Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Vai trò của nguyễn ái quốc cho cách mạng nước ta...

Tài liệu Vai trò của nguyễn ái quốc cho cách mạng nước ta

.DOCX
19
246
147

Mô tả:

I. LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sản phẩn chủ quan, phản ánh tâm lý nguyện vọng của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ kính yêu của mình. Tư tưởng Hồ Chí Mi là sản phẩm tất yêu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan của lịch sử và là sự giải đáo những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu Thế kỷ XX đến nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những tác động lịch sử xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã sống và hoạt động. Thiên tài của Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã nắm bắt được chính xác xu hướng phát triển đúng đắn nhất của thời đại, của nhân loại để tìm ra được con đường cách mạng và con đường phát triển xã hội đúng đắn nhất cho dân tộc của mình. Nguyễn Ái Quốc sau 10 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể đã bắt gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Người nói: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản". Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quyết định mở đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại mới; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử; là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách mạng đứng đầu là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Trong phần mở đầu bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trước hết nói về Đảng, nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” (*). Thực tiễn suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho Đảng và chăm lo hoàn thiện các công việc lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người đã đặt ra câu hỏi: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?”, và Người đưa ra lời giải đáp đó là: “Trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” Ở đây người đã nhấn mạnh, làm rõ được vai trò của Đảng đối với cách mạng của dân tộc, giữ vai trò quyết định vận mệnh của dân tộc. II. NỘI DUNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. - 1.2. Các yếu tố hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2.1. Nhân tố khách quan Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:  - - Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;  Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái;  Truyền thống lạc quan, yêu đời;  Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Tinh hoa văn hóa nhân loại:  Tư tưởng văn hóa phương Đông: Nho giáo, Phật giáo;  Tư tưởng và văn hóa phương Tây: thắng lợi của cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ phương Tây,...; Chủ nghĩa Mác-Lênin (nhân tố quyết định nhất): cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh; 1.2.2. Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. 1.3. 1.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sỹ cộng sản quốc tế. Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian1951 – 1969. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt,tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Đảng cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp hiện hành, đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, người lao động và lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. 2. NỘI DUNG CHI TIẾT 2.1. Bối cảnh lịch sử 2.1.1. Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, không mở ra cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Không phát huy được những thế mạnh của truyền thống dân tộc và đất nước, không chống lại được âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 và đến năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của họ trên khắp An Nam. Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong suốt quá trình thực dân Pháp cai trị, từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu "Cần vương do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang này mang đậm tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù, nhưng đều dưới sự dẫn dắt của các tư tưởng phong kiến và tư sản, là các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời, lạc hậu trong sự phát triển của thế giới đương đại và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nên không tránh khỏi thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng khoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính sau:  Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.  Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.  Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản. Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôi phục độc lập của Phan Bội Châu; chủ trương "ỷ Pháp cầu tiến bộ" bằng cách chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh, trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phóng của Phan Châu Trinh; khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám; khởi nghĩa theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản của Nguyễn Thái Học). Sự thất bại của phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lực của hệ tư tưởng tư sản, vừa từng bước chuẩn bị tiền đề cho một phương hướng mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Theo Tạp chí Cộng sản, những điều này cho thấy, phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam muốn đi đến thắng lợi, phải đi theo con đường mới, đó là con đường cách mạng vô sản. 2.1.2. Bối cảnh trên Thế Giới Thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX cũng đang có những biến chuyển to lớn:  Chủ nghĩa Tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa Đế quốc với bản chất của mình đã trở thành kẻ thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa.  Thực tế lịch sử: trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân, tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản.  Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ.  Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917). Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm "Thức tỉnh các dân tộc châu Á", Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.  Quốc tế III được thành lập (1919). Phong trào công nhân trong các nước Tư bản Chủ nghĩa và phong trào giải phóng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của họ là Chủ nghĩa Đế quốc. 2.2. Cuộc đời và Phẩm chất con người Hồ Chí Minh 2.2.1. Gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. A. Ảnh hưởng từ thân phụ: Nguyễn Sinh Sắc Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Ông là một nhà nho yêu nước, vì thế ngay từ nhỏ thì Nguyễn Sinh Cung luôn được cha yêu thương và đặt nhiều hy vọng và đã định hướng yêu nước cho con mình ngay từ bé. Nguyễn Sinh Sắc đã tạo điều kiê nê cho con ông được “tham gia” vào các cuô êc tiếp xúc của mình với các văn thân sĩ phu ở khắp Trung Kỳ. Sau đó, “Tất Thành còn được ông cho theo ra Thái Bình trong dịp ông đi tìm gă êp mô êt số sĩ phu ở đất Bắc”. Những chuyến đi đó là những cuô êc trải nghiê êm để Nguyễn Tất Thành định hình riêng cho mình con đường đi. Giáo dục tư tưởng cứu nước, cứu dân và đă tê niềm tin vào con mình của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tạo thành ý chí, nghị lực và đô êng lực cho Nguyễn Tất Thành. Sau này, trên đường đi vào phía Nam, “Nguyễn Tất Thành lên Bình Khê (Bình Định) thăm cha. Thấy con trai đến Bình Khê, cụ Nguyễn Sinh Sắc hỏi con: - Con đến đây làm gì? – Con đến đây tìm cha. Nghe vâ êy, cụ Sắc trìu mến nói với con: - Nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì?”. Nguyễn Tất Thành đã từ biê êt thân phụ với niềm thôi thúc: “Nước mất thì đi tìm hồn của nước”. Anh thầm nghĩ: cảm ơn cha đã sinh thành, nuôi dạy con khôn lớn và hiểu điều con đang ao ước lúc này. Sự giáo dục của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền cho các con trí tuê ,ê học vấn, mà còn truyền lòng nhiê êt huyết, chí khí mạnh mẽ và đô nê g lực vượt qua mọi gian nan để vươn tới sự nghiê êp lớn cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tô êc. Tính cách, ý chí của người dân xứ Nghê ê, lòng yêu nước, thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Tất Thành và theo suốt cuô êc đời Hồ Chí Minh sau này. b. Ảnh hưởng từ Thân mẫu: bà Hoàng Thị Loan Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước. Bà đã giáo dục con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điê uê dân ca xứ Nghê ê, bằng tục ngữ, ca dao... Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, dạy con biết yêu lao đô nê g, biết làm những viê êc phù hợp với sức lực và lứa tuổi mô êt cách say mê, chịu khó, sáng tạo. Bà đã tâ êp cho con những viê cê tốt và thực tế đã trở thành nếp sống quen thuô êc hàng ngày của cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Lúc ra đi tìm đường cứu nước, trả lời người bạn về viê êc lấy tiền đâu để đi, Nguyễn Tất Thành đã giơ hai bàn tay và nói: “Đây, tiền đây. - Chúng ta sẽ làm viê êc. Chúng ta sẽ làm bất cứ viê êc gì để sống và để đi”. Đó chính là đức tính quý báu được giáo dục từ những đấng sinh thành mẫu mực và hiền từ đã góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách, ước mơ, hoài bão của Nguyễn Tất Thành. Sau này, qua quá trình bôn ba qua khắp các đại dương, các châu lục tìm tòi, khảo nghiê m ê con đường cứu nước giải phóng dân tô êc, Nguyễn Tất Thành đã tự lao đô êng và đã làm nhiều nghề khác nhau để sống, để học tâ êp và đấu tranh nhằm thực hiê nê ước mơ, hoài bão của mình. Tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung như tờ giấy trắng mà Bà Loan là người đã viết những dòng đầu tiên, định hướng nhân cách, toả sáng tâm hồn, bồi đắp lòng bác ái, tình nghĩa đồng bào. Ngay từ tuổi ấu thơ, tấm gương của người mẹ đã đi vào tâm khảm, tạo nên bản lĩnh tự lực cánh sinh trong mọi lúc, mọi nơi của Nguyễn Tất Thành sau này. c. Ảnh hưởng từ các thành viên khác trong gia đình Nguyễn Thị Thanh là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1918 bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trại lính khố xanh đóng tại thành phố Vinh, bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man. “Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O”. (Theo lời kể của nhà văn Sơn Tùng) Nguyễn Sinh Khiêm - Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, cô Thanh và anh Đạt đều là những người chăm chỉ lao động và thương người, yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm đã gây nên cảnh ly tán, mất mát đau thương cho gia đình, cho dân tộc Việt Nam. Nguyễn Sinh Xin (1900-1901) là con trai út trong gia đình, sau khi sinh bé, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và qua đời. Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau đó. Như vậy, có thể khẳng định rằng, yếu tố gia đình giữ vai trò quan trọng, đã đặt nền móng và kiến tạo nên nhân cách và hoài bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh. 2.2.2. Phẩm chất con người Hồ Chí Minh Thứ nhất là khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, Người không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành nên những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau. Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và các cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ đó mà lý luận Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học. Thứ hai là phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Biểu hiện trước hết là ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt. Là Người có bản lĩnh kiên định , luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn bình di; nhạy bén với cái mới, có đầu óc thực tiễn. Người luôn khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Từ thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam trong mọi hành động, là tư tưởng Việt Nam hiện đại. Hồ Chí Minh – ngôi sao sáng của dân tộc Việt Nam ta, được UNESCO công nhận là “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. Suốt cuộc đời người gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, là một người yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, mang trong mình một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sang hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào. Và có thể khẳng định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người hội tụ đầy đủ tinh hoa văn hóa toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một con người vĩ đại của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Người có lòng yêu nước nồng nàn như bao con người Việt Nam chân chính, người có tài năng vượt trội, nhạy bén. Đứng trên bối cảnh thời cuộc lúc đó thì việc hình thành nên Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử. 2.3. Đảng cộng sản Việt Nam – Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam. 2.3.1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương là Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyết tại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên. 2.3.2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam: - Sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn, nhưng chỉ được phát huy khi được giác ngộ, tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo của một tổ chức cách mạng. Người nói: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi’’. - Muốn làm cách mạng, trước hết phải có Đảng để “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. - Hồ Chí Minh còn khẳng định: cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối, và định phương châm cho đúng, để khỏi lạc đường. Làm cách mạng là rất gian khổ, phải có chí khí kiên quyết, phải được tổ chức chặt chẽ. Vì vậy phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để giành lấy chính quyền. “Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo”. - Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, có khả năng đoàn kết tập hợp các tầng lớp nhân dân khác làm cách mạng. Đảng là đội tiền phong dũng cảm và là đội tham mưu sáng suốt. Đảng Cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụng sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Mục tiêu phấn đấu của Đảng là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người. - Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam là người - lãnh đạo, tổ chức, thực hiện và quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ vai trò lãnh đạo hết sức quan trọng. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi của Đảng khi Đảng mới thành lập, đó là: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng (révolution démocratique bourgeoise) và thổ địa cách mạng (révolution agratire) để đi tới xã hội cộng sản";..." Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến";... Làm cho nước Việt Nam được độc lập;... Giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản; Mở mang công nghiệp và nông nghiệp;... Đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân". 2.3.3. Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trên thực tế lịch sử Trải qua 85 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 15 năm sau khi thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, lên đường kháng chiến và cuối cùng đã giành được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược và lập lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam. Trong hoàn cảnh đất nước tạm bị chia làm hai miền, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Khi Mỹ đưa quân vào xâm lược ở miền Nam, tiến hành chiến tranh cục bộ đánh phá các căn cứ cách mạng ở miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc (1964), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân hai miền "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1975), đưa cả nước đi lên CNXH. Với thắng lợi vĩ đại của các cuộc cách mạng: Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại lãnh đạo, dân tộc Việt Nam trở thành một trong những dân tộc đầu tiên làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công ở một nước thuộc địa và lệ thuộc; một trong những dân tộc đầu tiên đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ-La tinh. Sau thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân còn thiếu thốn, Đảng ta đã chủ động khởi xướng và lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước (1986). Những thành tựu to lớn trong 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh, quan hệ quốc tế... đã khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, bị các thế lực thù địch điên cuồng chống phá, bị bao vây, cấm vận kinh tế, lại phải chịu nhiều tổn thất do thiên tai khắc nghiệt gây ra, Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động không ngừng được cải thiện; chính trị ổn định; lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng được củng cố; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên tiến hành đổi mới thắng lợi theo định hướng XHCN. Nhân dân, dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam - người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Từ thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta có thể khẳng định một cách có cơ sở rằng, được trang bị bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tin và đi theo, Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam không chỉ thắng lợi trong đấu tranh giành và giữ chính quyền trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, mà cả trong xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". 85 năm thực hiện sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, quãng thời gian chưa dài nhưng những gì mà giai cấp, dân tộc đã thực hiện được quả là phi thường. Nếu không phải là một đảng Mác xít-Lêninnít chân chính như Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc thì chưa hẳn đạt được nhiều kỳ tích đến như vậy. Với tất cả sự khiêm tốn của người Cộng sản, có thể nói, Đảng Cộng sản Việt Nam thật vĩ đại! Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là lãnh tụ của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng là chính đảng cách mạng duy nhất được giai cấp, dân tộc trao cho sứ mệnh lịch sử. 2.3.4. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam - Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công - nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Nội dung quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng là: nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin; mục tiêu, đường lối của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nguyên tắc và tổ chức sinh hoạt của Đảng theo Đảng vô sản - kiểu mới. Từ việc xác định quy luật hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người nhiều lần khẳng định Đảng còn là đảng của dân tộc Việt Nam. o Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II (2/1951), Người nêu rõ: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam. o Năm 1961, Bác viết: “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc không thiên tư, thiên vị” o Năm 1965, Hồ Chí Minh khẳng định lại: Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của - cả dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của Đảng là thống nhất với tính dân tộc, tính nhân dân. 2.3.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền Theo HCM: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dần lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng đó cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn chiến thắng” Hay trong cuốn Đường Cách Mệnh người có viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì hoạt động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái vững thì thuyền mới chạy” a) Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh đã sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đồng thời, Người chỉ rõ “... chỉ có đảng nào theo lý luận cách mạng tiền phong, đảng cách mạng mới làm nổi trách nhiệm cách mạng tiền phong”, “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy” “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”... Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người nói chung, đồng thời là học thuyết về sự phát triển xã hội lên một hình thái cao hơn, xoá bỏ hoàn toàn bất công, nguồn gốc đẻ ra sự bóc lột, áp bức. “Chủ nghĩa Mác-Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo đảng chúng tôi, làm cho đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt có nghĩa là Đảng ta nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nắm vững tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Không máy móc, kinh viện, giáo điều. Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cách mạng chân chính, mang bản chất của giai cấp công nhân. Đảng không phải là một tổ chức tự thân và vì vậy, mục đích, tôn chỉ của Đảng là “ tận tâm”, ‘tận lực”, “phụng sự”, và “trung thành” với lợi ích của dân tộc việt Nam; ngoài lợi ích của giai cấp của nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích nào khác. Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành chín h quyền, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền. b) Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền Khái niệm: “Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình . Khái niệm “Đảng cầm quyền” đã từng được dùng phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa khi một chính đảng có đại biểu dành được đa số phiếu tại các cuộc bầu cử trong quốc hội. Về mặt thuật ngữ, trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh có thể bắt gặp các khái niệm cũng chỉ một hiện tượng Đảng lãnh đạo xã hội sau khi giành được chính quyền nhà nước: “Đảng nắm quyền”, “Đảng lãnh đạo chính quyền”, “Đảng cầm quyền”. Nhưng thuật ngữ “Đảng cầm quyền” phản ánh rõ nhất, chính xác nhất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Khi chưa có chính quyền, nhiệm vụ chính trong các cuộc đấu tranh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là lậu đổ chính quyền bè lũ thực dân và phong kiến, thiết lập chính quyền nhân dân. Phương thức lãnh đạo, công tác chủ yếu của Đảng là giáo dục, thuyết phục, vận động tổ chức quần chúng vào đấu tranh giành chính quyền. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh bản chất của Đảng là không hề thay đổi. Khi có chính quyền trong tay, một vấn đề mới cực kỳ to lớn, cũng là thử thách hết sức nặng nề của Đảng là người đảng viên cộng sản không được lãng quên nhiệm vụ, mục đích của mình, phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, “ Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là quan điểm xuất phát để xây dựng Đảng ta xứng đáng với danh hiệu “ Đảng cầm quyền”. Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền. Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: “ Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quộc hoàn toàn độc lập,cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên nước ta và trên toàn thế giới”. Khi trở thành Đảng cầm quyền, mục đích, lý tưởng đó không những không thay đổi mà còn có thêm những điều kiện và sức mạnh nhằm hiện thực hóa mục đích, lý tưởng ấy. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đấy tớ trungn thành của nhân dân. Xác định “người lãnh đạo” là xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với toàn bộ xã hội và khi có chính quyền , Đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước. Đối tượng lãnh đạo của Đảng là toàn thể quần chúng nhân dân mà trước hết là nhân dân lao động. Nhưng trước hết Đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết. Vì “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”. “ Là người lãnh đạo” theo Hồ Chí Minh, bằng giáo dục, thuyết phục, Đảng phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo.Đảng lãnh đạo nhưng quyển hành và lực lượng đều ở nơi dân, cho nên Đảng “phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân”, mà phải tuyên truyền giác ngộ dân chúng để thức tỉnh họ. Đồng thời Đảng phải tổ chức, đoàn kết họ lại thành một khối thống nhất, bày cách cho dân và hướng dẫn họ hành động. Với tư cách người lãnh đạo, Hồ Chí Minh còn đề cập một cách sâu sắc đến việc Đảng phải thực hiện chế độ kiểm tra và phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ đảng viên, cán bộ Đảng. Là người lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cũng có nghĩa bao hàm cả trách nhiệm “là người đầy tớ của dân”. Song “đầy tớ’ không có nghĩa là tôi, tớ hay theo đuôi quần chúng nhân dân mà là tận tâm, tận lực phải phụng sự nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cơ bản của nhân dân. Đồng thời, cũng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi , thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng: “cần, kiệm, liêm , chính . chí công vô tư”. Đảng cầm quyền , dân là chủ. Vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Tuy nhiên, theo C.Mác đó là cách cửa vào xã hội mới chứ chưa phải là xã hội mới. Vì vậy, điều quan trọng là chính quyền thuộc về ai.Theo Hồ Chí Minh quyền lực phải thuộc về nhân dân. Người đã đề cập xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và củng cố quyền làm chủ của nhân dân. Theo Người, quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất là nguyên tắc của một chế độ mới, một khi xa rời nguyên tắc này, Đảng sẽ trở thành đối lập với nhân dân. Dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy “dân làm gốc”. Từ những bản chất và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, cung với những tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam ta có thể thấy tính ưu việt và không thể thiếu đi của Đảng đối với đất nước ta. Và việc xây dựng và bảo vệ Đảng phải là mục tiêu chú trọng hàng đầu của mọi cá nhân, tổ chức, công dân Việt Nam. 2.3.6. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. a) Xây dựng Đảng - Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Để có một chính Đảng mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng. Điều khẳng định này được Người lý giải theo các căn cứ sau: - Cách mạng là một quá trình liên tục. Thực tiễn cách mạng đặt ra cho mỗi thời kỳ, giai đoạn những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp. Đảng là tổ chức lãnh đạo cách mạng nên phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới để theo kịp và định hướng các yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của quá trình cách mạng. Trong suy nghĩ và nhận thức của Hồ Chí Minh, Đảng ta lớn lên, trưởng thành gắn liền với sự phát triển của đất nước và dân tộc, Đảng phải thật sự là “một cơ thể sống” luôn biết tự - hoàn thiện và vượt lên. Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành của cơ cấu xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực, tiến bộ với cái tiêu cực, lạc hậu. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng chính là để giúp toàn Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên phát triển cái tốt, cái thiện, cái đúng, loại bỏ dần cái xấu, cái ác, cái sai ở trong bản thân mình, qua đó - mà không ngừng tiến bộ, vươn lên, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc. Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng lại càng được Hồ Chí Minh coi là công việc phải tiến hành thường xuyên hơn. Bởi lẽ, Người đã nhìn thấy tính chất hai mặt của quyền lực: một mặt, quyền lực có tác dụng to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng có sức phá hoại ghê gớm nếu người nắm quyền bị thoái hóa, biến chất, đi vào con đường lạm quyền, lộng quyền, biến quyền lực của nhân dân thành dặc quyền, đặc lợi của cá nhân, v.v.. Vì vậy, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đổi mới để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hóa, biến chất gây ra trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền Nhà nước. b) Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Đảng Cộng sản - Việt Nam Lịch sử qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao kẻ thù lớn mạnh xâm lược đất nước ta nhưng đều chịu chung một kết cục thất bại. Một dân tộc “nhỏ bé” có thể đánh đuổi hai “đế quốc to” là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Làm được điều đó, có biết bao người con của dân tộc đã ngã xuống, bao người phải hi sinh xương - máu để có một đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay. Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen, phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm gia tăng các tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và làm phát sinh một số phương thức, thủ đoạn mới. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ trong đó có sinh viên cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Đảng. o Một là, tăng cường giáo dục động cơ, bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện cho sinh viên nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu, đòi hỏi mới của xã hội của chức trách, nhiệm vụ, lĩnh vực, sát với công việc thực tế. Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. o Thứ hai, cần nắm vững quan điểm của Đảng ,Sinh viên phải hiểu rõ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc. Bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ an ninh chính trị mà còn là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ đối phó hành động vũ trang xâm lược từ bên ngoài mà còn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó những thủ đoạn phi vũ trang của kẻ địch. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là riêng sức mạnh của lực lượng vũ trang mà là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh chính trị, tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ của đất nước làm cơ sở để kết hợp và phát huy sức mạnh thời đại vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sinh viên cũng cần nhận thức rõ vấn đề đối tác, đối tượng. Theo đó, đối tượng của cách mạng Việt Nam là những ai chống phá sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là những người chống phá lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam, sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống phá nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và môi trường hòa bình để phát triển đất nước của dân tộc ta. o Thứ ba, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch - Đảng ta xác định: "Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống". Trong bối cảnh quốc tế mới, các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách mạng nước ta, với chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ. - Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để xóa bỏ các nước còn chế độ chuyên chế trên toàn thế giới, tiếp tục sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", để can thiệp vào nội bộ của nước ta, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, nói xấu Đảng và Nhà nước, xuyên tạc chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. - Việc nhận thức rõ âm mưu của kẻ thù là hếết sức câần thiếết, giúp cho sinh viến có tnh thâần cảnh giác cách mạng, sức đếầ kháng tốết, sẵẵn sàng bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chếế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ được vững chẵếc. III. KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với trí tuệ của dân tộc và trí tuệ của thời đại. Chính sự vận động, phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX, khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Leenin đã hình thành nên tươ tưởng Hồ Chí Minh. Từ tiếp thu, vận dụng sáng tạo, Hồ Chí Mi đã từng bước bổ sung, phát triển làm phong phú thêm chi chủ nghĩa Mác – Leenin bằng những luận điểm mới, được đúc kết ra từ thực tiễn của đất nước, của dân tộc mình lúc bấy giờ. Và từ những bối cảnh đó thì việc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tất yếu lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam nắm vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải phóng và xây dựng đất nước. Đất nước có được độc lập, tự do hay không, đất nước có phát triển vững mạnh, sánh vai với các cường quốc hay không thì phải nói đến Đảng có trong sạch và vững mạnh hay không. Và việc xây dựng và bảo vệ Đảng là nhiệm vụ hàng đầu, không chỉ là của các cơ quan chức năng, Đảng viên, nhà nước mà là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân hay trong chính mỗi sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước.      Danh mục tài liệu tham khảo Cuốn giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, nxb. Chính trị quốc gia Trang báo “Tạp chí Cộng Sản” Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nội dung cơ bản, nxb. Sự thật Trang từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia Tiếng Việt về: Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hồ Chí Minh  Trang báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:dangcongsan.vn  Các trang web, báo điện tử khác: o http://hocban.net/hoidap-ct-104146-tai-sao-noi-dang-cong-san-vietnam-ra-doi-la-mot-tat-yeu-lich-su-la-mot-buoc-ngoat-vi-dai-cua-cachm.htm o http://thanhtra.edu.vn/category/detail/428-cac-yeu-to-hinh-thanh-tutuong-ho-chi-minh.html
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan