Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Kĩ năng đọc atlat địa lí...

Tài liệu Kĩ năng đọc atlat địa lí

.DOCX
3
879
52

Mô tả:

Kĩ năng đọc atlat địa lí
B. ÔN TẬP KĨ NĂNG I. Kĩ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam. 1. Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam Nội dung của Atlat được xây dựng trên cơ sở chương trình Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông. Về cấu trúc, Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm 4 phần - Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14). - Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16). - Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25). - Phần 4: Địa lý các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30). 2. Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, cần chú ý một số điểm sau đây: - Nắm vững toàn bộ nội dung của Atlat. - Nắm vững nội dung của từng trang Atlat Đối với mỗi trang Atlat, người ta thường thiết kế 2 nhóm nội dung. Nội dung chính được thể hiện trên Bản đồ. Nội dung phụ thường thể hiện bằng các biểu đồ ngoài bản đồ. - Nắm chắc các ký hiệu trong chú thích của bản đồ Học sinh cần nắm chắc các ký hiệu chung về địa hình, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, lâm thủy sản… ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang 21, nông – lâm nghiệp trang 18, 19… - Nắm được vị trí của các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. + Xác định vị trí tiếp giáp + Xác định đặc điểm phân bố của đối tượng địa lí (thuộc vùng nào? tỉnh nào?) - Nắm được cách nhận xét biểu đồ để trả lời các câu hỏi khai thác biểu đồ trong Atlat. Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn…). Các biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị và hoặc đặc điểm cơ cấu của một ngành, một vùng lãnh thổ. Học sinh cần biết đọc kỹ câu hỏi và xác định đúng biểu đồ câu hỏi yêu cầu khai thác. II. Kĩ năng làm việc với bảng số liệu thống kê 1. Kĩ năng tính toán các số liệu trong bảng thống kê Để làm tốt các câu hỏi yêu cầu tính toán dựa vào bảng số liệu đã cho, HS cần nắm được công thức và đơn vị tính của một số đối tượng địa lí như mật độ dân số, năng suất lúa, bình quân sản lượng lương thực theo đầu người… Một số công thức tính thường gặp Yêu cầu tính Đơn vị Công thức tính Mật độ dân số Người/km2 Dân số Diện tích Sản lượng Nghìn tấn; triệu tấn Diện tích x Năng suất Năng suất Tạ/ha Sản lượng Diện tích Tỉ suất gia tăng dân % Tỉ suất sinh (‰) – Tỉ suất tử (‰) số tự nhiên Bình quân thu nhập USD/người Tổng GDP trên đầu người Dân số Bình quân sản Sản lượng lúa lượng lúa trên đầu Kg/người Dân số người Tính tốc độ tăng % Số thực của năm sau  100% Số thực năm gốc trưởng 2. Kĩ năng nhận xét bảng số liệu thống kê - Đọc kĩ lời dẫn để nắm được nội dung nhận xét cần phải làm rõ. - So sánh, đối chiếu các số liệu trong bảng theo yêu cầu câu hỏi để tìm ra phương án đúng. - Chú ý phân tích cả tên bảng, các tiêu đề của bảng để hiểu rõ tiêu chí cần nhận xét. Trong nhiều trường hợp, HS phải xử lí số liệu nhiều lần theo các phương án đưa ra mới tìm được đáp án đúng. III. Kĩ năng biểu đồ 1. Kĩ năng lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất. - Để lựa chọn đúng dạng biểu đồ thích hợp nhất trước hết cần lưu ý đến chức năng của các loại biểu đồ. Thông thường, biểu đồ tròn, miền có ưu thế trong việc thể hiện cơ cấu, biểu đồ đường có ưu thế trong thể hiện tốc độ phát triển của sự vật và hiện tượng địa lí; biểu đồ cột thể hiện quy mô, độ lớn; biểu đồ cột – đường kết hợp thể hiện tình hình phát triển… - Căn cứ vào số năm của bảng số liệu để phân biệt một số dạng biểu đồ có cùng chức năng. Ví dụ: cùng thể hiện cơ cấu của đối tượng địa lí nhưng biểu đồ tròn thể hiện số liệu của 1-3 năm, biểu đồ miền thể hiện số liệu từ 4 năm trở lên. - Kết hợp chức năng biểu đồ và các đơn vị tính, số năm trong bảng để phân biệt biểu đồ cột và cột – đường kết hợp ( biểu đồ cột – đường kết hợp có 2 đơn vị đo và diễn biến theo thời gian). 2. Kĩ năng nhận xét biểu đồ - So sánh, đối chiếu số liệu theo yêu cầu câu hỏi. - Tính toán, xử lí số liệu trên biểu đồ tìm ra tính đúng, sai theo các phương án trả lời.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan