Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tu dưỡng tính đảng cộng sản của đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã ở vùng đông bắc b...

Tài liệu Tu dưỡng tính đảng cộng sản của đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã ở vùng đông bắc bộ giai đoạn hiện nay

.PDF
203
145
87

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỨA KHÁNH VY TU D¦ìNG TÝNH §¶NG CéNG S¶N CñA C¸N Bé CHñ CHèT C¸C X· ë VïNG §¤NG B¾C Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỨA KHÁNH VY TU D¦ìNG TÝNH §¶NG CéNG S¶N CñA C¸N Bé CHñ CHèT C¸C X· ë VïNG §¤NG B¾C Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 31 23 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS ĐỖ NGỌC NINH 2. PGS, TS LÊ KIM VIỆT HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình luận án này là của riêng tôi. Các tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực; những kết luận khoa học chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Hứa Khánh Vy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 Chương 1: TU DƯỠNG TÍNH ĐẢNG CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC Xà Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 26 1.1. Các xã và cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ hiện nay 26 1.2. Tính đảng cộng sản và tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã vùng Đông Bắc bộ - khái niệm, nội dung, vai trò và đặc trưng 46 Chương 2: TÍNH ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ TU DƯỠNG TÍNH ĐẢNG CỘNG SẢN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC Xà Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 66 2.1. Thực trạng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ 66 2.2. Tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 83 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG TU DƯỠNG TÍNH ĐẢNG CỘNG SẢN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC Xà Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2025 111 3.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ đến năm 2025 111 3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ đến năm 2025 KẾT LUẬN 124 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ chủ chốt CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐBB : Đông Bắc bộ ĐTNCS : Đoàn Thanh niên cộng sản HCCB : Hội Cựu chiến binh HĐND : Hội đồng nhân dân HLHPN : Hội Liên hiệp phụ nữ HND : Hội Nông dân HTCT : Hệ thống chính trị MTTQ : Mặt trận Tổ quốc TĐCS : Tính đảng cộng sản UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của dân tộc. Điều này, được thể hiện đa dạng, phong phú trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta và trong hoạt động thực tiễn của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Trong đó, tính đảng cộng sản (TĐCS) của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt (CBCC) các ngành, các cấp là một trong những thể hiện quan trọng hàng đầu. TĐCS của cán bộ, đảng viên nói chung, của CBCC các xã nói riêng luôn vận động, phát triển theo yêu cầu của nhiệm vụ trong các giai đoạn của cách mạng. Thực tiễn đã chứng minh rằng, Đảng chỉ có thể lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, khi đội ngũ CBCC các xã - một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ của Đảng - có TĐCS cao. Để đạt được điều này, cần đặc biệt coi trọng việc tu dưỡng TĐCS của cán bộ, đảng viên nói chung và của CBCC các xã nói riêng. Đây là vấn đề rất cần được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Đảng Cộng sản, nhưng chưa có công trình nào đề cập làm rõ khái niệm, nội hàm TĐCS, chưa chỉ ra được yếu tố tác động, thực trạng, nguyên nhân và phương hướng, giải pháp cần tu dưỡng tính đảng. Đây là vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ trong lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng trong khi thực tế cuộc sống của đồng bào vùng Đông Bắc Bộ (ĐBB) đang gặp phải không ít khó khăn, phức tạp. Điều đó đòi hỏi CBCC các xã vùng này phải rèn luyện thường xuyên, tu dưỡng TĐCS xứng đáng với sự tin tưởng mà nhân dân giao cho, là đầy tớ trung thành của nhân dân, nền móng vững chắc của Đảng ở cơ sở, cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Ngày nay, công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng đang gặp khó khăn, thách thức với nhiều vấn đề cấp bách đó là sự suy thoái về phẩm chất chính trị và suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong cán bộ, đảng viên là nguy cơ đe doạ đến sự tồn vong của Đảng của chế độ. Sự tu dưỡng TĐCS nói chung và của CBCC các xã ở vùng ĐBB nói riêng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. 2 CBCC các xã là người trực tiếp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, của cấp trên, nhất là về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, dân tộc, tôn giáo. Nếu TĐCS của những cán bộ này không được nâng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hiện thực hoá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị, của cấp trên. Thực tiễn cho thấy, ở vùng, địa phương nào nhiều CBCC các xã có TĐCS thấp, suy thoái về TĐCS thì kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ rất thấp, thậm chí đường lối, chủ trương, chính sách đó còn bị vô hiệu hoá. Bởi vậy, nâng cao TĐCS của CBCC các xã trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và cấp bách. Để CBCC các xã có TĐCS đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới phải có các chủ trương của Đảng và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, song quan trọng nhất là việc tự tu dưỡng TĐCS của từng cán bộ. Bởi vì, thực tế cho thấy, mặc dù các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp có quyết tâm, luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để CBCC tu dưỡng TĐCS đạt kết quả, song cán bộ không tự giác tu dưỡng thì kết quả thu được không cao, TĐCS của họ không được phát triển, củng cố, thậm chí còn bị giảm sút và suy thoái. Những năm gần đây, dưới những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ CBCC xã thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng, sa ngã và mất dần TĐCS; vai trò tiên phong, gương mẫu mờ nhạt, tính chiến đấu giảm sút nghiêm trọng; một số cán bộ vô tổ chức, kỷ luật, lợi dụng chức quyền thu vén cá nhân; một bộ phận CBCC các xã suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống... ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thanh danh của Đảng, Nhà nước trong nhân dân. CBCC các xã ở vùng Đông Bắc bộ (ĐBB) cũng không nằm ngoài tình trạng này. Vùng ĐBB gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Đây là những tỉnh có nhiều huyện thuộc vùng núi cao, biên giới, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đối với cả nước. CBCC các xã ở vùng này có vai trò rất to lớn trong việc triển khai thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Để công cuộc đổi mới giành thắng lợi cần coi trọng nâng cao chất lượng CBCC các xã, trong đó, cần luôn quan tâm nâng cao TĐCS của cán bộ. 3 Trong những năm qua, cùng với các chủ trương, giải pháp của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể về nâng cao TĐCS của CBCC các xã ở vùng này, cán bộ đã tích cực tu dưỡng TĐCS. Nhờ đó, TĐCS của họ được nâng lên một bước quan trọng, bước đầu đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương. Tuy nhiên, việc tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã trong vùng chưa đi vào chiều sâu và không đồng đều: một bộ phận không nhỏ cán bộ chưa thường xuyên tu dưỡng TĐCS, nhất là tu dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu, năng lực tổ chức thực tiễn, đạo đức, lối sống. Bởi vậy, trình độ mọi mặt, nhất là trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ còn bất cập và có sự chênh lệch khá lớn giữa cán bộ là người Kinh và người dân tộc thiểu số; không ít cán bộ có biểu hiện giảm sút vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu mờ nhạt; tính chiến đấu giảm sút; năng lực vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước còn rất hạn chế, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thấp, cá biệt có cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, những tiêu cực như: quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống còn tồn tại ở một số CBCC các xã, ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các xã và địa phương. Để công cuộc đổi mới trên địa bàn vùng ĐBB đạt kết quả, cần tập trung tìm giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên, nhằm làm cho TĐCS của CBCC vùng này được nâng cao, củng cố và nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới ở địa phương, trong đó các giải pháp về tu dưỡng TĐCS của CBCC là rất quan trọng. Nghiên cứu, tìm giải pháp tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở ĐBB thực sự là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở vùng ĐBB trong giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp 4 chủ yếu, khả thi tăng cường tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở vùng này trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về TĐCS và tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở vùng ĐBB trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng TĐCS và việc tu dưỡng TĐCS của đội ngũ CBCC các xã ở vùng ĐBB từ năm 2001 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường tu dưỡng TĐCS của đội ngũ CBCC các xã ở vùng ĐBB đến 2025. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở vùng ĐBB trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo sát, nghiên cứu thực trạng TĐCS và việc tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở vùng ĐBB, gồm: 10 chức danh (ở những xã bố trí Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã là Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã): Bí thư Đảng uỷ xã; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản (ĐTNCS) Hồ Chí Minh, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân (HND); Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (HCCB) và trưởng công an, trưởng chỉ huy quân sự xã (xã đội trưởng). Ở những xã Bí thư Đảng uỷ xã đồng thời là Chủ tịch HĐND xã, chỉ có 9 chức danh. Địa bàn nghiên cứu của luận án gồm 13 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bộ: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Thời gian khảo sát thực tiễn từ năm 2001 đến nay. Phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 5 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TĐCS và tu dưỡng TĐCS của cán bộ, đảng viên; luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về lý luận của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng TĐCS và việc tu dưỡng TĐCS của đội ngũ CBCC các xã ở vùng ĐBB từ năm 2001 đến nay, qua điều tra, khảo sát thực tiễn và các báo cáo về công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ của các cấp uỷ đảng ở vùng ĐBB từ năm 2001 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp: điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn; lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp và phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Khái niệm: TĐCS của CBCC các xã ở vùng ĐBB là phẩm chất đặc biệt quan trọng tạo nên giá trị nhân cách của CBCC, thể hiện tập trung bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm: bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng; tiên phong, gương mẫu về mọi mặt; gắn bó mật thiết với nhân dân; tính chiến đấu cao và ý thức kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Đó là cơ sở để CBCC các xã vùng ĐBB không ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bốn kinh nghiệm Một là, thường xuyên quan tâm giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBCC xã ở vùng ĐBB về tu dưỡng TĐCS. Hai là, phát huy tính tích cực, tự giác của CBCC xã ở vùng ĐBB trong tu dưỡng, rèn luyện TĐCS. Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa tu dưỡng TĐCS với đấu tranh khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, những tiêu cực lạc hậu trong CBCC xã ở vùng ĐBB. 6 Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng, trước hết là sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng TĐCS của CBCC xã ở vùng ĐBB. Ba giải pháp Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt xã vùng Đông Bắc bộ về tu dưỡng tính đảng cộng sản Hai là, cụ thể hóa tiêu chuẩn tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt xã vùng Đông Bắc bộ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương Ba là, tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác quy hoạch cán bộ, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã vùng Đông Bắc bộ 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về TĐCS và tu dưỡng TĐCS của CBCC cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho CBCC các xã ở vùng ĐBB trong tu dưỡng TĐCS giai đoạn hiện nay; cho các cấp ủy, tổ chức đảng trong chỉ đạo, định hướng và kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng TĐCS của CBCC cấp xã. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh vùng ĐBB. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết. 7 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TĐCS và tu dưỡng TĐCS của cán bộ, đảng viên trong điều kiện hiện nay là vấn đề mới, rất cần thiết, đã thu hút khá đông đảo các nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn đầu tư nghiên cứu đạt kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học được thể hiện trong các tổng quan đề tài khoa học, sách, luận án, luận văn và các bài đăng trên tạp chí. Sau đây là những công trình khoa học tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án: 1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TRONG NƯỚC 1.1. Đề tài khoa học, sách 1.1.1. Đề tài khoa học - Đề tài khoa học cấp Bộ: "Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay (qua khảo sát ở một số tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta)", Trần Hậu Thành [126]. Đề tài đã đưa ra và phân tích sâu sắc những động lực của đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Đặc biệt, đề tài đã đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nước ta hiện nay. Các giải pháp có giá trị tham khảo để đề xuất giải pháp của luận án, gồm: xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, làm cơ sở để xây dựng quy hoạch, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về các mặt, trong đó có lý luận chính trị; làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, trên cơ sở đó điều tra, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở, phục vụ cho yêu cầu trước mắt và lâu dài. - Đề tài khoa học cấp Bộ: "Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay", Đoàn Minh Huấn [83]. Đề tài đã đưa ra các khái niệm tạo nguồn CBCC; phân tích đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn CBCC cho HTCT cấp xã các tỉnh Tây Bắc nước ta những năm qua; tổng kết được những kinh nghiệm về tạo nguồn cán bộ chủ chốt của HTCT cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc. Đặc biệt, đề tài đã đề xuất những giải pháp đẩy 8 mạnh công tác tạo nguồn cán bộ HTCT cơ sở các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới. Những kinh nghiệm và giải pháp này rất bổ ích về tạo nguồn CBCC cấp xã ở vùng ĐBB đáp ứng yêu cầu về TĐCS của họ. - Đề tài cấp Bộ: "Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - thực trạng và giải pháp", Trần Thị Hương [87]. Đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề: cơ sở lý luận của công tác tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn; thực trạng việc tạo nguồn cán bộ; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Những vấn đề luận án có thể tham khảo, kế thừa để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án: một số đặc điểm chính tác động đến công tác tạo nguồn cán bộ cơ sở; một số quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, cán bộ và công tác cán bộ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; một số hạn chế của đội ngũ cán bộ cơ sở ở các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Những giải pháp cần chú ý: xác định đúng nguồn để đưa vào quy hoạch cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ cơ sở; thực hiện quy chế đánh giá cán bộ trong quy hoạch định kỳ hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu; tăng cường công tác đào tạo cán bộ theo kế hoạch của các địa phương; phân công, bổ nhiệm cán bộ đúng năng lực, sở trường; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng cấp trên cơ sở trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. 1.1.2. Sách - Chu Huy Mân: Nâng cao phẩm chất cộng sản của người đảng viên [96]. Tác giả đã phân tích và làm rõ một số vấn đề về nâng cao phẩm chất cộng sản, tính chiến đấu trong sinh hoạt chính trị của đảng viên thời kỳ mới, như: Có bản lĩnh đấu tranh và đánh thắng giặc trong lòng, đấu tranh giữa hai con người trong một con người, giáo dục đảng viên có bản lĩnh, dám nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ kẻ thù, chỉ đích danh loại kẻ thù không gươm, không súng nhưng nguy hiểm không kém các loại kẻ thù khác, là đồng minh của các loại kẻ thù khác. Theo tác giả, người cách mạng phải có niềm tin vào Đảng, đó là cơ sở để tạo sức mạnh chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Cán 9 bộ, đảng viên không có niềm tin rất dễ sa ngã, hủ hóa, xa rời Đảng, xa rời con đường cách mạng. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh chính những suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận đảng viên, cán bộ do thiếu niềm tin vào Đảng, từ đó làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng. Đây là công trình có giá trị tham khảo tốt đối với luận án. - Thang Văn Phúc, Chu Văn Thành, Hà Quang Ngọc: Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh [116]. Cuốn sách đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả nghiên cứu về phẩm chất, tư cách đạo đức của người cán bộ, công chức, chỉ ra những nguy cơ và căn bệnh cần tránh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh... Đáng chú ý hơn trong cuốn sách này là bài viết của Trần Xuân Sầm về "phòng ngừa và chữa trị các bệnh nguy hiểm đối với người cán bộ, đảng viên" có giá trị tham khảo tốt đối với luận án. Tác giả chỉ rõ nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm như tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi và có địa phương này là chủ nghĩa cá nhân... là cán bộ, đảng viên còn quan tâm quá mức đến danh vọng, xem nhẹ việc cống hiến cho xã hội. Đồng thời, chỉ rõ, để chữa trị các bệnh này, trước hết cần tăng cường và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, rèn luyện, lấy chất lượng hiệu quả công việc làm thước đo giá trị của mỗi con người; phải nâng cao trình độ mọi mặt để cán bộ, đảng viên nhận thức được giá trị cao hay thấp ở mỗi con người là ở chất lượng công việc, không phải ở chức vụ cao hay thấp. - Trần Xuân Sầm: Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới [123]. Cuốn sách gồm 4 phần. Phần 1, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị (HTCT). Phần 2 là thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong HTCT. Phần 3 cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của HTCT trong thời kỳ đổi mới. Phần 4, phương hướng, giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ của HTCT trong thời kỳ đổi mới. Trong đó các phần nói về cán bộ cơ sở có giá trị tham khảo đối với luận án. 10 - Lô Quốc Toản: Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay [131]. Cuốn sách gồm ba chương, trong chương I, tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số. Trong chương II, tác giả đi sâu phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn, gồm 15 tỉnh (có các tỉnh vùng cao), có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng cư trú, là vùng mà sự phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn so với cả nước. Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số ở đây phát triển không đều, nhiều địa phương thiếu cán bộ đến mức trầm trọng. Từ đó, tác giả khẳng định: nghiên cứu thực trạng nhằm tìm ra giải pháp phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện khu vực, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương hiện nay là rất cần thiết. Chương III, tác giả đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần từng bước xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Đây là những nội dung có giá trị để đề xuất các giải pháp của luận án - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [135]. Cuốn sách đã phân tích, luận giải những căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ đó, đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, cuốn sách đưa ra khái niệm cán bộ; yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ và việc hiện thực hóa chất lượng ấy, trong điều kiện CNH, HĐH đất nước; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay, chỉ ra các nguyên 11 nhân; đề xuất và luận giải các giải pháp khả thi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, gồm: nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; cải cách tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của HTCT. Đây là những giải pháp có giá trị tham khảo tốt để đề xuất các giải pháp của luận án. - Đào Duy Quát, Vũ Khiêu, Tô Hoài: Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên hiện nay: thực trạng và giải pháp [118]. Cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận chung về đạo đức, lối sống; thực trạng đạo đức, lối sống; công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; nêu lên phương hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Những giải pháp của cuốn sách rất bổ ích để luận án đề xuất giải pháp về tu dưỡng đạo đức, lối sống của CBCC cấp xã ở vùng ĐBB hiện nay. - Nguyễn Viết Thông: Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [130]. Tác giả nêu hệ thống lý luận về đạo đức xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khái quát truyền thống, những chuẩn mực đạo đức của dân tộc, chỉ ra nguyên nhân, phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. - Nguyễn Thế Kiệt, Hoàng Chí Bảo: Đạo đức người lãnh đạo chính trị hiện nay: Thực trạng và giải pháp [90]. Các tác giả đã phân tích vai trò, nội dung, yêu cầu về đạo đức của cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay; đưa ra phương hướng nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam. Hai cuốn sách trên gợi mở cho tấc giả luận án về đề xuất giải pháp về tu dưỡng đạo đức của CBCC cấp xã vùng ĐBB hiện nay. 12 - Trần Đình Hoan: Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [79]. Cuốn sách gồm: Chương I. Những vấn đề lý luận về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Các tác giả đã phân tích cơ sở phương pháp luận và nhiều yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước về công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở nước ta; làm sáng tỏ cơ sở khoa học của công tác đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chương II. Quá trình thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong lịch sử Đảng ta và thực trạng việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ hiện nay. Trong chương này, nhóm tác giả đã phân tích phong trào vô sản hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đây là những căn cứ có giá trị để luận án luận giải về tu dưỡng TĐCS của CBCC cấp xã vùng ĐBB trong thực tiễn. Một điều có giá trị đối với luận án là trong chương III, các tác giả đã đề xuất 7 giải pháp chung nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ hiện nay và nhấn mạnh, để đánh giá đúng cán bộ, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền phải thật sự "có tầm, có tâm". - Đỗ Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Giang: Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [112]. Các tác giả đã nêu và phân tích những vấn đề chủ yếu về bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản nói chung và của Đảng ta nói riêng. Trong đó, làm rõ quan niệm, vai trò và tiêu chí đánh giá bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta. Từ việc phân tích thực trạng bản chất giai cấp công nhân của Đảng và hoạt động tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng từ năm 1986 đến nay, bối cảnh trong nước và quốc tế, các tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có nhóm giải pháp về tiêu chuẩn đảng viên, gồm: có bản lĩnh chính trị, hiểu rõ và tin tưởng vào mục đích, đường lối cách mạng của Đảng; phải biết xử lý đúng mối quan hệ lợi ích cá nhân và xã hội, đặt lợi ích cá nhân trong quan hệ hài hòa với lợi ích tập thể, phấn đấu hết mình vì lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đảng viên phải có lao động; phải có đạo đức, lối sống; phải gắn bó mật thiết với nhân dân; phải tôn trọng, chấp hành đúng 13 nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đây là những kết luận có giá trị để luận án tham khảo, đề xuất yêu cầu về TĐCS của CBCC cấp xã ở vùng ĐBB hiện nay. - Trương Thị Thông, Lê Kim Việt: Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp [129]. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về bệnh quan liêu trong công tác cán bộ; phân tích và chỉ rõ nguồn gốc, bản chất và những tác hại của nó; luận giải có sức thuyết phục những biểu hiện của bệnh quan liêu trong các khâu của công tác cán bộ; phân tích những biểu hiện của bệnh quan liêu ở chủ thể công tác cán bộ; khẳng định bệnh quan liêu do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu thuộc về chủ thể công tác cán bộ, các tác giả đề xuất quan điểm, phương hướng và những giải pháp có giá trị, khả thi nhằm phòng, chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay. Những đóng góp này là căn cứ quan trọng để luận án đề xuất giải pháp cho chủ thể công tác cán bộ đối với CBCC cấp xã ở vùng ĐBB hiện nay. - Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt: Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay [122]. Các tác giả đề cập đến những căn cứ để xác định hình mẫu, tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vai trò, hình mẫu và tiêu chuẩn của người cộng sản, cuốn sách cũng chỉ ra những vấn đề mới của thời đại và kinh nghiệm của nước ngoài trong việc giải quyết các vấn đề này. Khái quát thực trạng đội ngũ đảng viên trong thời kỳ 1930 đến 1985 và từ năm 1986 đến năm 2013. Từ đó, tác giả chỉ ra tư cách và tiêu chuẩn của người cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới và đề xuất phương hướng, biện pháp chung và biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong thời kỳ mới. Các biện pháp chung: một là, từng đảng viên phải sống và làm việc xứng đáng với tư cách người cộng sản trong thời kỳ mới; hai là, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo phương châm: chặt chẽ "đầu vào" chính xác "đầu ra", nâng cao chất lượng đảng viên hiện tại; ba là, gắn nâng cao chất lượng đảng viên với xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng ở cơ sở, ở từng cấp; bốn là, tất cả đảng viên đều phải được giao nhiệm vụ cụ thể; năm là, mở rộng dân chủ, thực 14 hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng nghiêm túc, đúng nguyên tắc và phương pháp. Những biện pháp cụ thể gồm: một là, đảm bảo cho đường lối của đảng luôn đúng đắn, điều kiện cơ bản, quyết định; hai là, đánh giá, phân loại xây dựng kế hoạch giáo dục đảng viên; ba là, xây dựng hệ thống quy chế tổ chức, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên; bốn là, tăng cường công tác kiểm tra đảng, bảo đảm sự trong sạch của đội ngũ đảng viên, bảo vệ nội bộ Đảng, nâng cao uy tín của Đảng; năm là, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác bồi dưỡng kiến thức cho đảng viên; sáu là, thực hiện tốt công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên trong thực tiễn, qua thực tiễn mà mỗi đảng viên tự hoàn thiện thêm nhân cách người cộng sản. Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp nhất và có giá trị tham khảo tốt để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án. 1.1.3. Luận án tiến sĩ - Đỗ Ngọc Ninh: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay [111]. Tác giả đã đánh giá thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng. Đặc biệt, tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, đáng chú ý là giải pháp về tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tính tiên phong, gương mẫu, phẩm chất đạo đức, lối sống của CBCC cấp xã vùng này. - Phạm Công Khâm: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay [88]. Những nội dung luận án có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa: vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước trong đời sống xã hội nông thôn của đội ngũ CBCC cấp xã; trong việc xây dựng HTCT xã vững mạnh, phát động và duy trì phong trào cách mạng của quần chúng ở nông thôn. Những giải pháp của công trình khoa học này, có giá trị đối với luận án, gồm: làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tính kế thừa liên tục trong xây dựng đội ngũ cán bộ; có chính sách và chế độ đãi ngộ phù hợp với đặc điểm của cán bộ xã để tạo ra động lực và thu hút cán bộ về cơ sở công tác. Đây là vấn đề còn nhiều vướng mắc của các cấp ủy ở vùng ĐBB về công tác cán bộ xã. 15 - Mai Xuân Hợi: Vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [82]. Tác giả nhận định: để giải quyết hợp lý vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện hiện nay ở nước ta cần tập trung giải quyết tốt hai vấn đề cơ bản: một là, quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, sự biến đổi của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam hiện nay; hai là, tầm quan trọng, yêu cầu đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích thực trạng đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý dưới tác động của điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và những vấn đề đang đặt ra về đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần giải quyết. Các giải pháp của công trình khoa học này có ý nghĩa phương pháp luận để đề xuất giải pháp của luận án, gồm: đổi mới quá trình thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng thành pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ những sơ hở trong quản lý kinh tế và quản lý nhà nước; tăng cường pháp chế XHCN, chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, ngăn ngừa sự thoái hóa, biến chất về đạo đức của cán bộ; đổi mới công tác giáo dục đạo đức, nâng cao tính tự giác, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo quản lý; đẩy mạnh thực hiện dân chủ hóa trong Đảng, Nhà nước và trong xã hội. - Đinh Ngọc Giang: Chuẩn hóa chủ tịch ủy ban nhân dân xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay [75]. Những giải pháp của công trình khoa học này rất bổ ích đối với việc đề xuất giải pháp của luận án để CBCC cấp xã ở ĐBB đạt chuẩn, tạo thuận lợi cho họ tu dưỡng TĐCS đạt kết quả. - Nguyễn Văn Hào: Tính tiên phong của đảng viên nông thôn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay [76]. Công trình khoa học này có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến luận án, gồm: vai trò và những yếu tố tạo nên tính tiên phong của đảng viên các tỉnh Tây Nguyên - một nội dung rất quan trọng của TĐCS của đảng viên, cán bộ; những kinh nghiệm nâng cao tính tiền phong của đảng viên nông thôn vùng này; những giải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan