Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Văn học nhật bản từ khởi thủy đến 1868...

Tài liệu Văn học nhật bản từ khởi thủy đến 1868

.PDF
417
120
130

Mô tả:

Nhật Chiêu TTÀÍI HỌC NHẬT BẨN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 TT TT-TV * ĐHQGHN 895.6 NH-C 2010 02030 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM a ■ N h ạ t C h iê u ■ U N HỌC NHẬT BẲN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 ( T á i bẩn lần th ứ năm ) NHÀ XUẤT BẢN GIAO D ư c VIÊT NAM Công ty CP Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ quyền công bố tác phẩm. 19 - 2010/CXB/626 - 2244/GD Mã số : 7X344mO - DAI LỜI NÓI ĐRll Văn h ọ c Nhật Bản, nhất là những tác phẩm c ổ điển vẫn còn khá xa lạ với chúng ta nếu so sảnh với sự p h ổ biến của vàn học Trung Quốc và văn học m ột s ố nước phương Tây ở Việt Nam Những năm gần đây, m ố i quan tâm đối vôi vần học xứ Phù Tang càng ngày càng tảng. Sách biên soạn về chuyên đề này ồ Việt Nam đang thiếu, ngoại trừ sách dịch. Nhu cầu tìm hiểu tinh hoa của nền vãn học Nhật Bản ớã phát sinh trong nhà trường và xả hội. Đáp ứng phần nào nhu cầu đó, chủng tôi biên soạn cuốn sách này. Đây là chuyên luân được đúc kết và phát triển từ những bài giảng về vàn học Nhật Bản của chúng tôi ở Dại học Khoa học xã hội và Nhân vãn mà dạng đầu tiên là một tập sách mỏng mang tên "Văn học Nhật Bản giản yếu từ khỏi thủy đến 1868" ấn hành nảm 1994, lưu hành nội bộ như một giáo trình đầu tiên về vần học Nhật Bản bằng tiếng Việt. Cuốn sách này bao gồm hai phân : PHẢN THỨ N H ẤT : gồm 4 nội dung bao quát quá trình hình thành phát và triển của vãn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868. PHẢN THỬ H AI : trích tuyển một số tác phẩm kinh điển gồm các thể loại : thơ, tiểu thuyết, chiến kí, sân khấu và truyện ngắn. Nếu ban thích đọc cuốn sách này như một bộ lịch s ù vànhọc c ổ điển cùng được. Câu chuyện vân chương của chúng tôi đi theo diễn trình lịch sử nhưng nó lưởt trên sân băng m ột cách nhẹ nhàng, tránh những dậm chân quá lâu không cấn thiết và những điểm cổng kềnh sự kiện. 3 Hoặc /á, bạn có th ể đọc tác phẩm này như một hợp tuyển nhỏ những chân dung trong thế giới vân chương Phù Tang : Hitomaro và Komachi, Murasaki và Bashó, Zeami và Saikaku, Ikku và Akinari. Nhan sắc của hoa đào, thế giới của niềm bi cảm, con đường sâu thẳm, bông hoa huyền diệu, trào tiếu và ma ảo... là th ế giới vàn chương duy tình của Nhật, nơi cải đẹp được thảnh hóa và niềm đau được thanh tẩy, nơi giấc mộng chính là cuộc đời này. Hơn mười thế k ỉ vản chương Nhật Bản được trình bày qua các thời đại, qua các tác phẩm c ổ điển. Phần vản học hiện đại Nhật Bản sẽ được giới thiệu trong m ột dịp khác. * * Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư * NGUYỄN TẤN ĐẮC đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu đ ế cuốn sách được trọn vẹn hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn N H À X U Ấ T B Ả N G IÁ O D Ụ C cho cuổn sách được ra đời. TÁC GIẢ 4 đâ giúp DÂN NHÂP Buổi đầu, khi mới tiếp xúc với văn học N hật Bản, người ta dễ có những ấn tượng sai lạc. Chẳng hạn, vào năm 1888, bộ Từ đ iể n Bách K h o a của Chambers vẫn còn viết về nền văn học Viễn Đồng ấy như th ế này : ‘"Vãn chương N hật Bản nghèo nàn và vô vị khi so sánh với văn chương châu Âu. Thơ ca của nó chỉ là cách xoay từ đảo ngừ... Văn chương ấy trà n đầy sự vô luân” . Sự đánh giá ấy tấ t nhiên chẳng có một căn cứ xác đáng nào mà chỉ chứng tỏ sự mờ mịt chung chung về văn học Nhật thời đó. Nhưng rồi hơn một thập kỉ sau, năm 1899, xuất hiện một biên khảo giá trị về vãn học N hật bằng tiếng Anh. Đó là cuốn Lịch sử văn học N hật Bản (A History of Japanese Literature) của W.G. Aston. Nó góp phần đánh tan sự ngộ nhận về văn học xứ Phù Tang mà ta đọc thấy qua cuốn từ điển của Chambers. Đứng trước một nền văn hóa xa lạ, thay vì cố gắng tìm hiểu và đồng cảm, người ta thường xem xét nó qua lăng kính cố hữu của mình. Cả Hegel, một trí tuệ xuất chúng, cũng từng vướng phải điều đó khi nhận xét về triết học Trung Quốc cổ đại. (1) Trích d ần theo E.B.Ceadel trong cuốn Literatures o f the East, Grove, 1959, trang 161. 5 Đôi với ông, Kinh Dịch và Khổng Tử đều chẳng có ý Iigliĩa gì, chỉ là sản phẩm của “người Trung Quốc xiết bao hời hợt" ! (1). Nhắc lại điều đó để thấy rằng nếu đọc văn chương một cách vội vã, thiếu sự kiên trì tìm hiểu, thì không sao tránh được ngộ nhận, n h ất là khi nó thuộc về một nền văn hóa, với chúng ta, tuy gần mà xa như N hạt Bản. Là một quần đâo ở xa lục địa, N hật có đủ khoảng cách dô tránh xâm lăng nhưng cũng gần đủ đế tiêp nhận ảnh hưởng của văn hóa đại lục. . Cái th ế biệt lạp tốt dẹp ấy khiến cho dan tộc Nhật dễ dùng tiếp nhận cái mới từ bên ngoài đến; nhưng do cách biệt mà họ cũng thích gìn giữ nền xưa nếp cQ hơn ai hết. Chính “thái độ kép” ấy đã tạo liên nền văn hóa độc đáo, gay nhiều sự ngạc nhiên, thán phục; tạo nên các ấn tượng khác nhau về các “phép lạ” của 11Ó. Theo Kazantzaki, văn hào Hi Lạp, thì “tâm hồn người Nhạt chấp nhận tư tướng ngoại lai rấ t dễ dàng; I1 Ó chấp nhận một cách không phái là I1 Ô lệ; nó lãnh hội tư tưởng, một khi tư tưưng đưực lành hội, 11 Ó tháp nhập tư tưởng một cách gán bó vào toàn thế truyền thông của I1Ó và tấ t cả lại trở nên đồng nhất” (2). Một cái nhìn tổng quan về văn hóa Nliật cũng đủ cho chúng ta nhận ra các yếu tô" đã cấu thành I1 Ó, các nguồn mạch của truyền thông Phù Tang : Văn hóa bản địa, văn hóa Trung Quốc và vãn hóa Ân Độ. Cdc yếu tó* ấy không tồn tại rời rạc mà đưực kết hợp rất thành công. Các tín ngưỡng dân gian, th ế giới quan Thần dạo, nhân sinh quan vỏ Sĩ đạo, P hạt giáo đại thừa, tư tưởng Lão Trang, (1) Xem T ư tưởng văn hục T ru n g Quốc cổ xưa, Ỉ.S.Lisevich bàn dịcli cùa Trần ỉ)ì IIỈỈ Sử, Trường Dại liọc Sư phạm TP.1ICM, 1994, trang 8 và 9. (2) 6 Vườn dứ tảng, Kazantzaki, bán (lịch cùa Bửu Ý, An Tiêm, 19G7, trang 247 Khổng giáo, Thiền tông, nghệ thuật phương Đông, thơ văn Trung Quốc... tấ t cả được thu nliập, dung hợp, chuyến hóa và hòa tan vào tính cách N h ật Bản. Văn hóa An Độ thiên về tư duy và thần bí. Văn hóa Trung Quôc thiên về hành động và thực tiễn. Văn hóa Nhạt Bản thì thiên về tình cảm và cái đẹp. Chính vì vậy văn chương N hật không có kinh điển và sử thi như Ấn Độ, không có Bách gia chư tử như Trung Quốc; đó là một nền văn chương của tình cám và thiên nhiên. Văn chương Nhạt, đó là “sự rung cảm, sự phập phồng nhịp nhang theo vận tiết của vũ trụ. Chỉ vỏn vẹn có mấy chữ, một bài thơ N hật muốn Iihắc ta nhớ lại nhịp rung của vQ trụ vô hình mà chúng ta thường quên; thơ N hật muôn gợi cho tâm hồn nỗi niềm tưởng nhớ một quê hương vô hình” (Osawa) (1). Quê hương vô hình mà Osawa nhắc tới chẳng qua là một thiên nhiên ở sau thiên nhiền, một thiên nhiên ở trong ta, ở trong trái tim. Sự phập phồng của vũ trụ cũng là sự phập phồng của trái tim. ở Nhật, nghệ sĩ và thi nhân biết cách dùng “cái vô hình” và “chân không” (khoảng trông trên bức tranh, khoảng trông trong ngôn từ) như một phương tiện diễn đạt đầy hiệu quả. Đó là một nghệ thuật thấm nhuần tư tưởng Thiền tông : “trực chỉ nhân tâm”. Từ thơ tanka, haiku đến văn phẩm của Kavvabata, ta đều nhận thấy “sự rung cảm, sự phập phồng nhịp nhàng theo vận tiết của vũ trụ” ấy. Đ Ặ C ĐIỂM VẢN HỌC Đặc điểm đầu tiên của một nền văn học là đặc diểm về ngôn ngữ. (1) ỉlua dạo, Osavva, bản (lịch cùa Ngô Tliàiỉh N hân và Nguyỗn Mồng Giao, nhà xutìt bán văn ngh ệ T R IIC M , 1992. Lraug 84 vA 8G. 7 Cung như Việt Nam thời xưa, vì không có chữ viêt riêng, người N hật phải mượn văn tự Trung Quốc. Nhưng tiếng N hật là một ngôn ngữ liên âm, khác xa ngôn ngữ đơn ám của Trưng Quôc và Việt Nam. Vì vậy, mượn chừ Hán mà ghi tiếng N hật thì thật là phiền hà, rôi rắm. Đến th ế kỉ thứ IX, người N hật mới thành công trong việc xây dựng hệ thông văn tự phiên âm, gọi là kana, phan tích tiêng Nhật thành 50 âm. Tuy văn tự kana có thể phiên âm mọi từ ngữ trong tiêng Nhật nhưng không bao giờ người N h ật từ bỏ hẳn chừ viết tượng hình của Trung Quôc. Văn tự N hạt k ết hợp ca hai hệ thông chừ viết là chữ Hán và chữ kana(1). Việc sáng tác thơ văn ở Nhật, ngay từ khởi nguyên, không bao giờ là dặc quyền của một giai cấp, thành phần xã hội hay của riêng giới tính nào. TrêII văn đàn Nhạt, tính chất dan chú là điều h ết sức tự nhiên. Vì vạy, trong các bộ “ngự tuyến” văn chương (sách soạn theo lệnh Thiên hoàng : Chokusen-shu = sắc soạn tạp) có m ặt mọi tầng lớp xã hội và tấ t nhiên, cả nam lẫn nữ. Người ta thường cho rằng thiên tài sáng tạo của N hật thường tự giới hạn trong những công trình bé nhỏ, tiêm tế. Xét về văn học, điều đó không giải thích được vì sao vào đầu tliê kỉ XI, bộ trường thiên tiểu thuyết Genjỉ monogatari lại có th ể ra đời. Bước vào th ế giới văn chương Phù Tang, người ta có thể bắt gặp những (1) Tiếiig N h ậ t có ba loại chừ viết truyền thống, dó là Kanji (cliữ Hán), ỉlirugana vù Kalakaria. Ngoài ra, Rotiuụi (c*l»ữ La tin h ) crtng dược (lùng, chù yêu dành clio người nước ngoài vì dề (lục. llíìu hết. (lanh từ, Lính t.ừ và cân của (lộng Lừ dược viẽt bằng chừ Hán. Các th àn h pliần khác đưực ghi bằng Hirâgana. Riêng chữ KaUkana thường dùng ghi các từ ngoại lai. Hầu h ế t các chừ Kanji c*ó th ể (lục theo hai cách. Dọc tlieo T ru ng văn là cách dọc “O n” và dọc theo cáclì (lục NliẠt. 1A cách dọc “Kim". Người N h á t cũng sáng chê ra một sô* chữ Kanịi dặc biệt cho mình. 8 bộ tiểu thuyết trường thiên dài bạc nhất, những bài bạc nhất, những thể loại sản khấu độc đáo, những và tùy bút của phụ nữ... Nói tóm lại là người Nhạt thể loại văn học từ xưa và dài hay ngắn đôi với họ vấn dề. thơ ngắn gọn cuốn nhật kí quen với mọi không thành Thơ văn Nhật thế hiện ở mức độ cao nhất cái “tín ngưỡng” đáng yêu này : tôn thờ Cái Đẹp. Cái đẹp là tiêu thức, là chuẩn tắc trong cuộc sông của người N h ạt từ bao dời. Từ chữ viết, áo quần đến ăn uống đều phai đẹp. Cho đến tự sđt cũng thế. Trà đạo, cắm hoa, đốt hương... là các loại nghi thức của tín ngưỡng Cái Đẹp ấy. Tín ngưỡng ấy tuy không có tên gọi chính thức nhưng lại thấm sâu vào tâm tưởng, dòng máu của người Nhật hơn bất kì tôn giáo nào khác. Lòng sùng tín cái đẹp ây nhiều khi di ngược lại những điều câm kị của tôn giáo và luân lí. Điều đó đã từng gây ngộ nhận là “van chương ấy tràn đầy sự vô luân” mà ta đã nhắc tới từ lúc đầu. Hơn ngàn năm văn học N hật Bản, nếu được tìm hiếu thấu đáo, chắc chắn sẽ gây một ân tượng khác hẳn. Sự phong phú và đa dạng của nó sẽ không tràn đầy sự vô luân ây, cũng không phải là những điều kì quđi, mà là cái đẹp, một cái đẹp hòa hợp của thiên nhiên và tam hồn. Cái bí ẩn của sự hòa hợp ây là điều kì diệu nhất mà thiên tài N hật Bản đã vươn tới. 9 PHẨN MỘT THỜ! NARA ( T H Ế K Ỉ T H Ứ V III) R Ì iV H > l l \ l l V Ă \ HỌC PH Ủ TAStG CHƯƠNG M Ô T KHÁI QUÁT K IN H Đ Ồ N A R A Khi kinh đô Nara còn gọi là Heijokyo, được khởi công xây dựng vào năm 710, người N hật đã tiến được những bước dài trong cuộc kiến tạo văn minh trên xứ sở của mình. Chấm dứt thời kì “di đô" nay đây mai đó của hoàng gia làm cho nhân dân không an cư lạc nghiệp. Trước thời Nara, do chế độ di đô ấy, tính ra đã có hơn 60 “kinh đô” trên đất nước ! Khoảng đầu Công nguyên, N hật Bản bao gồm nhiều xứ nhỏ. Theo sử liệu Trung Quốc Hậu Hán thư thì có trên 100 xứ. Thật ra, đó chỉ là những bộ tộc tranh giành quyền lực với nhau. Trong sô" đó, Yamato (Đại Hòa) trở thành xứ hùng mạnh nhất và là nơi khởi nghiệp của các Thiên hoàng. Cho nên, Yamato cũng là danh từ để chỉ nước N hật xưa. Quyền lực mà Yamato dạt được cũng là nhờ liên kết vđi một số thị tộc (Uji) khác như Otomo, Mononobe, Nakatomỉ, Imibe... Sau này, các th ị tộc quyền th ế dần dần lấn lướt triều đình. S ự T R U Y Ề N B Á P H Ậ T G IÁO Vào giữa th ế kỉ VI, khi Phật giáo theo người Triều Tiên du nhập N hật Bản tlù gặp sự chông dối mạnh mẽ của các thị tộc Nakatomi và Mononobe. Nhưng thị tộc Soga lại quyết tâm đón nhận tín ngưỡng mới. Dù vậy, phải đến năm 587, Soga mới toàn thắng. Biến cô" quan trọng trong lịch sử cổ đại N hật Bản là năm 593, th á i tử Shotoku trở thành nhiếp chính. Nhân vật lỗi lạc này làm cho đất nước tiến bước về nhiều phương diện, ô n g đă soạn thảo 13 và ban hành bộ luật thành văn đầu tiên gọi là Hiến Pháp Thập Thất Điêu, trong đó thề hiện lòng tín mộ đỏi với P hật giáo, nhân sinh quan Khổng giáo vả tạp tục dân tộc. Từ năm 607, thái tử Shotoku đã thiết lập bang giao binh đẳng với Trung Quôc nhằm mục đích vận dụng văn hóa đại lục vào việc “duy tá n ” xứ sở của mình. Nhiều phái đoàn được cử sang Trung Quốc du học và sau này, một sô' người trở thành các quân sư cho công cuộc Đại Hóa Cái Tân (Taika no kaishin). Hình 1 - T hai tứ Shotoku (5 74-622), nguôi 14 đá gầy dụng Phật giảo tại N hật Ban. Không chỉ đem lại làn gió mới về chính trị, thái tử Shotoku còn là người nhiệt tâm vô song về việc truyền bá Phạt giáo. Là người uyên bđc, đích thân thái tử giảng kinh, nhất là kinh Pháp Hoa và Duy Ma. Tác phẩm Scuikyo Gisho (Tam kinh nghĩa sớ) của ông là cuôn sách đầu tiên do một người N hật biên soạn. Nhờ vào nỗ lực của thái tử mà khu vực Asuka trở thành trung tâm văn hóa, nơi phát triển rực rỡ của tư tưởng và nghệ thuật P hật giáo đầu thê kỉ VII. Thái tử Shotoku xứng đdng dược gọi là người sáng lập Phật giáo ở N hật Bản. Văn hóa P h ật giáo từ đấy cắm sâu cội rễ vào đất Nhật. Thời Nara, P h ật gido đã là quốc giđo. Khắp 60 xứ ở Nhật đều xây chùa, đắp tượng Phạt, Ngôi Todaiji (Đông Đại tự) ở Nara và tượng Daibutsu (Đại Phật) h ế t sức nổi tiếng. Horyoji (Pháp Long tự) là kiệt tác kiến trúc thời Nara. Pho tượng Đại P hật Rushana (Lư Xá Na) là biểu tượng cho một tôn giáo đã thấm nhuần toàn thể xứ sở. Đến C U Ố I thời Nara, P hật giđo ở Nhạt đã phát triển thành sáu tông phái, theo trình tự là Tam Luận tông, Thành Thực tông, Phđp Tướng tông, Câu Xá tông, Luật tông và Hoa Nghiêm tông. Có thể thấy P h ật giáo chiếm dịa vị độc tôn dù rằng các tín ngưỡng dân gian, như Thần đạo, không hề bị xóa bỏ. Tín ngưỡng dân gian có khi được kết hợp với Phật giáo một cách tự nhiên và kì lạ. Chẳng hạn, vị thần chiến tranh của Thần đạo, trở thành Bồ T át : Hachỉman Bosatsu. Khi đền thờ của vị thần này được dời từ Kyushu về Nara, có dến 5000 nhà sư dự lễ. Và thần còn đươc triều dinh sắc phong tưđc vị cao nhất. Ví du nhỏ này có ý nghĩa vì nó cho thấy các yếu tó văn hóa của bản địa và ngoại lai đã hòa nhập : Thần dạo, P hật giáo và thiết chế Trung Quốc. 15 T IẾ P T H U V Ă N H Ó A Công cuộc tiếp thu vàn hóa nước ngoài ngay từ thời N ara là một hiện tượng đáng chú ý nh ất vì những chuyển biến nhanh chóng và tốt đẹp mà nó dã tạo ra. Việc tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa diễn ra khắp nơi trên th ế giới nhưng khi so sánh với Nhật Bản, ta thấy có khác, ơ Bắc Ảu, sự tiếp thu các yếu tố văn hóa Hi-La diễn ra vô cùng chậm chạp(1). ơ một sô nước Viễn Đông, sự tiếp thu các yếu tô văn hóa Trung Quốc, như Triều Tiên đã làm, thì lại quá lệ thuộc hình thức, từng đưa đến “một chứng bệnh Khổng giáo”, “những nguy cơ chết người của Khổng giáo” như nhận định của G.B.Sansom(2). Tuy nhờ vào Triều Tiên mà ban đầu người N hật mới biết đến chữ Hán và P hật giáo nhưng không có ảnh hưởng đáng kê của văn học Triều Tiên đối với N hật Bản. Thơ văn Triều Tiên trước đây dù sao cũng khá xa lạ dôi với người Nhật. Ngay cả vàn chương Trung Quốc, dù rấ t phổ biến ở Nhật cùng không bao giờ lấn á t ’nền vàn chương của dân tộc. Dù lúc đầu, mượn âm chừ Hán dể ghi chép thơ ca của mình, thơ ca N hật vẫn phát triển độc lập. Điều đó một phần do ngôn ngừ hai xứ rất khác biệt. Nói thế, không có nghĩa là thơ ca N hật không sử dụng một số hình tượng hay motip của thơ ca Trung Quốc, về điểm này, nhà nghiên cứu người Nga Conrad có ý kiến dứt khoát : “Nhưng ngay cả khi chấp nhận t ấ t cả các hiện tượng đó, tính độc lập (1) Theo n h ận định cùa các tác giả cuốn East A sia The Great Tradition, tập I, N h ật Bản. 1964, tra n g 488. (2) Lược sử văn hóa N h ậ t B ả n , tập I, bản dịch của N hà xuất bán Khoa học xả hội, 1990, trang 129. 16 hoàn t.oàn của thơ ca N hạt Bản cùng là điều rõ ràng, không phải bàn cãi” (1). Không chỉ riêng thơ mà văn xuôi N hạt cùng thế. Các loại tiếu thuyết, tùy bút, n h ật kí... nở rộ sau thời Nara, đi trước cả Trung Quốc và th ế giói. Sán khấu Nhạt Bản sau này cũng là sản phẩm độc đáo của thiên tài N hật Bản. Sự tiêp thu văn hóa nước ngoài của N hật Ban, tóm lại là một cảm hứng tuyệt diệu. Không bị cưỡng bách, xâm lược, nó đem từ đại lục trở về quần đảo biết bao là hoa trái... Những văn bản đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản hẳn nhiên được viết bằng chữ Hán khi mà người N hật chưa nghĩ ra được hệ thông văn tự phiên âm. Trên một thanh gươm cổ, xuất hiện vào khoảng năm 440, người ta thây chữ Hán đã được dùng để ghi lại các tên riêng và vài cách nòi đặc biệt trong tiếng Nhạt. Sau khi chừ Hán đã thông dụng, triều đinh ra lệnh tập hợp các truyền thuyết dân gian, biên soạn thành sách. Công việc ấy đưưc khởi sự vào đầu th ế kỉ thứ VII, nhưng những văn bản đầu tiên ấy đà bị m ất mát. Đến thời Thiên hoàng Tenmu (672-686), dựa vào những gì còn sót lại, một công trình sưu tạp mới lại tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, mãi đến năm 712, công việc mới hoàn thành và tác phẩm được gọi là Kojiki. Đó cũng là năm, có thể nói, văn học Nhật ra đời. (1) Văn học N h ậ t Bản, Oonrađ, Iihà xuất bàn Klioa học Malxcơva 1974 - trích theo bản dịch tiếng Viột, lưu hàn h nội bộ, không rõ người (lịch. Xin dôi chiếu với bản dịcli của T rịn h Bá Đĩnh {Văn học N hật Bản từ c ổ d ế n cận dụi, NXB. Dà Nẵng, 1999), tra n g 3G. 17 K C U ỈK I (C Ổ S ự Kí) Kojiki có nghĩa là “ghi chép chuyện xưa”. Đây là một cô gắng biên soạn lại các huyền thoại và truyện kế truyền miệng dân gian. Viết bằng tiếng Nliạt, Kojiki khi thì dùng chừ Hán thuần túy, khi thì mượn chừ Hán như ngữ âm, khi thì mượn chừ Hán như ngữ nghĩa. Điều đổ tạo thành một vãn bán khó đọc đồi với ca người Nhật. Tđc pliẩni trộn lẫn những huyền thoại về việc sáng tạo đất Iiước và nguồn góc của dan tộc vói những biêu cô lịch sử và khó mà pliân biệt sự th ật với tưởng tượng. Nhưng chính vì th ế mà Kojiki là tác phẩm vãn chương, là một kho tàng của huyền thoại, truyện kế và thơ ca trong buổi đầu dựng nước. Đây lò tác phẩm mở đầu cho vãn xuôi Nliạt Bán. Nội dung phong phủ, da dạng và giá trị văn chương của 11 Ó xứng đáng cho ta tìm hiểu kĩ lưỡng hơn. N IH O N G Ỉ ( N H Ậ T B Ả N KỈ) Tám năm sau, một bộ sách mới có nội dung tương tự Kojiki cung được hoàn thành, tức là vào năm 720 và mang tềII là N ikon shoki (Nhạt Ban thư kỉ), CÒI1 được gọi vắn tắ t hơn là Nihongi (Nhật Ban kỉ). Nihongỉ dài gấp đôi Kojiki. Khác với tác phẩm đi trước mình, Nihongi được vièt bằng Hán ngữ. Huyền thoại và truyền thuyết không chỉ có m ặt trong Kojiki và Nihoỉigi n.ià còn có thề tìm thây trong nhiều bộ sách khác nhau của th ế kỉ thứ VIII vù thứ IX. F U D O K l (P H O N G T H Ổ K Í) Sau khi tác phả 111 Kojiki hoàn tliànli dược một năm, triều đình lại hạ chiếu cho bay đạo gồm 60 xứ trên toàn quốc phái tường trình về địa thế, lễ nghi, phong tục, truyền thuyết... của địa phương nành để tạp hợp thành bộ Fudoki (Phong thổ kí) của N hạt Ban. 18 Không rõ điều đó có thực hiện đầy đủ không vi hiện nay chỉ còn giữ được năm văn bản của năm xứ mà thôi. Và trong đó, chỉ có bản của xứ Izumo, năm 733, là còn lại nguyên vẹn. Fudoki là loại sách địa phương chí. Cđc truyền thuyết dân gian trong đó thường gắn bò với các địa danh và được kế lại một cách giản dị, ít “chỉnh lí” hơn cdc bộ sử đưực biên soạn ơ triều đình. Như nhiều thư tịch ldidc thời Nara, Fudoki được viết phần lớn bằng Hán ngừ. K O G O S H U i (C Ổ N G Ữ T H Ậ P DI) Cũng hướng về huyền sử, thần thoại, một bộ sách ra đời muộn màng hơn, vào năm 807, là Kogoshui (Cổ ngữ thập di). Tác phẩm do Hironari biên soạn với ý muôn phục hồi uy thê về thần quyền cho gia tộc mình, một giồng họ cổ nhất nắm giữ việc tê' tự trong Thần đạo. Nguyên Hironari là người thuộc thị tộc Iinibe từ xưa đã đảm nhận việc gìn giừ những truyền thông thần quyền. Sau cuộc Đại Hóa Cái Tân vào giữa thê kỉ VII, do ưu thê chính trị thị tộc Nakatonii cũng chiếm được ưu th ế về thần quyền. Việc tế tự ngày xưa rấ t quan trọng, được xem là một đại sự quốc gia, và đến lúc này thị tộc Iniibe bị đáy xuông hàng thứ yêu. Trong tình hình đó, các thần thoại nghiêng về truyền thông gia tộc cổ xưa của Hironari bị bỏ rơi, không đưực đưa vào hai bộ Kojiki và Nihoìigi. Bởi lẽ các tác giả của chúng, Yasuniaro và Toneri, đều giừ địa vị cao trong triều dìnli, chí biên soạn những gì phù hợp với quyền lợi lịch sử của họ. Do vạy, đại diện cho giòng họ Iniibe, Hironari muốn “bổ sung cho những điều đã nói về thời cổ”, mới dặt tên cho công trình sưu tập huyền thoại của nùnh là Cổ ngữ thập di. Như thế, sự tranh chấp của các thị tộc ở N hật Bản không chỉ diễn ra ở chiến trường, trong tín ngưởng mà cả trong văn học. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan