Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Vận dụng các kiến thức liên môn để tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh phú thọ...

Tài liệu Vận dụng các kiến thức liên môn để tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh phú thọ

.DOC
42
304
72

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DỰ THI I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC: VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ II. MỤC TIÊU DẠY HỌC. 1. Kiến thức. - Thông qua việc dạy học địa lí địa phương, giúp học sinh: + Vận dụng các kiến thức Địa lí để tìm hiểu các đặc điểm Tự nhiên, Kinh tế, Dân cư, xã hội tỉnh Phú Thọ. + Vận dụng các kiến thức Lịch sử để tìm hiểu quá trình thành lập tỉnh Phú Thọ và các giai đoạn phát triển của nó. + Vận dụng các kiến thức văn học để nắm được văn hóa, xã hội và con người Phú Thọ. + Vận dụng các kiến thức toán thống kê để nắm bắt các đặc điểm về số liệu Diện tích, TNTN, dân cư, kinh tế… của tỉnh. + Vận dụng kiến thức âm nhạc để tìm hiểu về đời sống văn nghệ con người Phú Thọ. 2. Kĩ năng - Vận dụng các kiến thức đã học, có hiểu biết tổng quát và cụ thể về đất và người Phú Thọ. - Giải thích được các tình huống cụ thể trong cuộc sống 3. Thái độ. - Có tình cảm yêu quý quê hương Phú Thọ nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung. - Có hành động thiết thực, cụ thể để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. 4. Năng lực vận dụng của học sinh.. Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống hành ngày, ví dụ: - Biết xác định vị trí địa phương để xác định các khoảng cách. - Xác định vị trí Phú Thọ để nghe dự báo thời tiết - Biết các đặc điểm KTXH địa phương để có sự lựa chọ nghề nghiệp bản thân… III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN 1. Số lượng : 132 học sinh THCS 2. Khối lớp: Khối lớp 9 IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN: 1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học. - Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng các đặc điểm về địa lí tỉnh Phú Thọ. - Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập. - Học sinh yêu thích môn học 2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế. - Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương thông qua các hành động hàng ngày. - Có định hướng nghề nghiệp phù hợp. - Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phù hợp trong cuộc sống. V. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1. Tài liệu dạy học. - SGK, SGV Địa lí 9. - Tài liệu địa lí Tỉnh Phú Thọ - Tài liệu Lịch sử Tỉnh Phú Thọ. - Số liệu thống kê KTXH tỉnh Phú Thọ - Tài liệu văn hóa văn nghệ Tỉnh Phú Thọ. 2. Phương tiện thực hiện. - Phấn trắng, bảng viết. - Đầu, đĩa VIDEO 3. Ứng dụng công nghệ thông tin. - Mạng Internet - Máy chiếu - Máy quay phim. VI. HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy và trò A. Hoạt động dạy học * Hoạt động 1. Sử Nội dung Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Ba Vì - dụng kiến thức Địa lí thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam để xác định vị trí địa giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy lí tỉnh Phú Thọ - GV sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ Tỉnh Phú hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội80 km và sân bay quốc tế Nội Thọ Bài 50 km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối - Học sinh quan sát diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng. B. Mở bài. C. Giáo viên cho học sinh xem một đoạn Toạ độ địa lí:  video của Sở Văn hóa - Thể thao và du Đoan Hùng.  lịch Phú Thọ giới thiệu sơ lược về đất - GV : Qua đoạn Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn.  và người Phú Thọ. D. Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô - TP. Việt Trì.  Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - phim trên phần nào huyện Tân Sơn ( đây là xã có diện tích rộng nhất Phú cho ta thấy được các Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²). đặc điểm về địa lí Tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên để hiểu cụ thể, chi tiết hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài này. *Hoạt động 2 . Vận dụng kiến thức Lịch sử, tìm hiểu sự phân chia hành chính - Quá trình thành lập. - Sự phân chia hành chính * Bài tập: Trong các bản tin dự báo thời tiết trên ti vi và đài phát thanh, em thường vận dụng thời tiết của địa phương mình vào nội dung vùng nào? * Bài tập: Huyện Cẩm Khê có những đơn vị hành chính nào? Giáp các huyện nào? nếu muốn đi đến thành phố Việt Trì ta nên đi theo đường nào? Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay. Thời Hùng Vương, nhà nước Văn Lang được chi thành 16 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu. Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lí Trần, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hoá (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ; huyện Yên Lập thuộc phủQuy Hoá nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn... Theo đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây đã điều chuyển như sau: Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội; Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hoá để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hoá khi đó bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh vùng Tây bắc Việt Nam ngày nay). Trong địa bàn tỉnh Hưng Hoá, năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thuỷ. Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân khu... để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...). Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới. Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hoá mới được thành lập gồm có:  Các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ của tỉnh Hưng Hoá (huyện Thanh Thuỷ bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn).  Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây. Như vậy tỉnh Hưng Hoá mới thành lập có 5 huyện và là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này. Ngày 9 tháng 12 năm 1892 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hoá mới; ngày 5 tháng 6 năm 1893 huyện Hạ Hoà tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá mới (trước đó ngày 9 tháng 9 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hoà thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái). Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hoá mới. Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá mới. Năm 1900 thành lập thêm huyện Hạc Trì. Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi. Khi đó thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hoá lại có sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn quyền Đông Dương Paul Dumer đã quyết định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hoá (từ làng Trúc Phê huyện Tam Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hoá thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập). Như vậy, ngày 08/ 09/ 1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ, còn ngày 05/ 05/ 1903 chỉ là ngày thành lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hoá thành tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới. Ngày 22/ 07/ 1907, thành lập thị xã Việt Trì - thị xã thứ hai của Phú Thọ, chỉ có 4 khu phố, 293 hộ người Kinh, 30 hộ Hoa kiều. Ngày 04 tháng 06 năm 1962 thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 65 của Hội đồng Chính phủ. Từ đây Việt Trì trở thành tỉnh lị của Phú Thọ. Năm 1919 bỏ tên huyện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan