Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo...

Tài liệu Tích hợp liên môn Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo

.DOCX
14
18239
112

Mô tả:

Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 1. Tên tình huống: Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Nguồn gốc + Đặc điểm địa lý + Lịch sử + Văn hóa 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan: - Lịch sử hình thành và phát triển - Đặc điểm địa lý, địa hình - Đặc điểm văn hóa, xã hội 4. Giải pháp giải quyết tình huống: VËn dông kiÕn thøc liªn m«n: - Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh, văn hóa - Ngữ văn - sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn thuyÕt tr×nh; - Địa lí - vị trí địa lý, địa hình - Giáo dục công dân - bài học về lòng yêu ®Êt níc - ¢m nh¹c - Mü thuËt 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính => Tìm hiểu => Trao đổi => Viết thành bài văn. * Tư liệu sử dụng: sách. * Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm Google. Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Bài viết: “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây.” (Tổ quốc gọi tên mình) Có lẽ bất kì người Việt Nam nào cũng đều không xa lạ với những ca từ ấy, những ca từ hào hùng đã làm trỗi dậy trong ta biết bao cảm xúc, niềm tự hào về đất nước, dân tộc, làm sục sôi trong ta ý chí quyết tâm từng ngày từng giờ, giữ lấy chủ quyền của đất nước, chủ quyền biển đảo quê hương mình. Một nhà thơ từng viết: "Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu", hẳn là dáng hình chữ S duyên dáng ấy đã ám ảnh tâm hồn của thi sĩ. Đó là cái nhìn của nghệ thuật, còn xét trên góc độ địa lí, Việt Nam - đất nước ta - là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải đà từ kinh tuyến 102 0 27’ Đông đến 1090 27’ Đông và từ vĩ tuyến 80 27’Bắc đến 230 23’Bắc, với diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km². Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Nằm ở vị trí trọng yếu đặc biệt của Đông Nam Á, biên giới Việt Nam còn giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biện Đông ở phía đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Từ bắc tới nam, từ địa đầu Hà Giang cho tới đất mũi Cà Mau, nước ta trải dài khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là tỉnh Quảng Bình vào khoảng 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên vươn trải ra hướng đông. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đắc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Tuy không được mệnh danh là đất nước vạn đảo như Indonesia, nhưng nước ta cũng sở hữu rất nhiều các quần đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó có hai quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa và Trường Sa. Biết bao thế hệ đã ngợi ca "lòng mẹ như biển dạt dào", nhưng có lẽ, với người Việt Nam, biển cũng yêu thương ta như lòng mẹ, bao dung mang đến cho ta bao nguồn lợi thuỷ hải sản, ưu ái cho ta một thiên nhiên kì vĩ với nhiều cảnh quan tươi đẹp. Nhắc đến biển khơi, chúng ta lại nhớ đến trận chiến ở đảo Gạc Ma năm 1988. Đó là trận hải chiến mà ông cha ta đã dốc hết sức lực, dùng tất cả sức mạnh để đấu tranh chống kẻ thù Trung Quốc hiểm độc. Tuổi trẻ đẹp biết bao, tuổi trẻ là điểm khởi đầu cho bao ước vọng tươi đẹp, vậy mà ở nơi đó, các anh Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình vì độc lập chủ quyền dân tộc. Các anh hy sinh nhưng trên tay vẫn ôm trọn lá cờ tổ quốc, quyết chiến đến hơi thở cuối cùng. Năm nào cũng vậy, những chuyến tàu đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm, như một cách để gửi vào biển cả lòng biết ơn sâu sắc, các anh đã đi xa, nhưng tuổi 20 đẹp hào hùng của các anh vẫn mãi sống trong trái tim người Việt. Vậy chủ quyền quốc gia là gì ? Làm thế nào để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, biển đảo quốc gia. Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng vạch ra lãnh thổ của mình trên hai bình diện: chiều dài lịch sử và chiều rộng địa lí. Xét trên bình diện địa lí, lãnh thổ quốc gia: là một phần của trái đất, bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định. Còn xét trên bình diện lịch sử, Việt Nam đã quật khởi đứng lên sau hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ đất nước. Điều đó đã được Nguyễn Đình Thi khẳng định trong bài thơ "Đất nước" của mình: "Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa." Với truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, đất nước ta đã anh dũng bảo vệ từng tấc đất bằng hàng loạt những cuộc nổi dậy khởi nghĩa đấu Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn tranh chống quân xâm lược của những vị anh hùng dân tộc xưa như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, … Trong suốt hơn một nghìn năm qua, nước ta đã bị ba cường quốc lớn khác xâm lược, đó là: Trung Quốc, Pháp và Mĩ. Nhưng như Bác Hồ đã từng nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Minh chứng cho điều ấy, đã có vô vàn cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổi lên, trong đó có ba cuộc khởi nghĩa, đấu tranh cách mạng tiêu biểu của nhân dân ta giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước, dân tộc dưới từng ách cai trị: đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dưới ách cai trị của quân Hán, cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống giặc Pháp và chiến dịch Hồ Chí Minh chống Mĩ cứu nước.  Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng dưới ách cai trị của quân Hán. Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Mẹ hai Bà là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn, Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội. Chồng mất sớm, bà Man Thiện một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn. Trưng Trắc là vợ của Thi Sách, con trai Lạc tướng Châu Diên. Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Tô Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Tháng 2/40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh chống lại quân Hán. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Ngày 30/2/41, nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy lại các thành. Tháng 1 năm 42, tướng Mã Viện nhà Hán tiến đánh Hai Bà. Năm 43, Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán và thua nhiều trận lớn ở vùng Lãng Bạc (Tiên Sơn-Bắc Ninh), Cẩm Khê (Ba Vì-Hà Nội) nên đã gieo mình xuống Hát Giang tử tiết vào ngày 6/2/43. Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc, nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.  Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống quân Pháp. Cuối năm 1890 và đầu năm 1891 Pháp mở cuộc hành quân càn quét vào khu Yên Thế Thượng. Các toán quân khởi nghĩa hoạt động không có sự phối hợp đồng bộ (không có một tổ chức điều hành chung dù có quen biết nhau) và phòng ngự một cách bị động (chỉ chiến đấu khi quân Pháp kéo đến đàn áp) nên, mặc dù lực lượng đông, lại rất thiện chiến, họ đã lần lượt bị quân Pháp đánh tan, trừ toán quân của Đề Thám. Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Các năm 1893 và 1894, Đề Thám bị những sức ép rất mạnh từ quân Pháp. Lực lượng của ông bị sa sút nên ông phải nhờ người báo tin xin giảng hòa với Pháp. Song Pháp từ chối và tiếp tục bao vây nghĩa quân. Đề Thám cùng với số ít nghĩa quân phải bỏ chạy sang Thái Nguyên. Lần đầu giảng hòa với Pháp của Đề Thám là vào ngày 26 tháng 10 năm 1894. Do Đề Thám đã tổ chức bắt cóc 2 người Pháp nên Pháp phải trả tiền chuộc. Đề Thám dùng số tiền chuộc của Pháp để mua nông cụ, trâu bò cho nghĩa quân phá hoang, cày cấy. Nhiều nông dân lưu tán hoặc nghĩa quân ở các nơi khác bị thất lạc tìm về nương nhờ Đề Thám. Đề Thám còn mua thêm súng đạn để đề phòng bất trắc. Một số quân Yên Thế không lâu sau đó, Pháp lại tổ chức tấn công Đề Thám. Nghĩa quân bị suy yếu nhanh chóng, nhiều tướng lĩnh ra hàng. Đề Thám lại xin hòa với Pháp. Ngày 26 tháng 11 năm 1897 Paul Doumer, Toàn quyền Pháp lúc đó, chấp thuận một giao kèo do Đề Thám đề đạt. Trong 11 năm hưu chiến lần 2 sau đó, Đề Thám gần như đã trở thành một điền chủ trong vùng. Dưới sự điều hành của Đề Thám và nghĩa quân, đồn điền Phồn Xương có xu thế rõ rệt là muốn tách ra khỏi sự kiểm soát của chính phủ Thuộc địa Pháp. Một bản điều tra của Pháp ghi: "Bản thân Đề Thám muốn được sống yên ổn trong cái góc Chợ Gồ của ông song rất nhiều nghĩa quân của ông ưa cầm súng hơn là cầm cày. Những người này giám sát chặt chẽ Đề Thám nhằm nuôi dưỡng trong ông sự hằn thù với Pháp". Một số lãnh tụ của các phong trào Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã có liên hệ với nghĩa quân Yên Thế những mang lại rất ít kết quả. Trong khi các phong trào giải phóng dân tộc ở dưới xuôi và ở Trung kỳ bùng nổ, nghĩa quân Yên Thế vẫn án binh bất động và bình tâm khai phá ruộng đất ở đồn điền Phồn Xương. Đề Thám cũng không rời bước đi đâu, ngoài những buổi thăm viếng, tiệc tùng ở Nhã Nam. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng đã bị thất bại. Các lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế  Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975) chống Mỹ cứu nước. Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chiến dịch tiến công vào Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau khi chọc thủng và đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn-Gia Định của địch, ngày 26/4, 5 cánh quân ta tiến vào Sài Gòn; sáng 30.4, thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu trong nội đô, 10 giờ 45 phút, ngày 30/4, xe Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập, tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện; kết hợp với nổi dậy của nhân dân, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 3-Quân khu 3 của địch, giải phóng Sài Gòn-Gia Định, buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đồng thời phát triển tiến công và nổi dậy tiêu diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 4-Quân khu 4 của địch, giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo do quân đoàn Sài Gòn đóng giữ, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân VN đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây cũng là cuộc chiến bại chưa từng có trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ. Xâm lược Việt Nam, Mỹ đã qua năm đời tổng thống, huy động 6 triệu lượt binh sĩ Mỹ, chi phí 352 tỉ USD, ném xuống Việt Nam 7.850.000 tấn bom, hàng chục triệu lít chất độc diệt cây, sử dụng những loại vũ khí, kỹ thuật mới nhất (chỉ trừ vũ khí hạt nhân), nhưng đã chịu thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn 100 năm, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - cả nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất và đi lên Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Chủ nghĩa xã hội; đồng thời tạo điều kiện cho cách mạng Lào và cách mạng Campuchia giành thắng lợi quyết định, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, giờ đây nước ta đã hoàn toàn được hưởng một nền độc lập, tự do và hòa bình. Trên đây chỉ là ba cuộc đấu tranh tiêu biểu trong rất nhiều các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược khác của nhân dân ta trên con đường bảo vệ lãnh thổ, đi tìm lại nền độc lập, chủ quyền, đem lại hòa bình cho đất nước. Các cuộc đấu tranh có thể khác nhau về cách thức, cách lãnh đạo cũng như kết quả, nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu cao cả, đó là: chống giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền, bảo vệ lãnh thổ và biển đảo của quốc gia. Không ai sống mà không có quá khứ, không một dân tộc nào tồn tại nếu không có lịch sử, Lịch sử không đơn thuần là một môn học tường thuật lại những chuyện đã qua, mà là truyền đạt lại một cách đầy tự hào những gì mà cha ông, dân tộc ta đã làm được, qua đó bồi tụ thêm lòng yêu nước, lòng quyết tâm gìn giữ chủ quyền quê hương, để ta luôn nhớ đến nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, để ta sống mà không bao giờ quên đi trách nhiệm giữ nước. Như Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Quá trình dựng nước và giữ nước ấy cũng được tái hiện lại qua tiến trình văn học nghệ thuật, bằng ngòi bút của mình, có biết bao nhà nho, trí sĩ yêu nước đã "lấy cán bút làm đòn xoay chế độ", trong đó phải kể đến các tác phẩm như: Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Hai Bà Trưng, Hịch tướng sỹ, Khi con tu hú, Tức cảnh PácBó, Ngắm trăng, Đi đường, Thuế máu, Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo,…tất cả các văn bản nghệ thuật trên đều thể hiện chung một tinh thần, đó là lòng quyết tâm đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước, dù cho hoàn cảnh có khó khăn, gian khổ tới đâu, nhưng vẫn luôn kiên gan một lòng hướng về đất nước, hướng về dân tộc. Nhưng giữ nước đâu phải chuyện của một người, đó là thành quả của cả dân tộc. Sau mỗi cuộc chiến tranh phi nghĩa qua đi, là biết bao người lính đã phải hy sinh, đổ máu, là biết bao gia đình tan tác, li tán, là biết bao người mẹ mất con, người vợ mất chồng, em mất anh, con mất cha ... Tất cả những hoàn cảnh ấy đều đã được phản ánh vào thơ văn như một quy luật tất yếu của cuộc sống. Thế nhưng, trên tất cả, dân tộc ta kiên cường đứng lên trên những nỗi đau riêng ấy, để cùng hào sảng cất tiếng khải hoàn khi đất nước giải phóng, giành được chủ quyền. Tiêu biểu nhất cho tinh thần này phải kể đến kiệt tác “Nam quốc sơn hà”, tác phẩm được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt - của Lý Thường Kiệt. Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Lý Thường Kiệt) Sông núi nước Nam Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời, Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. (Dịch thơ) Bài thơ khẳng định rõ ràng và đầy quyết liệt về độc lập chủ quyền lãnh thổ, bờ cõi của nước Việt xưa. Nhắc đến “Nam quốc sơn hà”, ta cũng không thể nào quên bản tuyên ngôn độc lập thứ hai – đó là văn bản “Bình ngô đại cáo” của Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Nguyễn Trãi, một bài cáo khắc hoạ rõ nét, cụ thể hơn về nền độc lập, tự do, chủ quyền của nước ta trên mọi phương diện: lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến, chủ quyền, truyền thống lịch sử lâu dài. Nói đến tinh thần yêu nước của nhân dân ta chúng ta không thể không nhắc đến các tác phẩm âm nhạc, những bài ca đi cùng năm tháng như: “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao, “Dậy mà đi” của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Tân, “Dòng máu Lạc hồng” của nhạc sĩ Lê Quang,…Có lẽ, không có gì ám ảnh và tác động dài lâu như những ca từ hào sảng ấy, qua các nhạc phẩm, những giai điệu tự hào ấy, ta có thể cảm nhận được niềm tự hào dân tộc, hiểu thêm về lịch sử đấu tranh chống quân xâm lược của ông cha ông ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Bài hát “Tiến quân ca” ra đời trong cuộc kháng chiến cống thực dân Pháp, khi lời bài hát vang lên làm dậy lên khí thế hào hùng, thúc đẩy tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ, giúp cho các chiến sĩ vững bước tiến ra chiến trận đập tan quân xâm lược giành được độc lập tự do cho đất nước. Và ngày nay Bài hát “Tiến quân ca” đã trở thành bài Quốc ca của nước Việt Nam, là một bài hát quen thuộc được vang lên bằng tiếng hát của triệu triệu thế hệ học sinh, nhân dân Việt Nam: Đoàn quân Việt Nam đi ... Trước đây, tôi đã từng được đọc thi phẩm "Cuộc chia li màu đỏ" của Nguyễn Mỹ. Thực sự vào thời điểm đó, tôi vẫn chưa thể hiểu được ý nghĩa cũng như cảm xúc của bài thơ, cho đến ngày hôm nay, khi chứng kiến những thước Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn phim quay lại khung cảnh chia tay của người lính Trường Sa với gia đình, tôi đã phần nào hiểu được những câu thơ của một thời ấy: Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng ... Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…” Tinh thần ra đi để bảo vệ Tổ quốc có lẽ là bất diệt. Khi ra đi vì Tổ quốc, chẳng có gì là đáng sợ nữa, chỉ có một màu đỏ theo đi, màu đỏ của hy vọng, màu đỏ của yêu thương, màu đỏ của tình yêu nước vô bờ, màu đỏ chói ngời của lá cờ Tổ quốc. Soi vào bản thân, tôi tự thấy cần phải cố gắng hơn nhiều, để sau này có thể giữ nước theo cách của bản thân. Và vì thế, để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, biển đảo quốc gia, là học sinh, sinh viên, công dân của nước Việt Nam chúng ta cần phải:  HỌC TẬP RÈN LUYỆN VỀ PHẨM CHẤT, TƯ TƯỞNG THẬT TỐT  TUÂN THỦ LUẬT PHÁP VIỆT NAM.  YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, ĐOÀN KẾT BẠN BÈ...  MỖI CÔNG DÂN LÀ 1 ĐẠI SỨ HÒA BÌNH TUYÊN TRUYỀN CHO BẠN BÈ THẾ GIỚI VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, TINH THẦN DÂN TỘC, LÒNG TỰ TÔN CỦA DÂN TỘC.  KHÔNG NGHE THEO PHẢN ĐỘNG, BẠO ĐỘNG CHỐNG PHÁ.  LÊN ÁN MẠNH MẼ CÁC HÀNH ĐỘNG THÙ ĐỊCH NHẰM CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, KHÔNG HÙA THEO...  ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ CÁC BẠN HỌC TẬP TỐT, LÀM GIÀU CHO ĐẤT NƯỚC. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống nµy. Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, Hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,… Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về tình yêu quê hương, đất nước; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. Líp 9A3 - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Hà Nôị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan