Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Giáo án giáo dục quốc phòng lớp 12...

Tài liệu Giáo án giáo dục quốc phòng lớp 12

.DOC
84
20703
115

Mô tả:

Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 14/08/2011 Tiết: 01 Bài 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, trong học tập và rèn luyện của mỗi học sinh và lớp học. - Nắm vững thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng. 2. Kĩ năng: - Làm được động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng. - Biết vận dụng vào trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. 3. Thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu nắm chắc nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp duy trì luyện tập đội ngũ đơn vị. - Chia lớp học thành 4 tổ để phù hợp với nội dung luyện tập. - Giáo án, kế hoạch luyện tập; còi; sơ đồ về đội hình cơ bản của tiểu đội và đội hình trung đội. 2. Học sinh: - SGK Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11. - Trang phục thống nhất: đi giày hoặc dép có quai hậu, đội mũ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 2 phút - Xác định vị trí tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, vũ khí trang bị, sắp đặt vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, nghiêm túc trong luyện tập, giữ vệ sinh khu vực tập. 2. Giảng bài mới: - Tên bài: Đội ngũ đơn vị. - Tiến trình bài dạy: IV/ THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: 1. Lên lớp: 15 phút. Nội dung I. Đội ngũ tiểu đội: 1. Đội hình tiểu đội hàng ngang. a. Tiểu đội 1 hàng ngang: Gồm 4 bước: + Tập hợp đội hình + Điểm số + Chỉnh đốn hàng ngũ + Giải tán. b. Tiểu đội 2 hàng ngang: Gồm 3 bước: + Tập hợp đội hình + Chỉnh đốn hàng ngũ + Giải tán. Thời gian 5 phút Trường THPT THỦ ĐỨC Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Nêu tên động tác. - Nêu ý nghĩa. - Hô và phân tích khẩu lệnh. - Giới thiệu, làm mẫu động tác theo 3 bước: Bước 1: Làm nhanh không phân tích động tác. Bước 2: Làm chậm có phân tích thứ tự động tác. Bước 3: Làm tổng hợp. - Sân bãi đảm bảo để học tập và tập luyện. Tranh GDQP về nội dung ĐLĐN. - Trang phục của học sinh theo đúng quy định của môn học GDQP. Tổ bộ môn: TD - GDQP 1 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 2. Đội hình tiểu đội hàng dọc. a. Tiểu đội 1 hàng dọc: Gồm 4 bước: + Tập hợp đội hình + Điểm số + Chỉnh đốn hàng ngũ + Giải tán. b. Tiểu đội 2 hàng dọc: Gồm 3 bước: + Tập hợp đội hình + Chỉnh đốn hàng ngũ + Giải tán. 3. Tiến, lùi, qua phải, qua trái. a. Động tác tiến, lùi: b. Động tác qua phải, qua trái: 4. Giãn đội hình, thu đội hình. a. Giãn đội hình hàng ngang: b. Thu đội hình hàng ngang: c. Giãn đội hình hàng dọc: d. Thu đội hình hàng dọc: 5. Ra khỏi hàng về vị trí. Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN 5 phút 2. Đối với học sinh: - Nhắc lại nội dung những động tác đã học năm lớp 10. - Quan sát, lắng nghe, hiểu và vận dụng tập luyện được động tác. - Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của giáo viên. 5 phút 2. Tổ chức luyện tập: 20 phút. KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP: - Nội dung động tác: + Đội hình tiểu đội hàng ngang. + Đội hình tiểu đội hàng dọc. + Tiến, lùi, qua phải, qua trái. + Giãn đội hình, thu đội hình. + Ra khỏi hàng về vị trí. - Tổ chức và phương pháp: + Tổ chức: Mỗi tổ là một đơn vị luyện tập – Từ 1 -> 2 hàng (tổ trưởng chỉ huy luyện tập). + Phương pháp: Người chỉ huy hô khẩu lệnh, thành viên của cả tổ tập luyện theo thứ tự các động tác (làm chậm, làm nhanh và làm tổng hợp). - Duy trì luyện tập cho đến hết thời gian đã phổ biến, giáo viên và chỉ huy các tổ theo dõi sửa tập. - Vị trí và hướng tập: + Vị trí A: Tổ 1 + Vị trí B: Tổ 2 + Vị trí C: Tổ 3 + Vị trí D: Tổ 4 - Ký, tín hiệu luyện tập: Do giáo viên quy định. 3. Kiểm tra, đánh giá: 05 phút. - Nội dung: Tiến, lùi, qua phải, qua trái. - Tổ chức và phương pháp: Theo tổ (mỗi tổ 02 học sinh); lớp trưởng hô khẩu lệnh để học sinh thực hiện. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): Tùy theo đặc điểm từng lớp dạy giáo viên quy định cụ thể. V/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 03 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: - Cho câu hỏi hoặc bài tập để học sinh ôn luyện: - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vũ khí, vật chất, học cụ: VI/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 2 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 21/08/2011 Tiết: 02 Bài 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, trong học tập và rèn luyện của mỗi học sinh và lớp học. - Nắm vững thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng. 2. Kĩ năng: - Làm được động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng. - Biết vận dụng vào trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. 3. Thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu nắm chắc nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp duy trì luyện tập đọi ngũ đơn vị. - Chia lớp học thành 3 tổ để phù hợp với nội dung luyện tập. - Giáo án, kế hoạch luyện tập; còi; sơ đồ về đội hình cơ bản của tiểu đội và đội hình trung đội. 2. Học sinh: - SGK Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11. - Trang phục thống nhất: đi giày hoặc dép có quai hậu, đội mũ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: - Xác định vị trí tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, vũ khí trang bị, sắp đặt vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, nghiêm túc trong luyện tập, giữ vệ sinh khu vực tập. 2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút Câu 1: Thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội 1 và 2 hàng dọc. Câu 1: Thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội 1 và 2 hàng ngang. Dự kiến phương án trả lời: (Câu hỏi thực hành) 3. Giảng bài mới: - Tên bài: Đội ngũ đơn vị. - Tiến trình bài dạy: IV/ THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: 1. Lên lớp: 15 phút. Nội dung II. Đội ngũ trung đội: 1. Đội hình trung đội hàng ngang: - Gồm: Trung đội 1, 2 và 3 hàng ngang. - 4 bước tập trung đội hình: + Tập hợp đội hình + Điểm số (Trung đội 2 hàng ngang không điểm số) + Chỉnh đốn hàng ngũ + Giải tán. Thời gian 8 phút Trường THPT THỦ ĐỨC Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Nêu tên động tác. - Nêu ý nghĩa. - Hô và phân tích khẩu lệnh. - Giới thiệu, làm mẫu động tác theo 3 bước: Bước 1: Làm nhanh không phân tích động tác. - Sân bãi đảm bảo để học tập và tập luyện. Tranh GDQP về nội dung ĐLĐN. - Trang phục của học sinh theo đúng quy Tổ bộ môn: TD - GDQP 3 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Bước 2: Làm chậm có phân tích thứ tự động tác. Bước 3: Làm tổng hợp. 2. Đội hình trung đội hàng dọc: - Gồm: Trung đội 1, 2 và 3 hàng dọc. - 4 bước tập trung đội hình: + Tập hợp đội hình + Điểm số (Trung đội 2 hàng ngang không điểm số) + Chỉnh đốn hàng ngũ + Giải tán. 7 phút định của môn học GDQP. 2. Đối với học sinh: - Nhắc lại nội dung những động tác đã học năm lớp 10. - Quan sát, lắng nghe, hiểu và vận dụng tập luyện được động tác. - Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của giáo viên. 2. Tổ chức luyện tập: 20 phút. KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP: - Nội dung động tác: + Đội hình trung đội hàng ngang. + Đội hình trung đội hàng dọc. - Tổ chức và phương pháp: + Tổ chức: Lớp học là đơn vị luyện tập – 1,2,3 hàng ngang (hàng dọc). + Phương pháp: Người chỉ huy hô khẩu lệnh, thành viên của cả lớp tập luyện theo thứ tự các động tác (làm chậm, làm nhanh và làm tổng hợp). - Duy trì luyện tập cho đến hết thời gian đã phổ biến, giáo viên chỉ huy các tổ theo dõi sửa tập. - Vị trí và hướng tập: + Vị trí A: Tổ 1 + Tổ 2 + Vị trí B: Tổ 3 + Tổ 4 - Ký, tín hiệu luyện tập: Do giáo viên quy định. 3. Kiểm tra, đánh giá: 05 phút. - Nội dung: Các bước tập trung đội hình trung đội hàng ngang và hành dọc. - Tổ chức và phương pháp: 2 tổ luyện tập; lớp trưởng hô khẩu lệnh để học sinh thực hiện. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): Tùy theo đặc điểm từng lớp dạy giáo viên quy định cụ thể. V/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 03 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: - Cho câu hỏi hoặc bài tập để học sinh ôn luyện: - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vũ khí, vật chất, học cụ: VI/. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 4 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 03/09/2011 Tiết: 03 Bài 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu liên quan. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động quốc phòng, an ninh. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 2 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Nêu các bước tập hợp đội hình tiểu đội và khẩu lệnh của từng bước. - Dự kiến phương án trả lời: + Đội hình tiểu đội 1 hàng thứ tự tập hợp gồm 4 bước: Tập hợp, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán. + Đội hình tiểu đội 2 hàng thứ tự tập hợp gồm 3 bước: Tập hợp, chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán. + HS lần lược nêu khẩu lệnh của từng bước. 3. Giảng bài mới: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân IV/ THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: 1. Lên lớp: 35 phút. Nội dung I. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới: 1. Khái niệm cơ bản về quốc phòng, an ninh: - Quốc phòng: là công việc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, văn hóa, khoa học… của Nhà nước và nhân dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho Đất nước. - Quốc phòng toàn dân: là nền quốc phòng mang tính “ của dân, do dân, vì dân”, phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, hiện đại, mang tính tự vệ tích cực, hoàn toàn chính nghĩa, xây dựng theo kiểu phòng thủ tổng hợp. - An ninh quốc gia: là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và nước Cộng hòa XHCN Thời gian 10 phút Trường THPT THỦ ĐỨC Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Làm rõ các khái niệm cơ bản về quốc phòng, an ninh. - Phân tích cho học sinh nắm và hiểu được những tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới. - Đặt câu hỏi, gợi ý trả lời, tổ chức cho lớp học thêm sinh động. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận nội dung bài học. - Phòng học đảm bảo để học tập. - Giáo án giảng dạy, tài liệu tham khảo… - Trang phục, tài liệu của học sinh đầy đủ… Tổ bộ môn: TD - GDQP 5 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - An ninh nhân dân: là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân tiến hành, lục lượng ANND làm nồng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. 2. Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng: Một số tư tưởng chỉ đạo của Đảng được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định như sau: - Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng CNXH và BVTQ Việt Nam XHCN. - Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế. - Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại. - Cũng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. - Hoàn thiện hệ thống Pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền QPTD, ANND, tăng cường quản lý của nhà nước về quốc phòng, an ninh. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, công an, đối với sự nghiệp cũng cố nền QPTD, ANND vững mạnh. Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN 25 phút 2. Đối với học sinh: - Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra. Các học sinh khác nghe và bổ sung nội dung theo yêu cầu. 2. Kiểm tra, đánh giá: 5 phút. - Nội dung: Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới thể hiện như thế nào? - Tổ chức và phương pháp: + Kiểm tra theo đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá,…) + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): V/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 03 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: + Làm rõ các khái niệm về quốc phòng, an ninh. + Nắm vững những tư tưởng chỉ đạo của Đảng. - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vật chất, học cụ: VI/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 6 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 10/09/2011 Tiết: 04 Bài 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu liên quan. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động quốc phòng, an ninh. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 2 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Nêu các tư tưởng chỉ đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới. - Dự kiến phương án trả lời: - Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Kết hợp QP và an ninh với kinh tế. - Gắn nhiệm vụ QP với nhiệm vụ an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại. - Cũng cố QP, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền QP toàn dân và an ninh nhân dân, tăng cường quản lí nhà nước về quốc phòng an ninh. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, công an, đối với sự nghiệp củng cố nền QPTD, ANND vững mạnh. 3. Giảng bài mới: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân IV/ THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: 1. Lên lớp: 35 phút. Nội dung II. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền QPTD, ANND trong thời kỳ mới: 1. Đặc điểm: - Nền QPTD, ANND là nền quốc phòng, an ninh “của dân, do dân, vì dân” - Nền QPTD, ANND nhằm mục đích duy nhất là tự vệ Trường THPT THỦ ĐỨC Thời gian Phương pháp Vật chất 15 phút 1. Đối với giáo viên: - Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời về nội dung bài học. + Trình bày những đặc điểm của nền QPTD, ANND? + Mục đích của việc xây - Phòng học đảm bảo để học tập. - Giáo án giảng dạy, tài liệu tham Tổ bộ môn: TD - GDQP 7 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN chính đáng. - Sức mạnh nền QPTD, ANND là cơ sở để triển khai một chiến lược tổng hợp bảo vệ Tổ quốc - Nền QPTD, ANND được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại - Nền QPTD gắn chặt với nền ANND. 2. Mục đích: - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN - Bảo vệ sự nghiệp đổi mới , CNH – HĐH đất nước. - Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc -Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa, xã hội…  Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. 3. Nhiệm vụ: + Xây dựng nền QPTD: - Trong thời bình: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. - Trong thời chiến: đánh thắng mọi kẽ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống của nhân dân. - Thường xuyên ngăn chặn, đánh bại mọi âm mưu và hành động “DBHB – BLLĐ” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng. + Xây dựng nền ANND: - Giữ vững sự ổn định và phát triển của mọi hoạt động, mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. - Đấu tranh chống lại các hành động gây rối, phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước - Giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những thành quả chung của xã hội và tính mạng, tài sản của mỗi gia đình và công dân. 10 phút dựng nền QPTD, ANND là gì? + Nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND trong thời kì mới? - Phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản để học sinh nắm vững nội dung. - Gợi ý trả lời câu hỏi cho học sinh, tổ chức cho lớp học thêm sinh động. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận nội dung bài học. khảo… - Trang phục, tài liệu của học sinh đầy đủ… 10 phút 2. Đối với học sinh: - Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra. Các học sinh khác nghe và bổ sung nội dung theo yêu cầu. 2. Kiểm tra, đánh giá: 5 phút. - Nội dung: Đặc điểm, mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND trong thời kì mới. - Tổ chức và phương pháp: + Kiểm tra theo đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá,…) + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): V/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 03 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: Đặc điểm, mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND. - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vật chất, học cụ: VI/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 8 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 18/09/2011 Tiết: 05 Bài 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu liên quan. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động quốc phòng, an ninh. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 2 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Trình bày đặc điểm, mục đích, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay. - Dự kiến phương án trả lời: *Đặc điểm: Nêu 5 đặc điểm * Mục đích: - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc; Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình… 3. Giảng bài mới: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Lên lớp: 35 phút. Thời gian Phươ ng pháp Nội dung II. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền QPTD, ANND trong thời kỳ mới: 4. Nội dung xây dựng nền QPTD, ANND: a. Xây dựng tiềm lực nền QPTD, ANND: - Là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ XHCN, bao gồm: lực lượng thường trực, trực tiếp và thường xuyên làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; còn một phần ở dạng tiềm tàng, nằm trong mọi mặt đời sống xã hội. - Có 4 nội dung xây dựng: + Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần: - Xây dụng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN. Trường THPT THỦ ĐỨC 35 phút Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời về nội dung bài học. + Trình bày 4 nội dung xây dựng tiềm lực của nền QPTD, ANND. + Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần. + Xây dựng tiềm lực kinh tế. + Xây dựng tiềm lực - Phòng học đảm bảo để học tập. - Giáo án giảng dạy, tài liệu tham khảo… - Trang phục, tài liệu của học sinh đầy đủ… Tổ bộ môn: TD - GDQP 9 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN - Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây khoa học công nghệ. dựng khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững ổn định chính trị, + Xây dựng tiềm lực an ninh quốc gia. quân sự, an ninh. - Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; - Phân tích, làm rõ những nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. nội dung cơ bản để học - Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; sinh nắm vững nội dung. nâng cao cảnh giác cách mạng. - Gợi ý trả lời câu hỏi + Xây dựng tiềm lực kinh tế: cho học sinh, tổ chức cho - Nhận thức được việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, lớp học thêm sinh động. an ninh và ngược lại. - Nêu vấn đề, giải quyết - Tạo được thế bố trí chiến lược thống nhất về phát triển vấn đề và kết luận nội kinh tế với quốc phòng, an ninh. dung bài học. - Bảo đảm cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến… - Gắn cơ sở hạ tầng của kinh tế với xây dựng cơ sở hạ tầng của nền quốc phòng, an ninh. - Có kế hoạch động viên nền kinh tế khi tình hình đòi hỏi. - Không ngừng cải thiện đời sống vật chất của các LLVT. + Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ: 2. Đối với học sinh: - Huy động các ngành khoa học, công nghệ quốc gia, trong - Chăm chú nghe giảng, đó khoa học quân sự, an ninh là nồng cốt. ghi chép bài đầy đủ. - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ - Học sinh trả lời câu hỏi khoa học, kỹ thuật. của giáo viên nêu ra. Các - Đổi mới từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phòng thí học sinh khác nghe và bổ nghiệm. sung nội dung theo yêu + Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh: cầu. - Theo hướng ”cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” - Gắn quá trình CNH-HĐH đất nước với quá trình xây dựng CSVC kỹ thuật , vũ khí trang thiết bị. - Xây dựng đội ngũ cán bộ trong LLVT nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. - Chuẫn bị và xây dựng các phương án, đề phòng các tình huống có thể xảy ra. - Tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu KHQS, NTQS, CTND bảo vệ Tổ quốc. - Thực hiện công tác giáo dục QPTD, ANND với mọi đối tượng. Kiểm tra, đánh giá: 5 phút. - Nội dung: Xây dựng tiềm lực nền QPTD, ANND trong thời kì mới. - Tổ chức và phương pháp: + Kiểm tra theo đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá,…) + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): IV/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 03 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: Trình bày 4 nội dung xây dựng tiềm lực nền QPTD, ANND. - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vật chất, học cụ: V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 10 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 25/09/2011 Tiết: 06 Bài 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu liên quan. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động quốc phòng, an ninh. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 3 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Trình bày nội dung xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. - Dự kiến phương án trả lời: Học sinh trả lời 4 nội dung sau: Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần; Xây dựng tiềm lực kinh tế; Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ; Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh. 3. Giảng bài mới: - Tên bài: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân - Tiến trình bài dạy: Lên lớp: 35 phút. Nội dung II. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền QPTD, ANND trong thời kỳ mới: 4. Nội dung xây dựng nền QPTD, ANND: a. Xây dựng tiềm lực nền QPTD, ANND: b. Xây dựng thế trận QPTD, ANND: - Xây dựng tiềm lực của nền QPTD, ANND phải gắn liền với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, kết hợp ‘Lực’ và ‘Thế’. - Xây dựng thế trận đó cần tập trung vào các nội dung sau đây: + Kết hợp chặt chẽ thế trận QPTD với thế trận Thời gian 30 phút Trường THPT THỦ ĐỨC Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời về nội dung bài học. + Trình bày những nội dung xây dựng thế trận QPTD, ANND. Bao gồm 7 nội dung cơ bản (nêu 7 nội dung đó). - Phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản để học sinh nắm vững nội dung. - Gợi ý trả lời câu hỏi cho học - Phòng học đảm bảo để học tập. - Giáo án giảng dạy, tài liệu tham khảo… - Trang phục, tài liệu của học sinh đầy đủ… Tổ bộ môn: TD - GDQP 11 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 ANND trong một thể thống nhất và phù hợp với thế bố trí chiến lược về kinh tế - xã hội. + Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế trên cơ sở quy hoạch các vùng dân cư theo nguyên tắc bảo vệ đi đôi với xây dựng đất nước. + Xây dựng phương án, bố trí hậu phương chiến lược, hậu phương vùng, hướng chiến và căn cứ hậu phương. + Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh. + Tổ chức xây dựng “ Kế hoạch phòng thủ dân sự”, bảo đảm an toàn và phòng tránh có hiệu quả. + Xây dựng các phương án, triển khai các lực lượng chiến đấu sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. + Kết hợp xây dựng CSHT của nền kinh tế với cải tạo địa hình, xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh trọng điểm. 5. Những biện pháp chủ yếu xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh hiện nay: Tập trung chủ yếu vào 3 biện pháp sau: - Tăng cường công tác GDQP, AN. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND. - Không ngừng nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là quân đội, công an. Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN sinh, tổ chức cho lớp học thêm sinh động. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận nội dung bài học. 2. Đối với học sinh: - Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra. Các học sinh khác nghe và bổ sung nội dung theo yêu cầu. 5 phút Kiểm tra, đánh giá: 5 phút. - Nội dung: Xây dựng thế trận QPTD, ANND trong thời kì mới. - Tổ chức và phương pháp: + Kiểm tra theo đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá,…) + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): IV/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 2 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: Trình bày 7 nội dung xây dựng thế trận QPTD, ANND. - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vật chất, học cụ: V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 12 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 02/10/2011 Tiết: 07 Bài 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu liên quan. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động quốc phòng, an ninh. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 3 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1: Trình bày nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. hiện nay. - Câu hỏi 2: Hãy nêu những biện pháp yếu xây dựng nề QPTD, ANND. - Dự kiến phương án trả lời: Học sinh trả lời các nội dung sau: Câu hỏi 1: Nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay: - 7 nội dung SGK Câu hỏi 2: Những biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay: * Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh. * Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. * Không ngừng nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là quân đội và công an. 3. Giảng bài mới: - Tên bài: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân - Tiến trình bài dạy: Lên lớp: Nội dung III. Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền QPTD, ANND: - Xây dựng nền QPTD, ANND là trách nhiệm của toàn dân, trong đó học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước có vị trí, vai trò quan trọng. - Là học sinh phải luôn tích cực học tập tốt, rèn Thời gian 25 phút Trường THPT THỦ ĐỨC Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Giáo viên dùng hình thức kể chuyện để làm cho học sinh hình dung được tình hình của Đất nước trong giai đoạn hiện nay. - Phòng học đảm bảo để học tập. - Giáo án giảng dạy, tài liệu tham khảo… Tổ bộ môn: TD - GDQP 13 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 luyện tốt, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. - Nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng phải đi đôi với bảo vệ . - Cần nhận thức được rõ âm mưu, thủ đoạn của kẽ thù: “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá Cách mạng nước ta. - Nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức về QP, AN. - Luyện tập các kỹ năng quân sự, an ninh chủ động tham gia vào các hoạt động QP, AN do nhà trường, địa phương tổ chức. * Hệ thống các kiến thức đã giảng dạy: - Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới: - Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền QPTD, ANND trong thời kỳ mới: - Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền QPTD, ANND: Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN 10 phút  hình thành cho học sinh - Trang phục, những trách nhiệm của mình tài liệu của học sinh đầy đủ… đối với đất nước. - Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời về nội dung bài học. - Giáo viên khái quát lại vấn đề cho học sinh nắm bắt nội dung bài học. - Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học, làm cho học sinh nắm bắt được nội dung trọng tâm của bài học, từ đó có biện pháp học tập tốt nhất. - Gợi ý trả lời câu hỏi cho học sinh, tổ chức cho lớp học thêm sinh động. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận nội dung bài học. 2. Đối với học sinh: - Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra. Các học sinh khác nghe và bổ sung nội dung theo yêu cầu. Kiểm tra, đánh giá: 5 phút. - Nội dung: Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền QPTD, ANND. - Tổ chức và phương pháp: + Kiểm tra theo đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá,…) + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): IV/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 02 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền QPTD, ANND. - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vật chất, học cụ: V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 14 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 10/10/2011 Tiết: 08 Bài 3: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội. - Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung giáo án, tài liệu, 2 bộ quân hàm Quân đội. - Chuẩn bị máy chiếu, đĩa VCD về tổ chức Quân đội. 2. Học sinh: - Đọc trước bài; nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 3 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh? - Dự kiến phương án trả lời: Học sinh trả lời các nội dung sau: - Học sinh phải luôn tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, có niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, vững tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. - Mỗi học sinh phải không ngừng học tập, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, góp sức cùng với toàn Đảng, toàn dân phấn đấu vì mục tiêu “Dần giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. - Phải nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng luôn đi đôi với bảo vệ đất nước. Từ đó, phát huy trách nhiệm của mình cùng toàn dân ngăn chặn các hành động chống phá của kẻ thù để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. - HS phải tự giác, tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức về quốc phòng, an ninh; luyện tập các kĩ năng quân sự, an ninh và chủ động tham gia các hoạt động về quốc phòng, an ninh do nhà trường, địa phương tổ chức. - Trước mắt cần phải tích cực học tập, tìm hiểu được những nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của đất nước để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. Giảng bài mới: - Tên bài: Tổ chức Quân đội và Công an ninh nhân dân Việt Nam - Tiến trình bài dạy: Nội dung I. Quân đội nhân dân Việt Nam: 1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam: Thời gian 10 phút Trường THPT THỦ ĐỨC Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Phòng học - Giáo viên giới thiệu về tổ đảm bảo để học chức và hệ thống tổ chức trong tập. Tổ bộ môn: TD - GDQP 15 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 a. Tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam: - QĐND Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, thuộc quyền thống lĩnh của Chủ tịch nước và chỉ huy điều hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. - Gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị; được tổ chức theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. b. Hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam: - Bộ Quốc phòng. - Các cơ quan Bộ Quốc phòng - Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. - Các bộ, ban chỉ huy quân sự. 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam: a. Bộ Quốc phòng: - Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu. - Quản lý nhà nước về xây dựng nền QPTD, quân đội và dân quân tự vệ; chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của toàn quân. b. Bộ Tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp: - Là cơ quan chỉ huy các LLVT quốc gia, bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của LLVT và điều hành mọi hoạt động quân sự trong thời bình và thời chiến. - Có nhiệm vụ tổ chức nắm chắc tình hình địch, ta; cách bố trí tổ chức, sắp xếp lực lượng, điều hành mọi hoạt động phòng thủ của đất nước. c. Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp: - Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị, tư tưởng cho toàn quân và từng đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư, của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. d. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp: - là cơ quan đảm bảo vật chất, quân y, vận tải toàn quân và từng đơn vị theo phân cấp trong thời bình và khi có chiến tranh xảy ra. e. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp: - có chức năng đảm bảo vũ khí, trang bị, kỹ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và từng đơn vị trong thời bình và khi có chiến tranh xãy ra. g. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng: - có chức năng quản lý các cơ sở sản xuất quốc Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN 25 phút QĐND Việt Nam cho học sinh nắm bài. - Giáo viên gợi ý cho học sinh hiểu chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị trong QĐND Việt Nam. - Giáo viên làm cho học sinh nắm vững từng nội dung bài học. - Phân tích nội dung cơ bản của từng cơ quan, đơn vị của quân đội. - Giáo viên khái quát lại vấn đề cho học sinh nắm bắt nội dung bài học. - Gợi ý trả lời câu hỏi cho học sinh, tổ chức cho lớp học thêm sinh động. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận nội dung bài học. - Giáo án giảng dạy, tài liệu tham khảo… - Trang phục, tài liệu của học sinh đầy đủ… 2. Đối với học sinh: - Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra. Các học sinh khác nghe và bổ sung nội dung theo yêu cầu. Học sinh trả lời những hiểu biết của mình trên sự gợi ý và tham khảo SGK. - Bộ Quốc phòng: - Bộ Tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp: - Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp: - Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp: - Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp: - Tổng cục Công nghiệp quốc Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 16 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN phòng của quân đội và của từng đơn vị. - nghiên cức, đề xuất các vấn đề liên quan đến tổ chức đảm bảo công nghiệp quốc phòng, chỉ đạo các đơn vị sản xuất trang thiết bị của ngành công nghiệp quốc phòng. h. Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: - Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ (thường gồm một só tỉnh, thành phố giáp nhau có liên quan về quân sự). - Quân đoàn: là đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật, là lực lượng thường trực của quân đội. - Quân chủng: là bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển) như Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không – Không quân. - Binh chủng: có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương tiện hoạt động tác chiến đặc thù. i. Bộ đội biên phòng: là một bộ phận của QĐND Việt Nam, có chức năng làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia (trên đất liền, hải đảo, vùng biển, cửa khẩu). phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng: - Quân khu: - Quân đoàn: - Quân chủng: - Binh chủng: Kiểm tra, đánh giá: 5 phút. - Nội dung: + Tổ chức và hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam. + Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Tổ chức và phương pháp: + Kiểm tra theo đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá,…) + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): IV/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 2 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: + Câu 1: Tổ chức và hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam. + Câu 2: Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vật chất, học cụ: V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 17 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn: 16/10/2011 Tiết: 09 Bài 3: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội. - Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung giáo án, tài liệu, 2 bộ quân hàm Quân đội. - Chuẩn bị máy chiếu, đĩa VCD về tổ chức Quân đội. 2. Học sinh: - Đọc trước bài; nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 3 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Trình bày tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Dự kiến phương án trả lời: Học sinh trả lời các nội dung sau: a) Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam: Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có: - Bộ đội chủ lực; Bộ đội địa phương; Bộ đội biên phòng; Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị. - Được tổ chức theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, từ Trung ương đến cơ sở. b) Hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam: Hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân gồm có: - Bộ Quốc phòng. - Các cơ quan Bộ Quốc phòng như: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính tri, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kĩ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng… - Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng như: các quân khu, quân đoàn, binh chủng, các viện nghiên cứu… - Các bộ, ban chỉ huy quân sự. 3. Giảng bài mới: - Tên bài: Tổ chức Quân đội và Công an ninh nhân dân Việt Nam. - Tiến trình bài dạy: Nội dung I. Quân đội nhân dân Việt Nam: 3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam: a. Những quy định chung: - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được chia thành hai ngạch: Thời gian 05 phút Trường THPT THỦ ĐỨC Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Giáo viên trình bày những quy định chung cho học sinh hiểu các quy định đó. - Giáo viên vừa kết hợp nội dung phần b và phần c của tiết học - Phòng học đảm bảo để học tập. - Giáo án giảng dạy, tài liệu tham khảo… Tổ bộ môn: TD - GDQP 18 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 + Sĩ quan tại ngũ + Sĩ quan dự bị. - Hạ sĩ quan và binh sĩ theo Luật NVQS. b. Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam: - Sĩ quan: có 3 cấp, 12 bậc. + Cấp úy: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy. + Cấp tá: thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá. + Cấp tướng: thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng. - Quân nhân chuyên nghiệp: có 2 cấp, 8 bậc: + Cấp úy: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy. + Cấp tá: thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá. - Hạ sĩ quan: có 3 bậc. + Hạ sĩ + Trung sĩ + Thượng sĩ. - Chiến sĩ: có 2 bậc. + Binh nhì + Binh nhất. c. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam: - Quân hiệu: Được đeo trên mũ con, mũ cối, mũ Kabi. - Cấp hiệu: Được đeo trên vai. - Phù hiệu: Được đeo ở ve cổ áo. Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN trình bày khái quát nhất về quân - Trang phục, hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của tài liệu của học QĐND Việt Nam. sinh đầy đủ… - Cho học sinh phân biệt được cách xác định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ. - Phân biệt được quân hàm các cấp. - Sự khác biệt thể hiện trên cấp hiệu, trên quân hiệu, trên phù hiệu. - Gợi ý trả lời câu hỏi cho học sinh, tổ chức cho lớp học thêm sinh động. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận nội dung bài học.  Giáo viên cho học sinh tham khảo nội dung trong phần phụ lục SGK. 2. Đối với học sinh: - Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra. Các học sinh khác nghe và bổ sung nội dung theo yêu cầu. Học sinh trả lời những hiểu biết của mình trên sự gợi ý và tham khảo SGK. 20 phút 10 phút Kiểm tra, đánh giá: 5 phút. - Nội dung: + Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Tổ chức và phương pháp: + Kiểm tra theo đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá,…) + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Những quy định (thang điểm, cách tính điểm): IV/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 2 phút - Giải đáp thắc mắc của học sinh: - Hệ thống nội dung: Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vật chất, học cụ: V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 19 Giáo án giảng dạy GDQP – AN lớp 12 Giáo viên: PHẠM QUỐC ĐẠT SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN Ngày soạn:23/10/2011 Tiết: 10 Bài 3: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Công an. - Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Công an. 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Công an vững mạnh. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung giáo án, tài liệu, 2 bộ quân hàm Công an. - Chuẩn bị máy chiếu, đĩa VCD về tổ chức Công an. 2. Học sinh: - Đọc trước bài; nắm vững các quy định. - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 5 phút - Xác định phòng học, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, sắp đặt vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có). - Tập trung lắng nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Hãy nêu hệ thống quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Dự kiến phương án trả lời: Học sinh trả lời các nội dung sau: Hệ thống Cấp hiệu, phù hiệu của QĐND Việt Nam như sau: * Cấp hiệu: Cấp hiệu QĐND Việt Nam có ba loại: Một loại của sĩ quan, một loại của quân nhân chuyên nghiệp và một loại của hạ sĩ quan, binh sĩ. - Cấp hiệu của sĩ quan: mang ở vai áo, nền cấp hiệu màu vàng tươi, màu xanh nước biển hoặc màu xanh lá cây, trên cấp hiệu có sao và cúc. + Thiếu uý, Thiếu tá,Thiếu tướng (Chuẩn đô đốc Hải quân) 1 sao. + Trung uý, Trung tá, Trung tướng (Phó đô đốc Hải quân) 2 sao. + Thượng uý, Thượng tá, Thượng tướng (Đô đốc Hải quân) 3 sao. + Đại uý, Đại tá, Đại tướng 4 sao. Cấp hiệu cấp tá có 2 vạch ngang, cấp uý 1 vạch ngang, cấp tướng không biểu hiện vạch trên cấp hiệu. * Phù hiệu: Phù hiệu của QĐND Việt Nam là một hình bình hành mang ở ve cổ áo, được đeo cùng với cấp hiệu, dùng cho mọi quân nhân trong quân đội. Màu của phù hiệu theo màu của quân chủng, ở giữa phù hiệu là hình biểu tượng của quân chủng, binh chủng, chuyên ngành. Riêng phù hiệu của cấp Tướng còn có viền vàng 3 cạnh. 3. Giảng bài mới: - Tên bài: Tổ chức Quân đội và Công an ninh nhân dân Việt Nam. - Tiến trình bài dạy: Nội dung Thời gian II.Công an nhân dân Việt Nam: 1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân Phương pháp Vật chất 1. Đối với giáo viên: - Phòng học Hoạt động 1: Trên cơ sở nội đảm bảo để học Trường THPT THỦ ĐỨC Tổ bộ môn: TD - GDQP 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan