Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tri thức của đồng bào dân tộc thiểu số về y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏ...

Tài liệu Tri thức của đồng bào dân tộc thiểu số về y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

.PDF
164
19
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUỆ TRI THỨC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (Qua khảo sát dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên, Dao ở Lào Cai và Mường ở Hòa Bình) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------NGUYỄN THỊ HUỆ TRI THỨC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (Qua khảo sát dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên, Dao ở Lào Cai và Mường ở Hòa Bình) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Tô Duy Hợp Hà Nội – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 8 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................ 18 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 19 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................. 20 6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu................................................................ 20 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 21 8. Khung phân tích .......................................................................................... 24 9. Bố cục của luận văn .................................................................................... 27 NỘI DUNG..................................................................................................... 29 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............ 29 1.1. Sơ lược về địa bàn và dân tộc được khảo sát .......................................... 29 1.2. Một số khái niệm công cụ ........................................................................ 37 1.3. Lý thuyết áp dụng.................................................................................... 43 1.4. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe và y học cổ truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số ........................ 52 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 56 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRI THỨC Y HỌC CỔ TRUYỀN........... 57 TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ................................... 57 2.1. Hiểu biết của người dân về YHCT và thực trạng bệnh tật ....................... 57 2.2. Tri thức YHCT trong chẩn đoán bệnh và chữa bệnh ............................... 70 2.3. Truyền nghề và các nghi lễ liên quan đến chăm sóc sức khỏe ................ 75 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 83 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CƠ BẢN BẢO TỒN, PHÁT HUY TRI THỨC YHCT TRONG CSSK CỘNG ĐỒNG ........................................................ 86 3.1. Một số quan điểm định hướng ................................................................. 86 3.2. Một số giải pháp cơ bản ........................................................................... 98 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 109 1. Kết luận ..................................................................................................... 109 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................111 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.1. Hiểu biết của các dân tộc về giá trị của YHCT ........................... 58 Bảng 2.1.2. Hiểu biết của các dân tộc về số lượng cây thuốc chữa bệnh ....... 61 Bảng 2.1.3. Nguồn cung cấp thông tin về cây thuốc cho người dân .............. 62 Bảng 2.1.4. Thực trạng mắc bệnh của các dân tộc trong năm vừa qua .......... 64 Bảng 2.1.5. Phương pháp điều trị bệnh của người Thái, Dao, Mường ........... 65 Bảng 2.1.6.Thời điểm dùng cây thuốc khi ốm đau trong năm qua ................. 67 Bảng 2.1.7. Nguồn cung cấp cây thuốc để chữa bệnh .................................... 67 Bảng 2.3.3.1. Các phương pháp lưu truyền cây thuốc, bài thuốc ................... 80 Bảng 2.3.3.2. Khó khăn, cản trở cho việc lưu truyền cây thuốc, bài thuốc ... 82 Bảng 3.1.1.1. Tổng số cơ sở hành nghề YDCT tư nhân từ năm 2003-2010... 88 Bảng 3.1.3.1. Số giường tại bệnh viện và PKĐKKV ở 3 tỉnh nghiên cứu ..... 91 Bảng 3.1.3.2. Số bệnh nhân khám chữa bệnh YHCT tại 3 tỉnh nghiên cứu ... 92 Bảng 3.1.3.3. Số bệnh nhân điều trị nội trú YHCT tại 3 tỉnh nghiên cứu ...... 93 Bảng 3.1.3.4. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú YHCT tại 3 tỉnh nghiên cứu... 93 Bảng 3.1.3.5. Tình hình sử dụng dược liệu và thuốc thành phẩm YHCT ...... 94 Bảng 3.1.3.6. Tổ chức mạng lưới YHCT tuyến xã ở 3 tỉnh nghiên cứu ......... 95 Bảng 3.1.3.7. Số người hành nghề YDCT tư nhân tại địa phương ................. 96 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tri thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người góp phần làm nên bản sắc tộc người. Nó có thể coi là tài sản của mỗi tộc người trong lịch sử phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng không chỉ là vấn đề mang tính thời sự mà còn có ý nghĩa chiến lược phát triển trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tri thức của đồng bào DTTS về y học cổ truyền (YHCT) trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng không chỉ đơn thuần là những tri thức về việc sử dụng cây cỏ để làm thức ăn nước uống hàng ngày mà nó còn là quan niệm của người dân địa phương trong việc sử dụng cây cỏ, nguồn dược liệu làm thuốc phòng bệnh và chữa bệnh. Hai yếu tố này tạo thành bản sắc văn hóa tộc người của mỗi cộng đồng dân tộc. Việt Nam có một nền YHCT lâu đời và được đánh giá là có tiềm năng to lớn. Cội nguồn của nền YHCT Việt Nam là những kinh nghiệm dân gian hình thành do kết quả đấu tranh sinh tồn giữa con người với những tác nhân gây bệnh, được lưu truyền và liên tục được bổ sung bởi kinh nghiệm của các thế hệ, để ngày một hoàn thiện và khoa học hơn, góp phần đáng kể trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên từ những năm 1990, sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những cải thiện lớn mà cơ chế này mang lại cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đã xuất hiện nhiều khó khăn do không thích ứng được với cơ chế mới, trong đó YHCT đã bị thu hẹp đáng kể. Để thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về YHCT, đồng thời để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Y tế tiếp tục khẳng định đường lối phát triển YHCT trong chăm sóc sức khoẻ là: "Phát triển sử dụng thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc của YHCT tại cộng đồng vẫn là mục tiêu chiến lược của ngành Y tế trong những thập kỷ tới để bảo đảm sức khoẻ cho nhân dân"1. Gần đây Đảng, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng để đẩy mạnh công tác YHCT trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đó là: Ngày 3/11/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chính sách Quốc gia về YDHCT đến năm 2010; Ngày 23/02/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Chỉ thị số 05/2007/CT-BYT ngày 9/11/2007 của Bộ Y tế về tăng cường công tác y dược học cổ truyền; Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban bí thư TW Đảng về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông Y Việt Nam trong tình hình mới; Hướng dẫn số 48-HD/BTGTW ngày 12/8/2008 của Ban Tuyên giáo TW về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban bí thư TW Đảng; Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển nền y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020. Trên thực tế, việc triển khai những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành y tế về phát triển YHCT vẫn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là ở khu vực miền núi vùng đồng bào dân tộc. Việc củng cố và phát triển 1 Chỉ thị 03/BYT-CT ngày 01/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế các biện pháp phòng và chữa bệnh bằng sử dụng các phương pháp YHCT ở khu vực miền núi vùng đồng bào dân tộc có ý nghĩa to lớn không chỉ ở chỗ nó góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở, mà còn tận dụng được các cây thuốc thảo dược quý trong không gian cư trú và sản xuất giúp giảm bớt chi phí khám chữa bệnh cho những người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi để người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Việc phát triển YHCT góp phần huy động sự đóng góp của một lực lượng đông đảo những người hành nghề YHCT, tăng tính công bằng, hiệu quả, chất lượng và tính bền vững của hệ thống y tế cơ sở. Một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển YHCT ở nước ta hiện nay là tri thức, nhất là ở đồng bào dân tộc thiểu số một mặt còn lưu giữ khá nhiều dưới dạng bất thành văn mặt khác với tâm lý độc quyền cũng là cản trở đáng kể. Nếu không được sưu tầm, lưu giữ dưới dạng văn bản thì các tri thức quý giá đó có nguy cơ bị thất truyền. Do đó, việc nghiên cứu, bảo tồn tri thức về YHCT trong phòng bệnh và chữa bệnh ở đồng bào DTTS vừa cần thiết vừa mang tính thời sự, không chỉ góp phần bảo tồn tri thức văn hóa dân tộc mà còn thúc đẩy sự phối kết hợp giữa y học hiện đại (YHHĐ) và YHCT trong công tác y tế ở nước ta hiện nay. Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học thì những nghiên cứu về xã hội học tộc người (Ethnic Sociology) nói chung và xã hội học về y tế tộc người nói riêng chưa nhiều. Sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này ở nước ta trở nên thiết thực hơn bao giờ hết khi đặt trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bởi lẽ, với 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong công cuộc xây dựng đất nước nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đặc biệt trong xu thế hội nhập với thế giới như hiện nay thì “tài nguyên” con người Việt Nam cần được phát huy hơn nữa trên tất cả các phương diện trí tuệ, phẩm chất chính trị, đủ sức khoẻ nhằm tiến tới thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Song song với việc sử dụng nguồn nhân lực, việc tăng cường bồi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là một việc làm có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng không chỉ là mục tiêu của tổ chức y thế thế giới, mà còn là mục tiêu tổng quát, mục tiêu chiến lược của từng quốc gia và là thước đo của một xã hội văn minh. Đề tài luận văn “Tri thức của đồng bào dân tộc thiểu số về y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” được hình thành khi tác giả công tác và tham gia nghiên cứu đề tài “Những biện pháp bảo tồn và phát triển Y học cổ truyền của một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng thuộc Viện Dân tộc học, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện. Trong luận văn này, học viên nghiên cứu về tri thức của đồng bào DTTS về YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng dưới góc độ xã hội học tộc người nhằm tìm hiểu quan niệm của đồng bào DTTS về bệnh tật, các cách phòng và chữa bệnh bằng YHCT cũng như các nghi lễ trao truyền và bảo tồn các giá trị của tri thức về YHCT. Nó không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn góp phần thực hiện thành công chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân theo chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu tình hình YHCT ở nước ngoài cho thấy một trong các quốc gia tiêu biểu có hệ thống YHCT phát triển cao phải kể tới là Trung Quốc, nơi có nền YHCT lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc tới nền YHCT của nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam, v.v. Ngày nay, vấn đề kết hợp YHCT với YHHĐ là một trong những chủ trương chính sách của Trung Quốc, trong đó các thầy thuốc tây y được đào tạo thêm về YHCT, các thầy lang cổ truyền được đào tạo thêm về YHHĐ, họ được tham gia các chương trình y tế của Nhà nước và được công nhận một cách chính thức. Năm 1995, Trung Quốc đã có 2.522 bệnh viện YHCT với 353.373 nhân viên y tế và 236.060 giường bệnh. Những bệnh viện này đã điều trị 200 triệu bệnh nhân ngoại trú và 3 triệu bệnh nhân nội trú mỗi năm; đồng thời 95% bệnh viện ở Trung Quốc đều có khoa YHCT. Năm 2005, YHCT Trung Quốc đã được hơn 120 quốc gia và khu vực trên thế giới chấp nhận, ví dụ ở Anh có hơn 3.000 bệnh viện thực hành về YHCT Trung Quốc, khoảng 2,5 triệu người Anh đã chi tổng số 90 triệu bảng Anh hàng năm để được điều trị bằng YHCT Trung Quốc; ở Pháp có 2.600 các bệnh viện thực hành về YHCT Trung Quốc với 7.000 đến 9.000 cán bộ châm cứu; ít nhất 40 nước đã mở trường học về châm cứu; trên 50 hợp đồng y học trong đó có hợp tác về YHCT được ký giữa Trung Quốc với các nước khác. YHCT của Trung Quốc nói chung đã giành được vị thế hợp pháp ở nhiều nước như Singapo, Malaisia và Inđônesia, v.v. Tại Trung Quốc, có hơn 3.000 xí nghiệp đang tham gia vào các hoạt động về YHCT. Năm 2004, công nghiệp thuốc cổ truyền Trung Quốc đã thu được 90 tỷ NDT (tương đương 11,1 tỷ USD), tổng giá trị sản lượng chiếm 26% toàn bộ khu vực dược phẩm Trung Quốc2. Nền YHCT của Nhật Bản có lịch sử trên 1.400 năm. Nước này được xem là có tỷ lệ người sử dụng YHCT cao nhất thế giới hiện nay. Thuốc cổ truyền Nhật Bản là sự kết hợp giữa thuốc cổ truyền Trung Quốc và thuốc dân gian Nhật Bản gọi chung là Kampo. Tính từ năm 1974 đến 1989, việc sử dụng các loại thuốc YHCT ở Nhật Bản đã tăng 15 lần trong khi đó các loại tân dược chỉ tăng 2,6 lần. Ít nhất 65% bác sĩ ở Nhật đã khẳng định rằng họ đã sử Vũ Tuệ Anh (2005), “Y học cổ truyền Trung Quốc thu hút được sự ưa thích trên toàn thế giới”, Bản tin dược liệu số 12 tập IV, tr. 382. 2 dụng phối hợp đồng thời thuốc YHCT và thuốc YHHĐ. Ở Đông Nam Á, các nước Inđônesia, Malaisia, đặc biệt là Thái Lan, v.v. đều có truyền thống sử dụng YHCT để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Từ năm 1950 đến 1980, YHCT Thái Lan gần như bị tê liệt hoàn toàn do quá coi trọng YHHĐ, làm ảnh hưởng đến chất lượng CSSKBĐ ở đây. Từ năm 1980, Chính phủ và ngành y tế Thái Lan đã kịp nhận ra sai lầm này và đã có những biện pháp hữu hiệu khôi phục lại nền YHCT như khẩn trương thiết lập chính sách phát triển thuốc thảo mộc, điều tra về cây thuốc, nghiên cứu dược học, y xã hội học và đồng thời triển khai kế hoạch thành lập các trung tâm YHCT tại các tỉnh nhằm từng bước đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia phục vụ CSSKBĐ cho nhân dân. Các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh, đặc biệt là các bộ lạc ở đây từ lâu đã biết làm các phương thuốc từ cây cỏ sẵn có tại nơi sinh sống để phòng và chữa các bệnh thông thường. Ngày nay phụ nữ Chile vẫn đánh giá cao vai trò của thuốc YHCT và họ thường lựa chọn YHCT để CSSK sinh sản. Ngoài việc sử dụng những loại thuốc YHCT bản địa, họ còn đến với các thầy thuốc YHCT Trung Quốc. Tại châu Phi có 80-85% dân số được giáo dục và CSSK từ những người cung cấp dịch vụ YHCT; ở đây nguồn nhân lực YHCT chiếm tỷ lệ khá cao so với nguồn nhân lực YHHĐ (xem bảng dưới đây). Đây là một yếu tố giúp cho sự cung cấp dịch vụ YHCT mang tính sẵn có, gần gũi và phổ cập hơn so với các dịch vụ YHHĐ. Tên nƣớc Zimbabwe Swaziland Ghana Uganda Tanzania Mozambique Tỷ lệ CBYHCT/dân số 1:600 1:100 1:200 1:700 1:400 1:200 Tỷ lệ CBYHHĐ/dân số 1:6,250 1:10,000 1:20,000 1:25,000 1:33,000 1:50,000 Nguồn: Vũ Tuệ Anh (2005). Theo kết quả thống kê từ một số nghiên cứu năm 1995 ở Australia, 48,5% dân số sử dụng ít nhất một loại hình chữa bệnh bằng YHCT, 90% (370/400) các bác sỹ thực hành đã khuyến cáo người dân có thể sử dụng một trong 10 liệu pháp điều trị thay thế: Châm cứu, thôi miên, ngồi thiền, tác động cột sống, thể dục nhịp điệu, yoga, vi lượng đồng căn, thuốc thảo dược, xoa bóp, ngửi hoa. Chính phủ đã có những chính sách phổ cập các biện pháp thay thế này đến toàn cộng đồng. Kết quả là hầu hết người dân được chăm sóc sức khoẻ từ 2 hệ thống y tế là YHHĐ và YHCT, trong đó YHHĐ hay YHCT đều có tầm quan trọng như nhau, nhưng YHCT đặc biệt được quan tâm trong CSSK người cao tuổi. Trong 10 năm qua mối quan tâm đối với thuốc YHCT ngày càng được tăng lên ở nhiều quốc gia phát triển; 1/3 số người Mỹ đã sử dụng thuốc YHCT; năm 1991 doanh số bán thuốc YHCT ước khoảng 1 tỉ USD; 60% dân số Hà Lan và Bỉ, 74% dân số Anh hài lòng với phương pháp chữa bệnh bằng YHCT3. Năm 1999, hội nghị quốc tế về YHCT được tổ chức tại Xenegan đã đưa ra tuyên bố về sự khẩn cấp bảo vệ YHCT ở các quốc gia trên thế giới. Hội nghị khuyến cáo tất cả các cơ sở y tế địa phương của các quốc gia cần thiết lập lại các dịch vụ YHCT bên cạnh các dịch vụ YHHĐ trong CSSKBĐ cho nhân dân4. Trong chiến lược phát triển YHCT những năm 2002-2005, WHO tiếp tục khẳng định vai trò và giá trị của YHCT trong CSSKBĐ. WHO đã tích cực hỗ trợ cho các hoạt động phát triển nguồn lực YHCT ở các nước thông qua các khoá đào tạo cho lương y ở Lào, Mông Cổ, Philippin và các quốc đảo Tây 3 WHO (1985), Fifty year of the world Health Organization in the Western Pacific Region (1948-1998). Tuyên bố Xenegan (1993), Viên Y học cổ truyền Việt Nam, Trung tâm thông tin y học cổ truyền của WHO, số 3. 4 Thái Bình Dương. Mục tiêu là sử dụng những lương y đã được đào tạo để giáo dục sức khoẻ hoặc cung cấp dịch vụ CSSKBĐ, nâng cao năng lực nghiên cứu YHCT cho các nước thông qua các hội thảo khu vực, các khoá đào tạo và học bổng đào tạo chuyên gia5. Tác phẩm Chữa bệnh nội khoa bằng y học cổ truyền Trung Quốc do Viện nghiên cứu y học dân tộc Thượng Hải ấn hành (1992), Trương Quốc Bảo, Hải Ngọc dịch đã phổ biến cách điều trị các bệnh nội khoa bằng phương pháp YHCT Trung Quốc, những quan điểm cơ bản về nguyên nhân bệnh, bệnh lý và sinh lý phục vụ cho việc chữa bệnh. Nghiên cứu trong nước Theo các tài liệu nghiên cứu lịch sử và y học trong nước, YHCT Việt Nam ra đời rất sớm và gắn liền với sự phát triển của truyền thống văn hoá và lao động sản xuất của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Nền YHCT Việt Nam còn được phát triển trong sự giao lưu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Nhiều tác phẩm đồ sộ về YHCT của các danh y lớn như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, v.v. đã chứng minh được YHCT Việt Nam không chỉ là một nền y học dân gian mà còn là y học bác học, các tác phẩm YHCT có giá trị to lớn trong nền YHDT và văn hoá dân tộc. Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIV) 6đã chăm chú nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng 5 WHO (2002-2005), World Health Organization Traditional Medicine Strategy 2002-2005, pp 2-7. 6 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BB%87_T%C4%A9nh Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật, và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: Ông Thánh thuốc Nam! Trong trước tác của mình, ông không rập khuôn theo các trước tác của các đời trước, Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên! Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông, v.v. “Bản thảo thực vật toát yếu” và “Bảo anh lương phương” (các phương thuốc hay bảo vệ trẻ em) là hai tác phẩm y học thế kỷ XV xưa nay ít người chú ý tới. Hai tác phẩm này của hai tác giả khá nổi tiếng thế kỷ XV: Nhà sử học, nhà văn Phan Phu Tiên và đại khoa Trạng nguyên Nguyễn Trực. “Bản thảo thực vật toát yếu” của Phan Phu Tiên có một quyển chép tay, khổ 31x21cm, gồm 90 tờ, 18 dòng/tờ, 20 chữ/dòng, toàn văn chữ Hán có xen chữ Nôm, do Học viện Viễn đông Bác cổ mới chép lại hồi trước Cách mạng tháng Tám. Bài tựa do chính tác giả viết nêu lên các phương pháp sử dụng cây cỏ: “Dược vật (vật làm thuốc”), trị cho người mắc bệnh, còn thực vật (vật để ăn), dùng cho người chưa mắc bệnh. Trong sách, các loại động vật, thực vật được sắp xếp theo bộ, mỗi bộ gồm nhiều loài: Cốc bộ (bộ lúa gạo): 64 bài; Thái bộ (bộ rau): 91 loài; Quả bộ (bộ quả): 84 loài; Cầm bộ (bộ chim): 77 loài; Thú bộ (bộ thú vật): 44 loài; Ngư bộ (bộ cá): 60 loài; Giới bộ (bộ có vảy): 7 loài. Mỗi loài đều được nói rõ tính năng và công dụng của chúng, gồm tên chữ Hán và tên Nôm, giải thích cặn kẽ từng loại để phân biệt cho đúng, dùng cho hiệu quả. “Bảo anh lương phương” là một bộ sách chuyên khoa nhi khá đồ sộ, gồm 4 quyển, hiếm thấy trong kho thư tịch YHCT Việt Nam, là một đóng góp đáng kể cho nền y học truyền thống. Đáng tiếc hiện chưa tìm thấy ba quyển Hạ, Thu, Đông mà chỉ có quyển Xuân7. Đại danh y của nước ta dưới triều nhà Lê có Lê Hữu Trác (17241791) là người chữa bệnh tận tuỵ, tài giỏi, ông đã soạn "Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển. Bộ sách được coi là bách khoa toàn thư của YHCT Việt Nam. Về phòng bệnh, có quyển “Vệ sinh yếu quyết” đã chỉ dẫn cụ thể cách giữ vệ sinh theo hoàn cảnh sinh hoạt, từ vệ sinh cá nhân đến vệ sinh môi trường với cách tu dưỡng tinh thần và rèn luyện thân thể để tăng sức khoẻ, tăng tuổi thọ. Ông rất chú trọng đến các điều kiện môi trường, khí hậu, phong tục tập quán khác nhau để có cách chữa bệnh phù hợp. Phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, ông thừa kế “Nam dược thần hiệu” 496 vị, bổ sung 300 vị trong tập “Lĩnh nam bản thảo”, gần 2.000 phương thuốc gia truyền kinh nghiệm vào các tập “Bách gia Trân tàng”, “Hành giả trận nhu”. Ông được suy tôn là Đại y Tông, đại nho, đại thiện. Dưới triều Tây Sơn (1789-1802) lương y Nguyễn Hoành quê ở Thanh Hoá biên soạn tập thuốc nam có trên 500 vị cỏ cây ở địa phương và 130 vị gồm các loại động, khoáng vật làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Tư tưởng của Bác Hồ về Y học: “Y học phải dựa trên nguyên tắc: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng. Ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm quí báu chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú 7 . Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2009), Thư tịch y dược cổ truyền Việt Nam, Nxb KHXH. cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”8 Năm 1957, Hội Đông y và Vụ Đông y được thành lập với mục đích đoàn kết giới lương y và những người hành nghề y dược đông y và tây y, đồng thời phát huy các cơ sở YHCT, tạo điều kiện kết hợp YHCT với YHHĐ. Đến năm 1978, 33/34 tỉnh, thành có bệnh viện YHCT, hầu hết các cơ sở y tế đều có sự kết hợp giữa YHCT với YHHĐ trong phòng và chữa bệnh. Tác phẩm Y học cổ truyền dân tộc của Trần Thuý, Phạm Duy Nhạc 1985, Vũ Văn Chuyên hiệu đính đã tập hợp những bài giảng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm, lý luận về y học cổ truyền của các danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông và những kinh nghiệm phòng chữa bệnh có chọn lọc trong nhân dân. Tóm tắt các báo cáo khoa học - Xây dựng mô hình kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, do Học viện Quân y, 1989 công bố đã nêu những tóm tắt báo cáo khoa học được trình bày trong Hội nghị khoa học chuyên đề về xây dựng mô hình kết hợp YHHĐ với YHCT, lịch sử phát triển cùng những thành tựu đã đạt được trong y học quân sự. Cuốn Y học cổ truyền và những bài thuốc tâm đắc: Công trình tổng kết 20 năm y học cổ truyền trong lực lượng công an nhân dân, 1993 của tác giả Hoàng Tuấn đã tổng kết logic tư duy Đông phương và thể hiện của logic đó trong đông y học; thuyết âm dương, mạch học theo âm dương ngũ hành; điều trị học theo thuyết âm dương và một số bài thuốc nam trị bệnh có hiệu quả cao. Kỷ yếu công trình thừa kế nghiên cứu khoa học y học cổ truyền (19952000), được Bành Văn Khìu, Ngô Quyết Chiến, Trần Quốc Bình (2001) tập hợp để lưu hành nội bộ, bao gồm 91 công trình nghiên cứu khoa học YHCT 8 Thư của Hồ Chủ Tịch gửi Hội nghị cán bộ Y tế ngày 27/2/1955 trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh của ngành quân y; một số bài nghiên cứu lâm sàng ở các bệnh viện và tuyến quân y cơ sở và các bài nghiên cứu thực nghiệm. Cuốn Sổ tay y học cổ truyền, do Trần Thuý, Vũ Nam biên soạn (2002), đã nêu lên tình hình YHCT và chủ truơng kết hợp YHCT với YHHĐ của Đảng và Chính phủ; khái niệm về lý luận YHCT; triết học phương Đông ứng dụng trong y học; các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc; điều trị một số bệnh thường gặp ở hệ nội và ngoại khoa. Tác phẩm Điều trị một số bệnh ung thư thường gặp bằng y học cổ truyền và y học hiện đại, của Phạm Vũ Khánh, Đặng Tiến Hoạt (2006) đã giới thiệu 7 loại ung thư thường gặp và cách điều trị bằng những bài thuốc đông y có kết hợp cách chẩn đoán, điều trị của YHHĐ. Các tác phẩm nêu trên tập trung nghiên cứu lý luận và phương pháp điều trị của YHCT, sự kết phối hợp giữa YHCT với YHHĐ trong khám chữa bệnh. Theo tác giả Hoàng Nhung, có ý kiến cho rằng YHCT của chúng ta đang suy, nếu các cơ quan chức năng không có một nghiên cứu, đánh giá và đầu tư đúng mức thì không biết YHCT sẽ đi về đâu, hiện nay không có người nghiên cứu, thiếu phương pháp, thiếu chuyên sâu và thiếu chiến lược phát triển; thế hệ sau ít nghiên cứu cơ bản, chuyên môn không giỏi và không chứng minh được bệnh nào chữa dứt điểm bằng những phác đồ điều trị khỏi bệnh 100%; các viện YHDT và bệnh viện YHCT cũng ít có công trình nghiên cứu và cũng ít mời những người có kinh nghiệm tham gia nghiên cứu hay nói chuyện về các bài thuốc9. Trong các công trình nghiên cứu đầu thế kỷ XX phải kể đến nhiều công 9 Hoàng Nhung, Lối nào cho YHCT Việt Nam, sgtt.vn, ngày 13/8/2012. trình nghiên cứu dân tộc học về YHCT dân tộc đã được tiến hành bởi các cán bộ thuộc Viện Dân tộc học và các cơ quan liên quan. Điển hình có thể nêu một số công trình đã được tổng kết hoặc đăng tải trên tạp chí của Viện Dân tộc học như: Đề tài tiềm năng “Tiếp cận và sử dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh ở người Mường xã Phú Mãn huyện Thạch Thất, Hà Tây” của Nguyễn Bảo Đồng (2004), Viện Dân tộc học; Sử dụng Y học cổ truyền ở người Mường xã Phú Mãn huyện Thạch Thất, Hà Tây của Nguyễn Bảo Đồng đăng trên tạp chí dân tộc học, số 5 năm 2005; Đề tài “Y học cổ truyền của người Dao xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây” của Vũ Thị Hồng, Nguyễn Bảo Đồng, Đào Quang Vinh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2005), Viện Dân tộc học; Y học cổ truyền của người Dao và người Mường xã Xuân An, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Bảo Đồng, Đào Huy Khuê (2006), Viện Dân tộc học; Tri thức dân gian về cây thuốc của một số dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc của Đào Huy Khuê, Nguyễn Bảo Đồng (2007-2008), Viện Dân tộc học; Y học cổ truyền của người Mường ở xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thành Hóa của Nguyễn Xuân Minh (2008), Viện Dân tộc học; Tri thức địa phương về cây thuốc của người Hmông ở Tây Bắc Việt Nam của Đặng Thị Hoa (2001), Viện Dân tộc học; Luận văn tập sự “Tri thức địa phương về cách phòng và chữa bệnh của người Dao Quần Chẹt ở xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” của Trần Hồng Hạnh (1999), Viện Dân tộc học; Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc nam của người Dao Đỏ của Trần Hồng Hạnh (2002), Viện Dân tộc học; Tài nguyên cây thuốc và xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng các dân tộc vùng miền núi Việt Nam của Trần Văn Ơn (2005), Viện Dân tộc học, Y học cổ truyền của người Dao qua nghiên cứu điểm của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Viện Dân tộc học (2006); Chăm sóc sức khỏe trong tập quán sử dụng YHCT của người Dao và người Mường ở Hà Tây của Nguyễn Bảo Đồng (2007); Các giá trị về y học cổ truyền của người Dao vùng Đông Bắc Việt Nam của Nguyễn Bảo Đồng, Đào Huy Khuê (2010-1011), v.v. Trong các công trình nghiên cứu nêu trên, đa số tác giả đã tập trung vào các tri thức địa phương/bản địa về YHCT của các dân tộc Mường, Thái, Dao, Hmông, v.v. ở các tỉnh miền núi, trung du, nhằm vào các giá trị phòng bệnh, chữa bệnh và tập quán văn hóa trong sử dụng YHCT. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về các giá trị của YHCT thì chưa có nhiều. Hiện nay, nghiên cứu YHCT đòi hỏi phải chú ý đến những đặc điểm tộc người, xem xét toàn diện các giá trị của YHCT, phân tích hiện trạng cũng như những hạn chế của YHCT, từ đó tìm ra các giải pháp để thúc đẩy bảo tồn, phát triển YHCT trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người và đóng góp hiệu quả vào đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tộc người. Qua đó, ta thấy rõ đề tài luận văn “Tri thức của đồng bào DTTS về YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” không trùng lặp với công trình nghiên cứu nào ở trong nước cũng như ngoài nước. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ tri thức của đồng bào DTTS về YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. Tìm hiểu tri thức và kinh nghiệm của người dân về bệnh tật và nguyên nhân bệnh tật cũng như cách chữa trị và các phương thức trao truyền nhằm bảo tồn những giá trị quý báu của YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đồng thời nghiên cứu này góp phần tô điểm thêm cho những nghiên cứu về xã hội học y tế ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp thông tin khoa học về tri thức của đồng bào DTTS về YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn hiện nay thông qua việc nghiên cứu ba dân tộc Thái, Mường và Dao tại Điện Biên, Hòa Bình và Lào Cai. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị về đổi mới chính sách và khuôn mẫu hành vi nhằm bảo tồn và phát huy tri thức của đồng bào dân tộc thiểu số về YHCT giúp nâng cao sức khỏe nhân dân. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu  Làm rõ những tri thức của đồng bào DTTS về YHCT trong CSSK cộng đồng đã và đang được đồng bào Mường, Thái và Dao sử dụng.  Đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần bảo tồn và phát huy tri thức của đồng bào DTTS về YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng của đồng bào dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở các tộc người trong thời kỳ cả nước đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu  Đưa ra khung phân tích, các biến số, chỉ báo, giả thuyết nghiên cứu  Tìm hiểu quan niệm về bệnh tật, cách sử dụng tri thức của đồng bào DTTS về YHCT trong chăm sóc sức khỏe của người Thái, Mường và Dao ở các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình và Lào Cai  Xác định vai trò của YHCT trong phòng bệnh và chữa bệnh ở người Thái, Mường và Dao ở các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình và Lào Cai  Tìm kiếm những giải pháp cơ bản bảo tồn và phát huy các giá trị của tri thức của đồng bào DTTS về YHCT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở các tộc người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1.Đối tượng nghiên cứu Tri thức của đồng bào dân tộc thiểu số về y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 5.2. Khách thể nghiên cứu Người DTTS thuộc 3 dân tộc là Thái ở Điện Biên, Mường ở Hoà Bình và Dao ở Lào Cai. Lãnh đạo sở y tế, hội đông y, bệnh viện đông y, khoa đông y và phòng chẩn trị đông y; các trưởng trạm, cán bộ đông y trong trạm, các thầy thuốc YHCT tư nhân, ông lang bà mế. 5.3. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: nghiên cứu tại 3 tỉnh Điện Biên, Hòa Bình và Lào Cai. + Thời gian: Từ tháng 02/2011 đến tháng 12/2012 6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu  Tri thức của đồng bào DTTS về YHCT có vai trò như thế nào trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng ?  Trong cuộc sống hàng ngày, đồng bào vận dụng vốn tri thức về YHCT vào chăm sóc sức khỏe ra sao?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan