Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Văn hóa bắc mỹ trong toàn cầu hóa

.PDF
250
110
78

Mô tả:

LƯƠNG VĂN KẾ (Chủ biên) VĂN HOÁ BẮC MỸ TRONG TOÀN CẦU HOÁ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Chủ biên: TSKH. LƯƠNG VĂN KẾ Tham gia biên soạn: TS. TRẦN VĂN LA PGS. TS. ĐINH CÔNG TUAN TS. LÊ THẾ QUÊ' ThS. NGUYỄN THỊ NGA ThS. NGUYỄN NGỌC MẠNH Công ty c ổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ quyến công bô' tác phẩm 120-2011/CXB/13-83/GD Mã số: 7X499Y1 - DAI LỜI NÓI ĐẦU Khi nói đến Bắc Mỹ, người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ mà quên m ất rằng ở Bắc Mỹ vẫn còn nước Canada nửa. Bắc Mỹ cùng với khu vực Tây Âu (các nước thuộc Liên minh châu Âu EU ngày nay) lảm thành m ột khu vực văn minh gọi lả văn minh phương Tây. Nhưng dù thế nào thì việc dồng nhất Bắc Mỹ với nước Mỹ cũng có thể hiểu được bởi vị trí địa chính trị chủ chốt của nước Mỹ và những tương đồng về lịch sử và văn hoá giữa hai quốc gia Mỹ và Canada. Còn khi nói đến nước Mỹ, những người không phải người Mỹ thường nảy sinh hai thứ tình cảm trái ngược nhau: nó vừa quen nhưng lại vừa lạ, vừa đáng kính, đáng yêu lại vừa đáng sợ, đáng ghét. Điều đó thật đúng với khái niệm A m bivalence mà nhà phân tâm học vĩ đại s. Freud đã dùng để diễn tả trạng thái xung đột nội tâm của con người trước những biểu tượng cấm kỵ h o n g văn hoá1. Hình ảnh nước Mỹ là hiện thân của một nền văn minh vật chất phát triển nhanh nhất và đạt những thành tựu rực rỡ nhất ử thời đại ngày nay. N hưng có điều đặc biệt là, nếu ĩủỉư trên lĩnh vực chính trị và kinh tê, người ta dễ nhất trí với nhau về sức mạnh và vị trí cườrig quốc dẫn đ ầu của nước Mỹ, thì về mặt văn hoá lại vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi, bât đồng, nhất là về bản sắc của văn hoá Mỹ. Thậm chí có người còn cho răng nước Mỹ không có văn hoá riêng. Vì vậy có rất ít sách chuyên khảo luận về văn hoá Mỹ, mà nếu có thì vẫn mang tên dưới dạng hồ sơ văn hoá hay kể chuyện nước Mỹ v.v... Thế nhưng càng gần đây, giới nghiên cứu đã có nhửng bước tiến nhất định khi thừa nhận sự tồn tại của một nền văn hoá mang tên Văn hoá Mỹ. Theo đó, nước Mỹ không còn được hiểu là một tập hợp “hồ lốn” các dòng dân di cư “tứ chiếng giang hồ” từ 1 Freud, Siegm und, Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo (Vật tô và Câ'm kỵ). Lương Văn Kế dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 3 khắp các châu lục nữa, mà đó là một quốc gia thống nhất, có bản sắc riêng. Hơn nửa, trong bôi cảnh nhiều quô»c gia đang lần tìm con đường phát triển và hiện đại hoá cho riêng mình, thì hình ảnh nước Mv dù muốn hay không vẫn hiện lên như một biểu tượng về sự phát triên và sức mạnh quốc gia. Tiến thêm bước nữa, người ta thây rằng sự phát triển thần kỳ của nước Mỹ gần 250 năm qua không đơn giản lả nhờ vào điều kiện địa lý thuận lợi (vì có những nước đất rộng, người đồng, giàu tài nguyên mà vẫn lạc hậu hoặc khổng thật phát triển!), cho nên cần phải tìm ra cái nguyên nhân sâu xa và mạnh mẽ từ bên trong xã hội Mỹ đã làm động lưc cho sự phát triển nảy. Nhân tô' bên trong đó, cái động lực bên trong đó chính là nền tảng văn hoá, hệ giá trị mà nhân dân Mỹ theo đuổi. Một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc gần đây đã phát biểu rằng: “N hìn từ góc độ văn m inh của c h ế độ chính trị, trước tiên chúng ta cần thừa nhận không do d ư m ộ t s ự thật rằng: H iêh p h á p M Ỹ và các th ẻ c h ế h ợ p hiến m à I1Ó thiết lập nên là m ộ t dấu m ốc trọng đại trong lịch s ử văn inhĩh nhân lo ạ i1. Vậy nên có thể nói, giống như văn minh châu Âu, cái chủ nghĩa nhân văn mà nhân dân Mỹ sáng tạo ra là bất hủ và vẫn là lý tưởng phân đâu của nhiều xã hội. Đó là các đặc trưng: giá trị dân chủ, cá nhân tự do sống, lao động và sáng tạo, sự phồn vinh về vật chất. Những điều đó không phải bỗng nhiên có được, mà tất thảy đều là kết quả của hàng trăm năm lao động, tranh đâu và suy tư, thấm đẫm máu và nước mắt của nhân dân lao động và giới tinh hoa nước Mỹ. Nền văn hoá rực rỡ ấy, bằng cách nảy hay cách khác - tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ, mồi nhử kinh tế và nhiều khi bằng cả chiến hạrn và đại bác - đã chiếu rọi khắp hoàn cầu, đem đến cho các nền ván hoa khu vực và quốc gia những đặc tính mới: túih hiện đại. Nước Mỹ vả phương Tây đã từng có một lịch sử quan hệ phức tạp với Việt Nam, trong đó Việt Nam là nạn nhân. Điều đó đã khiến chúng ta từng có cái nhìn chưa đầy đủ về nước Mỹ, văn hoá Mỹ, từ đó phủ nhận cả những mặt'tích CƯC, quan trọng của nó. Từ khi tiến hành Đổi mới, mở cửa và 2 Viên M inh (Chủ biên), Mười ỉăm bải giảng về văn hoá và xã hội Mỹ. Đ ại học Bắc Kinh, 2008, tr. 62. 4 trong bôi cảnh quốc tế có những biến chuyển mau lẹ, hết sức phức tạp, cách nhìn của chúng ta cùng có nhiều thay đổi lớn. Nước Mỹ trở thành đôi tác quan trọng của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh về văn hoá Mỹ và con người Mỹ do đó cũng có những thay đổi về căn bản. Đe hội nhập tôt hơn vào một thế giới toàn cầu hoá cũng như lìỢp tác có hiệu quả với nước Mỹ, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu để có nhừng hiểu biết đúng đắn và đầy đủ nhất về văn hoá, văn minh Mỹ, từ đó rú t ra được kinh nghiệm nên học gì, tránh gì từ nước Mỹ, văn hoá Mỹ và nôn “tiếp biến" chúng như thế nào. Cuốn sách này là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước “A nh hưởng của văn hoá Tây  u, Bắc M ỹ đối với thê g iớ i và Việt N am trong quá trình toàn câu ho ẩ , mã sô KX03.09/06-10. Cuốn sách hướng đến độc giả là giảng viên và sinh viên các ngành Quôc tê học, Châu Au học, Châu Mỹ học, Văn hoá học, các khoa văn hoá và ngồn ngừ Âu - Mỹ; các nhà nghiên cứu về văn hoá, chính trị và quan hệ quốc tế; các nhà nghiên cứu khu vực, nhất là các nhả nghiên cứu về Mỹ và phương Tây; các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách. Sách cũng là tài liệu bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến nước Mỹ và phương Tây. Do khuôn khổ hạn chê của cuốn sách, tác giả chủ yếu hướng sự phân tích vào các khía cạnh chủ yếu của văn hoá Mỹ lả: (1) Các cội nguồn của văn hoá Mỹ, trong đó chủ yếu là cội nguồn châu Âu; (2) Các thành tựu lớn của văn hoá Mỹ; (3) Hệ giá trị đặc sắc của nền văn hoá Mỹ; (4) Toàn cầu hoá và các phương thức truyền bá văn hoá Mỹ ra thế giới. Nhìn một cách khái quát, đây là một công trình được xây đựng theo quan điểm “lịch sử tri thức”. Sách tạm thời không đề cập đến các vân đề khác n h ư ảnh hưởng hay tác động cùa văn hoá Mỳ đôi với từng khu vực trên thê giới, mà chỉ đề cập một phần đến sự tiếp xúc giữa văn hoá Mỹ và văn hoá châu Âu, bởi vì ở đó hàm chứa môi quan hệ cội nguồn giữa hai khu vực của văn hoá phương Tây. v ấ n đề ảnh hưởng của văn hoá Mỹ đồi với các khu vực khác trên thế giới sẽ được đề cập đên trong một chuyên khảo khác, tổng hợp hơn của tác giả về văn hoá phương Tây. 5 Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các cơ quan hữu quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn Đại sứ Lê Công Phụng, Phó Đại sứ Nguyễn Tiến Minh và toàn thể cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Washington, gia đình ông bà Lê Roãn Trung (California), các đồng nghiệp và cộng sự tích cực của các tác giả trong suốt mấy năm. Tập thê tác giả cũng bày tỏ lòng tri ân với gia đình và bè bạn đã cổ vũ, động viên và chăm sóc tận tình cho các tác giả trong quá trình biên soạn cuốn sách này. Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Giáo due Việt Nam đã gợi ý, góp ý kiến, biên tập công phu vả giúp tác giả xuất bản cuốn sách. Dù đã rất cô" gắng, nhưng chắc chắn cuốn sách chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của tất cả độc giả quan tâm, do đó tập thể tác giả mong nhận được ý kiến phê bình và bố khuyết của toàn thể bạn đọc, nhất là của các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên đại học và sinh viên. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Công ty c ổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - 25 Hàn Thuyên, Hà Nội. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Mùa Thu 2010 LƯƠNG V À N K Ế 6 1 CỘI NGUÓN c ủ a văn h o á b ắ c m ỹ I. CỘI N G U ổN CỦA VĂN HOÁ MỸ VÀ BAC m ỹ 1.1. Nhửng hình dung khác nhau vể nguồn gôc nước Mỹ Bắc Mỹ không phải tất cả chí có nước Mỹ. Nhung dù thế nào thì nói đến Bắc Mỹ là chủ yếu nói đến nước Mỹ hay Hoa Kỳ theo cách gọi chính thống. Cái gọi là văn hoá Bắc Mỹ trên thực chất cũng là văn hoá Mỹ vì sự tương đổng cao giữa vãn hoá Mỹ và văn hoá Canada - quốc gia Bắc Mỹ còn lại - bới những ràng buộc địa lý và lịch sử của Canada với nước Mỹ, cho dù “màu sắc châu Âu” ớ Canada có phần “đậm đặc” hơn ứ Mv. Cách dây vài năm, một phóng viên của BBC tại Washington là Malt Frei đã viết một bài báo về nguyên nhân ra đời của nước MỸ với một phong cách hài hước nhưng chứa đựng nhiều sự thật3. Ông đặt câu hỏi: Giả như trên th ể giới của chúng ta nước M ỹ chưa từng được sáng lập thì cuộc sống của con người sẽ khác th ế nào? Ông bảo, vậy thì chúng ta sẽ không được nghe giọng Texas của Tổng thống George Bush, sẽ không dược nghe những bình luận “cắc cớ” của ông Bộ trướng Quốc phòng Donald Rumsfeld, hay ăn thức ăn nhanh McDonald. Nhưng rất có thể sẽ không có âm nhạc nào trong máy iPod hay thậm chí cũng chẳng có máy iPod mà nghe. Vì đúng iPod là do một người Anh tên là Jonathan Ive thiết kế. Nhưng thiết kế của ỏng không thay đổi thế giới nếu khồng có công ty Apple của Mỹ ớ Cupertino, California. Nước Mỹ là kết quả hiện thực hoá của một ý tưởng và đã trở thành một nơi tự do dê mơ tướng. Vì thế mới có câu chuyện “giấc mơ Mỹ” khi người ta quan sát xã hội Mỹ. Nhà nghiên cứu M. Frei nhận định xác đáng rằng: Hoa Kỳ không phải tự nhiên mà có. Đó là đứa con cua châu Âu, 'T h eo : bbc.vietnamese.uk.com, ngày 14-6-2007. 7 con glìẻ của một hệ thống hậu phong kiến thối nát. Nhà chính trị học Samuel Huntington nói: “Hoa Kỳ không phái là sự dối trá, đó là sự thất vọng. Nước Mỹ nắm bắt các nguyên tắc của kỷ nguyên Ánh sáng châu Âu - Tự do, Bình đẳng, Bác ái, và mang chúng để đi tìm hạnh phúc, củng cố thêm bằng một quyền bất khả xám phạm, “biến một ý tướng thành một Đất nước”. Thế giới sẽ khác biệt thế nào nếu không có Tuyên ngôn Nhản quyền (Bill of Rights)? Lại còn ông Thomas Jefferson - cha đẻ cúa Tuyên nsịôn Độc lập Mỹ và sau trở thành Tổng thống Mỹ nữa? Tuyên ngôn Độc lập là một luận thuyết không thể thiếu về quyền tự quyết. Nếu Hoa Kỳ không được thành lập, nó sẽ không được viết ra. Danh sách các ý tướng lớn của nhân loại ra đời từ nước Mỹ còn rất dài, chẳng hạn như: Thomas Edison, Henry Ford, anh em nhà Wright, Bill Gates, hãng Boeing, phim dài tập Desperate Housewives; The Sopranos và SpongeBob SquarePants; hay như truyền hình được chế tạo bới người Đức, người Anh và người Nga, nhưng ý tướng của họ lại được đơm hoa kết quả tại Mỹ. Hoa Kỳ đã tạo nên một môi trường để các dầu óc sáng tạo dễ dàng có tiền, có thị trường và tự do đế mơ mộng và sáng tạo mà không sợ bị đàn áp hay phân biệt. Tác giả M. Frei bình luận rằng, từ lâu đã có những người luôn ghét bỏ sự ra đời của Hoa Kỳ. Vào cuối thế kỷ XVIII. nhà khoa học Hà Lan Cornelius De Pauvv nói rằng mọi thứ từ Mỹ đểu “suy đồi hoặc quái dị”, mặc dù ông chưa từng đến đó. Tư tưởng bài xích Mỹ đã xưa như bản thân lịch sử nước Mỹ vậy. Người châu Âu đã tạo ra nước Mỹ, và nếu hối hận vì chuyện này thì đó chẳng khác nào hành động tự chối bỏ mình. Người ta có thể chí trích lãnh đạo của Mỹ mà không cần phải hối hận vì sư tồn tại của nước này. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa cái gì nước Mỹ cũng hoàn hảo cả, vì đã có những sai lầm kinh khủng diễn ra ớ Mỹ: sự đạo đức giả của chế độ nô lệ, phân biệt sắc tộc, chủ nghĩa chống cộng McCarthy v.v... Nhưng nước Mỹ đã và vẫn tiếp tục tìm ra giải pháp khắc phục các sai lầm. “Hoa Kỳ là một thí nghiệm x ã hội khổng lổ luôn đi tìm sự tự sửa chữa". Như Tổng thống Bill Clinton từng nói: “Không có điều dớ nào của Hoa Kỳ mà lại không thể được sửa bằng những điều hay của Hoa Kỳ”. 8 Nhưng đê tìm hiểu bản sắc văn hoá Mỹ, chúng ta cần bắt đầu băng nhữns dữ kiện địa lý và lịch sứ làm cơ sở cho sự ra đời của quốc gia vĩ đại này. 1.2. Vân đề ranh giới Bắc Mỹ Mỗi nền vãn hoá đều có nguồn cội riêng, xuất phát từ đặc trưng lập quốc của mỗi dân tộc. Bắc Mỹ không chỉ có duy nhất nước Mỹ, mà còn có Canada ớ phía bắc với diện tích lãnh thổ còn lớn hơn cả nước Mỹ. Thậm chí có người còn quy cả Mexico nằm ở phía nam nước Mỹ vào khu vực Bắc Mỹ. Xét thuần luý trên khía cạnh địa lý thì quan niệm đó hoàn toàn có cơ sò. Tuy nhiên việc gọi tên Bắc Mỹ, Nam Mỹ, cũntỉ giống như việc đặt tên phương Tây hay là Đông Âu và Tây Âu vậy, còn phải dựa trên các đặc trưng văn hoá và bản sắc chính trị của khu vực nữa. Nếu lấy tiêu chí văn hoá và chính trị để soi xét, người ta thấy Mexico thuộc vãn hoá Latinh nói tiếng Tây Ban Nha, mang những đặc điểm gần với Nam Mỹ và Caribbean hưn là với nước Mỹ. Hơn nữa, quả là về mặt địa lý thì Mexico nằm ớ phía nam nước Mỹ. Trên phương diện lịch sứ, Mcxico hình thành sớm hơn với cuộc xâm lược của Tây Ban Nha và các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha xuất xứ từ bán đảo Ibería, nó ít dính dáng đến lịch sử nước Mỹ vốn hình thành từ dòng di cư của các nước Bắc Âu và Trung Âu như: Anh, Ireland, Iceland, Đức v.v... Vấn đề còn lại là Canada chúng tôi sẽ phân tích trong một mục riêng của cuốn sách. 1.3. Di dân từ châu Âu và ưu thê của người Anh Đặc trưng của nước Mỹ là được hình thành lừ những người nhập cư. Ngay từ buổi đầu và suốt những thế kỷ tiếp theo, đất nước này liên tục dược bổ sung và phát triển bới những làn sóng nhập cư, xứng đáng với tên gọi "Một quốc gia của các quốc gia”. Tuy nhiên, từ buổi đầu lập quốc, trong sô nhiều nhóm dàn tộc và bộ tộc hoà nhập với nhau đê tạo nên nước Mỹ thời thuộc địa, di dân Anh đã dóng vai irò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, trong đó có vãn hoá. Thật ra, khi chào đón những người châu Âu đầu tiên, lãnh thổ nước Mỹ bày giờ khống phải là một chốn hoang vắng. Nơi đây đã có mặt những cư dân bản địa là người da dó, mà sách vở thường gọi là người 9 Anh điêng. Sự xuất hiện của người châu Âu trên lãnh thổ nước MỸ ngày nay đã làm cho vị trí và vai trò của cư dân bản địa dần dần thay đổi. Từ chỗ là chủ nhân của vùng đất rộng lớn, phạm vi cư trú của họ từng bước bị thu hẹp. Họ ngày càng bị đẩy lùi đến những vùng đất xa xôi héo lánh, đổng thời khí hậu và bệnh tật đã làm cho dân số của bộ phận cư dân này dần dần suy giảm. Quá trình xâm thực của thực dân châu Âu bắt đầu từ thế kỷ XVI sau cuộc thám hiểm của Christopher Columbus. Người Tây Ban Nha là những người đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Florida và đến giữa thế kỷ XVI, họ đã di sâu vào lục địa Bắc Mỹ. Đầu thế kỷ XVI, người Pháp cũng bắt đầu chú ý xâm thực vùng đất này. Họ xây dựng cơ sở ở Canada, năm 1540, đặt thương điếm đầu tiên của Pháp bên bờ sông Hudson. Sau đó người Pháp tiến vào vùng đất hồ George (bang New York hiện nay), thành lập vùng Louisiana thuộc Pháp vào thế kỷ XVII. Bắc Mỹ khi đó dược coi gần như là vùng đất vô chủ nên các nước thực dân châu Âu đều tìm cách xâm chiếm. Hà Lan cũng là một nước thực dân có tiềm lực. Vì vậy, ngay từ đẩu thế kỷ XVI, Hà Lan cũng tiến vào Bắc Mỹ để buôn bán và xây dựng nên đất New Amsterdam. Tuy nhiên công cuộc xâm thực của Anh được coi là mạnh mẽ và có hiệu quả hơn cả. Những dân nhập cư người Anh đầu tiên tới miền đất ngày nay là Hoa Kỳ khá lâu sau khi các thuộc địa Tây Ban Nha thịnh vượng đã được lập ra ớ Mexico, ớ vùng West Indies (ở biển Ca-ri-bê) và Nam Mỹ. Cuộc khai khẩn thực dân của Anh bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XVII. Các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt ớ nước Anh trước cuộc Cách mạng 1640 là nguyên nhân tạo ra một làn sóng di cư ra nước ngoài tìm đất sống. Họ ra đi vì lý do kinh tế, hoặc vì lư tưởng bất đồng giữa tín đồ Thanh giáo và Anh giáo, hoặc muốn tìm một cuộc sông mới nhằm thoá mãn niềm khao khát về một miền đất lạ. Nãm 1607, người Anh chính thức đặt chân lên vùng đất Virginia, thành lập thuộc địa đầu tiên - Jamestown. Đến năm 1640. người Anh đã có những thuộc địa vững vàng dược thiết lập dọc bờ biến New England và vịnh Chesapeake. Những cuộc di thực của Anh đến Bắc Mỹ lại trứ nên mạnh mẽ vào đầu những nãm 20 cúa thế kỷ XVIII, khi quá trình tước đoạt ruộng đất ớ Anh của giai cấp quý tộc lên đến đỉnh điểm. Trong quá 10 trình đó, nhiều thực dân từ các nước châu Âu khác cũng đổ đến lãnh thổ mới này, nhưng người Anh vẫn chiếm một vị thế vững vàng hưn cả. Đến năm 1733, những người lập nghiệp Anh đã xây dựng được 13 thuộc địa dọc bờ biển Đại Tây Dương, với bang Georgia là thuộc địa được thành lập cuối cùng'. Về kinh tế, ở nước Mỹ đã dần hình thành và phát triển một thị trường dán tộc ihống nhất trong 13 bang thuộc địa. v ể cơ bản, đó là một nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Những quan hệ sản xuất này là do những người dân di cư từ Anh và châu Âu mang theo, cho dù những quan hệ đó chỉ mới xuất hiện ớ Anh. Biểu hiện rõ nhất là sự phổ biến của hiện tượng mua, bán và đầu CƯ đất đai, sự gia tăng giá trị xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc dân và mức sống của những người dân tự do. Dân cư thuộc địa Bắc Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng về kinh tế để trở thành một bộ phận trong phong trào đòi quyền tự trị dã và đang chi phối phần lớn hoạt động chính trị cua nước Anh trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Nguyên nhân chính làm cho người Anh thắng lợi trong công cuộc xàm thực là ưu th ế về kinh tế và xã hội của nước Anh lúc bấy giờ. Vào thế kỷ XV - XVIII, nước Anh đã vượt qua các nước khác về phát triển kinh tế, dó là cơ sở để họ chiếm ưu thế trong công cuộc bành trướng ớ Bắc Mỹ. Hạm đội của Anh có địa vị vững mạnh trên đại dương, có thể phục vụ cho sự phát triển của tư sản thương nghiệp Anh. Nền chính trị ớ Anh vào thế kỷ XVII cũng đã mang đến Tân thế giới một số nhà lư sản, quý tộc chống đối có tri thức và trình độ hiểu biết cao. Mặt khác, sự thay đổi trong chế dộ ruộng đất ở Anh khiến nông dân bị mất đất ồ ạt di cư sang Mỹ vào thế kỷ thứ XVIII. Công cuộc canh tác nông nghiệp của những con người đó đã tạo thêm thế vững chắc cho công nghiệp phát triển ớ vùng Bắc Mỹ sau này. Tất cá các yếu tố này làm cho cơ sớ của Anh ở Bắc Mỹ mạnh hơn và có xu hướng phát triển thành một xã hội hoàn chỉnh, trước khi nền độc lập của Mỹ được thừa nhận vào năm 1783. II. S ự HÌNH THÀNH NEN v ă n HOÁ c h ủ đ ạ o Phẩn lớn dân định cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh. Đến năm 1754, trên vùng đất của thực dân Anh ứ Bắc Mỹ đã có tới 1,3 triệu người. Tiếng Anh trớ thành ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi ớ Bắc Mỹ. 11 Theo kết quả điều tra dân số đầu tiên cứa Mỹ được tiến hành vào nãm 1790, nước Mỹ lúc đó có khoáng 4 triệu người, phần lớn là người da trắng. Trong số các công dân da trắng đó, hơn 8/10 là có gốc gác ở Anh. Người Mỹ gốc Phi bấy giờ chiếm khoảng 20% dân số, một con số cao hơn hết thảy mọi thời đại, với gần 700.000 nô lệ và khoảng 60.000 là “người nô lệ được tự do”, v ề số lượng những người bản địa, bảng điểu tra chỉ đưa ra con số ít ỏi. So với cộng đồng người Mỹ gốc Phi và người bản địa, cộng dồng người da trắng có dân số đông nhất, có tiền, có quyền lực trong đất nước mới thành lập này. Vì vậy, họ trớ thành chủ nhân của vùng đất mới, nhanh chóng chi phối nền văn hoá ở nước Mỹ và tác động đến các cộng đồng dân cư khác. Lúc xảy ra cuộc Cách mạng Mỹ4, người da trắng phần lớn vẫn là dân gốc Anh, theo đạo Tin Lành và thuộc tầng lớp irung lưu. Những người Mỹ này đôi khi được nhắc đến dưới cái tên “WASP”5. Là công dân “chính quốc”, lại có ưu thế trội hơn về dân số, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi những đặc điểm của họ đã trở thành chuẩn mực đánh giá những nhóm người khác. Những người có tôn giáo khác (như người Đức, người Hà Lan, và người Thuỵ Điển) đểu là những nhóm thiểu số và sẽ bị bất lợi nếu không đồng hoá. Vào cuối thế kỷ XVIII, quá trình đồng hoá này xảy ra khá thuận lợi. Theo các nhà sử học Allan Nevins và Henry Steele Commanger, “người Anh, người Ai-len, người Đức... người Hà Lan, người Thuỵ Điển - hoà lẫn nhau và kết hôn với nhau mà không suy nghĩ về sự khác biệt”6. Như vậy, thứ văn hoá có ảnh hướng lớn ở Mỹ bắt nguồn từ lịch sử ban đầu của đất nước này mang dặc tính của tầng lớp trung lưu Tây Âu theo đạo Tin Lành và nói tiếng Anh. Chính thứ vãn hoá này đã hình thành nên những gì mà về sau trở thành những giá trị truyền thòng đã dược A. Tocqueville miêu tả vào những năm 1830: tự do, sự bình đẳng về cư hội, và nguyện vọng lao động cật lực để có mức sống vật chất cao hơn. 4 Tức Cuộc chiến tranh giành độc lập (1775 - 1783), nhờ đó 13 thuộc địa của những dân nhập cư gốc Anh giành được độc lập từ Đ ế quốc Anh. 5 Viết tắt của các chữ “white A nglo-Saxon protestants” , nghĩa là người da trắng, gốc Anh. theo đạo Tin Lành. 6 Allan Nevins and Henry Steele Commanger, America: The Story of a Free People. Boston: Little. Brown. 1942. 12 Mặc dù hiện nay, “người Mỹ nói chung” không còn là một WASP thấm nhuần các giá trị cúa Thanh giáo, nhưng cũng không thể phú nhận “những di sản Anh” trên nước Mỹ. Rời bỏ cô quốc, những người nhập cư gốc Anh dã đem đến vùng đất mới những phong tục, tập quán và niềm tin của quê hương, những học thuyết về xã hội, chính trị, tôn giáo, những truyền thống về giáo dục, lễ hội, thể thao, nghệ thuật, ẩm thực, sở thích v.v... góp phần tạo lập nên nền văn hoá Mỹ. Với quyết tâm định cư lâu dài, họ đã đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tạo lập nên những cơ sở kinh tế, chính trị và nhiều giá trị văn hoá mà nước Mỹ sau này kế thừa. Alden T. V aughan7 đã nói, ngay từ khi hình thành nước Mỹ “hầu như mọi cái về cơ bản đều là của Anh: các hình thức sớ hữu và canh tác đấl đai, hệ Ihỏng chính quyền và thế thức cơ bản của luật pháp cũng như các thủ tục pháp luật, các cách chọn lựa hình thức giải trí và tiêu khiển, và vô số những mặt khác của cuộc sống ớ các thuộc địa”. Arthur Schlesinger, JrH, cũng viết: “ngôn ngữ của quốc gia mới, luật lệ, thể chế của nó, các tư tướng chính trị, văn học, phong tục, những câu châm ngôn, cách cầu nguyện, trước hết xuất phát từ nước Anh”. Nền văn hoá Mỹ trong buổi đầu đã kết hựp các thể chế chính trị, xã hội với các tập tục kế thừa từ nước Anh (đặc biệt là tiếng Anh), với những quan niệm và giá trị của đạo Tin Lành không chính thống vốn có địa vị mờ nhạt ớ nước Anh nhưng khi được dân nhập cư mang đến đất Mỹ, nó đã khoác lên một sức sống mới trên mánh đất này. Như vậy, nền văn hoá Mỹ bao gồm những yếu lố của văn hoá Anh nói chung, những yếu tố đặc thù của các nhánh vãn hoá của xã hội Anh mà những người định cư là đại diện. Cội nguồn vãn hoá này đã trải qua những thay đổi suốt gần 300 năm qua, nhưng một số yếu tố của nền văn hoá đó trong buổi đầu vẫn còn tồn tại. John Jay9 đã xác định 6 yếu tố quan trọng mà người Mỹ cùng chia sẻ vào năm 1789, đó là: tổ tiên, ngôn ngữ, tôn giáo, nguyên tắc tổ chức 7 Alden T. Vaughan, Seventeenth Origins of American Culture (Cội nguồn vãn hoá Mỹ ở th ế kỷ XVII), trong cuốn The Development of an American Culture (Sự phát triển của vãn hoá Mỹ) của Stanley Coben và Lorman Ratner (New York: St. Martin, 1983), tr. 32. 8 A rthur M. Schlesinger, Jr., The Disuniting of America (Sự mất đoàn kết của nước Mỹ) (New York: Norton, 1998), tr. 34. 9 John Jay (1745 - 1829), một chính khách kỳ cựu, nhà ngoại giao, nhà tư pháp, người đã viết và nghiên cứu nhiều về con người và các sư kiện trong những năm đẩu của nước Mỹ. 13 chính quyền, phong tục tập quán, kinh nghiệm chiến tranh. Thật ra, 200 năm sau đó, yếu tố tổ tiên chung rõ ràng không tồn tại nữa. Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ớ Mỹ một gia đình mà ông là người Anh, bà là người Hà Lan, con trai lấy vợ Pháp và mấy đứa cháu, mỗi cháu lấy vợ thuộc một dân tộc khác nhau. Một vài yếu tố khác cũng trải qua những thay đổi hoặc phai mờ. Chẳng hạn, đạo Tin Lành ngày càng được phân chia thành nhiều giáo phái khác nhau. Tuy nhiên, trong những nét cơ bản của người Mỹ, những thành tố mà Jay cho là tạo nên bản sắc của người Mỹ, dù trải qua nhiều thách thức, vẫn là những nét quan trọng của văn hoá Mỹ trong thế kỷ XX. Những giá trị cơ bản của đạo Tin Lành, hay cụ thể hơn là Thanh giáo, vẫn rất quan trọng và được tiếp tục coi trọng. Trong phần lớn lịch sử của nước Mỹ, có thể thấy người dân Mỹ vẫn đi theo một hình thức nào đó của đạo Tin Lành. Về mặt ngôn ngữ, vào thế kỷ XVIII, những người định cư gốc Đức ớ Pennsylvania đã cố gắng làm cho tiếng Đức có một vị trí tương dương tiếng Anh nhưng không ihành công. Đến thế kỷ XIX, dân nhập cư gốc Đức vẫn muốn duy trì những vùng đất nói tiếng Đức ớ Wisconsin và đã sử dụng tiếng Đức ở các trường học nhưng vẫn không thực hiện được mục đích đó do những áp lực của quá trình đồng hoá. Năm 1889, cơ quan lập pháp Wisconsin yêu cầu các trường phải sử dụng tiếng Anh trong công tác giảng dạy10. Trước khi xuất hiện những cộng đồng đông đảo dân nhập cư nói tiếng Tây Ban Nha ở Miami và vùng Tây Nam, nước Mỹ vẫn là một ví dụ độc đáo về một đất nước vô cùng rộng lớn, với hơn 200 triệu dàn, nhưng gần như phần lớn đều nói cùng một thứ tiếng. Một trong những giá trị văn hoá được người Mỹ luôn tự hào từ thời lập quốc đến nay đó chính là các thiết ch ế chính trị dân chủ và cách thức xây dựng các thiết c h ế dó. Nhưng xét về cội nguồn lịch sử, các ^uan niệm này được hình thành trên cơ sớ truyền thống và khát vọng tự do dược những người dân di cư, chủ yếu từ nước Anh, mang đến. Các tư tưởng về chế độ cai trị, về quyền tối cao của luật pháp, về cái tôi, về quyền sớ hữu, về truyền thống tự do cũng như các tập quán sinh hoạt khác của người Anh đã xâm nhập và bám rễ vào nền vãn hoá Mỹ. IU James A. Morone, The Struggle for American Culture, trong tâp san PS: Political Sciences and Politics, số 29 (September 1996), tr. 428 - 429. 14 Do ưu thế về dân số, lại có trình độ phát triển cao hơn nên trong quá trình lập quốc ớ Bắc Mỹ đã xảy ra quá trình đồng hoá của người nhập cư với cư dân bán địa. Trong cộng đồng người nhập cư, người Anh chiếm đa số, hơn nữa lại là người cai trị 13 thuộc địa, nên quá trình đồng hoá diễn ra trước hết giữa những người Anh với các cộng đồng dân cư khác từ các nước châu Âu, châu Phi, thể hiện rõ nhất trên phương diện ngôn ngữ, tôn giáo. Tất nhiên, quá trình đồng hoá này khống thế xác lập một cách tuyệt đối vãn hoá Anh trong các cộng đồng dân cư khác. Ớ mỗi cộng đồng dân cư vẫn bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của mình, cho phép sự đa dạng tồn tại trên đất Mỹ. Cho đến thế kỷ XIX và thậm chí thế kỷ XX, những người nhập cư đã bị thôi thúc và thuyết phục tôn trọng những yếu tố quan trọng của nền văn hoá Anh - Tin Lành theo nhiều cách. Những người chủ trương đa nguyên văn hoá, những người theo quan điểm đa vãn hoá, và những người phát ngôn cho các nhóm dàn tộc thiểu số trong thế kỷ XX đã phải đấu tranh chật vật trước xu hướng dổng hoá đó. Vì vậy, năm 1977, Michael Novak đã chỉ trích một cách gay gắt là những người dân nhập cư đến từ Đông và Nam Âu bị sức ép trứ thành “Mỹ” bằng cách thích nghi với nền vãn hoá Anglo-American, mà theo ông, sự Mỹ hoá đó là “một quá trình đàn áp rất to lớn về tinh thần”". Nãm 1995, Will Kymlicka cũng cho rằng, trước những năm 1960, “người ta trông đợi những người nhập cư rời bó di sản riêng của mình và đồng hoá hoàn toàn với các chuẩn mực vãn hoá hiện hành” mà ông gọi là “mô hình tuân theo Anh” 12. Nếu họ bị cho là không thê đồng hoá, họ sẽ bị loại trừ. Năm 1967, Harold Cruse phát biểu rằng “nước Mỹ là một quốc gia tự dối mình về việc mình lấ ai và là cái gì. Đấy là một quốc gia của các thiếu số, do một nhóm thiểu số cai trị - nó cứ nghĩ và hành động như thể nó là một quốc gia của người Anh Tin Lành” ' \ Từ sau khi nước Mỹ ra đời, cùng với sự đa dạng của dòng người nhập cư đến từ các quốc gia, châu lục khác nhau, văn hoá lôn giáo cúa 11 M icheál Novak, Unmeatabỉe Ethnics: Politics and Culture in American Life. London: Transaction Publishers, 1996, tr. 405. 12 W ill Kymlicka, Finding Our Way: Rethinking Ethnocultural Relations in Canada. Toronto: Oxford University Press, 1998, tr. 44. " Harold Cruise, The Criis of the Negro Intellectual. New York: Morrow, 1967, tr. 256. 15 Mỹ lại thêm đa dạng với sự xuất hiện của đạo Do Thái, các tôn giáo phương Đông... Vị trí của tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng thay đổi theo. Tôn giáo không còn là vấn đề của cộng đồng mà đã trở thành việc của cá nhân. Cho dù có sự thay đổi như vậy nhưng vẫn không thế phú nhận được ưu thế của đạo Tin Lành và Cơ đốc giáo với số lượng tín đồ đông nhất trong số các tôn giáo tồn tại ớ Mỹ hiện nayx. Suốt trong lịch sử nước Mỹ, những người không phải là tín đồ Tin Lành gốc Anglo-Saxon đều trở thành người Mỹ bằng cách tiếp nhận văn hoá và các giá trị chính trị của những người Tin Lành gốc Anh trên đất Mỹ. Nước Mỹ được sáng lập như một xã hội Tin Lành. Học thuyết Thanh giáo đã thấm vào xã hội Mỹ, vì các Đức Cha hành hương là những người Anh đầu tiên đến lập nghiệp ớ Tân thế giới, với hy vọng xây dưng một chế độ xã hội và tôn giáo phù hợp với khát vọng của mình. Bắt nguồn từ đạo Tin Lành, học thuyết đó chứa trong mình mọi mầm mống của chủ nghĩa tư bản, và cũng có thể tìm thấy trong đó nguồn gốc đẩu tiên của tính cách Mỹ. Dù ảnh hưởng của Thanh giáo không toả đều trên toàn lãnh thổ, nhưng trong suốt 200 năm, phần lớn người Mỹ đều theo đạo Tin Lành. Với các đợt nhập cư khá lớn của các tín đồ Thiên Chúa giáo, trước hết là từ Đức và Ireland, và tiếp sau đó là Ý và Ba Lan, tỷ lệ tín đồ Tin Lành giảm dần. Vào năm 2000, nước Mỹ còn khoảng 60% dân số là tín đồ Tin Lành. Tuy nhiên, những niềm tin, giá trị và quan niệm của đạo Tin Lành vẫn nằm trong số các yếu tố cốt lõi của nền văn hoá của những người định cư trên đất Mỹ, và nền văn hoá đó vẫn tiếp tục thâm nhập và định hướng cuộc sống cho cuộc sống, xã hội, lư tướng của người Mỹ, dù tỷ lệ tín đồ Tin Lành suy giảm. Do là trọng râm của nền văn hoá Mỹ nên các giá trị của đạo Tin Lành có anh hướng sâu sắc đến đạo Thiên Chúa và các tôn giáo khác ở Mỹ. Những yếu tố đó đã làm hình thành nên thái độ của người Mỹ đối với lĩnh vực đạo đức riêng và chung, đối với hoạt động kinh tế, Chính phủ và chính sách công cộng. Đầu thế kỷ XVII, như Adrian Hastings đã nói, đạo Cơ đốc là “cái định hướng cúa các dân tộc, thậm chí cả chú nghĩa dân tộc”, và các nhà nước và các quốc gia đã xác định rõ họ thuộc đạo Tin Lành hay dạo Thiên Chúa. Ở châu Âu, các xã hội thời bấy giờ hoặc chấp nhận hoặc bác 16 bỏ “Sự cải cách của Đạo Tin Lành” (Protestant Reformation). Ớ Mỹ, Sự . cải cách đó đã tạo ra một xã hội mới. Không giống với bất cứ quốc gia nào trong số đó, nước Mỹ được coi là người con của Sự cải cách. Vì vậy, một hoc giả khác đã nói rằng, các cội nguồn của nước Mỹ "được tìm thấy trong cuộc Cách mạng Thanh giáo của Anh. Quả thực, cuộc cách mạng này là một sự kiện duy nhất mang tính hình thành quan trọng nhất trong lịch sử chírh trị của nước Mỹ”. Vị khách châu Âu ở thế kỷ XIX là Phillip Schaff nhận xét rằng, ớ Mỹ “mọi thứ đều có một khởi đầu Tin Lành” 14. Nước Mỹ được coi là đã được tạo ra như một xã hội Lin Lành, cũng như Pakistan được tao thành như một xã hội Hồi giáò, và Israel như một xã hội Do Thái giáo ở thế kỷ XX vậy. Cội nguồn Tin Lành này đã làm cho nước Mỹ khác với nhiều quốc gia, và ớ thế kỷ XX, tôn giáo vẫn rất quan trọng trong bản sắc của người Mỹ. T ong phần lớn thế kỷ XIX, người Mỹ đã nghĩ về quốc gia họ như là một da nước của đạo Tin Lành, nước Mỹ được nhiều quốc gia khác xem là đất iước Tin Lành, và thực tế nước Mỹ được nhìn nhận là đất nước Tin Lành trong các sách giáo khoa, bản dồ và văn học. £'ạo Tin Lành ứ Mỹ khác với đạo Tin Lành ở châu Âu. Edmund Burke đã đối ;hiốu nỗi sợ hãi, sự kính nể, bổn phận và lòng sùng kính mà người Anil can thấy đối với các quyền lực chính trị và tôn giáo với “tinh thần tự do mạih mẽ” ò người Mỹ. Ông cho rằng, tinh thần tự do đó ăn sâu vào đạo Til Lành của người Mỹ.*Dưới ảnh hướng của tinh thần tự do đó, khi đến nư?c Mỹ, đạo Tin Lành càng phân chia thành nhiều phái vợi những quan đêm khác nhau. Tuy nhiên, nói chung, chúng đều tận tuỵ đề cao mối qian hệ trực tiếp của cá nhân với Chúa, đề cao kinh Phúc âm như là nguồn iuy nhất truyền lời răn dạy của Chúa và sự cứu rỗi linh hồn thông qua lòig thành. Giữa người và Chúa-không có ai trung gian, không có giới th;y tu chuyên nghiệp, không có tôn ti trật tự nào khác ngoài tài cán, công ho. Hầu hết các giáo phái của Tin Lành đểu nhấn mạnh vai trò của cá nhâi trong thụ đắc sự hiểu biết về Chúa từ Kinh thánh, mà không cần sự trun> gian của hệ thống tôn ti của giới tăng lữ. Nhiều giáo phái cũng nhấn nạnh rằng cá nhân đạt được sự cứu rỗi hay được “tái sinh” là kết 14 Philip Schaff, America: A Sketch of its political, Social and Religions Character. Cambricge: Harvard University Press, 1961, tr. 72. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TẰM THỎNG TIN THƯ VIỆN 0 3 0S Ỡ ÕV 4 )5? 17 quá của ân khải từ Chúa, mà không cần sự trung gian của tầng lớp tăng lữ. Chính nhu cầu vể sự thành công trên thế giới khiến cá nhân phải có trách nhiệm làm điều tốt trên thế giới. Đạo Tin Lành đã góp phần làm cho người Mỹ trớ thành những con người cá nhân chủ nghĩa. Niềm tin của người Tin Lành Mỹ về trách nhiệm cá nhân đã kiến tạo niềm tin về sự thành công và con người tự lập (self-made). Rất nhiểu cuộc khảo sát ý kiến đã chứng tỏ rằng, người Mỹ tin là việc một người thành hay bại trong đời phụ thuộc rất nhiều vào tài năng và tính cách riêng của mình. Yếu tố trọng tâm này của giấc mơ Mỹ được diễn đạt hoàn chỉnh bởi Tổng thống B. Clinton: “Giấc mơ M ỹ mà chúng ta được nuôi dưỡng đến lớn là một giấc mơ đơn giản nhưng dầy sức mạnh - nếu bạn làm việc cật lực và chơi theo luật thì bạn s ẽ có dược một cơ hội đi và đi xa như là khả năng mà Chúa ban cho bạn Người Mỹ tin rằng, khi không có những tôn ti xã hội cứng nhắc, con người chính là những gì họ đạt được. Các chân trời đều mở rộng, các cơ hội là vô số, việc biến chúng thành hiện thực phụ thuộc vào năng lực, sự kiên trì, hay nói tóm lại là năng lực và ước muốn làm việc của mỗi người. Đạo lý lao động là đặc trưng trọng tâm của vãn hoá Tin Lành, và ngay từ đầu, tôn giáo của người Mỹ đã là thứ tôn giáo của sự lao động. Trong nhiều xã hội, sự cha truyền con nối, giai tầng, vị trí xã hội, sắc tộc và gia dinh là những con đường chính dẫn đến vị trí xã hội. Đạo Tin Lành dạy rằng vị trí xã hội phải là kết quả của sự lao dộng. Quyền lao động và được hướng thành quả của lao động trớ thành một phần của những lập luận chống lại chế độ nô lệ ớ thế kỷ XIX... Khái niệm “con người tự lập” được coi là một sản phẩm dặc biệt của môi trường và văn hoá nước Mỹ. %Trong những năm 1990, người Mỹ vẫn là dân tộc làm việc. Họ đã làm việc nhiều giờ dài và nghỉ ngơi ít hơn những người ớ các nền dân chủ công nghiệp hoá khác. Số giờ làm việc trong các xã hội công nghiệp hoá đang giảm bớt. Ở Mỹ, nếu có sự thay đổi, chắc chỉ có tăng giờ. Theo 15 Bill Clinton, nhận xét về Hội đồng Lanh đạo Đáng Dãn chủ, được trích dẫn trong Facing lip lo the American Dream của Jennifer L. Hochschild, tr. 18. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan