Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong phần “sinh sản ở động vật ” môn sinh học 11 c...

Tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin trong phần “sinh sản ở động vật ” môn sinh học 11 cơ bản

.PDF
10
268
63

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHẦN “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT ” MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN Người thực hiện: TRẦN THỊ NỤ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: SINH HỌC  - Lĩnh vực khác: ............................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2011-2012  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: TRẦN THỊ NỤ 2. Ngày tháng năm sinh: 09/01/ 1960 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 7B/ CX cơ giới 9- KP 10- An Bình , TP. Biên Hoà, T. Đồng Nai. 5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0902 485 579 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1985 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Sinh III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy 26 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Năm học : 2005-2006- Ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn sinh học . + Năm học : 2006-2007- Phương phát dạy học theo nhóm . + Năm học : 2007-2008- Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy chương: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” + Năm học : 2008-2009- Một vài kinh nghiệm về đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra miệng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học ở trường THPT. + Năm học : 2009-2010- Một vài kinh nghiệm trong ôn thi cho học sinh để nâng cao chất lượng tốt nghiệp. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH, đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động mới: có năng lực, thông minh, sáng tạo… Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường phổ thông đã và đang được quan tâm rất lớn. Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT, sách giáo khoa phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ: "Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể”.(Trích:SGV SH Ban KHXH&NV Bộ sách thứ nhất-NXBGD-2003). "Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...".(Trích: SGV SH Ban KH TN Bộ sách thứ hai-NXBGD-2003). Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Hiện nay, Bộ GD và ĐT đã quan tâm trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học bộ môn cho các trường THPT. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nơi hiện tôi đang công tác đã được trang bị đầy đủ thiết bị của ba phòng học bộ môn : Lý, Hóa, Sinh. Ngoài ra BGH cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quan tâm tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho mỗi phòng học một Tivi 46 inch màn hình phẳng, tạo điều kiện cho giáo viên dạy các bài giảng có ứng dụng CNTT. Bởi vậy, việc thiết kế các bài giảng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học đang được rất nhiều giáo viên quan tâm. Đối với bộ môn Sinh học muốn nhìn thấy hình ảnh phải quan sát chúng trên tiêu bản thì buộc phải có kính hiển vi điện tử với độ phóng đại cực lớn – chưa kể đến còn phải nhiều công đoạn kỹ thuật công phu, phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thế nhưng thực tế ở hầu hết các trường THPT chúng ta: các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học như kính hiển vi điện tử, các hoá chất …còn chưa được trang bị đầy đủ. Vì thế, trong quá trình thực hiện giảng dạy các bài dạy ở chương, các phần trong bộ môn, giáo viên thường gặp phải một số khó khăn liên quan đến đồ dùng dạy học, phần: “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT" . Phương pháp truyền thống thường được áp dụng khi giảng dạy đến bài này là thuyết trình. Giáo viên sử dụng các bức tranh in sẵn hoặc trực tiếp vẽ hình lên bảng cho các em quan sát  diễn giải rồi yêu cầu các em ghi chép lại các kiến thức cơ bản. Các câu hỏi, những tình huống có vấn đề tuy có được đặt ra nhưng rất hạn chế - vì khối lượng kiến thức của bài này khá lớn lại rất trừu tượng, phải mất nhiều thời gian cho thuyết trình và ghi chép. Với cách làm này thường không phát huy được cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, học trò khi học thường thụ động, dễ nhàm chán, hiệu quả giờ dạy không cao. Làm thế nào để trong thời gian chỉ một tiết dạy, giáo viên có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới. Không những thế giáo viên còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới cho học sinh , giúp các em vận dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp học sinh có thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày càng yêu thích môn Sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHẦN “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT ” MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận - Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế cách truyền đạt kiến thức của thầy. - Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. - Ứng dụng CNTT trong dạy học là có được thông tin 2 chiều nhanh, hiệu quả, vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện để học sinh lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng nhận thức môn học. Ứng dụng CNTT là một trong những phương tiện dạy học, là một phần trong hệ thống quá trình dạy- học, có tác động đến quá trình dạy và học. Sự thay đổi của phương tiện dạy và học sẽ làm thay đổi phương pháp học tập. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chuẩn bị bài mới  Yêu cầu giáo viên - Trong phần này giáo viên đóng vai trò quan trọng phải có các định hướng đúng. - Nắm được kiến thức trọng tâm của bài và các kiến thức liên quan. - Cần phải chuẩn bị các câu hỏi, phiếu học tập , các mẫu bảng biểu so sánh. - Yêu cầu tìm kiếm những hình ảnh liên quan (phân theo đơn vị tổ) - Trao đổi về những kiến thức qua địa chỉ email giữa GV và HS (theo tổ) - Giáo viên chắt lọc hình ảnh cụ thể , bao quát làm tư liệu cho bài dạy trên lớp. - Giáo viên chuẩn bị bài trước một tuần. - Một lớp chia thành nhóm tương ứng theo đơn vị tổ.  Yêu cầu học sinh: - Trả lời các câu hỏi và các phiếu học tập vào vở chuẩn bị bài ở nhà. - Học sinh tìm kiếm trên mạng hình ảnh, kiến thức theo mẫu yêu cầu của giáo viên tùy thuộc vào mục đích yêu cầu của từng bài, sau đó gửi bài vào địa chỉ email cho giáo viên dạy lớp vào cuối tuần trước khi học bài mới. VÍ DỤ: BÀI 44- SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm sinh sản vô tính ở động vật Chuẩn bị bài bằng các câu hỏi: 1. Các hình thức sinh sản ở động vật? Cho ví dụ cụ thể . 2. Xác định trong sách giáo khoa khái niệm đúng về sinh sản vô tính ở động vật? 3. Trong sách giáo khoa các câu sai, hãy gạch chân phần không đúng nói về sinh sản vô tính ở động vật? 4. Nêu cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính? II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: (trọng tâm của bài) Chuẩn bị bài bằng phiếu học tập: Hình thức Nội dung Nhóm sinh vật sinh sản Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sản Chuẩn bị bài bằng các câu hỏi: 1. Nêu các điểm giống và khác nhau trong các hình thức sinh sản vô tính? 2. Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ? 3. Nêu đặc điểm sinh sản ở ong mật ? 4. Nêu ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính? 5. Phân biệt tái sinh và sinh sản vô tính. III. Ứng dụng của sinh sản vô tính Chuẩn bị bài bằng các câu hỏi: 1. Nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở động vật? 2. Phương phát nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở động vật? Động vật tạo ra nhờ nhân bản vô tính?  Nhận xét - Ưu điểm: + Hình thức chuẩn bị bài là bắt buộc 100% học sinh phải chuẩn bị nên cơ bản học sinh nắm kiến thức bài. + Học sinh rèn luyện, trau dồi thêm kiến thức về CNTT. + Sau khi giáo viên chắt lọc hình ảnh tiêu biểu, khái quát làm tư liệu cho bài dạy trên lớp của các nhóm, tổ từ đó tự rút kinh nghiệm cho các bài chuẩn bị tiếp theo. - Nhược điểm : + Một số học sinh học thụ động khó thực hiện . + Khó hoàn thành theo qui định của giáo viên nếu không có máy tính và không được nối mạng. 2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy trên lớp  Yêu cầu giáo viên - Nắm chắc kiến thức trọng tâm, yêu cầu của bài học và các kiến thức vận dụng. - Tùy theo kiến thức của bài, trọng tâm của bài mà giáo viên ứng dụng CNTT vào phần này khác nhau : + Bằng các phiếu học tập : Có đáp áp cụ thể, ngắn gọn, chính xác + Bằng hình ảnh: Giáo viên sử dụng hình ảnh cụ thể, rõ nét, khái quát đã được chắt lọc trong phần chuẩn bị bài mới qua phần trao đổi email giữa GV- HS từ tuần trước. + Các câu hỏi khai thác kiến thức từ hình ảnh : Các câu hỏi phải dễ hiểu, ngắn gọn.  Yêu cầu học sinh - Học sinh chuẩn bị phiếu học tâp ở nhà (phần chuẩn bị bài mới) + Theo yêu cầu của giáo viên gọi một học sinh điền phần đáp án vào phiếu học tập. + Học sinh khác bổ sung  giáo viên nhận xét  học sinh hoàn chỉnh kiến thức bài học. - Bằng hình ảnh : + Học sinh tập trung, chú y quan sát, tư duy xác định kiến thức trả lời cho phần các câu hỏi. + Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. VÍ DỤ : BÀI 47 – ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT Phần II: Sinh đẻ có kế hoạch ở người ( Các phần soạn trên Microsoft Powepointhiệu ứng qua các hình ảnh và các câu hỏi)  Kiến thức trọng tâm :Các phương pháp tránh thai chủ yếu A.Các hiện tượng trong chu kì kinh nguyệt GV: Trình chiếu sơ đồ các hiện tượng trong chu kì kinh nguyệt. HS: Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi qua phần chuẩn bị bài mới ở nhà Tên hoocmon FSH Tác dụng Nơi sản sinh Tuyến yên Kích thích nang trứng Tạo thể vàng LH Ostrogen Tuyến yên Kích thích trứng chín và rụng Buồng trứng Ức chế tiết FSH và LH Kích thích phát triển Progesteron Thể vàng niêm mạc tử cung. Duy trì thể vàng tiết HCG Nhau thai progesteronkhông có trứng chín và rụng B. Các biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của các biện pháp chủ yếu? (HS chuần bị theo mẫu bảng 47- tr 180- SGK ) B.1 Tính ngày rụng trứng : (Giả sử chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày HS: Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi qua phần chuẩn bị bài mới ở nhà. Câu hỏi: 1. Trong chu kì kinh nguyệt thì trứng chín và rụng vào thời gian ? Thời gian sống của giao tử cái? ( giữ chu kì kinh nguyệt,sống trứng là 24 giờ) 2. Nghiên cứu thời gian trứng rụng và thời gian sống của trứng có y nghĩa gì?( Tính độ an toàn khi giao hợp) Tính trong khoảng thời gian Ngày 1-3 Ngày thứ 5-13 Khi tinh trùng gặp Hành trứng kinh Dễ thụ tinh Ngày 14-16 Ngày 16 - 28 Không an toàn Khó thụ tinh Cơ chế tác dụng: cho học sinh trình bày trên hình vẽ như nội dung. B.2. Bao cao su tránh thai B.2.1. Bao cao su dùng cho nam giới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan