Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Tỷ lệ sâu răng đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ ...

Tài liệu Tỷ lệ sâu răng đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất của sinh viên y1 đại học y hn 2014 2015

.PDF
79
225
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ------***------ QUÁCH THỊ THU THỦY “Tỷ lệ sâu răng, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất của sinh viên Y1 - Đại học Y Hà Nội năm 2014-2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2009 - 2015 HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để học tập, nghiên cứu và hoàn thành được khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn với: Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học y Hà Nội, các bộ môn cùng các thầy cô giáo đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp em trong quá trình học tập. Tiến Sĩ Trịnh Thị Thái Hà, người cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, tận tình dạy bảo, động viên và truyền thụ cho em những kiến thức chuyên ngành cũng như lòng yêu nghề và phương pháp học tập, nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận đã tận tình đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận. Xin cảm ơn các Y, Bác sỹ tại phòng y tế trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận.Cảm ơn các em sinh viên Y1 đã tự nguyện tham gia nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Sinh viên thực hiện Quách Thị Thu Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi bảo vệ và công nhận bởi hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Quách Thị Thu Thủy DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT RHL Răng hàm lớn Răng 6 Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) ICDAS International Caries Detection and Assessment System (Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế) DD DIAGNOdent SKRM Sức khỏe răng miệng VSRM Vệ sinh răng miệng DIFOTI Digital Fiber Optic Transillumination DMFT Decay Mising Filling Teeth: Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn SMT Chỉ số Sâu Mất Trám SL Số lượng % Tỷ lệ phần trăm MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 3 1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu răng và sinh lý răng ................................. 3 1.1.1. Cấu tạo giải phẫu răng .......................................................................... 3 1.1.2. Thay đổi sinh lý men ngà theo tuổi ........................................................ 4 1.1.3. Đặc điểm giải phẫu răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) ........................ 5 1.1.3.1. Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới........................................................... 5 1.2. Bệnh sâu răng .............................................................................................. 8 1.2.1. Nguyên nhân và hiểu biết về bệnh sâu răng .......................................... 8 1.2.2. Các biện pháp phát hiện sâu răng ....................................................... 11 1.2.3. Phân loại và tiến triển bệnh sâu răng .................................................. 14 1.2.4. Dịch tễ học và thực trạng bệnh sâu răng trên thế giới và Việt Nam ... 16 1.2.5. Nguyên nhân gây sâu và tình trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất .......... 20 1.3. Nhu cầu điều trị ........................................................................................ 21 1.3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 21 1.3.2. Nhu cầu điều trị trên thế giới ............................................................... 22 1.3.3. Nhu cầu điều trị ở Việt Nam ................................................................. 23 1.3.4. Các biện pháp can thiệp, dự phòng sâu răng ...................................... 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 26 1.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ......................................... 26 1.1.1. Địa điểm nghiên cứu. ........................................................................... 26 1.1.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 26 1.1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26 1.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 27 1.2.1. Thiếu kế nghiên cứu ................................................................................ 27 1.2.2. Cỡ mẫu ................................................................................................. 27 1.2.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 27 1.2.4. Các bước tiến hành .............................................................................. 28 1.2.5. Biện pháp vô khuẩn .............................................................................. 29 1.2.6. Các chỉ số dùng trong nghiên cứu ....................................................... 29 1.2.9. Xử lý số liệu .......................................................................................... 33 1.2.10. Khó khăn, hạn chế của đề tài ................................................................ 33 1.2.11. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................... 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .................................................................................... 35 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................... 35 3.2. Tình trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất ..................................................... 36 3.3. Đặc điểm lâm sàng răng hàm lớn thứ nhất và nhu cầu điều trị ............. 39 3.3.1. Đặc điểm lâm sàng răng hàm lớn thứ nhất ............................................ 39 3.3.2. Nhu cầu điều trị răng hàm lớn thứ nhất trên lâm sàng .......................... 43 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 46 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................... 46 4.2. Tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng sâu răng hàm lớn thứ nhất.......................... 47 4.3. Đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên răng hàm lớn thứ nhất theo đặc điểm lâm sàng ...................................................................................... 50 4.3.1. Đặc điểm lâm sàng răng hàm lớn thứ nhất ............................................ 50 4.3.2. Nhu cầu điều trị trên răng hàm lớn thứ nhất theo đặc điểm lâm sàng .. 53 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. CẤu tẠo giẢi phẪu răng ...................................................................... 3 Hình 1.2. Răng hàm lỚn thỨ nhẤt hàm dưỚi ...................................................... 5 Hình 1.3. Răng hàm lỚn thỨ nhẤt hàm trên ........................................................ 7 Hình 1.4. Sơ đỒ Keys ........................................................................................... 9 Hình 1.5. Sơ đỒ White ........................................................................................ 10 Hình 1.6. Sơ đỒ tóm tẮt cơ chẾ sâu răng .......................................................... 11 Hình 1.7. Thăm khám bẰng thám trâm .............................................................. 12 Hình 1.8. Khám và đo bẰng laser huỲnh quang ................................................ 13 Hình 1.9. Sơ đỒ tẢng băng pitts ......................................................................... 16 Hình 1.10: TỔn thương sâu men Ở rãnh mẶt nhai ............................................. 24 Hình 1.11. Trám bít hỐ rãnh phòng sâu răng ...................................................... 25 Hình 1.12. TỔn thương sâu ngà ........................................................................... 25 Hình 2.1. DỤng cỤ khám .................................................................................... 28 DANH MỤC BẢNG BẢng 1.1. Phân chia mỨc đỘ sâu răng theo chỈ sỐ smt cỦa who ..................... 18 BẢng 1.2. ChỈ sỐ smt cỦa mỘt sỐ nưỚc phát triỂn trên thẾ giỚi .................... 18 BẢng 1.3. ChỈ sỐ smt Ở mỘt sỐ nưỚc đang phát triỂn ..................................... 19 BẢng 1.4. Tình trẠng sâu răng trẺ em toàn quỐc năm 1990-2001 .................... 19 BẢng 1.5. MỤc tiêu toàn cẦu dỰ phòng sâu răng trẺ em năm 2010 ................ 22 BẢng 2.1. ChỈ sỐ sâu răng theo lâm sàng .......................................................... 29 BẢng 2.2. ChỈ sỐ nhu cẦu điỀu trỊ theo chỈ sỐ lâm sàng ................................. 32 BẢng 2.3. Phân loẠi tỶ lỆ sâu răng theo who ..................................................... 32 BẢng 3.1. TỶ lỆ sinh viên đưỢc nghiên cỨu theo giỚi ..................................... 35 BẢng 3.2. TỶ lỆ sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo tuỔi..................................... 38 BẢng 3.3. Phân nhóm vỊ trí sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt ................................... 38 BẢng 3.4. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt bỊ sâu ......................... 39 BẢng 3.5. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo giỚi .................... 40 BẢng 3.6. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo tuỔi .................... 41 BẢng 3.7. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt hàm trên, hàm dưỚi ... 42 BẢng 3.8. Nhu cẦu điỀu trỊ trên răng hàm lỚn thỨ nhẤt.................................. 43 BẢng 3.9. Nhu cẦu điỀu trỊ theo giỚi ................................................................ 44 BẢng 3.10. Nhu cẦu điỀu trỊ theo vỊ trí hàm trên, hàm dưỚi ............................ 45 DANH MỤC BIỂU BiỂu đỒ 3.1. TỶ lỆ sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt trên đỐi tưỢng nghiên cỨu... 36 BiỂu đỒ 3.2. TỶ lỆ sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo giỚi ................................ 37 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì đời sống không ngừng được nâng cao và con người cũng chú ý hơn về vấn đề chăm sóc bản thân. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung và nhu cầu chăm sóc răng miệng nói riêng là nhu cầu thiết yếu của mọi người, ngày càng được quan tâm và chú trọng. Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong cộng đồng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Không những thế chi phí cho việc khám và điều trị là rất lớn. Sâu răng còn gây ra các biến chứng viêm tủy răng, cuống răng, nặng nề hơn còn dẫn đến vỡ, mất răng….ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của người bệnh. Năm 2012, WHO báo cáo có 60%–90% học sinh bị sâu răng [1]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Văn Trường và Cộng sự (2000) tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 56,6%; chỉ số sâu, mất, trám là 1,87; ở lứa tuổi 1517 là 68,6%; chỉ số sâu, mất, trám là 2,16 [2]. Để giải quyết tình trạng trạng này nhiều năm qua ngành răng hàm mặt đã thực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mà trọng tâm là công tác Nha Học Đường. Ở những nơi triển khai tốt công tác này đã mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên chương trình Nha Học Đường chủ yếu được triển khai tại cấp 1 và cấp 2 còn ở cấp 3 những hiểu biết về chăm sóc răng miệng phần nhiều là được kế thừa lại ở các cấp học trước. Răng hàm lớn thứ nhất (răng 6) đóng góp vai trò quan trọng trong ăn nhai, duy trì kích thước dọc khớp cắn, đảm bảo sự liên tục của cung răng, duy trì vị trí cân bằng của môi và má. Răng hàm lớn thứ nhất mọc lúc khoảng 6 tuổi nên còn gọi là “răng 6 tuổi”. Đây là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trong miệng, đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn bộ răng hỗn hợp, với sự có mặt đồng thời của cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên cung răng. Đặc điểm là sâu 2 răng xảy ra rất sớm, và diễn biến liên tục suốt cuộc đời của răng vĩnh viễn, đặc biệt nếu không được vệ sinh răng miệng tốt. Sinh viên Y1 vừa tốt nghiệp từ môi trường Phổ thông trung học và 17-18 tuổi là lứa tuổi đã hoàn thành việc thay bộ răng sữa bằng các răng vĩnh viễn, có thể kĩ năng thực hiện các phương pháp vệ sinh răng miệng rất thành thạo. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn các em có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, thay đổi hoormon và những thói quen ăn uống không tốt làm gia tăng nguy cơ sâu răng. Vì thế sâu răng hàm lớn thứ nhất và các biến chứng của sâu trên răng hàm lớn thứ nhất càng chiếm tỷ lệ cao. Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ sâu răng, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất của sinh viên Y1 - Đại học Y Hà Nội năm 2014-2015” Với mục tiêu: 1. Nhận xét tỷ lệ sâu răng hàm lớn thứ nhất ở sinh viên Y1 tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2014-2015. 2. Bước đầu đánh giá đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu về nhu cầu điều trị các tổn thương do sâu răng hàm lớn thứ nhất trên nhóm sinh viên Y1. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu răng và sinh lý răng 1.1.1. Cấu tạo giải phẫu răng Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu răng [3] Mỗi răng gồm phần thân răng và chân răng. Giữa thân răng và chân răng là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu). Thân răng bao bọc bởi men, chân răng được xê măng bao phủ. Một răng bao gồm cả thành phần men răng, ngà răng, tủy răng và xương răng cấu tạo nên. Men răng có nguồn gốc ngoại bì, là tổ chức cứng nhất cơ thể, có tỷ lệ muối vô cơ chiếm 96% nhiều hơn so với ngà răng và xương răng, chất hữu cơ chiếm 1,7%, muối chiếm 2,3%. Men răng dày mỏng tùy vị trí, dày nhất là 4 núm răng 1,5mm và mỏng nhất vùng cổ răng. Hình dáng và bề dày men được xác định từ trước khi sinh ra. Ngà răng đuợc bao phủ phía ngoài bởi men răng và xương răng, ngà là tổ chức ít rắn hơn và chun giãn hơn, không giòn và dễ vỡ như men. Ngà chiếm 70% là Hydroxy apatit, nước và chất hữu cơ chiếm 30% chủ yếu là Collagene. Ngà gồm có ngà tiên phát và ngà thứ phát. Tủy răng là một tổ chức liên kết nằm trong hộp cứng ngà thân răng, ngà chân răng và được thông với bên ngoài bởi lỗ cuống răng. Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng cụ thể là duy trì sự sống của nguyên bào ngà, tạo ngà thứ phát và nhận cảm giác của răng. Tủy răng có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh. Cement răng là tổ chức canxi hóa bao phủ vùng ngà chân răng bắt đầu từ cổ răng đến chóp chân răng. 1.1.2. Thay đổi sinh lý men ngà theo tuổi Sau khi mọc, cả răng sữa và răng vĩnh viễn đều chịu một loạt những thay đổi ảnh hưởng đến mô cứng và tủy. Theo tuổi, men răng mất nước và hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đường nứt men sau khi mọc cũng nhiều hơn, có thể do những thay đổi nhiệt độ đột ngột nhưng những đường nứt có sẵn chiếm khoảng 60% răng vĩnh viễn của trẻ vị thành niên. Những thay đổi sinh lý của ngà theo tuổi đi cùng quá trình thoái hóa tủy răng. Răng người trẻ có buồng tủy rộng, sừng tủy nhô cao về phía mặt nhai và ống tủy rộng nên sâu răng tiến triển nhanh chóng đến tủy răng [4]. 5 1.1.3. Đặc điểm giải phẫu răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) 1.1.3.1. Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới Mặt ngoài Mặt trong Mặt nhai Phía gần Phía xa Hình 1.2. Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới [5] - Thời gian mọc trung bình: 6 - 7 tuổi - Thời gian đóng cuống: 9 - 10 tuổi - Chiều dài trung bình: 21,0 mm  Mặt ngoài: Kích thước gần xa lớn hơn chiều cao thân răng. Răng thường có 5 múi: 3 múi ngoài và 2 múi trong. 1/5 các trường hợp không có múi xa. Khi có 5 múi, chiều cao các múi giảm dần theo thứ tự: múi gần-trong, xa-trong, gần-ngoài, xa-ngoài và múi xa. Mặt ngoài có 2 rãnh: rãnh gần-ngoài và rãnh xa-ngoài. 6 Răng có 2 chân răng, chân gần thường dài hơn chân xa. Chiều dài chân răng gần gấp đôi chiều dài thân răng [6].  Phía trong Thân răng hẹp hơn khi nhìn từ phía trong do thân răng thuôn dần từ ngoài vào trong. Đường cổ răng ở mặt trong tuơng đối thẳng nhưng có thể lõm sâu ở vị trí giữa hai chân răng trên vùng chẽ giống như mặt ngoài. Chân răng: Đỉnh múi và đuờng cổ răng ở mặt trong cùng ở mức cao hơn mặt ngoài khoảng 1mm, do đó chiều dài chân răng ở mặt trong dài hơn so với mặt ngoài [6].  Phía bên Đường viền mặt ngoài lồi nhất ở phần ba cổ. Do các múi xa thấp hơn các múi gần nên phần lớn mặt nhai và tất cả các đỉnh múi đều được nhìn từ phía bên. Nhìn từ phía gần chân gần rộng theo chiều trong ngoài và chóp chân răng tù rộng. Nhìn từ phía xa có thể nhìn thấy một phần chân gần ở phía sau chân xa do chân xa ít rộng theo chiều gần xa [6].  Mặt nhai Hầu hết các răng có 5 múi (3 múi ngoài, 2 múi trong). Múi gần ngoài và gần trong lớn hơn hai múi xa ngoài và xa trong, múi nhỏ nhất là múi xa. Có 3 hố trên cả răng: Hố trung tâm lớn nhất, hố tam giác gần nhỏ hơn (nằm ngay trong gờ bên gần) và hố tam giác xa nhỏ nhất (nằm ngay trong gờ bên xa). Có 3 rãnh: rãnh trung tâm, rãnh trong và rãnh gần ngoài. Ngoài các rãnh chính trên mặt nhai còn có các rãnh phụ tạo ra các đượng thoát thức ăn khi nhai [6].  Ống tủy 7 Buồng tủy có hai sừng, sừng gần ngoài lớn hơn sừng xa ngoài. Hai ống tủy rất hẹp và có dạng gọng kìm của chân răng (thiết đồ gần xa). Có hai ống tủy trong chân gần (thiết đồ ngoài trong). Buồng tủy gần như có hình chữ nhật, cạnh gần và xa bằng nhau (thiết đồ ngang). 1.1.3.2. Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên  Thời gian mọc trung bình: 6-7 tuổi  Thời gian đóng cuống: 9-10 tuổi  Chiều dài trung bình: 20,8mm Mặt ngoài Mặt trong Mặt nhai Phía gần Phía xa Hình 1.3. Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên [7]  Mặt ngoài: Hai múi ngoài chiều cao tương đương. Đường cổ răng gồm hai đọan giao nhau tạo một đỉnh nhọn hướng về phía chóp răng tại điểm giữa mặt ngoài. Thấy được 3 chân răng. Thân chung của hai chân ngoài chiếm 1/3 chiều dài chân răng [6].  Phía trong: 8 Hai múi trong có kích thước không bằng nhau. Có hai rãnh: Rãnh trong kết thúc ở khoảng giữa chiều cao thân răng. Răng có núm Carabelli. Đường cổ răng hơi cong lồi về phía chóp (gần như thẳng). Thấy được 3 chân răng. Chân trong rộng ở gần cổ răng, có lõm cạn dọc mặt trong, chóp răng tù và thẳng hàng với đường giữa thân răng [6].  Phía bên Thân răng hình thang, kích thước gần trong tối đa ở vùng cổ của thân răng, múi gần trong cao hơn múi gần ngoài. Đường cổ răng lồi nhẹ về phía nhai. Chân gần ngoài rộng, chân trong hẹp. Thấy được mặt ngoài do phần xa của thân răng thu hẹp. Đường cổ răng gần như thẳng [6].  Mặt nhai Đường viền ngoài có hình bình hành. Có 3 múi: gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành một tam giác cân. Kích thước các múi giảm theo thứ tự: gần trong - gần ngoài - xa ngoài xa trong [6].  Ống tủy Buồng tủy có hai sừng, sừng gần ngoài và sừng xa ngoài. Buồng tủy rất nhỏ so với toàn bộ thân răng, hai ống tủy khá hẹp (thiết đồ gần xa). Hai buồng tủy có chiều cao gần bằng nhau. Ống tủy gần ngoài ngắn hơn ống tủy trong (thiết đồ ngoài trong). Hai ống tủy phân kỳ tạo một góc gần vuông. Ống tủy trong ở vị trí cực trong của buồng tủy (thiết đồ ngang). 1.2. Bệnh sâu răng 1.2.1. Nguyên nhân và hiểu biết về bệnh sâu răng 9 Sâu răng là một quá trình bệnh lý xuất hiện sau khi răng đã mọc, đặc trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu [8]. Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do nhiều nguyên nhân với sự tác động của 3 yếu tố. Vi khuẩn trong miệng (chủ yếu là Streptococcus Mutans) lên men các chất bột và đường còn dính lại răng tạo thành acid, acid này đã phá hủy tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ sâu. Sự phối hợp của các yếu tố này để gây sâu răng được thể hiện bằng sơ đồ Keys: Đường Vi khuẩn Sâu răng Răng Hình 1.4. Sơ đồ Keys [9] Với sơ đồ Keys, người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans do đó, việc dự phòng cũng chú ý quan tâm đến chế độ ăn hạn chế đường và VSRM. Khi áp dụng vào thực tế phòng bệnh sâu răng thấy kết quả đạt được không cao, tỷ lệ sâu răng giảm xuống không đáng kể. Sau năm 1975 người ta đã làm sáng tỏ hơn căn nguyên gây bệnh sâu răng và đưa ra sơ đồ White thay thế một vòng tròn trong sơ đồ Keys. - Chất đường được thay thế bằng chất nền. - Nhấn mạnh vai trò của nước bọt và pH của dòng chảy môi trường 10 xung quanh răng. - Người ta cũng làm sáng tỏ tác dụng của fluor, nó làm cho tổ chức của răng cứng chắc hơn chống được sự phân huỷ của acid tạo thành tổn thương   sâu răng: 2F  Ca10 ( PO4 ) 6 (OH ) 2   Ca10 ( PO4 ) 6 F2  2OH Fluor + Hydroxyapatite -> Fluorapatite có sức đề kháng cao hơn, có khả năng đề kháng sự phá huỷ của H+ -> chống sâu răng. Vi khuẩn Răng SR Chất nền ChÊt nÒn Hình 1.5. Sơ đồ White [10] Ta có thể tóm lược cơ chế sinh bệnh học của sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình tái khoáng và huỷ khoáng. Mỗi quá trình đều có một số yếu tố thúc đẩy, nếu quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ dẫn đến sâu răng: Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng 11 Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng: + Mảng bám vi khuẩn + Chế độ ăn đường nhiều lần + Thiếu nước bọt hay nước Các yếu tố bảo vệ: bọt acid + Nước bọt + Acid từ dạ dày tràn lên + Khả năng kháng acid của men miệng + F- có ở bề mặt men răng + pH< 5 + Trám bít hố rãnh + Độ Ca++, HPO4- quanh răng + pH > 5,5 Hình 1.6. Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng [11] Với sự hiểu biết nhiều hơn về sinh bệnh học quá trình sâu răng nên hơn hai thập kỷ qua loài người đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong dự phòng sâu răng. 1.2.2. Các biện pháp phát hiện sâu răng Phát hiện sâu răng đầu tiên được thực hiện bởi quan sát, dựa trên nguyên tắc thăm khám bằng mắt thường trên lâm sàng và Xquang. Các phương pháp phát hiện sâu răng cần có khả năng phát hiện tổn thương ở giai đoạn sớm để tránh được điều trị bằng phục hình. Sự phát triển của các phương pháp phát hiện sâu răng không xâm lấn như laser huỳnh quang (DD), định lượng huỳnh quang (QLF), ánh sáng xuyên sợi (FOTI và DIFOTI) có thể hỗ trợ cho phương pháp thông thường để phát hiện sâu răng [12].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng