Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực hướng dẫn học sinh lớp 9 trường thc...

Tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực hướng dẫn học sinh lớp 9 trường thcs tô hiệu làm văn nghị luận phần truyện việt nam hiện đại

.DOC
23
12
56

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÔ HIỆU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Tên sáng kiến: Tác giả sáng kiến: ĐỖ THỊ HẰNG Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Tô Hiệu Hồ sơ gồm: 1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp thành phố 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến Đống Đa, năm 2018 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên) Tên tôi là: Đỗ Thị Hằng Chức vụ (nếu có): Giáo viên –Tổ trưởng Chuyên môn tổ KHXH Trường: THCS Tô Hiệu – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Điện thoại: 0977108863 Email: [email protected] Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau: 1. Tên sáng kiến: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực hướng dẫn Học sinh lớp 9 Trường THCS Tô Hiệu làm văn nghị luận phần Truyện Việt Nam hiện đại 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Ngữ Văn Trung học cơ sở (THCS); dạy học kỹ năng làm văn nghị luận trong trường THCS. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 15 tháng 9 năm 2017 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến: Sáng kiến “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực hướng dẫn Học sinh lớp 9 Trường THCS Tô Hiệu làm văn nghị luận phần Truyện Việt Nam hiện đại” tập trung vào một số vấn đề sau: *. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu a. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu........................................................... b. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của vấn đề nghiên cứu................................. 7.1.2. Đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm tự sự 2a.Các yếu tố cơ bản của Tác phẩm tự sự 2b. Các phương diện cơ bản xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự sự .......... *Nội dung chính của sáng kiến: 7.1.3 Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực khi dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9........................................................................ 7.1.4 Một số kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh để các em làm tốt bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.......................................................................................... 5. Điều kiện áp dụng: - Đối với giáo viên: + Phải là người có kiến thức chuyên môn chắc chắn. + Có lòng say mê, nhiệt tình và tận tụy trong công tác giảng dạy + Thẳng thắn nhưng vẫn cởi mở trong việc chia sẻ với học sinh về những khó khăn trong học tập. + Sự ủng hộ, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về các tư liệu , phương tiện phục vụ học tập, sự phối hợp của các đồng nghiệp trong tổ Chuyên môn. - Đối với học sinh: + Là học sinh lớp 9 THCS + Có thái độ tích cực, cởi mở, biết lắng nghe và chịu khó tìm tòi, có tinh thần hợp tác trong học tập. 6. Khả năng áp dụng: Sáng kiến này có thể áp dụng trong chương trình dạy học môn Ngữ Văn lớp 9 trong nhà trường cấp THCS. Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, những phương pháp được đề xuất trong sáng kiến có tác động tích cực đối với các em HS, có thể triển khai rộng rãi sáng kiến này trong các trường học toàn Thành phố. 7. Hiệu quả đạt được: - Đối với học sinh: Học sinh có kiến thức và kỹ năng cơ bản về văn nghị luận. Chất lượng làm văn Nghị luận trước và sau khi thực hiện Sáng kiến có sự khác biệt rõ ràng. Sau khi áp dụng sáng kiến này, chất lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu kém giảm đi rõ rệt. - Đối với gia đình: Có thể vận dụng kiểm tra, hướng dẫn con em trong học phần văn nghị luận - Đối với nhà trường: Học sinh không còn ngại, sợ khó khi học môn Ngữ Văn , đặc biệt phần văn nghị luận đối với Tác phẩm truyện. 8. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Đống Đa, ngày 22 tháng 04 năm 2018 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Đống Đa, ngày 28 tháng 02 năm 2019 Người nộp đơn Lê Anh Tuấn Đỗ Thị Hằng BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Lứa tuổi học sinh THCS ở khối lớp 9 là lứa tuổi 14-15, lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương, nghệ thuật, khoa học. Cùng với các môn học khác trong nhà trường, bộ môn Ngữ văn cũng đóng một vai trong quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Học Ngữ văn, học sinh được đến với những tác phẩm văn chương giá trị, được sự chắt lọc và thử ngiệm nghiệt ngã của thời gian. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kỳ văn học nhất định (có thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỷ, hàng thập niên). Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: một câu tục ngữ, một bài ca dao hay một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm và giúp các em biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên ngữ văn. Phần Truyện Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 chiếm dung lượng không lớn nhưng cũng là nội dung cơ bản cung cấp kiến thức trong các đề thi vào THPT. Chính vì vậy, để có được nét riêng, thể hiện những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích tinh khôi, sáng tạo của các em với một tác phẩm, một nhân vật (một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm) tôi chọn đề tài: Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào việc hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Tô Hiệu làm văn nghị luận phần Truyện Việt Nam hiện đại. 2. Tên sáng kiến: Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào việc hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Tô Hiệu làm văn nghị luận phần Truyện Việt Nam hiện đại. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đỗ Thị Hằng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THCS Tô Hiệu – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc 1 - Số điện thoại: 0977 108 863 E_mail: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Tô Hiệu-Thành phố Vĩnh Yên. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực dạy học Ngữ văn THCS, đặc biệt phần văn bản Truyện Việt Nam hiện đại.. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2017 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Về nội dung của sáng kiến: Trong sáng kiến này, tôi tập trung vào các biện pháp chính là: - Nêu những kiến thức bản về tác phẩm truyện có ví dụ và phân tích minh hoạ (qua thực tế giảng dạy). - Trình bày một số dạng bài sử dụng hiệu quả. - Ứng dụng dạy trong giảng bài, giao bài tập về nhà, bài tập rèn kỹ năng. 7.1.1 NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU a. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Khoa học hiện đại chứng minh rằng con người có ba phương thức tư duy cơ bản đó là: Tư duy logic, tư duy hình tượng và tư duy linh cảm. Văn Nghị luận chính là kết tinh và là ví dụ điển hình cho việc vận dụng hình thức tư duy logic. Một trong những nguyên tắc nổi bật nhất trong chương trình Ngữ văn đổi mới là việc học tuân theo nguyên tắc tích hợp và tích cực. Ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn được học song song, đồng bộ, chung một bài học. Tuy nhiên phân môn Tập làm văn thường học sinh rất lúng túng, ngại học. Tâm lí học sinh chỉ thích nghe giảng văn hoặc Tiếng việt mà ngại học và làm bài tập làm văn. . Văn Nghị luận là một kiểu văn bản tương đối khó với học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 9 nói riêng, đặc biệt đây là đối tượng HS chuẩn bị thi vào THPT.. Dạy văn Nghị luận cho học sinh là cung cấp những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng lý luận và tinh thần tự chủ trước cuộc sống. Văn Nghị luận ở cấp THCS, chương trình là SGK chia làm 2 cấp độ: Với học sinh lớp 7, 8 thuộc yêu cầu cấp độ 1 tức là cho các em nắm được kiến thức sơ đẳng nhất về văn nghị luận: Luận đề, luận điêm, lí lẽ, dẫn chứng, cách lập luận, để các em có thể nhận biết và nghị luận được những vấn đề đơn giản, làm tiền đề cho cấp độ 2,ở lớp 9 là vận dụng thành thạo các thao tác với những vấn đề nghị luận phức tạp hơn, trong đó có phần nghị luận về Tác phẩm truyện. Truyện hiện đại Việt Nam (sau 1945) là bộ phận cấu thành và hoàn thiện diện mạo nền văn học Việt Nam. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học (tác giả, tác 2 phẩm, thể loại…) mà cũng được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giảng tác phẩm đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác cũng cần nắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt để việc tiếp nhận tác phẩm Truyện được đầy đủ và sâu sắc hơn. Chính vì vậy cần phải đổi mới trong giảng dạy. b. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên hiện nay, niềm yêu thích môn học nói chung và tìm hiểu tác phẩm truyện còn hạn chế: - Về phía học sinh: Các em chưa hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của môn học trong nhà trường, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, ngại đọc tác phẩm, kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện yếu, nghèo nàn cảm xúc, chưa thật đồng cảm với những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật… - Về phía giáo viên: Giáo viên Lê Trí Viễn từng nhắn nhủ: “Dạy văn lấy cảm làm đầu” - Nếu ai đó tự cho rằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện thì có lẽ hơi chủ quan. Hướng gợi ý để học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề… trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. Đòi hỏi người GV phải có sự tìm tòi, khám phá. Trước tiên nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu, các phương pháp kiến thức dạy học tích cực dạy học để dạy học không vượt chuẩn, dưới chuẩn. - Trong quá trình giảng dạy thực tiễn của bản thân gần 20 năm qua, và thực tế học tập của học sinh trường THCS Tô Hiệu, tôi thấy kĩ năng nói, viết của học sinh - đặc biệt là học sinh lớp 9 vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhân, đánh giá của mình về một ấn đề nào đó trong Tác phẩm Truyện còn lúng túng.. Trong thực tế, kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh được đánh giá bằng điểm bài viết Tập làm văn thường không cao: ở lớp 9 - 4 bài kiểm tra có 2 bài Tập làm văn hay khi thi vào THPT phần viết Tập làm văn cũng chiếm 50-60% số lượng bài viết. Sáng kiến xây dựng trong phạm vi chương trình Ngữ văn 9 - Phần Truyện Việt Nam (trung đại, hiện đại) ở chuyên đề này đề cập đến các văn bản Truyện hiện đại Việt Nam. - Vận dụng các phương pháp: Phân tích, so sánh, nghiên cứu, tổng hợp… 3 7.1.2 Đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm tự sự: Tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó. Ở đây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hoạt động của con người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định đang tự tồn tại, phát triển không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn. - Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được các giá trị về mặt tư tưởng lân nghệ thuật của một tác phẩm tự sự cần chú ý: 2a. Các yếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự: 2a1. Cốt truyện: Hiểu một cách ngắn gọn, cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định của nhà văn. Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện song hình thành, đặc điểm của mỗi tính cách cũng như sáng tác động qua lại giữa các tính cách. Mỗi cốt truyện bao gồm các thành phần sau: - Trình bày: Giới thiệu thời kỳ lịch sử, khung cảnh cụ thể của sự việ. - Khai đoạn (hoặc thắt nút): Nêu tình huống, vấn đề nảy sinh để người đọc chú ý theo dõi. - Phát triển: Diễn tả sự tiến triển của hoạt động, của tính cách, của mâu thuẫn, xung đột. - Đỉnh điểm (hoặc cao trào): Hành động, tích cách, mâu thuẫn được phát triển đến độ cao nhất, căng thẳng nhất. - Kết cục (hoặc mở nút): Giải quyết, kết thúc một quá trình phát triển của mâu thuẫn. * Tuy nhiên, không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy. Trình tự các thành phần ấy cũng biến hoá sinh động như cuộc sống muôn màu và tuỳ theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. 4 Ví dụ: Truyện ngắn Làng (Kim Lân). Truyện ngắn đặc sắc cảm động về hình ảnh người nông dân Việt Nam trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Diễn biến cơ bản của cốt truyện: * Trình bày: Ông Hai Thu, người làng chợ Dầu - gắn bó cả cuộc đời với làng quê từ trước cách mạng tháng 8. - Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ - gia đình ông theo lời kêu gọi cụ Hồ đi tản cư  ở nơi tản cư, ông say mệ, khoe về làng mình với niềm tự hào, hãnh diện… * Khai đoạn: - Tình huống bất ngờ: Ông nghê được tin dữ từ câu chuyện của những người đàn bà tản cư ở dưới xuôi lên. * Phát triển: Từ đó, ông bất ngờ đến sững sờ, ông vô cùng đau khổ, cúi gầm mặt đi thẳng về nhà  nơm nớp lo sợ, chẳng dám nói chuyện với ai, sợ mụ chủ nhà đuổi đi...  buồn khổ quá, ông tâm sự với con út cho khuây khoả… * Đỉnh điểm (cao trào): - Dồn nén, bế tắc, tuyệt vọng. Ông đấu tranh dằn vật nội tâm: - Ở lại? - Mụ chủ nhà đuổi - Đi - ai người ta chứa người làng Việt gian? - Tuyệt vọng  hay là quay về làng.  Đấu tranh quyết liệt: - Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ - Về làng là chịu đầu hàng thằng Tây là lại cam chịu kiếp nô lệ, tôi đòi… - Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. * Kết cục (hoặc mở nút): - Ông dứt khoát lựa chọn: Làng yêu đất nước và tình thần kháng chiến lớn hơn. - Tin làng ông Việt gian được cải chính. Ông lão vui sướng múa tay đi khoe khắp làng rằng nhà ông đã bị đốt nhẵn. Tối hôm ấy, ông lại hồ hởi sang nhà bác Thứ kể về làng mình. 2a2. Đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm: * Đề tài: Là phạm vi cụ thể của đời sống được người viết nhận thức, lựa chọn và thể hiện trong tác phẩm của mình. Ví dụ: Xã hội Việt Nam 1930-1945 với các đề tài: 5 + Tình yêu + Cuộc sống giang hồ + Thiên nhiên, quá khứ + Đời sống khổ cực… * Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu, trung tâm được đặt ra từ toàn bộ nội dung hiện thực mà tác phẩm thể hiện. Vấn đề của đời sống được khái quát bởi tác giả, cho thấy tầm tư tưởng, tính chất tư duy và khả năng thâm nhập vào đời sống của tác giả. Ví dụ: Đời thừa (Nam Cao): Bi kịch tinh thần của người trí thức giữa 2 phía: Con người (nhân đạo) nhà văn (phải sáng tạo). Hay “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố): Vấn đề quyền sống của con người. * Tư tưởng tác phẩm: Là sự biểu hiện tư tưởng của tác giả bằng tác phẩm. Ví dụ: Con sẻ (Tuốc ghê nhep): + Chuyện về hai mẹ con chim sẻ + Sức mạnh của tình mẫu tử + Tình yêu mạnh hơn cái chết và nỗi sợ hãi. Trong tất cả các yếu tố tạo thành tác phẩm, tư tưởng tác phẩm đóng vai trò quan trọng nhất (chỉ đạo toàn bộ tác phẩm) thông qua ý thức chủ quan của người viết. 2a3. Nhân vật: “Đối với nhà văn, tấm huân chương cao quý nhất là nhân vật mà người ta biết tới” (Pautôpxki). Còn ĐacUyn khẳng định: “Không thể có một kiệt tác nào nếu trong đó không có lấy một nhân vật mà ta yêu thích”. * Nói đến nhân vật, người ta quan tâm đến đối tượng con người. Khi mọi con người xuất hiện trong văn học đều gọi là nhân vật. Ví dụ: Anh thanh niên, ông hoạ sĩ (trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa) (Nguyễn Thành Long), Bé Thu, ông Sáu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) - Nhân vật còn là một loài vật, sự vật, đồ vật. 6 (Ví dụ: Những chiếc ghế trong một vở kịch, bông hoa hồng…) được nhân hoá… là hiện tượng liên quan đến con người. Ví dụ: Thời gian - Sê khôp,… * Các loại hình nhân vật: - Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm có: Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chức năng. Ví dụ: Nhân vật trung tâm: Nhân vật Tấn (Truyện ngắn Cố hương - Lỗ Tấn) Nhân vật chính: Nhuận Thổ - Xét về hệ tư tưởng của nhân vật: Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhật vật lý tưởng, nhân vật tư tưởng (Nhĩ - truyện ngắn Bến quê - Nguyễn Minh Châu). 2b. Các phương diện cơ bản xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự sự của tác giả: - Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, một số phận riêng. Nó là “Con người này” theo cách nói của nhà Mĩ học Đức nổi tiếng Hêghen. Vậy phân tích một nhân vật chính là làm sáng tỏ một tính cách, một số phận độc đáo nhưng tính cách, số phận ấy bộc lộc qua các phương diện: 1. Lai lịch: Là phương diện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân vật. Ví dụ: Chí Phèo ngay từ khi được sinh ra đã bị ném ra khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ, chẳng có nhà cửa. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp một phần tạo nên số phận cô độc thê thảm của Chí. - Tính cách, số phận nhân vật được lý giải một phần bởi hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó. 2. Ngoại hình: Tục ngữ Việt Nam có cấu: “Xem mặt mà bắt hình dong”. Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm (cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại hình (vẻ bề ngoài). 3. Ngôn ngữ: 7 Qua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, nhận ra tính cách của người ấy. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Ví dụ: Ngôn ngữ nhân vật ông Hai (Trong Làng Kim Lân)- ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân 4.Nội tâm: Là những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ… của tác giả bên trong nhân vật. Thế giới bên trong này thường tương tác với thế giới bên ngoài (môi trường thiên nhiên, quan hệ và hành vi của những nhân vật khác xung quanh, sự biến chuyển của đời sống xã hội…). Một nghệ sĩ tài năng bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lý con người. Thâm nhập thế giới nội tâm phong phú của một nhân vật nào đó trở thành hành trình đầy thú vị của nhà văn cũng là điều hấp dẫn đối với người đọc, diễn biến nội tâm thường gắn liền cùng từng cử chỉ, hành động nhân vật, ngoại hình nhân vật. Ví dụ: Đoạn văn miêu tả gương mặt đau khổ của Lão Hạc sau khi bán chó. 5. Cử chỉ, hành động: Bản chất con người bộc lộc chân thực, đầy đủ nhất qua cử chỉ hành động. Nam Cao đã dựng lên trước mắt người đọc một Chí Phèo bằng xương bằng thịt với tính cách điên khùng, uất ức, với số phận cô độc tuyệt đối và bi thảm không thể lẫn với bất kỳ một ai khác. Quá uất, Chí Phèo từ bộ mặt đầy những vằn ngang vạch dọc, dáng đi ngật ngưỡng đến cách chử, từ hành động xách dao ra đi trả thù đến cách đâm chết Bá Hiến rồi tự kết liễu đời mình. Thông qua cử chỉ, hành động người đọc cũng thấy được thế giới nội tâm bên trong. Ví dụ: Cử chỉ: - Nằm vật ra giường - Vắt tay lên trán - Nằm im không nhúc nhích của ông Hai (Làng - Kim Lân) diễn tả tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ… của ông. 2a4. Tình huống truyện: - Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật. 8 - Có thể hiểu tình huống là trạng thái xã hội, là hoàn cảnh bất bình thường đang thử thách con người. Nó gồm những diễn biến, sự kiện đòi hỏi con người trong đó cần phải xoay sở, cần phải bộc lộc một cách chân xác năng lực và bản chất của mình. Như vậy, tình huống gắn chặt cùng cốt truyện, thường tác động trực tiếp tới nhân vật. Ví dụ: Truyện ngắn Bến quê - Nguyễn Minh Châu. Tình huống truyện được xây dựng trên cơ sở một chuỗi nghịch lí. Nhĩ - rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị liệt toàn thân, không tự mình di chuyển được. Cả đời Nhĩ đã từng đi khắp nơi nhưng rồi cuối đời anh chỉ muốn nhích tới bên cửa sổ mà khó khăn như phải đi hết một vòng trái đất  Khi phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh thì anh cũng nhận ra một cách cay đắng là sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại không sao hiểu nổi cái khát vọng kỳ cục mà lớn lao của bố. Nó sà vào đám chơi phá cờ thế bên hè phố và để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Ngay cả người vợ một đời tần tảo, giàu tình yêu nhưng phải đợi đến lúc sắp giã biệt cõi đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thía được lại càng nghịch lí và trớ trêu. Đặc nhân vật Nhĩ vào một chuỗi nghịch lí như trên phải chăng tác giả muốn gửi gắm: Trong cuộc đời người ta thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, thường hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đep gần gũi ngay bên cạnh mình. 7.1.3 Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực khi dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9. - Có rất nhiều kỹ thuật dạy họ đã được trình bày rõ ràng trong các tài liệu bồi dưỡng. Dưới đây chỉ xin trình bày lại một cách ngắn gọn một số kỹ thuật dạy học tích cực tiêu biểu, có ưu thế cao trong việc phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục kỹ năng sống cho các em khi dạy phần truyện Việt Nam hiện dại. 7.1.3.1 Kỹ thuật giao nhiệm vụ: GV cần lưu ý: Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, - Nhiệm vụ giao cho cá nhân, nhóm nào nhiệm vụ là gì. - Đặc điểm thực hiện nhiệm vụ. 9 - Thời gian và phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? Ví dụ: Khi dạy truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) GV giao nhiệm vụ cho các tổ, nhóm trong lớp. Nhóm 1: Nhiệm vụ sưu tầm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả. Nhóm 2: Các truyện ngắn khác của Kim Lân: Con chó xấu xí, nên vợ nên chồng… Nhóm 3: Đọc, tóm tắt truyện ngắn… 7.1.3.2. Kỹ thuật đặt câu hỏi: Trong khi dạy học giáo viên thường sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá kiến thức. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, học sinh sẽ học tập tích cực hơn. - Khi đặt câu hỏi giáo viên lưu ý đảm bảo các yêu cầu sau: + Câu hỏi phải liên quan đến mục tiêu bài học. + Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. + Đúng lúc, đúng chỗ + Phù hợp với trình độ học sinh + Kiến thức suy nghĩ của học sinh + Sắp xếp theo trình tự từ dễ  khó, đơn giản  phức tạp. + Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích. + Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc. Ví dụ: Khi dạy tác phẩm truyện “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) giáo viên đặt hệ thống câu hỏi. - Truyện có mấy nhân vật, nhân vật nào là nhân vật chính? - Cách miêu tả nhân vật chính của tác giả có gì đặc biệt? - Anh thanh niên được giới tiệu làm công việc gì? - Trong hoàn cảnh như thế, sự gian khổ của anh là gì? vì sao?... - Qua những gì chúng ta vừa phân tích, có thể cảm nhận khái quát về nhân vật anh thanh niên như thế nào? 10 - Hình ảnh anh thanh niên gợi cho em suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mỹ? 7.1.3.3 Kỹ thuật động não: Là kỹ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Động não thường được dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề, sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề… - Có thể tiến hành các bước sau: + Giáo viên nêu câu hỏi (có nhiều cách trả lời) trước cả lớp (nhóm) + Khích lệ học sinh phát biểu càng nhiều càng tốt. + Phân loại các ý kiến. + Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng. + Tổng hợp ý kiến rút ra kết luận. Ví dụ: Khi dạy tác phẩm truyện “Lặng lẽ Sa Pa” giáo viên nêu câu hỏi “Truyện như một bài thơ giàu chất trữ tình, vậy chất trữ tình được tạo bởi những yếu tố nào?”. Học sinh lần lượt chỉ ra được: + Toát ra từ phong cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng. + Vẻ đẹp cuộc sống một mình ngày đêm ở vùng núi cao, làm công việc thầm lặng mà không cô đơn. + Cuộc gặp gỡ của cô gái - anh thanh niên để lại bao xúc động, gặp fỡ đầy chất thơ. + Nét đẹp giản dị, đáng mến của người thanh niên. + Từ câu chuyện anh kể về cuộc sống của anh. 7.1.3.4. Kỹ thuật trình bày một phút Đây là kỹ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng cách trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. - Kỹ thuật này có thể tiến hành như sau: + Cuối tiết học (giữa tiết học) giáo viên yêu cầu học sinh suy ngiã trả lời các câu hỏi. Điều quan trọng nhất các em học được hiện nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất, chưa được giải đáp? 11 + Học sinh viết suy nghĩ ra giấy  Mỗi học sinh trình bày trước lớp một phút về những điều các em muốn biết. Ví dụ: Khi dạy truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) giáo viên sử dụng câu hỏi ở phần tổng kết. - Trình bày nội dung nghệ thuật của truyện. - Sau khi học xong truyện, nội dung truyện còn gợi trong em suy nghĩ gì về tình cảm cho con trong chiến tranh? 7.1.4. Một số kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh để các em làm tốt bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh lịch sử của tác phẩm. - Cần nhìn tác phẩm và vấn đề của tác phẩm đến tận đáy để hiểu một cách chính xác và sâu sắc trên cơ sở đó gợi cho học sinh khám phá tác phẩm đúng hướng và đúng cách. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh về lịch sử văn học, tư liệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. + Giai đoạn 1945-1975: Đất nước tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất tổ quốc. Văn học theo sát và phản ánh vẻ đẹp con người, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng… + Giai đoạn sau 1975: Đất nước thống nhất, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn học tiếp tục tiếp cận hiện thực đời sống nhưng mang tính toàn diện và đa chiều hơn… - Các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 gồm: - Truyện ngăn Làng (Kim Lân) - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) - Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Bến quê (Nguyễn Minh Châu) b. Hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện: - Một văn bản tóm tắt cốt truyện thường có 2 bước chính sau: 12 + Bước 1: Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ tác phẩm, về nội dung phản ánh và chủ đề của tác phẩm. + Bước 2: Tóm tắt các bước phát triển của dòng cốt truyện dựa vào những sự kiện nổi bật, những chặng đường diễn biến của tính cách, số phận các nhân vật chủ yếu. c. Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận về tác phẩm truyện. -Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh phân tích đề. + Một đề bài tập làm văn còn được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ, bởi bao giờ trong một đề bài tập làm văn cũng có những yêu cầu bắt buộc mà người thực hiện đề bài phải tìm ra những phương pháp giải. - Một đề văn nghị luận về tác phẩm truyện không bao giờ đồng nhất một dạng đơn điệu chủ yếu thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau: + Dạng đề 1: Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh nhân vật tác phẩm. + Dạng đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh của nhân vật, tác phẩm. Ví dụ: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng (Kim Lân - SGK Ngữ văn 9 - tr 65) + Dạng 3: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một ấn đề. Ví dụ: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) (SGK Ngữ văn 9 - tr 65). Giáo viên lưu ý học sinh hay nhẫm lẫn dạng đề I và II. Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm: Nghiêng về cảm nhận chủ quan của người viết về nhân vật, tác phẩm… (chứ không nhất thiết phải phân tích đầy đủ đặc điểm của nhân vật hoặc đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể lựa chọn những gì mình cảm nhận sâu sắc nhất mà thôi). Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý, GV đặt câu hỏi về + Tác giả, xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác. + Tìm giá trị nội dung, nghệ thuật. + Câu hỏi gợi mở những hướng xem xét mới. 13 Ví dụ: Tác phẩm truyện có anh hùng gì trong thời đại tác giả đang sống và đối với thời đại sau này? Tại sao tác phẩm được mọi người yêu thích. Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (đoạn trích) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ. - Thân bài: Nêu các lao động chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm có phân tích, CM bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. - Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (đoạn trích). *. Khi giảng về một tác phẩm về quá khứ mà không khí cuộc sống ấy đã khác xa với hiện tại thì phải làm sống lại cái không khí của thời quá khứ để tạo tiền đề cho sự đồng cảm của học sinh (thời kỳ kháng chiến chống Mĩ). Ví dụ: Học sinh sẽ thấy vô lý và khó đồng cảm khi người cha trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) đã 8 năm nay không một lần về thăm con bởi sự ngăn cách của chiến tranh, với những éo le và khốc liệt của nó.Bởi thế ,GV cần có sự khơi gợi, kéo gần khoảng cách để HS thấy được điều tưởng chừng như vô lý mà có lí trong chiến tranh. Thao tác 4: Hướng dẫn HS viết đoạn văn, bài văn nghị luận về Tác phẩm Truyện HS thực hành viết đoạn theo cách lập luận diễn dịch, Quy nạp hoặc Tổng – Phân – Hợp.Đoạn văn có kết hợp lí lẽ và cảm xúc, sử dụng các thao tác lập luận tương đồng, lập luận tương phản… Ví dụ 1: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về phẩm chât của con người mới trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thanhg Long: “ Thực lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày,có khi nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm lặng của cuộc sống. Đọc Lặng lẽ Sa Pa, ta giật mình bởi những điều Nguyễn Thành Long nói tới mà ta quen nghĩ, quen nhìn hời hợt, nông cạn theo một công thức đã sẵn có mà không chịu đi sâu tìm tòi, phát hiện bản chất bên trong của nó: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, 14 Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và suy nghĩ “ hết mình cho đất nước, cho cuộc sống hôm nay.” Ví dụ 2: Đoạn văn so sánh tương đồng, nói về lòng yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân: “Trong con người ông Hai, tình cảm dành cho làng gắn liền với lòng yêu nước.Tình yêu quê hương là cội nguồn của lòng yêu nước.Đúng như I-Li –a Ê-ren –bua , nhà văn Nga đã viết: “ Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất,…lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên tình yêu tổ quốc.”Với ông Hai, chân lí ấy càng đúng hơn bao giờ hết. từ chỗ yêu con đường làng, yêu những mái nhà ngói,..tình cảm của ông đã tiến dần đếnlòng yêu nước mà tình cảm sâu nặng thầm kín ấy lại bừng sáng rực rỡ, lung linh trong tâm hồn ông.Tình yêu làng được nâng cao, được vút lên thành đỉnh cao của vẻ đẹp trong tâm hồn ông mà Kim Lân tập trung khắc họa, tô đậm rõ nét.Vì yêu nước nên ông Hai căm thù bọn người phản bội đất nước.Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây,ông đã rít lên:” Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Tiếng rit ấy thể hiện sự căm giận đang bốc lên ngùn ngụt, thể hiện sự dồn nén kìm hãm đã ghê gớm lắm rồi.Lời nói ấy ẩn chứa bao oán trách, khinh bỉ, khổ đau.Cũng vì yêu nước mà chiều nào ông cũng tìm đến phòng thông tin nghe tin tức về cuộc kháng chiến. Ông hả lòng, hả dạ, sung sướng, tự hào… đó là niềm sung sướng của một tấm lòng chân thật , chất phác của người dân cày Việt Nam,thể hiện một cách cảm động tấm lòng ông Hai dành cho đất nước. GV lưu ý học sinh chú ý sự liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn để đảm bảo sự mạch lạc, rõ ràng cho bài viết. 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng trong chương trình dạy học môn Ngữ Văn lớp 9 trong nhà trường cấp THCS. Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, những phương pháp được đề xuất trong sáng kiến có tác động tích cực đối với các em HS, có thể triển khai rộng rãi sáng kiến này trong các trường học toàn Thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 15 - Đối với giáo viên: + Phải là người có kiến thức chắc chắn. + Có lòng say mê nghiên cứu chuyên môn, nhiệt tình và tận tụy. + Có kĩ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy linh hoạt, chủ động. - Đối với học sinh: + Là học sinh các lớp 9 THCS + Có thái độ tích cực, chủ động, chăm chỉ học tập. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Mang lại hiệu quả cao trong việc làm cho bài giảng lôi cuốn, không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng tạo hứng thú học tập cho HS tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng làm văn nghị luận về Tác phẩm truyện( Phần Truyên Việt Nam hiện đại) Đối với thi sĩ, sáng tác được một câu thơ, một bài thơ hay là niềm hạnh phúc. Còn đối với người giáo viên dạy Ngữ văn, việc nghiền ngẫm, trao đổi với nhau qua bao ngày tháng trên bục giảng để hiểu được đúng, thấm được sâu từng trang truyện, từng nhân vật… tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm… là nguồn vui lớn. Mặc dù dung lượng tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam chiếm không nhiều trong chương trình nhưng để hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm truyện, vận dụng tốt vào làm bài nghị luận về tác phẩm truyện là điều không đơn giản đối với giáo viên. Từ những cách làm trên, tôi nhận thấy học sinh cũng đã có những chuyển biến trong việc học văn nghị luận. Nhưng các em cũng đã cố gắng đọc sách nhiều hơn, đã tập suy luận một vấn đề, Trình bày suy nghĩ về nhân vật, về các yếu tố trong tác phẩm Truyện. Trong quá trình ứng dụng để khảo sát và rút ra kết luận cụ thể mang tính thực tế, bản thân tôi rất vui trước kết quả cần khích lệ của các HS như sau: * Kết quả cụ thể: Kết quả khảo sát trong năm học 2016- 2017 khi chưa thực hi ện sáng kiến: Giỏi Lớp/ T.số khối HS T. số % 9B 38 3 7,8 Khá TB Yếu Kém T. số % T. số % T. số % T. số % 10 26,3 21 55,3 4 10,6 0 0 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan