Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học môn toán, tiếng việt lớp 4...

Tài liệu Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học môn toán, tiếng việt lớp 4

.DOC
14
27
131

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm 1 Sáng kiến kinh nghiệm BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Cách học truyền thống mặc dù đã tạo ra những thành công nhất định với nền giáo dục nhưng với thời điểm hiện tại, nó đã không còn phù hợp nữa. Cách học này đã khiến tư duy của nhiều em học sinh (HS) đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển của trí não. Hay nói cách khác, HS rất thụ động trong việc học tập. Thường thì HS chỉ biết nghe giảng và ghi kiến thức theo những gì giáo viên (GV) ghi trên bảng hoặc đọc cho chép mà không biết cách lưu thông tin sao cho khoa học, tự chủ, độc lập nhất. Từ đó dẫn đến tình trạng học vẹt, học thuộc máy móc, học trước quên sau,…dẫn đến chán nản, áp lực… Tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng bản thân tôi từng là một HS, sinh viên và giờ là một GV tôi nhận thấy như sau: Khi học bài mới, nhiều HS tiếp thu thụ động, máy móc, chỉ biết học bài nào biết bài đấy, các môn học chưa có sự liên kết kiến thức với nhau vì thế không phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Ngoài ra, việc chuẩn bị bài mới cũng là khâu quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức mới nhưng các em vẫn chưa có ý thức chuẩn bị. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên, song phải kể đến nguyên nhân chính là do phương thức học tập của học sinh chưa tích cực và phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự thu hút sự hứng thú học tập nhằm phát huy tính tự giác và chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. 2 Sáng kiến kinh nghiệm Từ đầu năm, tôi được ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ làm GV chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4C. Bản thân tôi nhận thức được: Trong chương trình Tiểu học, năm học lớp 4 được đánh giá là năm học khó nhất cũng là “nút thắt” quan trọng của cấp học này. Vì vậy, tôi đã vận dụng những phương pháp mà mình đã được đào tạo để giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất có thể. Một trong những hình thức dạy học mới đã được tôi áp dụng từ đầu năm học đến giờ đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là phương pháp tôi được học từ thầy cô của mình, nhận thấy đây là phương pháp hữu ích trong việc dạy và học, tôi đã tìm hiểu về nó. Tôi tìm đến cuốn sách “Tôi tài giỏi- Bạn cũng thế” của tác giả Adam Khoo cùng với lời giới thiệu của Tony Buzan tôi hiểu được: Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm 3 Sáng kiến kinh nghiệm năng của bộ não, giúp HS học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, GV giúp HS có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học, theo cách hiểu của HS. Mỗi bài học, kiến thức trọng tâm được hệ thống dưới dạng sơ đồ tư duy trên một trang giấy, giúp HS dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở Tiểu học là dễ áp dụng, dễ thực hành, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Tôi chỉ cần bảng và hộp phấn nhiều màu. Học sinh chỉ cần tờ giấy trắng và hộp bút nhiều màu mực. Bất kể môn nào tôi cũng có thể ứng dụng sơ đồ tư duy và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. Việc thực hiện sơ đồ tư duy sẽ giúp các em rèn kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ kiến thức sâu sắc mà không sa vào lối học vẹt, học máy móc, HS được vừa học vừa chơi, tâm lý thoải mái, không áp lực, buồn chán nữa. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 để nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm tới anh chị em đồng nghiệp cùng tham khảo, áp dụng trong điều kiện thực tế phù hợp. 2. Tên sáng kiến: “Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học môn Toán, Tiếng Việt lớp 4”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Huế 4 Sáng kiến kinh nghiệm - Địa chỉ: Trường Tiểu học và THCS Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0974.754.970 - Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Huế 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động dạy và học cấp Tiểu học 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: - Từ tháng 9/2019 đến nay. 7. Bản chất của sáng kiến. 7.1: Nội dung của sáng kiến Trước hết tôi cho HS làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số sơ đồ tư duy cùng với sự dẫn dắt, giải thích của tôi để các em tập đọc hiểu sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy các em có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch logic của kiến thức. Sau khi HS có thể tự đọc hiểu sơ đồ tư duy, tôi bắt đầu hướng dẫn HS tự lập sơ đồ tư duy. Như đã trình bày ở trên, sự chuẩn bị để có thể vẽ sơ đồ tư duy rất đơn giản, HS chỉ cần tờ giấy trắng và hộp bút nhiều màu mực. Tôi hướng dẫn HS vẽ theo 4 bước sau:  Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm: 5 Sáng kiến kinh nghiệm - Bước đầu tiên trong việc tạo ra một sơ đồ tư duy là vẽ một chủ đề trung tâm ở trên một mảnh giấy. - Đặt trang giấy nằm ngang trước mặt để bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy ở giữa trang giấy. - Muốn xác định được chủ đề tôi hướng dẫn HS dựa vào tên một bài học vì thông thường tên một bài học chứa nội dung trọng tâm của bài. Ví dụ: Đối với bài Hình thoi thì chủ đề trung tâm là : Hình thoi.  Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ: Bước tiếp theo, tôi hướng dẫn các em vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm: Ví dụ: Đối với bài Hình thoi thì các tiêu đề phụ là: đặc điểm, công thức tính chu vi, diện tích.  Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Ví dụ: Đối với bài Hình thoi thì viết chi tiết đặc điểm, công thức tinh chu vi, diện tích.  Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ. Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của học sinh bay bổng. Học sinh có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. Trên đây là 4 bước mà tôi đã hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy và việc dạy học với sơ đồ tư duy tôi xin được tóm tắt qua các hoạt động sau: 6 Sáng kiến kinh nghiệm  Hoạt động 1: HS lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân theo gợi ý, hướng dẫn của GV.  Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.  Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.  Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 7.2: Vận dụng sáng kiến. Với việc vẽ sơ đồ tư duy HS có thể phát huy được hết khả năng ngôn ngữ của mình, tìm ý sâu sắc hơn, phong phú hơn và không bị bỏ sót các ý hay. Từ sơ đồ tư duy này, mỗi lần quan sát một đối tượng gì HS chỉ việc thay tên chủ đề và lập sơ đồ tìm ý rất nhanh. Tôi đã cùng HS vận dụng sơ đồ tư duy vào trong các môn học, nhưng sử dụng nhiều và hiệu quả nhất phải kể đến môn Toán và Tiếng Việt, tôi xin trình bày qua các ví dụ dưới đây:  Ví dụ 1: Toán - Ôn tập về các yếu tố hình học. Trong chương trình Toán 4, HS được học đến 4 hình cơ bản đó là: Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành và hình thoi. Để hướng dẫn HS ôn tập, củng cố và tổng hợp kiến thức hình học cả năm, tôi đã cùng các em vẽ một sơ đồ tư duy. Cụ thể tôi hướng dẫn các e như sau: 7 Sáng kiến kinh nghiệm Bước 1: Xác định và vẽ chủ đề trung tâm Chủ đề trung tâm là: Hình học. Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ Tiêu đề phụ: Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi. Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Các ý chính là: Đặc điểm, công thức tính chu vi, diện tích. Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ: HS sáng tạo bằng chính các hình các em đã học, sơ đồ trông đẹp mắt và dễ nhớ hơn rất nhiều. ( Sản phẩm sơ đồ tư duy của Nhóm 1 trong tiết Toán (bs) – Bài ôn tập) Như vậy, thay vì phải nhớ kiến thức 1 cách máy móc thì chỉ cần nhìn vào chính sản phẩm các em vừa tạo ra, các em đã có thể trình bày một cách chính xác công thức thính chu vi, diện tích mỗi hình. Và hơn thế nữa, nhìn vào sơ 8 Sáng kiến kinh nghiệm đồ, các em có thể dễ dàng so sánh được đặc điểm của các hình, điểm giống và điểm khác nhau ở chỗ nào.  Ví dụ 2: Luyện từ và câu – Bài danh từ Các anh chị em đồng nghiệp có từng gặp khó khăn khi dạy Luyện từ và câu hay không? Bản thân tôi thấy dạy Luyện từ và câu khá khó khăn. Quả không sai khi nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Lượng kiến thức trong 1 bài Luyện từ và câu là tương đối nhiều, đòi hỏi HS phải tập trung và có sự chuẩn bị bài từ trước. Và nhờ có sơ đồ tư duy, HS lớp tôi đã chuẩn bị bài 1 cách khá đầy đủ. Ở khâu chuẩn bị, tôi không đòi hỏi HS phải có 1 sơ đồ hoàn chỉnh, mà chỉ cần các em có đọc, có tìm hiểu và có vẽ. Khi lên lớp, các em được nghe giảng, được hiểu bài, lúc bấy giờ các em sẽ hoàn thiện sơ đồ bằng chính kiến thức của mình. Cụ thể như sau: Bước 1: Xác định và vẽ chủ đề trung tâm Chủ đề trung tâm là: Danh từ (DT). Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (Các loại DT) Tiêu đề phụ: DT chỉ người, DT chỉ vật, Danh từ chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị. Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Các ý hỗ trợ là: Ví dụ cho mỗi loại DT. Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ: HS sáng tạo bằng các hình vẽ: Ví dụ: + DT chỉ người các em vẽ hình người. + DT chỉ vật các em vẽ con vật, cái bút, cái thước, cây, hoa… 9 Sáng kiến kinh nghiệm + DT chỉ hiện tượng các em vẽ trời mưa, nắng… ( Sản phẩm sơ đồ tư duy của Nhóm 1 trong tiết LTVC – Bài Danh từ)  Ví dụ 3: Tập làm văn – Bài tả con vật Tập làm văn là môn học rất nhiều HS e ngại, một trong những lý do khiến bài văn các em điểm không cao là do thiếu ý. Và việc lập dàn ý trước khi viết văn rất quan trọng. Nếu như trước đây, dàn ý chỉ là những gạch đầu dòng đơn điệu thì với sơ đồ tư duy, các em sẽ có cho mình 1 dàn ý đầy đủ ý, sáng tạo, truyền cảm hứng viết văn. Cụ thể với đề bài: Hãy tả con mèo nhà em như sau: Bước 1: Xác định và vẽ chủ đề trung tâm Chủ đề trung tâm là: Con mèo. Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ Tiêu đề phụ: Mở bài, thân bài, kết bài. Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Các ý hỗ trợ là: + MB: Giới thiệu con mèo. 10 Sáng kiến kinh nghiệm + TB: Hình dáng và hoạt động. Hình dáng: Màu lông, đầu, tai, mắt…. Hoạt động: Chơi đùa, ăn uống, bắt chuột… + KB: Nêu lợi ích, cảm nghĩ… Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ: HS sáng tạo bằng các hình vẽ: HS có thể vẽ hình con mèo vào sơ đồ. ( Sản phẩm sơ đồ tư duy của em Ngọc Ánh lớp 4C trong tiết TLV – Bài Luyện tập quan sát con vật) Trên đây là 3 trong số nhiều ví dụ được tôi vận dụng sơ đồ tư duy vào trong hoạt động dạy và học. Ngoài môn Toán và Tiếng Việt ra, các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí cũng có thể vận dụng sơ đồ tư duy cho các hoạt động dạy và 11 Sáng kiến kinh nghiệm học. Tôi tin chắc rằng, vận dụng sơ đồ tư duy đúng mục đích và đúng thời điểm sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - GV cần hiểu rõ bản chất, các bước để vẽ 1 sơ đồ tư duy. GV cần xác định được chủ đề trung tâm, các tiêu đề phụ... và truyền đạt tới HS. - Sự phối hợp giữa GV và HS trên lớp. - Sự tận tâm, tâm huyết với nghề của GV, sự tích cực, ham học hỏi của cả cô và trò. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau gần 1 năm học thực hiện thì tôi nhận thấy những kết quả đáng mừng sau: - HS tích cực học tập hơn, ngay cả những HS yếu trong lớp cũng hào hứng tham gia và đã có sự chuẩn bị bài ở nhà. - HS hiểu bài và nhớ bài ngay trên lớp. - Không còn tình trạng nhớ bài một cách máy móc hay học vẹt. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 12 Sáng kiến kinh nghiệm Sau gần 1 năm học thực hiện, HS lớp 4C nhận thấy những điểm thay đổi tích cực sau: - HS hiểu bài nhanh và nhớ bài lâu hơn. - HS có cho mình 1 kho tài liệu mang tên sơ đồ tư duy mà chính các em tạo ra. - Mỗi khi quên bài, chỉ cần các em nhìn vào sơ đồ tư duy, các em sẽ lại nhớ bài 1 cách nhanh và chính xác nhất. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/cá TT 1 nhân Lớp 4C Tứ Yên ngày tháng năm 2020 Thủ trưởng đơn vị (Kí tên, đóng dấu) Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực Trường TH và THCS Tứ áp dụng sáng kiến Hoạt động dạy và học môn Yên Toán, Tiếng Việt lớp 4 ., ngày . tháng . năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tứ Yên ngày tháng năm 2020 Tác giả sáng kiến SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN (Kí tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Huế 13 Sáng kiến kinh nghiệm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan