơn rất nhiều so với những gì truyền thuyết để lại về một thứ văn minh bạo lực và dùng người để hiến sinh. Cuộc triển lãm mang cái tên rất giản dị "Aztecs" (Những người Aztec), trình bày gần như toàn diện nền văn minh của những người thổ dân Trung Mỹ thời Trung Cổ. Khán giả cũng được xem những bản thảo viết tay của người Aztec cổ với số lượng nhiều chưa từng thấy. Và đối với phương Tây, "Những người Aztec" cũng hấp dẫn tương tự như văn minh Ai Cập vậy: hơn 10 nghìn vé đã bán hết sạch từ khi triển lãm chưa mở. Xứ Mexico thời Trung cổ được trưng bày một cách hoàn hảo: 11 phòng chủ đề đã chứng tỏ một nền văn hoá giàu có và rực rỡ. Văn minh Aztec gắn bó chặt chẽ với mặt trời, mưa, và đất, những thứ nuôi dưỡng cây lương thực của họ - và cả chiến tranh, thứ có thể làm họ sống sung túc nhờ đồ cống nạp từ các bộ lạc bị chinh phục.Tất cả những thứ sinh lợi này đều được cai quản bởi các hung thần quyền uy. Thần mưa chẳng hạn, yêu cầu phải được hiến sinh bằng một đứa trẻ với hai nhúm tóc; còn thần mặt trời thì lại thích những kẻ bạch tạng, vì những kẻ đó rất sáng. Đối với người Aztec, nghệ thuật không phải là để trang trí xa xỉ. Mỗi một đồ vật đều có thể được dùng trong nghi lễ tôn giáo. Sức mạnh các tác phẩm điêu khắc của họ đều bắt nguồn từ lòng tin của họ vào vai trò dung hoà của nghệ thuật: - dung hoà giữa sống và chết, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa mất mùa và bội thu. Một trong những điểm nhấn của triển lãm: bức tượng Thần Chết của khu Templo Mayor được làm bằng đất nung và vữa. Gan của thần lủng lẳng ở ngoài khung xương sườn được phanh ra, và thần đứng thẳng, móng tay sắc nhọn, miệng cười thèm khát, như chờ đợi nạn nhân kế tiếp. Một tác phẩm khác, chưa bao giờ rời khỏi Mexico, cũng có mặt tại đây. Đó là cái đầu của một chiến binh được quắp trong mỏ một con đại bàng, tượng trưng cho thần mặt trời. Với hàm nghĩa: ai chết trong chiến trận sẽ được thần đưa lên trời. Triển lãm cũng khiến người ta ghê sợ vì tính tàn bạo của của người Aztec. Đó là những dụng cụ chuyên dùng để hiến sinh người. Thân thể một nạn nhân, thường là tù binh chiến tranh, sẽ được đặt lên bệ thờ, làm vỡ lồng ngực để moi lấy tim. Một số nguồn sử liệu cho rằng có thời điểm người Aztec đã hiến sinh 80.400 nạn nhân trong vòng 4 ngày! Có hàng nghìn đàn ông, đàn bà xếp hàng chờ chết cho các vị thần của Tenochtitlán - một trong những đô thị lớn nhất trên trái đất lúc bấy giờ. Đích thân lãnh chúa Aztec cùng các quan chức bắt đầu trước. Và khi họ đã chán mở ngực và moi tim các nạn nhân thì các thầy cúng mới chính thức bắt đầu công việc tàn sát vô tận này. Cảnh tượng thật ghê gớm: máu chảy thành suối trên tường, trên những bậc thang ngôi đền hình kim tự tháp Templo Mayor. Alva Ixtlilochtitl - một nhà sử học thời Phục Hưng - đã viết: "Cái lò mổ này là có một không hai trong lịch sử." Người Aztec cổ tin rằng hiến sinh là dâng cho thần thánh thứ quý nhất trên đời: đó là máu người. Người Aztec còn theo cả tục ăn thịt người (anthropophagy) mà những người Tây Ban Nha phải kinh sợ. "Người ta chặt ra từng khúc, rồi gửi một đùi cho bữa ăn của Chúa Montezuma, phần còn lại thì chia cho các chủ gia đình... Người ta nấu thịt này với ngô, rồi cho mỗi người một miếng trong một cái thìa có cả ngô, và nước, miếng ăn này gọi là tlacatlolli" - một nhà sử học Tây Ban Nha đã mô tả như vậy. Thật trớ trêu, chính do quá tin thần thánh mà người Aztec đã giúp cho quân Tây Ban Nha xâm nhập Tenochtitlán và tàn phá nó. Khi đoàn quân viễn chinh của Hernando Cortés đến thành phố vào năm 1520, Chúa Montezuma của người Aztec đã chào mừng nhiệt liệt vì tin rằng Cortés là hiện thân của thần Quetzalcoatl, là thần của gió và học vấn. Quân đội của Cortés đã bắt giam Montezuma và bỏ tù vị chúa này cho đến khi Tenochtitlán đầu hàng năm 1521. Đá của khu đền Templo Mayor được dùng lại để xây nhà thờ. Thành phố được gọi là Mexico và được dựng lại bởi kiến trúc sư Tây Ban Nha thời Phục Hưng là García Bravo. Đến khoảng 1540, những người Aztec bắt đầu học tiếng Latinh và đọc Kinh Thánh. Và cho dù người Tây Ban Nha làm gì đi nữa, văn hoá Aztec vẫn không bao giờ tàn lụi hẳn. Ngày nay, trên lá cờ của Mexico - một con đại bàng đậu trên cây lê gai là xuất xứ từ một truyền thuyết Aztec cho rằng đó là điềm báo cho họ phải dựng lại ngôi đền vĩ đại Templo Mayor. T.N.T(Theo Newsweek) 2. Tập tục, quan niệm thú vị của bộ tộc ăn thịt người thời xưa Những góc rất khác trong cuộc sống của bộ tộc Aztec - một bộ tộc từng ăn thịt người nổi tiếng trong lịch sử… Nhắc tới thổ dân Aztec (nền văn minh ở Trung Mỹ kéo dài từ năm 1248 - 1521), nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới tục lệ ăn thịt người vô cùng ghê rợn. Ít ai biết rằng, trong cuộc sống của họ vẫn còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác… Aztec trên thực tế không phải tên thật của tộc người mà chúng ta nhắc đến. Người dân bộ lạc này tự gọi mình là Mexica, nguồn gốc đất nước Mexico sau này. Tên Aztec chỉ là cách mà người châu Âu gọi khi lần đầu tiên gặp họ tại Atlanz, phía Bắc Mexico thế kỷ XII.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan