Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa ngữ văn đức – trường đại học khoa học xã ...

Tài liệu Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa ngữ văn đức – trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (2018)

.PDF
35
1
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGỮ VĂN ĐỨC ____________________ TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN Môn học : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: VĂN HÓA YÊU BÓNG ĐÁ CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN ĐỨC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2018) Giảng viên hướng dẫn: TS. Cao Thị Châu Thủy Sinh viên thực hiện : 1. Hà Triệu Huy (1556010043) 2. Bùi Hoàng Phương Oanh (1757050050) 3. Vương Nữ Mai Ly (1657050051) 4. Nguyễn Thị Ngọc Hân (1757050019) Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019 1 MỤC LỤ LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................3 LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................4 MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................................5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:..............................................................................6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:............................................................................7 4. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................................8 5. Gỉa thuyết nghiên cứu:................................................................................................8 6. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................9 7. Lược khảo tài liệu:....................................................................................................10 7.1. Lược khảo tài liệu nước ngoài:............................................................................10 7.2. Lược khảo tài liệu trong nước:............................................................................12 8. Bố cục đề tài:.............................................................................................................14 NỘI DUNG.....................................................................................................................15 CHƯƠNG I:...................................................................................................................15 CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................................15 1.1. Định nghĩa về văn hóa:...........................................................................................15 1.2. Định nghĩa về văn hóa yêu bóng đá và những biểu hiện của văn hóa yêu bóng đá:16 CHƯƠNG II:.................................................................................................................. 22 VĂN HÓA YÊU BÓNG ĐÁ CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN ĐỨC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...................................................................................................................... 22 2.1. Hoàn cảnh xã hội:...................................................................................................22 2.2. Thực trạng văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:.......................23 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 32 *Đặc điểm của văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:.......................32 * Kiến nghị một số biện pháp:.......................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................36 2 LỜI CẢM ƠN Nhóm đề tài chúng tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Cao Thị Châu Thủy, là người hướng dẫn khoa học của chúng tôi, đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện đề tài. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn các bạn sinh viên khoa Ngữ văn Đức – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia trả lời khảo sát để chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Thay mặt nhóm đề tài Nhóm trưởng Hà Triệu Huy 3 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học: “Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ Văn Đức, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2018)” là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng chúng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Cao Thị Châu Thủy. Mọi số liệu trong đề tài đảm bảo tính trực quan, chính xác. Mọi trích dẫn trong đề tài đều được dẫn nguồn cụ thể. Thay mặt nhóm đề tài Nhóm trưởng Hà Triệu Huy 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn hoá là một khái niệm đa dạng, nhiều nghĩa. Văn hoá là giá trị tương quan mang tính tinh thần (giá trị tinh hoa). Hiểu theo cách khác, văn hoá là bao gồm mọi thứ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, tính cách, suy nghĩ, lao động,... . Các nhà khoa học có định lượng, định giá nhiều ý nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo cách định nghĩa của giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm: "Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn thông qua sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội.". Hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần là hệ thống hữu cơ có mối liên hệ với nhau, sắp xếp theo hệ thống logic nào đó. Chủ thể tạo ra là con người bằng cách tìm kiếm và tích luỹ hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần. Con người đối mặt với tự nhiên và xã hội để tích luỹ các giá trị văn hóa. Nếu phân chia theo cách chia của UNESCO, văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Trong đó, các giá trị văn hóa tinh thần được biểu hiện ẩn sâu trong tiềm thức của con người, là bệ đỡ tinh thần để tạo nên những giá trị truyền thống tốt đẹp, hình thành nên giá trị phổ quát chung cho toàn xã hội. Trong đó văn hóa yêu bóng đá, một hiện tượng văn hóa mới mẻ nổi lên như một sự phân hóa mới về tinh thần trong cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Yêu bóng đá, tức là sự thể hiện thái độ, suy nghĩ tích cực đối với môn thể thao vua: bóng đá. Yêu bóng đá có rất nhiều dạng biểu hiện khác nhau, có thể thể hiện qua suy nghĩ và cũng có thể bộc lộ ra ngoài bằng hành động. Năm 2018 vừa qua, bóng đá Việt Nam trải qua một “giai đoạn hoàng kim”, khi các cầu thủ của đội tuyển quốc gia Việt Nam liên tục gặt hái nhiều kỳ tích trên đấu trường quốc tế. Chính điều này đã khích lệ hơn nữa lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ sinh viên. Nó là động lực cổ vũ tinh thần không ngừng học hỏi, rèn luyện về thể chất và tinh thần để góp phần hình thành nên những con người vững về trí tuệ và khỏe về thể chất. Khoa Ngữ văn Đức, là một khoa thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, phong trào thể dục thể thao luôn được phát huy, tạo nên nhiều tiếng vang cho khoa. Năm 2018 vừa rồi, 5 trước thành tích của đội tuyển Việt Nam tại đấu trường quốc tế, “văn hóa yêu bóng đá” của sinh viên khoa Ngữ văn Đức đã xuất hiện với nhiều biểu hiện khác nhau. Trên phương diện biểu hiện tinh thần, sinh viên khoa Ngữ Văn Đức đã thể hiện tình yêu bóng đá một cách hết sức văn minh trên các bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội, góp phần khích lệ tinh thần của đội tuyển quốc gia Việt Nam bước vào giải đấu lớn này. Trên phương diện biểu hiện cụ thể bằng các hoạt động, sinh viên khoa Ngữ văn Đức thể hiện tinh thần rèn luyện sức khỏe thông qua việc tổ chức các buổi giao hữu bóng đá với các khoa khác trong trường: tiêu biểu như giải Trống đồng do khoa Lịch sử tổ chức vào cuối năm 2018 vừa qua. Cũng thời điểm này, sinh viên khoa Ngữ Văn Đức đã chọn lựa được một số cầu thủ trẻ, có tài năng, tham gia vào đội bóng của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào giải bóng đá sinh viên thành phố do Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức kết hợp với Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã gặt hái được nhiều thành tích tốt. Trong mục tiêu chung của đào tạo đại học, đào tạo sinh viên để cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện về ý thức nâng cao sức khỏe, thể chất, nâng cao đời sống tinh thần, góp phần phát triển các hoạt động nhân văn, văn hóa, thể thao ở các cấp. Chính vì tính cấp bách của đề tài, chúng tôi lựa chọn chủ đề Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ Văn Đức, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2018), làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Đối với đề tài này, mục đích nghiên cứu của chúng tôi hướng đến đó là làm sáng tỏ những biểu hiện của văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức, đồng thời chúng tôi khẳng định đó là một hiện tượng mới lạ, độc đáo của văn hóa tinh thần Việt Nam, chứng minh rằng, đó là một hiện tượng văn hóa tinh thần mới, giải quyết câu hỏi liệu văn hóa yêu bóng đá có đồng quy với các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế,… trong thời đại hôm nay hay không? Từ đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm phát huy văn hóa yêu bóng đá một cách phù hợp với khoa Ngữ văn Đức nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung, xây dựng một phong trào lành mạnh, củng cố đoàn kết trong nội bộ khoa và thực hiện rèn luyện kết hợp giữa thể lực và trí tuệ trong mục tiêu “giáo dục toàn diện” của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay. 6 Như vậy, để làm sáng tỏ mục tiêu trên, đề tài của chúng tôi sẽ tập trung giải quyết những vấn đề nghiên cứu như sau. Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về văn hóa và nêu ra bối cảnh xã hội hiện nay dẫn đến sự hình thành một văn hóa mới trong giới trẻ và đại để quần chúng đó là văn hóa yêu bóng đá. Hai là, văn hóa yêu bóng đá được biểu hiện cụ thể như thế nào đối với sinh viên khoa Ngữ văn Đức, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thông qua phân tích, mô tả thực trạng, rồi tiến đến điều tra, khảo sát thực tiễn dựa trên những giả thuyết nghiên cứu. Ba là, nhận xét, đánh giá và rút ra những đặc điểm chung trong văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức trong thời gian vừa qua. Bốn là, tìm ra những hướng giải pháp hiệu quả để phát huy hơn nữa văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức nói riêng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung và giới trẻ Việt Nam hiện nay nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đi lý giải về mối quan hệ giữa văn hóa yêu bóng đá với các giá trị văn hóa khác, góp phần đưa đến một khái niệm chung nhất về hiện tượng văn hóa mới mẻ, độc đáo này trong xã hội Việt Nam hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài “Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ Văn Đức, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2018)”, chúng tôi xác định, khách thể nghiên cứu của đề tài là văn hóa đối với sinh viên nói chung hiện nay. Sinh viên là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Nếu chúng ta đồng quy văn hóa yêu bóng đá cũng thuộc về một giá trị văn hóa tinh thần mới trong xã hội hiện nay thì tình yêu bóng đá của sinh viên nói chung cũng thể hiện ý thức của sinh viên trong vấn đề vừa nâng cao trí tuệ vừa phát triển thể lực. Đồng thời văn hóa yêu bóng đá cũng là cách để sinh viên thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, là động lực tinh thần lớn lao để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày một tốt hơn. Chính vì thế, chúng tôi chỉ lựa chọn khách thể nghiên cứu một cách chung nhất đó là sinh viên. Sinh viên với vai trò chủ thể sáng tạo văn hóa, mà cụ thể ở đây là văn hóa yêu bóng đá. Hẹp hơn, chúng tôi hướng tới một đối tượng nghiên cứu chính đó là sinh viên khoa Ngữ văn Đức, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với văn hóa yêu bóng đá. Đề tài tập trung giải quyết những biểu hiện của văn hóa yêu 7 bóng đá trong sinh viên khoa Ngữ Văn Đức, trong mỗi khóa sinh viên, từ đó đưa ra những thực trạng chung của văn hóa yêu bóng đá, từ đó góp phần đưa ra những biện pháp để nâng cao “văn hóa yêu bóng đá” với những giá trị đích thực của nó trong sinh viên, đồng thời chúng tôi cũng kiến nghị những biện pháp chung cho “văn hóa yêu bóng đá” của toàn xã hội. 4. Phạm vi nghiên cứu: “Văn hóa yêu bóng đá” được biểu hiện rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ chọn lựa một bộ phận đó là sinh viên, hẹp hơn đó là sinh viên khoa Ngữ văn Đức của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chúng tôi cũng chỉ chọn một khoảng thời gian rất ngắn đó là năm 2018. Đây là thời điểm đánh dấu sự hưng thịnh của nền bóng đá nước nhà, với việc đội tuyển Việt Nam được lọt vào top 2 của giải bóng đá U23 Châu Á năm 2018. Tiếp đến đó là thành tích vô địch tại giải bóng đá vô địch Đông Nam Á AFF Suzuki Cup. Đây chính là thời gian có yếu tố quyết định đến việc khơi dậy tình yêu bóng đá, và góp phần hình thành nên những định nghĩa mới về văn hóa yêu bóng đá, đặc biệt là trong giới trẻ. Cho nên chúng tôi chỉ lựa chọn thời gian nghiên cứu cụ thể là năm 2018 để làm sáng tỏ đề tài của mình. 5. Gỉa thuyết nghiên cứu: Đối với đề tài, chúng tôi đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu như sau. Một là, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Văn hóa yêu bóng đá là gì?”. Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nào cụ thể, chính xác và được chấp nhận về khái niệm văn hóa yêu bóng đá. Cho nên đối với đề tài này, đi giải quyết khái niệm nêu trên, chúng tôi chỉ xin mạn phép đưa ra những biểu hiện của văn hóa yêu bóng đá trên phạm vi thế giới và trong nước. Những biểu hiện đó sẽ trở thành bộ phận của khái niệm văn hóa yêu bóng đá. Hai là, đối với đề tài này, chúng tôi đặt ra câu hỏi” Biểu hiện văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là gì? Nó có biểu hiện gì giống và khác so với văn hóa yêu bóng đá của người Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung”; “Nó thể hiện sự tiến bộ theo văn hóa yêu bóng đá hiện đại trên thế giới hay nó có những biểu hiện tiêu cực, đi ngược lại với những chuẩn mực giá trị của văn hóa”. 6. Phương pháp nghiên cứu: Bởi vì đề tài của chúng tôi là đề tài thuộc phạm vi của nghiên cứu xã hội học. Cho nên đối với đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 8 Một là, trên phương diện phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu tổng thể mang tính chất định hướng tư duy và quan điểm khoa học nói chung đó là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hai là, đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên biệt trong xã hội học. Chúng tôi xem đây là phương pháp chính để thực hiện đề tài này. Nắm vững các loại hình nghiên cứu và vai trò của từng loại nghiên cứu cũng như bước đầu sử dụng lý thuyết vào xây dựng khung phân tích, giả thuyết nghiên cứu để từ đó xác định phương pháp thu thập thông tin phù hợp; Lựa chọn bảng hỏi; Thực hành được các cuộc thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng phỏng vấn sâu (PVS), tiến hành các cuộc thảo luận nhóm tập trung, thực hiện phương pháp quan sát và tổng hợp tài liệu sẵn có. Trên cơ sở những lựa chọn trên, chúng tôi sử dụng trọng tâm phương pháp đặt ra giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài: “Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ Văn Đức có những biểu hiện như thế nào?”, “Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ Văn Đức có những điểm gì giống và khác so với văn hóa yêu bóng đá trên thế giới”. Sau khi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như trên, chúng tôi sẽ xác định phạm vi tư liệu cần tìm hiểu, để tìm ra những biểu hiện của văn hóa yêu bóng đá trên thế giới, từ đó rút ra những đặc điểm chính của văn hóa yêu bóng đá trên phạm vi thế giới làm cơ sở so sánh với văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức. Thêm vào đó, trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi sẽ xây dựng bảng hỏi, tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, các cuộc thảo luận nhóm tập trung sinh viên khoa Ngữ văn Đức đang theo học tại trường. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng kết hợp với phương pháp quan sát để rút ra những hoạt động, biểu hiện cụ thể của văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức. Ba là, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành góp phần hỗ trợ làm sáng tỏ đề tài. Bởi vì bản chất của khoa học xã hội và nhân văn có tính liên ngành rất cao. Đây là phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học. Trong đó khoa học nhân văn góp phần đưa ra cơ sở lý luận, cơ sở nhận thức cho người nghiên cứu. Bên cạnh đó, khoa học xã hội lại phân tích xã hội để đưa ra những cơ sở thực tiễn để minh chứng cho những vấn đề lý luận, nhận thức. Cho nên, sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa đề tài của chúng tôi. Trong đề tài của mình, chúng tôi coi văn hóa yêu bóng đá như là biểu hiện của văn hóa tinh thần của con người. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng kết hợp với phương 9 pháp nghiên cứu trong văn hóa học. Chúng tôi sẽ đi sâu thấu hiểu văn hóa tinh thần, văn hóa yêu bóng đá; thâm nhập vào ý nghĩa bên trong của các hiện tượng và giá trị của nó, bằng cách này hay cách khác, gắn với quan điểm giá trị của khuynh hướng thực chứng. Chúng tôi sử dụng kết hợp với các phương pháp phương pháp quan sát, phỏng vấn mở của tâm lý học và xã hội học, các phương pháp của sử học (trong đó có phương pháp lịch sử – so sánh), Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp với các kỹ thuật khoa học hiện đại vào trong nghiên cứu: quay phim, ghi hình, ghi âm, scan,... 7. Lược khảo tài liệu: Vì đây là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, mang tính thực tiễn cao, cho nên trong lịch sử nghiên cứu vấn đề, chủ yếu chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp tư liệu từ trên các trang mạng internet để làm phần lý luận và minh chứng cho nghiên cứu khoa học của mình kết hợp với những cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu, tổng hợp tư liệu từ khoa Ngữ văn Đức của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Tất nhiên, đó là những bài viết của các học giả có uy tín và không mang tính chất thiên vị, cực đoan.Bên cạnh trang mạng internet, chúng tôi cũng lược khảo một số đầu sách mang tính chất lý luận làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình. 7.1. Lược khảo tài liệu nước ngoài: Một là cuốn sách “The world through soccer: The cultural impact of a global sport”, xuất bản năm 2014 bởi Nhà xuất bản Rowman& Littlefield, tạm dịch là “Thế giới thông qua bóng đá: Tác động văn hóa của môn thể thao toàn cầu” của tác giả Tamir Baron. Trong bài viết này, tác giả cho rằng: Môn thể thao phổ biến nhất thế giới là bóng đá. Bóng đá là một hiện tượng toàn cầu và văn hóa. Khán giả truyền hình cho World Cup 2010 bao gồm gần một nửa dân số thế giới, với người xem ở hầu hết các quốc gia. Như một sự phản ánh về tầm quan trọng của bóng đá, môn thể thao này tác động đến vô số khía cạnh của văn hóa thế giới, từ chính trị và tôn giáo đến kinh doanh và nghệ thuật. Trong bài viết này, Tamir Baron sử dụng bóng đá để cung cấp cái nhìn sâu sắc về chính trị, tôn giáo, đạo đức, tiếp thị, kinh doanh, lãnh đạo, triết học và nghệ thuật trên toàn thế giới. Bar-On xem xét những cách mà bóng đá ảnh hưởng và phản ánh những khía cạnh của xã hội, và ngược lại. Mỗi chương có các cầu thủ đại diện, cung cấp các ví dụ cụ thể về cách nhận xét bóng đá. Những người chơi này đã được chọn từ một loạt các thời đại và ở nhiều quốc gia khác nhau. Sử dụng một ống kính độc đáo để xem nhiều chủ đề khác nhau, Thế giới thông qua bóng đá cho thấy tác động văn hóa sâu sắc của môn thể thao này. 10 Kết hợp những hiểu biết triết học, phổ biến và học thuật về thế giới của chúng ta, cuốn sách này nhắm đến cả người hâm mộ bóng đá và giới học thuật, mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về một môn thể thao ảnh hưởng đến hàng triệu người. Hai là bài viết “Much More Than “The Beautiful Game”: Soccer and Its Cultural, Social and Political Aspects”, tạm dịch là “Bóng đá và các khía cạnh văn hóa, xã hội và chính trị của nó”, dẫn theo https://www.lavocedinewyork.com/ , truy cập ngày 13/1/2019. Trong bài viết này, tác giả nói về những yếu tố văn hóa, chính trị, tôn giáo được lồng ghép trong văn hóa, bóng đá Mỹ là một ví dụ điển hình. Tinh thần đó được thể hiện lối chơi, phong cách của đội bóng và tinh thần dân tộc được lồng ghép vào đó. Tác giả đi sâu trả lời câu hỏi. Ai là người chơi? Ai trả? Ai xem? Những lực lượng chính trị, kinh tế và văn hóa làm cho bóng đá khác nhau ở Mỹ? Đây là những câu hỏi thú vị. Ba là cuốn sách “Sport, Culture and Nation : Perspectives from Indian Football and South Asian Cricket” của tác giả Kausik Bandyopadhyay, tạm dịch là Thể thao, Văn hóa và Quốc gia: Quan điểm từ bóng đá Ấn Độ và Cricket Nam Á. Tác giả cho rằng: Ở Nam Á, thể thao từ lâu đã trở thành một địa điểm - mặc dù bị các nhà khoa học xã hội bỏ qua - nói lên sự phức tạp và đa dạng trong cuộc sống hàng ngày của các quốc gia. Cuốn sách này nhấn mạnh tầm quan trọng của thể thao trong thời thuộc địa và hậu thuộc địa ở Ấn Độ và Nam Á như là một kinh nghiệm văn hóa thiết yếu, một công cụ chính trị, một công cụ xã hội và một lực lượng thương mại. Nó cho thấy làm thế nào thể thao đã trở nên có ý nghĩa về chính trị, xã hội, văn hóa và cảm xúc, đặc biệt là bóng đá ở Ấn Độ và môn cricket ở Nam Á. 7.2. Lược khảo tài liệu trong nước: Một là, cuốn “Sơ thảo lịch sử bóng đá Việt Nam”, của Nxb. Thế giới do Liên đoàn bóng đá Việt Nam biên soạn, xuất bản năm 2018. Dù là sơ thảo, nhưng đây là một thành tựu hết sức quan trọng. Bóng đá Việt Nam trong lịch sử của mình cũng trải qua mọi thăng trầm gắn với số phận của đất nước. Bóng đá Việt Nam ra đời trong thời kỳ thuộc địa, tiếp nhận văn hóa của phương Tây trong đó có cuộc đấu tranh xác lập vị trí của bóng đá Việt Nam, của người Việt Nam và cũng là màu cờ sắc áo ngay trong thời kỳ đất nước còn bị đô hộ; rồi bóng đá cũng tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc như thế nào. Từng bước trải qua thăng trầm, bóng đá Việt Nam đã có những phát triển. Nhận thức lịch sử chính là động lực để thúc đẩy bóng đá Việt Nam phát triển bền vững hơn. Thông qua cuốn sách này, chúng ta sẽ một cái nhìn tổng quan về bóng đá Việt Nam qua các thời kỳ. 11 Hai là bài viết của tác giả Yên Trung về Xây dựng và cổ vũ bóng đá văn minh, đăng trên trang web http://cand.com.vn/The-thao/Xay-dung-van-hoa-co-vu-bong-da-van-minh- 520575/ , truy cập 13/1/2019, trong đó tác giả có viết: “Tình yêu, sự cuồng nhiệt và đam mê bóng đá là một nét văn hóa của người Việt. Đặc biệt, những thành công của thế hệ các cầu thủ trẻ tài năng trong thời gian gần đây đã khiến tình yêu đó lại càng được nhân lên gấp bội. Còn nhớ cách đây gần một năm trước, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất giữa tuyết trắng Thường Châu (Trung Quốc), khi đối mặt với những đội tuyển U23 tên tuổi của châu lục, những chàng trai áo đỏ đã không hề run sợ mà chiến đấu kiên cường và giành ngôi Á quân vòng chung kết Giải vô địch U23 châu Á khiến dư luận quốc tế phải thán phục. Những chiến binh áo đỏ đã góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của Việt Nam đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới .”. Chúng tôi đồng ý với kết luận này, bởi lẽ, tình yêu và sự cuồng nhiệt bóng đá đã trở thành truyền thống của dân tộc, đối với môn thể thao vua. Đó là biểu hiện của một thứ văn hóa mới mẻ, độc đáo, đó là văn hóa yêu bóng đá. Tuy nhiên tác giả cũng phản biện lại vấn đề: “Tuy nhiên, bên cạnh sự cổ vũ cuồng nhiệt, niềm đam mê và tình yêu bóng đá, điều đáng buồn chúng ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động chưa đẹp. Tình trạng một số cổ động viên đốt pháo sáng trên sân, rồi hình ảnh sân vận động đầy rác, túi nilon sau các trận đấu vẫn còn diễn ra. Điển hình như tại trận đấu tối 16-11, mặc dù đã được Ban tổ chức khuyến cáo và báo chí đã nhiều lần lên tiếng nhưng một số cổ động viên thiếu ý thức vẫn còn hành vi đốt pháo sáng trên sân.”. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, văn hóa yêu bóng đá luôn đi kèm với hai đặc tính tích cực và tiêu cực của nó. Và từ đó, tác giả đưa ra đề xuất: “Xây dựng nét văn hoá cổ vũ bóng đá đẹp, hạn chế những hành vi phản cảm, tiêu cực là điều hết sức cần thiết. Để làm được điều đó, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức đối với người hâm mộ. Những hành vi vi phạm, thiếu văn hóa cần phải được lên án và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, việc tuyên tuyền nâng cao ý thức cho mỗi người cần phải được hết sức coi trọng. Để cùng với việc xây dựng một đội tuyển Việt Nam giàu sức trẻ, đầy khát vọng và cống hiến là xây dựng một văn hoá cổ vũ đẹp, văn minh và để bạn bè khu vực và thế giới phải ngưỡng mộ.”. Từ bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành điều tra, khảo sát những biểu hiện cụ thể của văn hóa yêu bóng đá trong sinh viên khoa Ngữ văn Đức năm 2018 để làm sáng tỏ. Ba là, bài viết của tác giả Văn Thiêng, đăng trên https://baonghean.vn/bong-da-va-vanhoa-yeu-bong-da-cua-nguoi-viet-178876.html/ truy cập ngày 13/1/2019, có tựa đề “Bóng đá và văn hóa yêu bóng đá của người Việt”. Tác giả có viết: “Tất cả các con đường rực màu cờ đỏ 12 sao vàng, cuồng nhiệt hết mức có thể trong niềm vui chiến thắng, người Việt đã làm nên một thứ văn hóa yêu bóng đá mà không phải ai cũng làm được, để rồi từ đó gợi nên câu chuyện về bản lĩnh, niềm tin vào khả năng chinh phục những đỉnh cao của người Việt.”. Giữ vững tinh thần, quả cảm, bản lĩnh là những gì mà các chiến binh của HLV Park Hang Seo đã thể hiện ở giải đấu này. Trong khó khăn (có lúc bị xử ép), đội tuyển U23 Việt Nam đã bình tĩnh vượt qua tất cả để chiến thắng. Dự phòng kỹ, thể lực tốt, kỷ luật nghiêm cũng là những bài học quý giá mà từ câu chuyện thể thao đầy kịch tính, tràn trề niềm vui này mang lại cho nhiều người. Đó là “yếu tố con người luôn quyết định mọi thành bại”. Đây chính là những biểu hiện rõ nét nhất của văn hóa yêu bóng đá của người Việt Nam, không chỉ là người hâm mộ mà còn là các cầu thủ. Qua đó, trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi cũng sẽ dựa trên những giá trị này để làm sáng tỏ văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức hiện nay. Bốn là, tác giả Vũ Quang Toản với bài viết “Bóng đá không chỉ là một nét văn hóa ở Việt Nam”, đăng trên http://www.bongda.com.vn/bong-da-o-viet-nam-khong-chi-la-mot-netvan-hoa-d474215.html/, truy cập ngày 13/1/2019, lại cho rằng “Không khí bóng đá trên dải đất hình chữ S vào thời điểm này đang diễn ra quá sôi động, nó không còn như thứ văn hoá giải trí đơn thuần mà giống như một tôn giáo bất diệt. Vì thế, đây sẽ là một động lực to lớn khiến đội tuyển cố gắng hơn nữa trên sân cỏ để không phụ niềm tin yêu mà hàng chục triệu con tim đằng sau đang ngóng chờ.”. Rõ ràng, bóng đá thực sự đã được tôn thờ vì bởi lẽ nó là bộ môn thể thao vua. Đối với một quốc gia có tinh thần dân tộc cao, tính cố kết cộng đồng cao thì rõ ràng sự lan tỏa của tình yêu bóng đá đã tạo nên một giá trị văn hóa mới lạ của văn hóa Việt Nam hiện nay khiến triệu triệu người dõi theo. Biểu hiện cụ thể của nó đối với sinh viên khoa Ngữ văn Đức sẽ được chúng tôi làm sáng tỏ trong đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh dẫn lại các bài viết trong báo chí, chúng tôi cũng coi những giáo trình cơ bản như “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc,… làm cơ sở lý luận để góp phần làm sáng tỏ đề tài của mình, đi tìm những đặc điểm cơ bản trong văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ Văn Đức. 8. Bố cục đề tài: Chương I: Cơ sở lý luận: 1.1. Định nghĩa về văn hóa: 1.2. Định nghĩa về văn hóa yêu bóng đá và những biểu hiện của văn hóa yêu bóng đá: 13 Chương II: Văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh: 2.1. Hoàn cảnh xã hội: 2.2. Thực trạng văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: KẾT LUẬN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Định nghĩa về văn hóa: Văn hoá là một khái niệm đa dạng, nhiều nghĩa. Ta có thể hiểu Văn hoá là giá trị tương quan mang tính tinh thần (giá trị tinh hoa) hay còn gọi là văn hoá nghệ thuật. Văn hoá là giá trị trong từng lĩnh vực cụ thể hoặc văn hoá là giá trị đặc thù của từng vùng. Văn hoá là bao gồm mọi thứ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, tính cách, suy nghĩ, lao động,... . Các nhà khoa học có định lượng, định giá nhiều ý nghĩa khác nhau về văn hoá. Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B. 14 Taylo (E.B. Taylor) là đại diện của họ. Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F.Boa (F.Boas), ý nghĩa văn hóa được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hóa”. Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt. A.L. Kroibơ (A L Kroeber) và C.L. Klúchôn (C L Kluckhohn) quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra. Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi đồng tình với định nghĩa văn hóa của GS. Trần Ngọc Thêm. Theo cách định nghĩa của giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam: "Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn thông qua sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội." 1. Hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần là hệ thống hữu cơ có mối liên hệ với nhau, sắp xếp theo hệ thống logic nào đó. Chủ thể tạo ra là con người bằng cách tìm kiếm và tích luỹ hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần. Con người đối mặt với tự nhiên và xã hội để tích luỹ. 1 Trần Ngọc Thêm (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.9 15 1.2. Định nghĩa về văn hóa yêu bóng đá và những biểu hiện của văn hóa yêu bóng đá: Từ cách phân loại văn hóa như trên, ta có thể xếp văn hóa yêu bóng đá vào một trong những lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa tinh thần của con người. Bởi lẽ, đó là một trạng thái cảm xúc mà con người bộc lộ ra có chuẩn mực, thể hiện tình yêu bóng đá chân chính. Theo “The world through soccer: The cultural impact of a global sport”, xuất bản năm 2014 bởi Nhà xuất bản Rowman& Littlefield, tạm dịch là “Thế giới thông qua bóng đá: Tác động văn hóa của môn thể thao toàn cầu” của tác giả Tamir Baron. Theo Baron: “Môn thể thao phổ biến nhất thế giới, vì vậy bóng đá là một hiện tượng toàn cầu và văn hóa.”2. Trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, những giải bóng đá lớn trên thế giới khả năng thâm nhập vào thực tế cuộc sống ở mỗi quốc gia trên thế giới, đã vô hình chung, hình thành nên những giá trị chung của người hâm mộ bóng đá và khiến nó như một dạng biểu hiện của toàn cầu hóa văn hóa. Baron đã chỉ ra: “Khán giả truyền hình cho World Cup 2010 bao gồm gần một nửa dân số thế giới, với người xem ở hầu hết các quốc gia. Như một sự phản ánh về ý nghĩa bóng đá, tác động thể thao vô số khía cạnh của văn hóa thế giới, từ chính trị và tôn giáo để kinh doanh và nghệ thuật.”3. Nhận định này của Baron không phải là không có căn cứ. Một quốc gia có thể nổi trội lên bởi nhiều yếu tố nhưng dường như hiện nay, sự thành công ở môn thể thao vua này đang giúp đưa tên tuổi của đất nước đó lên một tầm cao hơn, được cả thế giới chú ý tới. Đơn cử như việc Việt Nam lọt vào vòng chung kết của giải bóng đá vô địch Châu Á 2018 đã làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam, nhiều nước có đội bóng mạnh ở khu vực Đông Nam Á đã phải tự hào thay cho đội bóng trẻ Việt Nam vào đến chung kết của giải châu lục. Điều đó cho thấy, sức lan tỏa của bóng đá là hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay. Khi mà ảnh hưởng từ công nghệ 4.0 thì sức lan tỏa của bóng đá được truyền tải dựa vào nhiều đa phương tiện mới khiến cho tình yêu bóng đá ngày càng trở nên phổ quát hơn nữa. Cũng cùng tiếp cận bóng đá như một tác động mạnh tới khía cạnh văn hóa, chính trị, tôn giáo, cuốn sách “Much More Than “The Beautiful Game”: Soccer and Its Cultural, Social and Political Aspects”, tạm dịch là “Bóng đá và các khía cạnh văn hóa, xã hội và chính trị của nó” của tác giả Stefano Vaccara, dẫn theo https://www.lavocedinewyork.com/ , truy cập ngày 2 Tamir Baron (2014), The world through soccer: The cultural impact of a global sport, Lanham, Maryland, Rowman & Littlefield Press, tr. 36 3 Tamir Baron (2014), Sđd, tr.138 16 13/1/2019. Trong bài viết này, tác giả nói về những yếu tố văn hóa, chính trị, tôn giáo được lồng ghép trong văn hóa, bóng đá Mỹ là một ví dụ điển hình. Tinh thần đó được thể hiện lối chơi, phong cách của đội bóng và tinh thần dân tộc được lồng ghép vào đó. Tác giả đi sâu trả lời câu hỏi. Ai là người chơi? Ai trả? Ai xem? Những lực lượng chính trị, kinh tế và văn hóa làm cho bóng đá khác nhau ở Mỹ? Đây là những câu hỏi thú vị. Stefano Vaccara nói rằng “Những người phát minh ra bóng đá hiện đại là người Anh. Một số người nói người Florentines thời Phục hưng. Nhưng người Brazil luôn được coi là người giỏi nhất mọi thời đại, có hoặc không có Pelé. Theo bạn, văn hóa và lịch sử xã hội của một dân tộc ảnh hưởng đến thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia đến mức nào để có thể giành được một World Cup? Có thể là Hoa Kỳ vẫn không có văn hóa của người Hồi giáo và lịch sử của người Hồi giáo để giành được một World Cup?”4. Như vậy, những yếu tố như chính trị, văn hóa, lịch sử cũng có tác động ngược trở lại đối với thành tích của một đội bóng và quyết định đến văn hóa yêu bóng đá của quốc gia này. Vaccara đã chỉ ra những sự thay đổi trong cách nói chuyện của cả những người dân thường, họ đã chuyển sự quan tâm của họ từ chính trị sang bóng đá, họ xem bóng đá mỗi ngày và trở thành một phần tinh thần không thể thiếu: “Nhiều trí thức cánh tả đã lên tiếng về thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Đôi khi tôi cũng nghĩ rằng bóng đá hoạt động như một môn phái, cả trong thế giới phát triển và kém phát triển. Ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu, thay vì xem bóng đá vào tất cả các ngày cuối tuần, chúng ta lại đi bàn luận về chính trị? Có lẽ sẽ cần có một cuộc cách mạng trong cách xem bóng đá của chúng ta! Vì vậy, thể thao và bóng đá có thể hoạt động ở một mức độ nào đó giống như sự lưu hành của cộng đồng La Mã cổ đại.” 5. Và cao cả nhất, Vaccara còn chỉ cho rằng, hàm chứa trong tình yêu bóng đá đó chính là những cảm xúc ngưỡng vọng, hướng về quê hương, đất mẹ, đó là điều hết sức thiêng liêng và cao cả: “Trong khi tôi ngưỡng mộ đội tuyển Mỹ, không có tranh luận hay bất đồng chính kiến: trong ngôi nhà của chúng tôi, tất cả chúng tôi đều là người hâm mộ của Italia. Đó là một cách để con cái của những người nhập cư duy trì mối quan hệ với đất nước mẹ và có lẽ cũng xoa dịu một số tội lỗi khi rời đi. Nhưng bạn phải chấp nhận nỗi đau cùng với niềm vui.”6 4 Stefano Vaccara (2014), “Much More Than “The Beautiful Game”: Soccer and Its Cultural, Social and Political Aspects”, dẫn theo https://www.lavocedinewyork.com/ , truy cập ngày 7/4/2019, nguyên văn: “The inventors of modern soccer were the English. Some say the Florentines of the Renaissance. But the Brazilians are always considered the best of all time, with or without Pelé. According to you, how much does the culture and the social history of a people influence the performance of national soccer team so that it might win a World Cup? Is it possible that the United States still doesn’t have the “culture” and the “history” to win a World Cup? 5 Stefano Vaccara (2014), Bđd, dẫn theo https://www.lavocedinewyork.com/ , truy cập ngày 7/4/2019. 6 Stefano Vaccara (2014), Bđd, dẫn theo https://www.lavocedinewyork.com/ , truy cập ngày 7/4/2019 nguyên văn: “While I admire the American team, there is no debate or dissention: in our house we are all fans of Italia. (I am just as excited when my son Alessandro and my daughter Giulia are playing as when gli Azzurri play.) It is a choice, an elective affinity, a way 17 Trên phương diện tiếp cận văn hóa yêu bóng đá của người Việt Nam, chúng ta cũng có thể đặt văn hóa yêu bóng đá thuộc một dạng của văn hóa tinh thần, tức là văn hóa ứng xử trong hâm mộ bóng đá. Thực chất, cách người hâm mộ thể hiện tình yêu của mình với bóng đá chính là những biểu hiện để xét những chuẩn mực rằng, họ đã là người yêu bóng đá hay chưa, cách họ ứng xử khi một sự kiện bóng đá nổi bật xảy ra là như thế nào. Song song với những cách thể hiện thái độ ứng xử với đam mê bóng đá một cách chừng mực, thông minh, thì vẫn có những cách ứng xử với bóng đá thiếu văn hóa, thiếu tế nhị và có phần lố lăng. Những hành động này, nếu đặt trong những tiêu chí của văn hóa ứng xử Việt Nam thì rất đáng lo ngại với những biểu hiện tiêu cực đó xảy ra, nhất là khi được đưa lên những phương tiện truyền thông đại chúng, sẽ gây những làn sóng dư luận phản đối, làm mất hình ảnh đẹp của văn hóa Việt Nam. Tác giả Yên Trung về Xây dựng và cổ vũ bóng đá văn minh, đăng trên trang web http://cand.com.vn/The-thao/Xay-dung-van-hoa-co-vu-bong-da-van-minh-520575/ , truy cập 13/1/2019, trong đó tác giả có viết: “Tình yêu, sự cuồng nhiệt và đam mê bóng đá là một nét văn hóa của người Việt. Đặc biệt, những thành công của thế hệ các cầu thủ trẻ tài năng trong thời gian gần đây đã khiến tình yêu đó lại càng được nhân lên gấp bội. Còn nhớ cách đây gần một năm trước, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất giữa tuyết trắng Thường Châu (Trung Quốc), khi đối mặt với những đội tuyển U23 tên tuổi của châu lục, những chàng trai áo đỏ đã không hề run sợ mà chiến đấu kiên cường và giành ngôi Á quân vòng chung kết Giải vô địch U23 châu Á khiến dư luận quốc tế phải thán phục. Những chiến binh áo đỏ đã góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của Việt Nam đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới.”. Chúng tôi đồng ý với kết luận này, bởi lẽ, tình yêu và sự cuồng nhiệt bóng đá đã trở thành truyền thống của dân tộc, đối với môn thể thao vua. Đó là biểu hiện của một thứ văn hóa mới mẻ, độc đáo, đó là văn hóa yêu bóng đá. Tuy nhiên tác giả cũng phản biện lại vấn đề: “Tuy nhiên, bên cạnh sự cổ vũ cuồng nhiệt, niềm đam mê và tình yêu bóng đá, điều đáng buồn chúng ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động chưa đẹp. Tình trạng một số cổ động viên đốt pháo sáng trên sân, rồi hình ảnh sân vận động đầy rác, túi nilon sau các trận đấu vẫn còn diễn ra. Điển hình như tại trận đấu tối 16-11, mặc dù đã được Ban tổ chức khuyến cáo và báo chí đã nhiều lần lên tiếng nhưng một số cổ động viên thiếu ý thức vẫn còn hành vi đốt pháo sáng trên sân.”. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, văn hóa yêu bóng đá luôn đi kèm với hai đặc tính tích cực và tiêu cực của nó. for me and my children to try to keep alive a filo to Italy (where we vacation every year.) It’s a way for the children of immigrants to maintain ties to the mother country and also perhaps assuage some guilt at having left. But you must accept the pain along with the joy. It was painful to watch Italy lose to Spain in the 2012 Euro final. After the 2006 World Cup I wrote an essay “On Soccer and Suffering” to remind myself that for every victory, there are sometimes many defeats.” 18 Tác giả Văn Thiêng, đăng trên https://baonghean.vn/bong-da-va-van-hoa-yeu-bong-dacua-nguoi-viet-178876.html/ truy cập ngày 13/1/2019, có tựa đề “Bóng đá và văn hóa yêu bóng đá của người Việt”. Tác giả có viết: “Tất cả các con đường rực màu cờ đỏ sao vàng, cuồng nhiệt hết mức có thể trong niềm vui chiến thắng, người Việt đã làm nên một thứ văn hóa yêu bóng đá mà không phải ai cũng làm được, để rồi từ đó gợi nên câu chuyện về bản lĩnh, niềm tin vào khả năng chinh phục những đỉnh cao của người Việt.”. Giữ vững tinh thần, quả cảm, bản lĩnh là những gì mà các chiến binh của HLV Park Hang Seo đã thể hiện ở giải đấu này. Trong khó khăn (có lúc bị xử ép), đội tuyển U23 Việt Nam đã bình tĩnh vượt qua tất cả để chiến thắng. Dự phòng kỹ, thể lực tốt, kỷ luật nghiêm cũng là những bài học quý giá mà từ câu chuyện thể thao đầy kịch tính, tràn trề niềm vui này mang lại cho nhiều người. Đó là “yếu tố con người luôn quyết định mọi thành bại”. Đây chính là những biểu hiện rõ nét nhất của văn hóa yêu bóng đá của người Việt Nam, không chỉ là người hâm mộ mà còn là các cầu thủ. Qua đó, trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi cũng sẽ dựa trên những giá trị này để làm sáng tỏ văn hóa yêu bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức hiện nay. Dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, mới đây, Tiến sĩ Trương Văn Minh, khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có bài viết và buổi báo cáo chuyên đề ngày 9/4/2019: Thành công của bóng đá Việt Nam năm 2018: sự kết hợp những tương đồng văn hoá của Việt Nam và Hàn Quốc. Theo tác giả, bóng đá Việt Nam đã trở thành một hiện tượng Châu Á, tần xuất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trở nên dày đặc. Đặc biệt, sau chiến thắng của Việt Nam tại Thường Châu của U23, đội Olympic Việt Nam xuất sắc lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất tại ASIAN Games, vô địch AFF cúp lần thứ 2 của đội tuyển quốc gia... Tất cả những chiến thắng đó chính là nhờ HLV trưởng Hàn Quốc Park Hang-seo, người còn hơn là một HLV thuần tuý, mà là “người thắp lửa”, “người dẫn đường” cho bóng đá Việt Nam dần thoát ra khỏi sự mất định hướng trong một thời gian dài. Nghiên cứu này của TS. Trương Văn Minh chủ yếu tập trung vào sự tương đồng về văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã được kết hợp hoàn hảo bởi các thành viên đội tuyển và huấn luyện viên trưởng của họ trong một thời gian ngắn như vậy. Các nguyên lý nền tảng Nho giáo, chủ nghĩa tập thể, kiểu văn hoá “ứng biến” (reactive) và sự gặp gỡ giữa khái niệm “uri” Hàn Quốc và triết lý “Phụ tử chi binh” Việt Nam là những điểm tương đồng của hai nền văn hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trên con đường đến thành công trong năm 2018. TS. Trương Văn Minh nhấn mạnh thành công của bóng đá Việt Nam 19 ngày hôm nay là đến từ sự tương đồng văn hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Từ đó hình thành nên một sự thống nhất của một văn hoá của đội tuyển. Bên cạnh đó, với nền tảng nho giáo làm nên nền tảng tập thể, người Việt coi trọng tập thể hơn là cá nhân và vì vậy việc mang lại niềm tự hào cho gia đình, cao hơn nữa là quốc gia, là mục tiêu cuối cùng của mọi hành động… TS. Trương Văn Minh kết luận nghiên cứu này với cách tiếp cận hướng về sự tương đồng giữa hai nền văn hoá sẽ đưa ra một quan điểm tích cực về giao tiếp liên văn hoá, đóng góp vào việc củng cố và phát huy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Bóng đá Việt Nam đã trở thành một hiện tượng Châu Á, tần xuất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trở nên dày đặc. Đặc biệt, sau chiến thắng của Việt Nam tại Thường Châu của U23, đội Olympic Việt Nam xuất sắc lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất tại ASIAN Games, vô địch AFF cúp lần thứ 2 của đội tuyển quốc gia... Tất cả những chiến thắng đó chính là nhờ HLV trưởng Hàn Quốc Park Hang-seo, người còn hơn là một HLV thuần tuý, mà là “người thắp lửa”, “người dẫn đường” cho bóng đá Việt Nam dần thoát ra khỏi sự mất định hướng trong một thời gian dài. Từ những cách kiến giải của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo trong và ngoài nước, chúng tôi đưa ra quan điểm của mình về khái niệm văn hóa yêu bóng đá và lấy tiêu chí này để xét các thái độ, ứng xử với bóng đá của sinh viên khoa Ngữ văn Đức, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với bóng đá nước nhà và quốc tế hiện nay: “Văn hóa yêu bóng đá là một lĩnh vực thuộc văn hóa tinh thần, mà cụ thể là văn hóa ứng xử của người hâm mộ với bóng đá. Văn hóa yêu bóng đá góp phần hình thành nên những giá trị chung của cộng đồng như sự đoàn kết, gắn bó, ý thức về niềm tự hào quốc gia – dân tộc, thông qua những biểu hiện mang tính tích cực.” Tiểu kết: Như vậy, ở chương I, chúng tôi đã khái lược một số cách kiến giải về khái niệm văn hóa từ nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong đó, chúng tôi đồng tình với quan điểm của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong định nghĩa văn hóa. Đồng thời, chúng tôi dựa trên những quan điểm được góp nhặt từ ý kiến của các nhà văn, nhà báo, những người hâm mộ bóng đá để đưa ra khái niệm chung nhất về văn hóa yêu bóng đá, đây là một khái niệm hết sức mới mẻ, chúng tôi xếp nó thành một biểu hiện cụ thể trong văn hóa ứng xử của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Ở chương tiếp theo, chúng tôi sẽ làm rõ văn hóa yêu bóng đá của 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan